intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tổng hợp đề kiểm tra 1 tiết môn Sinh lớp 12 các năm

Chia sẻ: Nguyễn Thị Thảo Nguyên | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:53

401
lượt xem
119
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bộ "Tổng hợp đề kiểm tra 1 tiết môn Sinh lớp 12 các năm" dành cho các bạn học sinh lớp 12 đang chuẩn bị cho bài kiểm tra sắp tới, tham khảo các đề thi sẽ giúp các bạn nắm vững kiến thức đã học, rèn luyện tư duy và logic môn học. Chúc các bạn học tập và ôn thi đạt kết quả cao!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tổng hợp đề kiểm tra 1 tiết môn Sinh lớp 12 các năm

  1. ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT. MÔN: SINH HỌC LỚP 12 CÔ NGUYỄN THỊ THƯƠNG Trắc nghiệm 1. Ở Ngô, 2 cặp gen không alen (Aa, Bb,) nằm trên 2 cặp NST tương tác cộng gộp cùng quy định tính trạng chiều cao cây. Sự có mặt của mỗi gen trội trong kiểu gen làm cây cao thêm 5cm. Cho biết cây thấp nhất có chiều cao 130cm. Kiểu gen của cây cao 140 cm là A. AaBB B. AABB C. AAbb D. Aabb 2. Ở cà độc dược 2n = 24. Số dạng đột biến thể ba được phát hiện ở loài này là A. 25 B. 24 C. 12 D. 23 3. Ở người, một số bệnh di truyền do đột biến lệch bội được phát hiện là A. Claiphentơ, máu khó đông, Đao B. siêu nữ, Tơcnơ, ung thư máu C. Claiphentơ, Đao, Tơcnơ D. ung thư máu, Tơcnơ, Claiphentơ 4. Gen chi phối đến sự hình thành nhiều tính trạng được gọi là A. Gen đa hiệu B. Gen trội C. Gen tăng cường D. Gen điều hòa 5. Nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực được cấu tạo chủ yếu từ A. ADN và ARN B. ARN và prôtêin histon C. ADN và prôtêin D. ADN và prôtêin histon 6. Số loại giao tử có thể tạo ra từ kiểu gen aaBbdd A. 4 B. 6 C. 2 D. 3 7. Ở người, bệnh mù màu do đột biến lặn nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X gây nên (Xm), gen trội M tương ứng quy định mắt bình thường. Một cặp vợ chồng sinh được một con trai bình thường và một con gái mù màu. Kiểu gen của cặp vợ chồng này là A. XMXm x XmY B. XMXM x X MY C. XMXM x XmY D. XMXm x X MY 8. Theo Menđen, phép lai giữa 1 cá thể mang tính trạng trội với 1 cá thể lặn tương ứng được gọi là A. lai cải tiến B. lai phân tích C. lai khác dòng D. lai thuận-nghịch 9. Enzim xúc tác cho quá trình tổng hợp ADN là A. ARN pôlimeraza. B. ADN pôlimeraza. C. amilaza. D. ligaza. 10. Với 4 cặp gen dị hợp di truyền độc lập thì số lượng các loại kiểu gen ở đời lai là A. 81 B. 16 C. 8 D. 64 11. Rối loạn phân li của nhiễm sắc thể ở kì sau trong phân bào là cơ chế làm phát sinh đột biến A. đa bội. B. số lượng NST C. cấu trúc NST D. lệch bội 12. Một gen có chiều dài là 5100A0, gen này nhân đôi 1 lần thì môi trường nội bào cần cung cấp bao nhiêu nuclêôtit? A. 5100 B. 6000 C. 2550 D. 3000 13. Đặc điểm nào dưới đây là không đúng khi nói về tần số hoán vị gen A. Tỉ lệ nghịch với khoảng cách giữa các gen B. Tần số HVG càng lớn, các gen càng xa nhau C. Tần số HVG không quá 50% D. Được ứng dụng để lập bản