intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tổ chức giờ học thể dục cho trẻ mầm non theo hướng lấy trẻ làm trung tâm

Chia sẻ: ViMessi2711 ViMessi2711 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

232
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thể chất là nền tảng giúp con người tham gia vào các hoạt động hàng ngày. Chính vì điều này mà trong nhiều năm gần đây, Vụ Giáo dục mầm non luôn quan tâm chỉ đạo việc tổ chức các hoạt động phát triển thể chất cho trẻ mầm non, trong đó có giờ học thể dục cho trẻ. Để giờ học thể dục thực sự có hiệu quả thì nội dung, hình thức, phương pháp tổ chức phải phù hợp với khả năng, nhu cầu và hứng thú của trẻ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tổ chức giờ học thể dục cho trẻ mầm non theo hướng lấy trẻ làm trung tâm

VJE<br /> <br /> Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 12/2017, tr 30-31; 35<br /> <br /> TỔ CHỨC GIỜ HỌC THỂ DỤC CHO TRẺ MẦM NON<br /> THEO HƯỚNG “LẤY TRẺ LÀM TRUNG TÂM”<br /> Trần Thị Hằng - Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương<br /> Ngày nhận bài: 30/11/2017; ngày sửa chữa: 04/12/2017; ngày duyệt đăng: 08/12/2017.<br /> Abstract: Physical health is the basic ground for human beings to take part in daily activities. As<br /> such, recent years, the Division of Kindergarten Education has always paid attention to and instructed<br /> the operations for enhancement of kindergarten’s physical health. To improve effectiveness of<br /> physical lessons, the contents, forms and organisation method must be suitable to the kids' capability,<br /> needs and interests.<br /> Keywords: Physical education, kid, focus, lesson, physical lesson.<br /> 1. Mở đầu<br /> Đặt đứa trẻ vào vị trí “trung tâm” của quá trình giáo<br /> dục đi đôi với việc khẳng định vai trò của giáo viên mầm<br /> non là mục tiêu của giáo dục mầm non Việt Nam trong<br /> những năm gần đây. Giáo dục “Lấy trẻ làm trung tâm” là<br /> mọi hoạt động giáo dục đều hướng vào đứa trẻ và xuất<br /> phát từ đứa trẻ, chứ không phải xuất phát từ mong muốn<br /> chủ quan của giáo viên. Việc dạy trẻ phải dựa trên nhu<br /> cầu, hứng thú, hiểu biết và kinh nghiệm riêng, cách học<br /> riêng của từng trẻ. Giờ học thể dục cũng không nằm<br /> ngoài những yêu cầu chung đó.<br /> 2. Nội dung nghiên cứu<br /> 2.1. Những vấn đề chung về phát triển vận động (VĐ)<br /> cho trẻ mầm non<br /> 2.1.1. Phát triển VĐ cho trẻ ở trường mầm non: - VĐ là<br /> sự hoạt động tích cực của các cơ quan VĐ của con người,<br /> là phương tiện cơ bản, đặc biệt của quá trình giáo dục thể<br /> chất; - VĐ là một trong những điều kiện cơ bản để trẻ<br /> nhỏ nhận thức thế giới xung quanh. Trẻ càng nắm được<br /> nhiều động tác và hành vi phong phú thì sự tiếp xúc của<br /> trẻ với thế giới xung quanh càng rộng hơn.<br /> Theo Chương trình Giáo dục mầm non năm 2009,<br /> nội dung phát triển VĐ cho trẻ mầm non, gồm: - Tập<br /> động tác phát triển các nhóm cơ và hô hấp; - Tập luyện<br /> các kĩ năng VĐ cơ bản và phát triển các tố chất trong VĐ;<br /> - Tập các cử động bàn tay, ngón tay và sử dụng một số<br /> đồ dùng, dụng cụ.<br /> Phát triển VĐ cho trẻ ở trường mầm non thông qua<br /> các hình thức khác nhau, như: Giờ học thể dục, Thể dục<br /> sáng, Dạo chơi ngoài trời, Trò chơi VĐ, VĐ trong sinh<br /> hoạt và Lễ hội (Hội khỏe).