intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tổn thương phổi trên bệnh nhân xơ cứng bì hệ thống

Chia sẻ: Chua Quen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

47
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu nhằm đánh giá các tổn thương phổi trên bệnh nhân xơ cứng bì hệ thống. Kết quả cho thấy tổn thương phổi kẽ 55,7%, tăng áp động mạch phổi 5,7%, phối hợp cả tăng áp động mạch phổi và tổn thương phổi kẽ 20,8%. Biểu hiện tổn thương phổi trên chụp cắt lớp vi tính lồng ngực hình kính mờ 58,7%, hình lưới nốt 18,7%. Điểm tổn thương phổi kẽ trên chụp cắt lớp vi tính 4,07 điểm, chủ yếu tổn thương ở đáy phổi 2 bên. Tổn thương phổi trên chụp Xquang lồng ngực dày tổ chức kẽ 31,3%, mờ kẽ 28,1%. Có mối tương quan giữa khả năng khuyếch tán khí CO và điểm đánh giá tổn thương phổi kẽ r = -0,55 (p < 0,05). Bệnh nhân xơ cứng bì hệ thống có tỷ lệ tổn thương phổi rất cao.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tổn thương phổi trên bệnh nhân xơ cứng bì hệ thống

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br /> <br /> TỔN THƯƠNG PHỔI TRÊN BỆNH NHÂN XƠ CỨNG BÌ HỆ THỐNG<br /> Lưu Phương Lan<br /> Bệnh viện Bạch Mai<br /> Nghiên cứu nhằm đánh giá các tổn thương phổi trên bệnh nhân xơ cứng bì hệ thống. Kết quả cho thấy<br /> tổn thương phổi kẽ 55,7%, tăng áp động mạch phổi 5,7%, phối hợp cả tăng áp động mạch phổi và tổn<br /> thương phổi kẽ 20,8%. Biểu hiện tổn thương phổi trên chụp cắt lớp vi tính lồng ngực hình kính mờ 58,7%,<br /> hình lưới nốt 18,7%. Điểm tổn thương phổi kẽ trên chụp cắt lớp vi tính 4,07 điểm, chủ yếu tổn thương ở đáy<br /> phổi 2 bên. Tổn thương phổi trên chụp Xquang lồng ngực dày tổ chức kẽ 31,3%, mờ kẽ 28,1%. Có mối<br /> tương quan giữa khả năng khuyếch tán khí CO và điểm đánh giá tổn thương phổi kẽ r = -0,55 (p < 0,05).<br /> Bệnh nhân xơ cứng bì hệ thống có tỷ lệ tổn thương phổi rất cao.<br /> <br /> Từ khóa: Xơ cứng bì hệ thống, tăng áp động mạch phổi, tổn thương phổi kẽ<br /> <br /> <br /> I. ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> phổi trong vòng 3 năm sau chẩn đoán, được<br /> Xơ cứng bì hệ thống là bệnh có tổn<br /> xác định bởi bất thường về sinh lý, chức năng<br /> thương nhiều cơ quan đặc trưng bởi quá trình<br /> phổi, chẩn đoán hình ảnh và rửa phế quản [6].<br /> viêm nặng và xơ hóa lan tỏa. Tổn thương phổi<br /> Có thể phát hiện các tổn thương phổi qua<br /> là tổn thương nội tạng thường gặp và là<br /> thăm dò thông khí phổi, chụp cắt lớp vi tính<br /> nguyên nhân hàng đầu gây tử vong, ước tính<br /> lồng ngực, siêu âm tim để ước lượng áp lực<br /> tỷ lệ tử vong từ nguyên nhân phổi là 33% [1;<br /> động mạch phổi từ đó có cái nhìn toàn diện<br /> 2]. Người ta nhận thấy khoảng 80% bệnh<br /> trong điều trị [7]. Ở Việt Nam, hiện nay chưa<br /> nhân xơ cứng bì hệ thống có tổn thương phổi,<br /> có nghiên cứu nào đánh giá các tổn thương<br /> hơn nữa, tổn thương phổi là dấu hiệu báo<br /> phổi