đồ gen. 14. phép lai AABBDd x AaBbDd cho tỉ lệ kiểu hình trội về cả 3 cặp tính trạng ở F1 là A. 1/4 B. 9/16 C. 2/3 D. 3/4 15. Thường biến là những biến đổi về A. cấu trúc di truyền B. kiểu hình của cùng một kiểu gen C. bộ nhiễm sắc thể D. một số tính trạng 16. Đột biến xảy ra ở vị trí nào trong gen làm cho quá trình dịch mã không thực hiện được? A. Đột biến ở mã mở đầu B. Đột biến ở bộ ba gần mã kết thúc C. Đột biến ở mã kết thúc D. Đột biến ở bộ ba giữa gen 17. Kết quả lai thuận-nghịch khác nhau và con luôn có kiểu hình giống mẹ thì gen q/đ tính trạng đó A. Nằm ngoài nhân B. nằm trên nhiễm sắc thể giới tính Y C. nằm trên nhiễm sắc thể thường D. nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X 18. Các đột biến điểm thường A. Có lợi cho SV B. Có lợi, có hại hoặc trung tính C. Gây hại cho cơ thể sinh vật D. Vô hại 19. Quá trình nhân đôi ADN diễn ra chủ yếu ở A. ribôxôm. B. tế bào chất. C. ti thể. D. nhân tế bào. 20. Tần số hoán vị gen như sau: AB = 49%, AC = 36%, BC = 13%, bản đồ gen như thế nào
  2. A. CAB B. BAC C. ACB D. ABC 21. Ở người, gen qui định tật dính ngón tay 2 và 3 nằm trên nhiễm sắc thể Y, không có alen tương ứng trên nhiễm sắc thể X. Một người đàn ông bị tật dính ngón tay 2 và 3 lấy vợ bình thường, sinh con trai bị tật dính ngón tay 2 và 3. Người con trai này đã nhận gen gây tật dính ngón tay từ A. Bố B. Bà ngoại C. Mẹ D. Ông nội 22. Khi các alen trội thuộc hai hay nhiều locut gen tương tác với nhau theo kiểu mỗi alen trội đều làm tăng sự biểu hiện của kiểu hình được gọi là kiểu tương tác A. Át chế B. cộng gộp C. Át chế của gen trội D. Bổ sung 23. Hợp tử được tạo ra do sự kết hợp của 2 giao tử (n + 1) với nhau có thể phát triển thành A. Thể tam bội B. Thể ba kép C. thể ba kép hoặc thể bốn D. thể bốn 24. Ở các loài sinh vật lưỡng bội, số nhóm gen liên kết ở mỗi loài bằng số A. nhiễm sắc thể trong bộ đơn bội của loài B. nhiễm sắc thể trong bộ lưỡng bội của loài C. giao tử của loài D. tính trạng của loài 25. Enzim xúc tác cho quá trình tổng hợp ARN là A. ARN pôlimeraza. B. ligaza C. amilaza. D. ADN pôlimeraza. 26. Nguyên tắc bổ sung được sử dụng trong phiên mã là: A. A- T, G- X B. A- T, A- U C. A- U, G- X D. A-U, G- X, T-A 27. Phép lai về 3 cặp tính trạng trội, lặn hoàn toàn giữa 2 cá thể AaBbDd x AabbDd sẽ cho thế hệ sau A. 8 kiểu hình: 27 kiểu gen B. 8 kiểu hình: 18 kiểu gen C. 4 kiểu hình: 9 kiểu gen D. 8 kiểu hình: 12 kiểu gen 28. Với n cặp gen dị hợp tử di truyền độc lập thì số loại giao tử F1 là A. (1/2)n B. 3n C. 4n D. 2n 29. Khả năng phản ứng của cơ thể sinh vật trước những thay đổi của môi trường do yếu tố nào qui định A. Điều kiện môi trường B. Kiểu gen của cơ thể C. Tác động của con người D. Kiểu hình của cơ thể 30. Mạch bổ sung của gen có đoạn 5’ ATAXXXGTAXAT 3’ thì mARN được phiên mã từ mạch khuôn của gen này có trình tự ribônuclêotit là: A. 5’ ATAXXXGTAXAT 3’ B. 5’ AUAXXXGUAXAU 3’ C. 3’ATAXXXG TAXAT 5’ D. 3’AUAXXXGUAXAU 5’ 31. Một tế bào sinh dưỡng của một loài