intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án: Kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam

Chia sẻ: Nguyễn Văn H | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:37

64
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài được thực hiện với mục tiêu nhằm đánh giá được thực trạng về kiểm soát nội bộ hoạt động TD tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam (NHTMCPVN), từ đó khuyến nghị giải pháp hoàn thiện việc thiết lập kiểm soát nội bộ hoạt động TD nhằm cung cấp sự đảm bảo hợp lý mục tiêu hoạt động TD đạt hiệu quả cao nhất.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án: Kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam

`<br /> BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br /> NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM<br /> TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH<br /> <br /> -------------------------------<br /> <br /> TÓM TẮT LUẬN ÁN<br /> <br /> KIỂM SOÁT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG TÍN<br /> DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG<br /> MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM<br /> Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng<br /> Mã số: 9.34.02.01<br /> <br /> NCS: TRƯƠNG NGUYỄN TƯỜNG VY<br /> Người hướng dẫn khoa học:<br /> PGS.,TS.TRẦN HOÀNG NGÂN<br /> TS.VŨ VĂN THỰC<br /> <br /> TP.HỒ CHÍ MINH – THÁNG 12 NĂM 2018<br /> <br /> ,<br /> <br /> 1<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng (NH) nhận định hệ thống kiểm soát nội bộ<br /> (KSNB) hữu hiệu là một thành phần quan trọng trong quản trị hoạt động của NH và<br /> là nền tảng cho hoạt động NH được an toàn và lành mạnh.<br /> Trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng (NH), hoạt động tín dụng (TD) được<br /> xem là một trong những hoạt động quan trọng nhất, đem lại nguồn thu và lợi nhuận<br /> cao cho ngân hàng (NH). Tuy nhiên, rủi ro tín dụng (RRTD) cũng gây ra những ảnh<br /> hưởng nghiêm trọng đến NH và được cho là rủi ro lớn nhất trong hoạt động của<br /> NH.<br /> Vì vậy, việc thiết lập KSNB hoạt động TD là một trong những giải pháp nhằm<br /> hạn chế ngay từ đầu các RRTD có thể phát sinh, đảm bảo cho hoạt động TD được<br /> an toàn, lành mạnh và hiệu quả.<br /> Nhằm hoàn thiện hệ thống quản trị rủi ro theo chuẩn mực quốc tế, trên cơ sở nền<br /> tảng tiếp cận báo cáo Basel 1998 cùng với kế thừa những điểm mới được cập nhật<br /> về KSNB của báo cáo COSO 2013, tác giả thiết lập KSNB hoạt động TD qua năm<br /> bộ phận cấu thành KSNB hoạt động TD là: môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro tín<br /> dụng, hoạt động kiểm soát tín dụng, thông tin và truyền thông, hoạt động giám sát<br /> tín dụng theo các nguyên tắc thiết lập KSNB được đề nghị bởi báo cáo báo cáo<br /> Basel cùng với kế thừa những điểm mới được cập nhật về KSNB của báo cáo<br /> COSO 2013 nhằm cung cấp sự đảm bảo hợp lý hoạt động TD hiệu quả. Bên cạnh<br /> đó, trên cơ sở tiếp cận lý thuyết hành vi có kế hoạch và lý thuyết động lực, tác giả<br /> nghiên cứu đề xuất các hình thức tạo động lực khác ngoài hai hình thức khen<br /> thưởng và kỷ luật được đề nghị bởi báo cáo Basel cùng với kế thừa những điểm mới<br /> được cập nhật về KSNB của báo cáo COSO 2013, nhằm đa dạng các hình thức<br /> động viên thuộc thành phần môi trường kiểm soát để gia tăng động lực làm việc của<br /> cán bộ, nhân viên tác nghiệp TD, từ đó nâng cao kết quả làm việc của cán bộ, nhân<br /> viên tác nghiệp TD và hiệu quả hoạt động TD (HQHĐTD) của NH.