ở bệnh nhân xơ cứng bì hệ thống. Có rất<br /> trước một tiên lượng xấu [3]. Hai loại tổn<br /> nhiều nghiên cứu về tổn thương phổi trên thế<br /> thương phổi thường gặp là tăng áp động<br /> giới: Nghiên cứu trên 100 bệnh nhân xơ cứng<br /> mạch phổi và tổn thương phổi kẽ [4]. Mỗi loại<br /> bì ở Ý thu được kết quả: 90% bệnh nhân có<br /> tổn thương phổi là một nguyên nhân làm giảm<br /> bất thường về chức năng phổi, tăng áp động<br /> đáng kể thời gian sống bệnh nhân xơ cứng bì<br /> mạch phổi 11,8%, tổn thương phổi trên chụp<br /> khi so sánh với nhóm không có tổn thương<br /> cắt lớp vi tính nhu mô phổi độ phân giải cao là<br /> phổi [1]. Chụp cắt lớp vi tính nhu mô phổi độ<br /> 93,5% [8]. Năm 2011, một tổng kết 7655<br /> phân giải cao cho thấy trên 90% bệnh nhân<br /> bệnh nhân xơ cứng bì từ 174 trung tâm, chủ<br /> xơ cứng bì có tổn thương phổi kẽ và thăm dò<br /> yếu ở Châu Âu thu được kết quả: tăng áp<br /> chức năng phổi thấy khoảng 40 - 75% bệnh<br /> động mạch phổi 22,1%, xơ hóa phổi trên<br /> nhân có biểu hiện bất thường [5]. Các dấu<br /> Xquang 52%, trên chụp cắt lớp vi tính ngực<br /> hiệu lâm sàng của tổn thương phổi thường<br /> 64,1%, tổn thương kính mờ 40,3% [9]. Hội<br /> xuất hiện sớm, 25% bệnh nhân có tổn thương<br /> nghiên cứu về xơ cứng bì ở Châu Âu đánh<br /> giá 3656 bệnh nhân xơ cứng bì từ 102 trung<br /> Địa chỉ liên hệ: Lưu Phương Lan, Bệnh viện Bạch Mai<br /> tâm trên 30 nước: Xơ hóa phổi 53,4%, tăng<br /> Email: luuphuonglan1@yahoo.com.vn<br /> Ngày nhận: 15/12/2017 áp động mạch phổi 22,3%, tăng áp động<br /> Ngày được chấp thuận: 18/3/2018 mạch phổi kèm tổn thương phổi kẽ 15,8%<br /> <br /> <br /> TCNCYH 112 (3) - 2018 53<br /> TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br /> <br /> [10]. Do đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Tổn thương phổi ở bệnh nhân xơ cứng bì hệ<br /> thống” với mục tiêu: Đánh giá các tổn thương phổi ở bệnh nhân xơ cứng bì hệ thống.<br /> <br /> II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP<br /> <br /> 1. Đối tượng<br /> <br /> Gồm 106 bệnh nhân xơ cứng bì hệ thống điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai. Các bệnh nhân<br /> được chẩn đoán xơ cứng bì hệ thống theo tiêu chuẩn của hội Khớp học Mỹ và hội khớp học<br /> Châu Âu 2013.<br /> <br /> Bảng 1. Tiêu chuẩn chẩn đoán xơ cứng bì hệ thống [1]<br /> <br /> Nhóm tiêu chuẩn Dưới nhóm Điểm<br /> Dày da các ngón tay của cả 2 bàn tay lan rộng đến Sưng phồng các ngón tay 9<br /> khớp bàn ngón tay (đủ tiêu chuẩn chẩn đoán) Cứng da ngón tay (từ khớp ngón 2<br /> Dày da các ngón tay (chỉ tính điểm số cao nhất) xa đến khớp bàn ngón) 4<br /> Tổn thương đầu ngón tay (chỉ tính điểm số cao Loét đầu ngón tay 2<br /> nhất) Sẹo lõm teo da đầu ngón tay 3<br /> Giãn mạch da 2<br /> Bất thường khi soi mao mạch đầu chi 2<br /> Tăng áp động mạch phổi và/hoặc tổn thương phổi Tăng áp động mạch phổi<br /> 2<br /> kẽ (tối đa 