<br /> 2.1.2. Giờ học thể dục ở trường mầm non<br /> Trong các hình thức phát triển VĐ thì giờ học thể dục<br /> là hình thức giáo viên cung cấp và rèn luyện cho trẻ<br /> <br /> 30<br /> <br /> những kĩ năng, kĩ xảo VĐ mới có mục đích, có hệ thống<br /> và có kế hoạch.<br /> - Mục tiêu của giờ học thể dục là giúp trẻ: + Phát triển<br /> sự nhận thức về cơ thể; + Thực hiện được các VĐ cơ bản<br /> vững vàng, đúng tư thế; + Có khả năng phối hợp các giác<br /> quan và VĐ, giữ được thăng bằng, biết định hướng trong<br /> không gian; + Phát triển các tố chất thể lực; nhanh, khéo<br /> léo, linh hoạt, mềm dẻo, sự chịu đựng, sức mạnh.<br /> Tuy nhiên, quan trọng nhất vẫn là qua giờ thể chất<br /> giáo viên cần giúp trẻ tìm thấy “cái tôi” trong VĐ, trẻ thể<br /> hiện khả năng tự nhiên của mình, trẻ thích thú, vui tươi,<br /> thoải mái, hứng thú VĐ, luyện tập và chú ý phát triển các<br /> năng lực tiềm tàng của mỗi trẻ.<br /> - Nguyên tắc lựa chọn VĐ cho 1 giờ thể dục: - Trong<br /> 1 giờ học thể dục thông thường giáo viên chỉ dạy 1 kĩ<br /> năng mới và để giúp trẻ luyện tập nâng cao, chính xác<br /> hóa các kĩ năng VĐ giáo viên có thể kết hợp cho trẻ ôn<br /> luyện 1 - 2 kĩ năng VĐ cũ dưới hình thức trò chơi VĐ<br /> hoặc ôn VĐ cũ; - Các VĐ trong 1 giờ không trùng nhóm<br /> cơ, ví dụ: nếu VĐ mới phát triển nhóm cơ tay (ném xa)<br /> thì VĐ ôn phải là VĐ phát triển nhóm cơ khác (chạy);<br /> - Các VĐ không nên cùng loại, ví dụ: nếu VĐ mới là<br /> VĐ di chuyển (bật xa) thì VĐ ôn có thể là VĐ thao tác<br /> (ném xa).<br /> 2.1.3. Quan điểm giáo dục “Lấy trẻ làm trung tâm”<br /> Mỗi đứa trẻ là một con người riêng biệt. Trẻ khác<br /> nhau về thể chất, tình cảm, xã hội, trí tuệ, tâm lí. Trẻ cũng<br /> có hoàn cảnh gia đình, văn hóa và tôn giáo khác nhau.<br /> Trẻ sống ở môi trường khác nhau: thành phố hay nông<br /> thôn, đồng bằng hay miền núi... Mỗi trẻ lại có hứng thú,<br /> cách học và tốc độ học tập riêng. Trong mỗi lớp học có<br /> bao nhiêu trẻ thì có bấy nhiêu sự khác biệt. Sự khác biệt<br /> đó vừa là thuận lợi vừa là thách thức với các nhà giáo dục<br /> trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ.<br /> <br /> VJE<br /> <br /> Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 12/2017, tr 30-31; 35<br /> <br /> Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm là: nhà giáo dục xác<br /> định được và thỏa mãn những nhu cầu, hứng thú, khả<br /> năng, thế mạnh của mỗi trẻ; tôn trọng sự khác biệt cá<br /> nhân của trẻ; tin tưởng rằng mỗi đứa trẻ đều có khả năng<br /> thành công; tạo cơ hội cho tất cả các trẻ được học tập, vui<br /> chơi dựa trên mức độ phát triển của các cá nhân, dựa trên<br /> những gì trẻ đã biết và có thể làm.<br /> 2.2. Thực trạng tổ chức giờ học thể dục cho trẻ mầm<br /> non hiện nay<br /> Thể lực của các trẻ là khác nhau ở các vùng miền,<br /> trường, lớp. Trong một lớp, trẻ lại phát triển khác nhau<br /> về thể chất do tháng sinh của trẻ khác nhau (có thể chênh<br /> lệch đến cả gần 1 năm) và tốc độ phát triển thể chất của<br /> trẻ không giống nhau; trẻ cũng khác nhau về tố chất thể<br /> lực, như: nhanh, khéo léo, linh hoạt, mềm dẻo, sức chịu<br /> đựng, sức mạnh. Ngoài ra, còn có những trẻ rất mạnh<br /> dạn, tự tin, nhưng cũng có những trẻ nhút nhát, rụt rè, do<br /> dự không dám tham gia VĐ là do sức khỏe yếu, kém hơn<br /> so với các bạn...