có bộ nhiễm sắc thể kí hiệu: AaBbDdEe bị rối loạn phân li 1 cặp nhiễm sắc thể Dd trong phân bào sẽ tạo ra 2 tế bào con có kí hiệu nhiễm sắc thể là: A. AaBbDDdEe và AaBbdEe B. AaBbDDddEe và AaBbEe. C. AaBbDddEe và AaBbdEe D. AaBbDddEe và AaBbDEe 32. Một gen dài 510 nm, có 3600 liên kết hiđrô. Gen này bị đột biến thêm 1 cặp nuclêôtit và hơn gen bình thường 3 liên kết hiđrô. Số lượng từng loại nuclêôtit của gen đột biến là A. A = T = 901; G = X = 601 B. A = T = 901; G = X = 600 C. A = T = 900 ; G = X = 601. D. A = T = 899; G = X = 601. 33. Bằng phương pháp lai xa kết hợp gây đột biến đa bội đã tạo ra A. Thể tứ bội B. Thể ba C. thể song nhị bội D. Thể bốn 34. Điểm nào sau đây đúng với hiện tượng di truyền liên kết không hoàn toàn A. Làm xuất hiện các biến dị tổ hợp B. Mỗi gen nằm trên 1 nhiễm sắc thể C. Làm hạn chế các biến dị tổ hợp D. Luôn duy trì các nhóm gen liên kết quý 35. Xét một cặp nhiễm sắc thể tương đồng có trình tự sắp xếp các gen như sau ABCDEFGHI và abcdefghi. Do rối loạn trong quá trình giảm phân đã tạo ra một giao tử có nhiễm sắc thể trên với trình tự sắp xếp các gen là ABCdefFGHI. Có thể kết luận, trong giảm phân đã xảy ra hiện tượng: A. trao đổi đoạn NST không cân giữa 2 crômatit của 2 NST tương đồng. B. trao đổi đoạn NST không cân giữa 2 crômatit của 2 NST không tương đồng C. nối đoạn NST bị đứt vào NST tương đồng D. nối đoạn NST bị đứt vào NST không tương đồng 36. Dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể ở đại mạch làm tăng hoạt tính của enzim amilaza là A. Đảo đoạn B. Chuyển đoạn C. Lặp đoạn D. mất đoạn 37. Mỗi gen quy định một tính trạng, các gen trội là trội hoàn toàn. Phép lai nào sau đây cho thế hệ sau phân li kiểu hình theo tỉ lệ 1: 1: 1: 1? A. aaBb x AaBB B. AaBb x aaBb C. aaBb x aaBb D. Aabb x aaBb 38. Antitôđon trên phức hợp Met–tARN (axit amin mêtiônin - tARN) là A. 3’ AUG 5’ B. 3’ UGA 5’ C. 5’ UGA 3’ D. 5’ AUG 3’ 39. Dạng đột biến cấu trúc NST nào có vai trò quan trọng trong quá trình hình thành loài mới A. Đảo đoạn B. mất đoạn C. Chuyển đoạn D. Lặp đoạn 40. Trong di truyền tế bào chất, nếu chọn cây hoa loa kèn mầm xanh làm mẹ lai với cây hoa loa kèn mầm vàng làm bố, thì kiểu hình của con lai Fl là: A. 100% hoa loa kèn mầm xanh B. 3 mầm vàng : 1 mầm xanh C. 100% hoa loa kèn mầm vàng D. 50% mầm vàng : 50% mầm xanh
  3. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KT 1 TIẾT MÔN Sinh Học Thời gian làm bài: 45 phút; (40 câu trắc nghiệm) Mã đề thi 485 Họ, tên thí sinh:.......................................................................... Lớp:............................................................................... Câu 1: Với n cặp gen dị hợp tử di truyền độc lập thì số loại giao tử F1 là A. 3n . B. 4n . C. (1/2)n. D. 2n . Câu 2: Một gen ở sinh vật nhân sơ có 3000 nuclêôtit và có tỷ lệ A/G = 2/3 gen này bị đột biến mất 1 cặp nuclêôtit do đó giảm đi 2 liên kết hidrô so với gen bình thường. Số lượng từng loại nuclêôtit của gen mới được hình