2 điểm) Tổn thương phổi kẽ<br /> Hiện tượng Raynaud 3<br /> Xơ cứng da liên quan đến tự kháng thể (kháng thể<br /> Anti-centromere<br /> kháng centromere và kháng thể kháng topoisom-<br /> Anti-topoisomerase I 3<br /> erase I, kháng thể kháng RNA polymerase III) tối đa<br /> Anti-RNA polymerase III<br /> 3 điểm<br /> Bệnh nhân được chẩn đoán xơ cứng bì hệ thống khi có tổng điểm từ 9 trở lên<br /> <br /> <br /> Tiêu chuẩn lựa chọn: bệnh nhân trên 18 Các bước tiến hành nghiên cứu: Tất cả<br /> tuổi và chấp nhận tham gia nghiên cứu. các bệnh nhân được khai thác tiền sử, khám<br /> Tiêu chuẩn loại trừ: bệnh nhân không lâm sàng, thăm dò các dung tích phổi tại<br /> đồng ý tham gia nghiên cứu, có bệnh phổi Trung tâm Dị ứng – Miễn dịch lâm sàng,<br /> không do xơ cứng bì. Trung tâm Hô hấp và chụp cắt lớp vi tính nhu<br /> <br /> 2. Phương pháp mô phổi độ phân giải cao, Xquang lồng ngực<br /> tại Khoa Chẩn đoán hình ảnh, Bệnh viện Bạch<br /> Thiết kế nghiên cứu: Mô tả cắt ngang.<br /> Mai.<br /> Chọn mẫu: Cỡ mẫu được chọn theo cỡ<br /> mẫu lâm sàng thuận tiện gồm 106 bệnh nhân Chụp cắt lớp vi tính nhu mô phổi độ<br /> trong thời gian nghiên cứu. phân giải cao: ghi nhận tổn thương dạng kính<br /> <br /> 54 TCNCYH 112 (3) - 2018<br /> TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br /> <br /> mờ đơn thuần (được định nghĩa là tăng độ tổ ong (định nghĩa là nhóm nang chứa đầy<br /> mờ của phổi và không có dày tổ chức lưới, kẽ không khí) [11].<br /> hoặc biến đổi cấu trúc nhu mô phổi), xơ hóa Mỗi bên phổi được chia thành ba vùng:<br /> phổi (được định nghĩa xuất hiện tổ chức lưới vùng 1 (trên): từ đỉnh phổi tới cung động mạch<br /> trong tiểu thùy, dày tổ chức kẽ, co kéo giãn chủ, vùng 2 (giữa): từ cung động mạch chủ<br /> phế quản, giãn phế quản hoặc bất kỳ sự kết đến dưới tĩnh mạch phổi, vùng 3 (dưới): từ<br /> hợp giữa các tổn thương trên) và nang dạng dưới tĩnh mạch phổi đến đáy phổi.<br /> <br /> Bảng 2. Đánh giá mức độ lan rộng của tổn thương phổi kẽ [12]<br /> <br /> Dạng tổn thương Mức độ lan rộng Điểm<br /> Bình thường 0 0<br /> Tổn thương kính mờ đơn thuần ở nhu mô phổi < 25% 1<br /> Phối hợp giữa tổn thương dạng kính mờ và dạng lưới nốt 26 - 50% 2<br /> Xơ hóa dạng nốt 51 – 75% 3<br /> <br /> Xơ hóa dạng tổ ong > 75% 4<br /> <br /> <br /> Tổn thương phổi kẽ được xác định bởi sự hiện diện của ít nhất một trong các dấu hiệu: kính<br /> mờ vùng đáy phổi, dưới màng phổi và/hoặc tổn thương dạng lưới có kèm theo giãn phế quản<br /> hoặc không và/hoặc dạng tổ ong.<br /> <br /> Thăm dò chức năng thông khí phổi: 22 phần trăm, tính trung bình, phương sai, tìm<br /> bệnh nhân được đo khả năng khuyếch tán mối tương quan, p < 0,05 được coi là có ý<br /> của khí CO (DLCO) trên máy HDpft 4000 của nghĩa thống kê.<br /> hãng nSpire của Mỹ tại trung tâm Hô hấp và<br /> Thời gian và địa điểm nghiên cứu<br /> Trung tâm Dị ứng – Miễn dịch lâm sàng.