<br /> Với mục tiêu nghiên cứu là đánh giá được thực trạng KSNB hoạt động TD tại<br /> các ngân hàng thương mại cổ phần (NHTMCP) Việt Nam, từ đó khuyến nghị chính<br /> <br /> ,<br /> <br /> 2<br /> <br /> sách hoàn thiện KSNB hoạt động TD nhằm cung cấp sự đảm bảo hợp lý mục tiêu<br /> hoạt động TD đạt hiệu quả cao nhất tại NHTMCP Việt Nam, các phương pháp<br /> nghiên cứu định tính cụ thể như pương pháp nghiên cứu lịch sử, thống kê, mô tả, so<br /> sánh, phân tích, tổng hợp và quy nạp và công cụ định tính là phỏng vấn sâu các<br /> chuyên gia và phương pháp định lượng được thực hiện bởi phương pháp định lượng<br /> sơ bộ và định lượng chính thức, qua việc kiểm định độ tin cậy Cronbach Alpha,<br /> phân tích nhân tố khám phá, phân tích hệ số tương quan và phương pháp hồi quy<br /> tuyến tính bội.<br /> Kết quả nghiên cứu cho thấy để thiết lập KSNB hoạt động TD nhằm cung cấp sự<br /> đảm bảo hợp lý mục tiêu hoạt động TD đạt hiệu quả cao nhất, các NHTMCP Việt<br /> Nam nên thiết lập KSNB hoạt động TD qua thiết lập năm thành phần là môi trường<br /> kiểm soát, đánh giá rủi ro tín dụng, hoạt động kiểm soát tín dụng, thông tin và<br /> truyền thông, hoạt động giám sát tín dụng, trong đó thành phần MTKS được xây<br /> dựng cụ thể qua các nhân tố: Môi trường kiểm soát – Đạo đức nghề nghiệp, Môi<br /> trường kiểm soát – Kết quả làm việc, Môi trường kiểm soát – Động lực duy trì. Mỗi<br /> nhân tố này có mức độ tác động khác nhau đến HQHĐTD<br /> Từ kết quả nghiên cứu, tác giả gợi ý chính sách hoàn thiện việc thiết lập KSNB<br /> hoạt động TD tại các NHTMCP Việt Nam nhằm cung cấp sự đảm bảo hợp lý<br /> KSNB hoạt động TD được thiết lập sẽ có tác động tích cực nhất đến HQHĐTD.<br /> Nhà lãnh đạo của các NHTMCPVN tùy theo ý muốn chủ quan và sự cân nhắc giữa<br /> lợi ích, chi phí của việc thiết lập KSNB hoạt động TD tại NH, sẽ linh động vận<br /> dụng nhằm hoàn thiện việc thiết lập KSNB hoạt động TD được tối ưu nhất, giúp<br /> đảm bảo hợp lý mục tiêu hoạt động TD đạt hiệu quả cao nhất theo chiến lược phát<br /> triển của mỗi NH.<br /> <br /> ,<br /> <br /> 3<br /> <br /> CHƯƠNG 1<br /> GIỚI THIỆU<br /> 1.1. TÍNH CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI<br /> Quá trình hội nhập đòi hỏi các ngân hàng (NH) cần hoàn thiện hệ thống quản trị<br /> rủi ro nhằm đáp ứng chiến lược phát triển của NH nhưng vẫn đảm bảo duy trì hoạt<br /> động được an toàn và lành mạnh. Ủy ban Basel về giám sát NH (1998) nhận định<br /> rằng những tổn thất đáng kể phát sinh trong hoạt động NH chủ yếu xuất phát từ việc<br /> các NH đã không duy trì được hệ thống kiểm soát nội bộ (KSNB) hữu hiệu. Vì vậy,<br /> ngày 22/09/1998, ủy ban Basel đã phát hành khuôn mẫu KSNB được vận dụng<br /> riêng cho lĩnh vực NH để hướng dẫn các NH xây dựng hệ thống quản trị rủi ro hiệu<br /> quả (báo cáo Basel 1998).<br /> Qua phân tích về nội dung của báo cáo Basel 1998 có thể thấy rằng, báo cáo<br /> Basel 1998 không đưa ra những lý luận mới mà chỉ vận dụng các lý luận cơ bản của<br /> khuôn mẫu KSNB được ủy ban COSO ban hành năm 1992 vào lĩnh vực NH.