<br /> Tuy nhiên, thực tế hiện nay khi tổ chức giờ thể dục,<br /> giáo viên thường lựa chọn các VĐ cho 1 giờ thể dục chưa<br /> hợp lí, cứng nhắc trong việc áp dụng lượng VĐ cho độ tuổi<br /> theo quy định, ít chú ý đến việc cá biệt hóa các trẻ trong<br /> lớp. Cho nên, dù trẻ chênh lệch rất nhiều về chiều cao, cân<br /> nặng (có cháu cao lớn như học sinh lớp 2, lớp 3 nhưng<br /> cũng có cháu chỉ như lớp mẫu giáo bé), về khả năng và<br /> kinh nghiệm VĐ, độ dẻo dai..., giáo viên vẫn thường tổ<br /> chức chung một loại bài tập, một lượng VĐ.<br /> Việc chuẩn bị các thiết bị, dụng cụ cho 1 độ tuổi của<br /> giáo viên trên thực tế cũng giống hệt nhau về cả cấu<br /> trúc, kích thước, trọng lượng (các cổng chui, các bao<br /> cát, các loại bóng cao su, bóng nhựa, các đích ném, các<br /> ghế, vòng thể dục, thang leo, ván dốc...). Ví dụ, có tình<br /> huống giáo viên chuẩn bị 1 kích thước cổng để trẻ bò<br /> chui qua, có cháu chui qua không cần cúi đầu nhưng có<br /> cháu mắc cả vai vào cổng vì người quá to hay tình<br /> huống khác trong giờ dạy trẻ “Ném trúng đích nằm<br /> ngang”, đích nằm ngang của cả lớp là chiếc vòng thể<br /> dục được đặt xa 1,2m nhưng có cháu ném cả 3 lần<br /> không tới còn có cháu lần nào ném cũng vượt qua<br /> nhưng giáo viên vẫn không điều chỉnh.<br /> 2.3. Tổ chức giờ thể dục theo quan điểm “Lấy trẻ làm<br /> trung tâm”<br /> Để đạt được mục tiêu của giờ học thể dục và đáp ứng<br /> được tinh thần giáo dục “Lấy trẻ làm trung tâm”, giáo viên<br /> mầm non cần thực hiện được một số yêu cầu sau:<br /> 2.3.1. Trước khi tổ chức giờ học: - Lựa chọn nội dung VĐ<br /> cho giờ học phù hợp với đặc điểm của trẻ theo độ tuổi và<br /> trong nhóm lớp; phù hợp với đặc điểm thực tiễn phát triển<br /> VĐ của trẻ ở từng địa phương, trường, lớp về môi trường<br /> <br /> 31<br /> <br /> sống, môi trường VĐ, cơ hội VĐ, thói quen di chuyển;<br /> - Số lượng VĐ cần linh hoạt, tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ<br /> và tính chất của các VĐ, như: VĐ cũ hay mới, lượng VĐ<br /> cao hay thấp, kĩ thuật VĐ đơn giản hay phức tạp, ví dụ:<br /> + Chỉ chọn 2 VĐ: 1 cũ, 1 mới; nếu là 2 VĐ có lượng VĐ<br /> cao, kĩ thuật phức tạp. VĐ cũ có thể tổ chức dưới hình thức<br /> trò chơi VĐ + Có thể chọn 3 VĐ (1 mới, 2 cũ) nếu là các<br /> VĐ có lượng VĐ thấp, 1 VĐ cũ nên tổ chức dưới hình<br /> thức trò chơi nhằm phát triển tố chất thể lực; cũng có thể<br /> ghép 2 VĐ đơn giản thành 1 bài tập VĐ mới cùng với 1<br /> trò chơi VĐ; - Cần đánh giá đúng thực tế trẻ của lớp về<br /> tình trạng sức khỏe, nhu cầu, hứng thú thể thao, khả năng<br /> VĐ, sự dẻo dai và tốc độ thực hiện VĐ, sự phối hợp VĐ,<br /> sức chịu đựng, cảm giác thăng bằng, sự mềm dẻo, linh<br /> hoạt, sự khéo léo, khả năng định hướng không gian...;<br /> - Cân nhắc, lập kế hoạch chung và kế hoạch cá nhân cho<br /> phù hợp (lượng bài tập, thời gian, số lần tập cũng như<br /> phương pháp hướng dẫn hợp lí cho cả lớp, cho nhóm nhỏ<br /> và cho từng trẻ), ví dụ: có thể tăng cường số lần VĐ với<br /> nhóm trẻ yếu hơn bạn về kĩ năng VĐ, nâng cao yêu cầu<br /> bài tập đối với trẻ có kĩ năng VĐ khá hơn, hoặc giảm số<br /> lần VĐ đối với trẻ có thể trạng yếu; - Chuẩn bị các loại<br /> thiết bị, dụng cụ tập luyện khác nhau về cấu trúc, kích<br /> thước, trọng lượng... để có thể thay thế phù hợp cho một<br /> nhóm hoặc cá nhân trẻ. Nếu các loại thiết bị, dụng cụ này<br /> trong thiết kế có thể linh hoạt thay đổi được kích thước thì<br /> càng tốt.