<br /> - Thời gian: từ tháng 11/2012 đến tháng<br /> Quy trình đo DLCO: DLCO được đo bằng<br /> 10/2015.<br /> phương pháp thở đơn, không khí trong phòng<br /> là 21% O2 và hít một hỗn hợp khí bao gồm: - Địa điểm: Bệnh viện Bạch Mai.<br /> 0,3% CO, 0,3% methane (CH4) và 21% oxy 4. Đạo đức nghiên cứu<br /> cân bằng với nitơ.<br /> Nghiên cứu không thực hiện bất kỳ một thủ<br /> Chẩn đoán tăng áp động mạch phổi khi áp<br /> thuật xâm lấn nào gây nguy hiểm cho tính<br /> lực trung bình của động mạch phổi ước lượng<br /> mạng bệnh nhân. Bệnh nhân toàn quyền từ<br /> trên siêu âm Doppler tim > 40 mmHg có độ<br /> chối tham gia nghiên cứu. Nhân viên y tế sẽ<br /> nhạy 72,7% và độ đặc hiệu 88,2%.<br /> tư vấn đầy đủ về tình trạng bệnh tật cho người<br /> 3. Xử lý số liệu bệnh. Các thông tin về người bệnh được mã<br /> Số liệu được xử lý bằng phần mềm SPSS hóa, nên không ai biết bất cứ thông tin nào về<br /> version 20.0 với các thuật toán sử dụng: tỷ lệ người bệnh.<br /> <br /> <br /> TCNCYH 112 (3) - 2018 55<br /> TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br /> <br /> III. KẾT QUẢ<br /> 1. Các loại tổn thương phổi<br /> Bảng 3. Các loại tổn thương phổi<br /> <br /> Biểu hiện n = 106 %<br /> Tổn thương phổi kẽ 59 55,7<br /> Tăng áp động mạch phổi 6 5,7<br /> Phối hợp 22 20,8<br /> Bình thường 19 17,8<br /> <br /> 55,7% bệnh nhân bị tổn thương phổi kẽ đơn thuần, 5,7% bị tăng áp động mạch phổi, 22 bệnh<br /> nhân (20,8%) tổn thương phối hợp.<br /> Bảng 4. Các dạng tổn thương phổi trên chụp cắt lớp lồng ngực (n = 75)<br /> <br /> Biểu hiện Số lượng %<br /> Hình kính mờ 44 58,7<br /> Hình lưới, nốt 14 18,7<br /> Xơ hóa dạng dải 10 13,3<br /> Xơ hóa tổ ong 6 8<br /> Đông đặc 8 10,7<br /> Tràn dịch màng phổi, màng tim 9 12<br /> Giãn phế quản 12 13,6<br /> Giãn phế nang 10 13,3<br /> <br /> Trên phim cắt lớp vi tính lồng ngực thì tổn thương dạng kính mờ là tổn thương thường gặp<br /> nhất 58,7%, sau đó là tổn thương dạng lưới nốt và xơ hóa dạng dải. 8% có biểu hiện xơ hóa tổ<br /> ong. Ngoài ra còn gặp các tổn thương khác như: đông đặc, giãn phế quản, giãn phế nang, tràn<br /> dịch màng tim, màng phổi.<br /> Bảng 5. Tổn thương phổi trên chụp Xquang lồng ngực (n = 96)<br /> <br /> Biểu hiện Số lượng %<br /> Dày tổ chức kẽ 31,3<br /> Mờ tổ chức kẽ 27 28,1<br /> Xơ hóa phổi 20 20,8<br /> Bóng tim to 25 26<br /> <br /> Kết quả chụp Xquang lồng ngực biểu hiện dày và mờ tổ chức kẽ 59,4%, xơ hóa phổi 20,8%.<br /> <br /> <br /> 56 TCNCYH 112 (3) - 2018<br /> TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br /> <br /> 2. Mức độ tổn thương phổi kẽ<br /> Bảng 6. Điểm đánh giá mức độ tổn thương phổi kẽ<br /> qua chụp cắt lớp vi tính lồng ngực (n = 75)<br /> <br /> Đỉnh phổi Trung tâm Đáy phổi Đỉnh phổi Trung tâm<br /> Vị trí Đáy phổi trái<br /> phải phổi phải phải trái phổi trái<br /> <br /> X ± SD 0,39 ± 0,837 0,37 ± 0,712 1,4 ± 1,23 0,27 ± 0,704 0,28 ± 0,583 1,41 ± 1,209<br /> <br /> Tổng: 4,07 ± 3,508<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> r = -0,55<br /> p = 0,01<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Biểu đồ 1. Tương quan giữa DLCO và điểm tổn thương phổi kẽ<br /> Có mối tương quan nghịch chặt chẽ giữa DLCO và điểm đánh giá tổn thương phổi kẽ trên<br /> chụp cắt lớp vi tính lồng ngực. Phương trình tương quan: y = -0,71x + 8,66.