<br /> Vào năm 2013, do môi trường kinh doanh đã có nhiều thay đổi nên ủy ban<br /> COSO đã ban hành khuôn mẫu KSNB mới (báo cáo COSO 2013). Tuy nhiên, cho<br /> đến nay, ủy ban Basel vẫn chưa ban hành khuôn mẫu KSNB mới được vận dụng<br /> riêng cho lĩnh vực NH. Vì vậy, việc nghiên cứu trên cơ sở nền tảng tiếp cận báo cáo<br /> Basel 1998 cùng với kế thừa những điểm mới được cập nhật về KSNB của báo cáo<br /> COSO 2013 là cần thiết.<br /> Là khuôn mẫu KSNB nổi tiếng trên thế giới, tuy nhiên, theo tác giả, báo cáo<br /> Basel 1998 vẫn cần bổ sung các hình thức động viên khác đa dạng hơn ngoài hai<br /> hình thức khen thưởng và kỷ luật thuộc thành tố môi trường kiểm soát của KSNB<br /> nhằm nâng cao hiệu quả làm việc của cán bộ nhân viên.<br /> Trong hoạt động kinh doanh của NH, hoạt động tín dụng (TD) được xem là một<br /> trong những hoạt động quan trọng nhất, đem lại nguồn thu và lợi nhuận cao cho<br /> NH. Tuy nhiên, rủi ro tín dụng (RRTD) cũng gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng<br /> đến NH và được cho là rủi ro lớn nhất trong hoạt động của NH. Vì vậy, việc phòng<br /> <br /> ,<br /> <br /> 4<br /> <br /> ngừa và hạn chế RRTD là việc làm cần thiết đối với các NH. Kết quả tổng quan các<br /> nghiên cứu liên quan cho thấy, hiện có rất ít các công trình nghiên cứu về quản trị<br /> rủi ro TD qua chức năng kiểm soát, cả về lý thuyết và thực nghiệm.<br /> Xuất phát từ lý do trên, tác giả chọn đề tài “Kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng<br /> tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam” để thực hiện nghiên cứu.<br /> 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU<br /> Mục tiêu nghiên cứu tổng quát<br /> Đánh giá được thực trạng về KSNB hoạt động TD tại các ngân hàng thương mại<br /> cổ phần Việt Nam (NHTMCPVN), từ đó khuyến nghị giải pháp hoàn thiện việc<br /> thiết lập KSNB hoạt động TD nhằm cung cấp sự đảm bảo hợp lý mục tiêu hoạt<br /> động TD đạt hiệu quả cao nhất.<br /> Mục tiêu nghiên cứu cụ thể<br /> Một là, đánh giá thực trạng sự hiện hữu của các thành tố của KSNB hoạt động<br /> TD và hiệu quả hoạt động tín dụng (HQHĐTD) tại một số NHTMCPVN.<br /> Hai là, xác định và đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố cấu thành<br /> KSNB hoạt động TD đến HQHĐTD<br /> Ba là, khuyến nghị giải pháp hoàn thiện KSNB hoạt động TD nhằm cung cấp sự<br /> đảm bảo hợp lý mục tiêu hoạt động TD đạt hiệu quả cao nhất.<br /> 1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU<br /> Để đạt được mục tiêu nghiên cứu trên, đề tài tập trung trả lời các câu hỏi sau:<br /> Một là, thực trạng sự hiện hữu của các thành tố của KSNB hoạt động TD và<br /> HQHĐTD tại một số NHTMCPVN như thế nào?<br /> Hai là, các nhân tố nào cấu thành KSNB hoạt động TD và mức độ ảnh hưởng<br /> của các nhân tố này đến HQHĐTD?<br /> Ba là, giải pháp nào sẽ hoàn thiện KSNB hoạt động TD nhằm cung cấp sự đảm<br /> bảo hợp lý mục tiêu hoạt động TD đạt hiệu quả cao nhất?<br /> 1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU<br /> Đối tượng nghiên cứu:<br /> <br /> ,<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2