<br /> 2.3.2. Trong quá trình tổ chức giờ học: - Khi tổ chức cho<br /> trẻ luyện tập, giáo viên phải quan sát, đánh giá trẻ, tìm ra<br /> nguyên nhân để có thể thay đổi, điều chỉnh yêu cầu VĐ,<br /> thay đổi dụng cụ luyện tập, điều chỉnh thời gian VĐ hay<br /> ngừng VĐ để chuyển sang hoạt động khác cho phù hợp;<br /> - Không nên ép buộc khi trẻ chưa sẵn sàng tham gia vào<br /> các hoạt động, đặc biệt đối với trẻ độ tuổi nhà trẻ, mẫu<br /> giáo bé. Giáo viên cần động viên, khuyến khích, khen<br /> ngợi kịp thời đối với các trẻ nhút nhát, rụt rè, thiếu tự tin;<br /> - Có thể không cần phải tách rời từng trẻ có nhu cầu đặc<br /> biệt mà nên lập kế hoạch tổ chức luyện kĩ năng cho một<br /> nhóm nhỏ bao gồm cả trẻ đó.<br /> 2.3.3. Sau giờ học: Trong các giờ hoạt động ngoài trời,<br /> giáo viên cần tạo ra các tình huống, các phương án để<br /> cho các trẻ yếu, trẻ kém năng động, chậm chạp, nhút<br /> nhát, trẻ VĐ chưa đạt yêu cầu với một số bài tập VĐ có<br /> cơ hội được tập luyện thêm. Giáo viên cũng động viên<br /> để các trẻ này tự VĐ có sự giúp đỡ của cô hoặc các bạn<br /> trong lớp nhằm giúp trẻ có thể mạnh dạn, tự tin, thích VĐ<br /> và theo kịp các bạn trong độ tuổi. Giáo viên cần chú ý<br /> chuẩn bị thêm các dụng cụ thể dục, đồ chơi để kích thích<br /> trẻ VĐ 1 mình hoặc theo nhóm nhỏ.<br /> (Xem tiếp trang 35)<br /> <br /> VJE<br /> <br /> Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 12/2017, tr 32-35<br /> <br /> tình huống, cơ hội cho trẻ chia sẻ, hợp tác, đánh giá khi<br /> hoạt động nhóm.<br /> - Quan sát, nắm bắt hành động và kết quả hoạt động<br /> của trẻ để đối chiếu với việc trẻ tự đánh giá và đánh giá<br /> bạn khi chơi.<br /> 3. Kết luận<br /> Trong quá trình hình thành và phát triển ngôn ngữ cho<br /> trẻ, nhiệm vụ phát triển vốn từ có vai trò quan trọng. Trẻ<br /> có thể nói mạch lạc được hay không, có giao tiếp tốt được<br /> hay không phụ thuộc không nhỏ vào số lượng vốn từ mà<br /> trẻ có. Phát triển vốn từ là mở rộng số lượng từ vựng, làm<br /> cho cơ cấu từ loại trong hệ thống vốn từ đầy đủ, làm cho<br /> trẻ hiểu nghĩa của từ và tích cực hóa vốn từ.<br /> Quá trình lĩnh hội từ cũng là quá trình trẻ nhận biết<br /> sự vật, hiện tượng gần gũi xung quanh qua tên gọi, đặc<br /> điểm, tính chất đặc trưng của các sự vật hiện tượng.<br /> Trong các hoạt động phát triển ngôn ngữ thì hoạt động<br /> trải nghiệm là con đường giúp trẻ lĩnh hội vốn từ có hiệu<br /> quả. Dạy lời nói cho trẻ là dạy hoạt động ngôn ngữ, trẻ<br /> phải trực tiếp tham gia vào hoạt động giao tiếp, sử dụng<br /> lời nói của mình. Trẻ em phát triển vốn từ bằng con<br /> đường cảm giác, tri giác thực tế khách quan. Vì vậy, việc<br /> phát triển vốn từ cho trẻ thông qua hoạt động trải nghiệm<br /> giúp trẻ mạnh dạn giao tiếp với mọi người xung quanh.