<br /> <br /> <br /> IV. BÀN LUẬN<br /> Nghiên cứu ở nước ngoài đều thấy tổn<br /> Biến chứng phổi là một trong những biểu<br /> thương phổi trên chụp cắt lớp vi tính lồng<br /> hiện thường gặp nhất và gây tử vong ở bệnh<br /> ngực 64,1%, hoặc 85%, thậm chí là 90,1% [9;<br /> nhân xơ cứng bì hệ thống, bao gồm xơ hóa<br /> 12; 14]. Tổn thương thường tập trung ở vùng<br /> hay tổn thương phổi kẽ và bệnh mạch máu<br /> đáy phổi 2 bên, tổn thương dạng kính mờ ở<br /> phổi dẫn đến tăng áp động mạch phổi. Tỷ lệ<br /> vùng đáy phổi phải 44,8%, đáy phổi trái<br /> bệnh nhân tử vong vì xơ phổi tăng từ 6% lên<br /> 45,5%, xơ hóa đáy phổi phải 91%, đáy phổi<br /> 33%. Khoảng 60% các ca tử vong có liên<br /> trái 92,9% [13].<br /> quan đến tổn thương phổi nhấn mạnh rằng<br /> phổi là cơ quan quan trọng nhất khi thăm Chụp Xquang lồng ngực phát hiện tổn<br /> khám và đánh giá tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân thương phổi kẽ ở bệnh nhân xơ cứng bì hệ<br /> xơ cứng bì hệ thống [3]. thống khu trú là 33% và 40% ở thể lan tỏa.<br /> Các nghiên cứu đều báo cáo tỷ lệ tổn Nhưng sử dụng Xquang để chẩn đoán và<br /> thương phổi kẽ ở bệnh nhân xơ cứng bì hệ đánh giá mức độ của tổn thương phổi kẽ có<br /> thống 25 - 90% tùy thuộc vào chủng tộc và thể chậm trễ trong việc xác định các dấu hiệu<br /> phương pháp nghiên cứu [13]. quan trọng vì độ nhạy thấp hơn chụp cắt lớp<br /> <br /> TCNCYH 112 (3) - 2018 57<br /> TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br /> <br /> vi tính, khoảng 29% bệnh nhân bình thường bệnh nhân xơ cứng bì hệ thống, phát hiện<br /> trên chụp Xquang ngực nhưng phát hiện bất sớm tăng áp động mạch phổi là một thách<br /> thường trên chụp cắt lớp vi tính. Do đó, các thức vì các triệu chứng của bệnh không đặc<br /> nghiên cứu đều kết luận chụp cắt lớp vi tính hiệu và có thể chồng chéo với những bệnh lý<br /> nhu mô phổi độ phân giải cao là nhạy nhất và khác trong xơ cứng bì hệ thống, bao gồm cả<br /> đặc hiệu để chẩn đoán và phát hiện đặc điểm xơ phổi và bệnh cơ tim. Nghi ngờ tăng áp<br /> của từng loại tổn thương phổi kẽ ở bệnh nhân động mạch phổi dựa trên các yếu tố: áp lực<br /> xơ cứng bì hệ thống, đây là xét nghiệm quan tâm thu động mạch phổi ước tính bằng siêu<br /> trọng khi đánh giá tổn thương của ngực. Chụp âm tim trên 40mmHg, DLCO < 50% hoặc<br /> cắt lớp vi tính nhu mô phổi ở bệnh nhân có giảm dần theo thời gian khi không có xơ hóa<br /> tổn thương phổi kẽ thấy một trong hai tổn phổi hoặc khó thở không rõ nguyên nhân [15].