<br /> Trong quá trình thực hành và trải nghiệm, trẻ không chỉ<br /> mở mang được vốn kiến thức của mình mà còn tích lũy<br /> thêm được vốn từ mới, những khái niệm khoa học cơ<br /> bản, hiểu được cặn kẽ từ đó có nghĩa như thế nào. Trẻ<br /> hiểu được ý nghĩa của từ, nhờ đó mà khả năng nhận thức<br /> và tư duy của trẻ phát triển theo.<br /> Nghiên cứu này là sản phẩm của đề tài<br /> B2016-SPH-10.<br /> Tài liệu tham khảo<br /> [1] Bộ GD-ĐT (2016). Thông tư số 28/2016/TTBGDĐT ngày 30/12/2016 về Chương trình Giáo<br /> dục mầm non.<br /> [2] Hoàng Phê (2013). Từ điển Tiếng Việt. Trung tâm từ<br /> điển học.<br /> [3] Hoàng Thị Phương (2013). Giáo trình Lí luận và<br /> phương pháp hướng dẫn trẻ làm quen với môi<br /> trường xung quanh. NXB Đại học Sư phạm.<br /> [4] Hoàng Thị Phương (2010). Tổ chức môi trường hoạt<br /> động cho trẻ mầm non - Thực trạng và giải pháp.<br /> Tạp chí Giáo dục, số 229/2010, tr 20-24.<br /> [5] J. Piaget (1996). Tuyển tập tâm lí học. NXB<br /> Giáo dục.<br /> <br /> 35<br /> <br /> [6] Janice J. Beaty (1996). Preschool Appropriate<br /> Practices. Harcourt Brace College Publishers, USA.<br /> [7] Kolb, D. (1984). Experiential Learning: experience<br /> as the source of learning and development.<br /> Englewood Cliffs, NJ: Prentice Hall.<br /> TỔ CHỨC GIỜ HỌC THỂ DỤC...<br /> (Tiếp theo trang 31)<br /> 3. Kết luận<br /> Khi mới sinh ra, trẻ em đã có các nhu cầu cơ bản,<br /> trong đó có nhu cầu VĐ. Tổ chức giờ học thể chất một<br /> mặt nhằm nâng cao, phát triển thể lực cho trẻ, mặt khác<br /> nhằm đáp ứng nhu cầu của trẻ. Khi giáo viên mầm non<br /> có kiến thức chung về sự phát triển của trẻ, hiểu rõ<br /> những yêu cầu trong việc tổ chức các hoạt động giáo<br /> dục nói chung và tổ chức giờ học giáo dục thể chất nói<br /> riêng thì các giờ học thể chất mà trẻ được tham gia mới<br /> thực sự thực hiện đúng tinh thần của giáo dục lấy trẻ<br /> làm trung tâm.<br /> Tài liệu tham khảo<br /> [1] Bộ GD-ĐT (2017). Chương trình giáo dục mầm<br /> non. NXB Giáo dục Việt Nam.<br /> [2] Bộ GD-ĐT. Công văn số 808/BGDĐT - GDMN về<br /> việc Hướng dẫn xây dựng kế hoạch và thực hiện<br /> chuyên đề “Nâng cao chất lượng giáo dục phát triển<br /> vận động cho trẻ trong trường mầm non, giai đoạn<br /> 2013-2016”.<br /> [3] Đào Thanh Âm (1995). Giáo dục học mầm non (tập<br /> 2). NXB Đại học Sư phạm.<br /> [4] Hoàng Thị Bưởi (2000). Phương pháp giáo dục thể<br /> chất trẻ em. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.<br /> [5] Bộ GD-ĐT - Ngân hàng thế giới (2013). Dự án Tăng<br /> cường khả năng sẵn sàng đi học cho trẻ mầm non.<br /> [6] Bộ GD-ĐT (2015). Công văn số 589/BGDĐTGDMN của Bộ GD-ĐT ngày 04/02/ 2015 Về việc<br /> hướng dẫn thực hiện Dự án “Tăng cường khả năng<br /> sẵn sàng đi học cho trẻ mầm non” năm 2015.<br /> [7] Bộ GD-ĐT (2013). Module MN2 Hợp tác với cha<br /> mẹ trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ (dành cho<br /> giáo viên). Tài liệu bổ trợ và tại liệu tham khảo, Dự<br /> án “Tăng cường khả năng sẵn sàng đi học cho trẻ<br /> mầm non”.<br /> [8] Bộ GD-ĐT (2017). Chương trình giáo dục phổ<br /> thông - Chương trình tổng thể.<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2