<br /> thương chiếm ưu thế: tổn thương dạng kính<br /> mờ hoặc phối hợp giữa tổn thương dạng lưới<br /> V. KẾT LUẬN<br /> nốt và dạng kính mờ. Ngoài ra còn gặp các Các loại tổn thương phổi ở bệnh nhân xơ<br /> tổn thương khác: xơ hóa dạng tổ ong, co kéo cứng bì hệ thống: Tổn thương phổi kẽ 55,7%,<br /> giãn phế quản, tổn thương màng phổi, dưới tăng áp động mạch phổi 5,7%, phối hợp cả<br /> màng phổi. Ở giai đoạn sớm của bệnh, dấu tổn thương phổi kẽ và tăng áp động mạch<br /> hiệu kính mờ vùng đáy nổi bật ở vùng ngoại vi phổi 20,8%. Chủ yếu là tổn thương dạng kính<br /> và sau đó tiến triển dần đến tổn thương dạng mờ trên chụp cắt lớp vi tính và Xquang lồng<br /> lưới. Do vậy, chụp cắt lớp vi tính nhu mô phổi ngực và tập trung ở vùng đáy phổi 2 bên.<br /> độ phân giải cao là tiêu chuẩn vàng để chẩn Tương quan giữa DLCO và điểm tổn thương<br /> đoán tổn thương phổi kẽ và có thể phát hiện phổi kẽ r = -0,55.<br /> sớm tổn thương ở phổi ngay cả khi chưa có<br /> dấu hiệu lâm sàng [13]. Lời cảm ơn<br /> Các nhà nghiên cứu cũng nhận thấy, Chúng tôn xin trân trọng cảm ơn các thầy,<br /> DLCO giảm sớm hơn và nhanh hơn các chỉ cô của Bộ môn Dị ứng, Trung tâm Dị ứng –<br /> số khi đo phế dung kế, DLCO giảm cả trong Miễn dịch lâm sàng, Bệnh viện Bạch Mai đã<br /> bệnh lý nhu mô và mạch máu phổi. Do đó, tạo điều kiện cho chúng tôi hoàn thành nghiên<br /> DLCO được coi là chỉ số nhạy nhất để chẩn cứu này.<br /> đoán tổn thương phổi trong bệnh xơ cứng bì<br /> hệ thống và được sử dụng để theo dõi đáp TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> ứng với điều trị và tiên lượng của bệnh. 1. Hoogen F.V.D, Khanna D, Fransen J<br /> Khoảng 90% bệnh nhân có giảm DLCO, (2013). Classification Criteria for Systemic<br /> trong khi chỉ có 16% giảm dung tích sống thở Sclerosis: An ACR-EULAR Collaborative Ini-<br /> mạnh [3]. tiative. Arthritis Rheum, 65(11), 2737 – 2747.<br /> Kết quả của các nghiên cứu đều thấy có 2. Alhajeri H, Hudson M, Fritzler M<br /> mối tương quan giữa DLCO và điểm tổn (2015). 2013 American College of Rheumatol-<br /> thương phổi kẽ r= -0,35 hoặc r= -0,74 (p < ogy/European League Against Rheumatism<br /> 0,001) [8; 14]. Classification Criteria for Systemic Sclerosis<br /> Tăng áp động mạch phổi gặp khoảng 5 - 35% Outperform the 1980 Criteria: Data From the<br /> <br /> <br /> 58 TCNCYH 112 (3) - 2018<br /> TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br /> <br /> Canadian Scleroderma Research Group. Ar- Clinical risk assessment of organ manifesta-<br /> thritis Care & Research, 67(4), 582 – 587. tions in systemic sclerosis: a report from the<br /> 3. Lopes A.J, Capone D, Mogami R EULAR Scleroderma Trials And Research<br /> (2011). Systemic sclerosis-associated intersti- group database. Ann Rheum Dis, 66, 754 –<br /> tial pneumonia: evaluation of pulmonary func- 763.<br /> tion over a five-year period. J Bras Pneumol, 11. Pernot J, Puzenat E, Magy-Bertrand<br /> 37(2), 144 - 151. N (2012). Detection of Interstitial Lung Dis-<br /> 4. Hassoun P.M (2011). Lung Involvement ease in Systemic Sclerosis through Partition-<br /> in Systemic Sclerosis. Presse Med, 40(1), 3 - ing of Lung Transfer for Carbon Monoxide.<br /> 17. Respiration, 84, 461 - 468.<br /> 5. Chatterjee. S (2011). Pulmonary Hy- 12. Goldin J.G, Elashoff R, Kim H.J<br /> pertension in Systemic Sclerosis. Semin Ar- (2009). Treatment of Scleroderma-Interstitial<br /> thritis Rheum, 41, 19 - 37. Lung Disease With Cyclophosphamide Is As-<br /> 6. Solomon J, Brown K (2011). Manage- sociated With Less Progressive Fibrosis on<br /> ment of Interstitial Lung Disease in Systemic Serial Thoracic High-Resolution CT Scan<br /> Sclerosis. International Journal of Clinical Than Placebo. Findings From the Scleroderma<br /> Rheumatology, 6(5),1 - 13. Lung Study. Chest, 136, 1333 -1340.<br /> 7. Steen V (2003). Predictors of end stage 13. Lota H.K, Renzoni E.A (2012). Circu-<br /> lung disease in systemic sclerosis. Ann lating Biomarkers of Interstitial Lung Disease<br /> Rheum Dis, 62, 97–99. in Systemic Sclerosis. International Journal of<br /> 8. Santis M.D, Bosello S, Torre G.L Rheumatology, 10, 1 - 10.<br /> (2005). Functional, radiological and biological 14. Gatta G, Grezia G.D, Petrillo M<br /> markers of alveolitis and infections of the (2013). HRCT in systemic sclerosis: correla-<br /> lower respiratory tract in patients with systemic tion between respiratory functional indexes<br /> sclerosis. Respiratory Research, 6(96), 1 - 11. and extension of lung failure. European Soci-<br /> 9. Meier F.M.P, Frommer K.W, Dinser R ety of Radiology. Congress ECR 2013, Poster<br /> (2012). Update on the profile of the EUSTAR No: C-0518.<br /> cohort: an analysis of the EULAR Scleroderma 15. Avouac J, Vallucci M, Smith V (2013).<br /> Trials and Research group database. Ann Correlations between angiogenic factors and<br /> Rheum Dis, 71, 1355 – 1360. capillaroscopic patterns in systemic sclerosis.<br /> 10. Walker U.A, Tyndall A, Czirják L (2007). Arthritis Res Ther, 15(2): R55<br /> <br /> Summary<br /> PULMONARY DISORDERS AMONG SYSTEMIC SCLEROSIS PATIENTS<br /> Assessement pulmonary disorders in patients with systemic sclerosis. Interstitial lung disor-<br /> ders 55.7%, pulmonary arterial hypertension 5.7%, combine both 20.8%. Resuls of high-<br /> resolution computed tomography ground-glass opacity 58.7%, reticular and nodules 18.7%. Score<br /> of interstitial lung disorders was 4.07 points. In chest Xray: thick interstitial 31.3%, ground-glass<br /> 28.1%. There was significant correlation between score of interstitial lung disorders and DLCO<br /> r= -0.55 (p < 0.05). Pulmonary disorders were very common in systemic sclerosis patients.<br /> <br /> Keywords: systemic sclerosis, interstitial lung disease, pulmonary arterial hypertension<br /> <br /> <br /> TCNCYH 112 (3) - 2018 59<br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2