thành sau đột biến là : A. A = T = 900; G = X = 599 B. A = T = 600; G = X = 899 C. A = T = 599; G = X = 900 D. A = T = 600 ; G = X = 900 Câu 3: Cơ chế phát sinh đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể là A. làm đứt gãy nhiễm sắc thể, làm ảnh hưởng tới quá trình tự nhân đôi AND. B. làm đứt gãy nhiễm sắc thể dẫn đến rối loạn trao đổi chéo. C. tiếp hợp hoặc trao đổi chéo không đều giữa các crômatít. D. Các tác nhân gây đột biến ảnh hường đến quá trình tiếp hợp, trao đổi chéo... hoặc trực tiếp gây đứt gãy NST -> làm phá vỡ cấu trúc NST Câu 4: Trong quá trình dịch mã, loại axit nuclêic có chức năng vận chuyển axit amin là A. rARN B. ADN. C. mARN. D. tARN. Câu 5: Đơn phân của prôtêin là A. Axit amin B. Axit béo C. Nuclêôxôm D. Nuclêôtit Câu 6: Đặc điểm di truyền của tính trạng được quy định bởi gen lặn nắm trên NST giới tính X là: A. Di truyền chéo B. Di truyền thẳng C. Chỉ biểu hiện ở giới cái D. Chỉ biểu hiện ở giới đực Câu 7: Trên mạch mang mã gốc của gen có một bộ ba 3’AGX5’. Bộ ba tương ứng trên phân tử mARN được phiên mã từ gen này là: A. 5’XGU3’ B. 5’UXG3’ C. 5’GXT3’ D. 5’GXU3’ Câu 8: Thể đột biến là những cơ thể mang đột biến : A. gen hay đột biến nhiễm sắc thể. B. đã biểu hiện ra kiểu hình. C. nhiễm sắc thể. D. mang đột biến gen. Câu 9: Bệnh hồng cầu hình liềm ở người là do dạng đột biến: A. Thay thế 1 cặp Nu B. Đảo 1 cặp Nu C. Thêm một cặp Nu D. Mất 1 căp Nu Câu 10: Ở đậu thơm, tính trạng màu hoa do 2 cặp gen (A, a và B, b) phân li độc lập cùng tham gia quy định theo kiểu tương tác bổ sung. Khi trong kiểu gen đồng thời có mặt cả 2 gen trội A và B thì cho kiểu hình hoa đỏ thẫm, các kiểu gen còn lại đều cho kiểu hình hoa trắng. Cho biết quá trình giảm phân diễn ra bình thường, phép lai nào sau đây cho đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 9 cây hoa đỏ thẫm : 7 cây hoa trắng? A. AaBb x Aabb. B. AaBb x AaBb. C. AaBb x AAbb. D. AaBb x aaBb. Câu 11: Phép lai nào trong các phép lai sau đây đã giúp Coren phát hiện ra sự di truyền ngoài nhiễm sắc thể (di truyền ngoài nhân)? A. Lai phân tích B. Lai cận huyết C. Lai thuận nghịch D. Lai tế bào Câu 12: Dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể nào sau đây làm tăng số lượng gen trên một nhiễm sắc thể? A. Chuyển đoạn trên một nhiễm sắc thể. B. Lặp đoạn. C. Đảo đoạn. D. Mất đoạn. Câu 13: Phép lai AAaa x AAaa cho tỉ lệ phân li kiểu gen như thế nào? A. 1AAAA:8AAAa: 18AAaa :8Aaaa: 1aaaa B. 1AAAa:5AAaa:5Aaaa: 1aaaa C. 1AAAa:9AAaa:9Aaaa: 1aaaa D. 2AAAa:5Aaaa:4AAaa: 1aaaa Câu 14: Lúa tẻ có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 24. Số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào sinh dưỡng của cây lúa tẻ lệch bội thể một là: Trang 1/4 - Mã đề thi 485
  4. A. 21 B. 22 C. 23 D. 26 Câu 15: Một đoạn phân tử ADN ở sinh vật nhân thực có trình tự nuclêôtit trên mạch mang mã gốc là: 3'… AAAXAATGGGGA…5'. Trình tự nuclêôtit trên mạch bổ sung của đoạn ADN là: A. 5'... AAAGTTAXXGGT…3' B. 5'... TTTGTTAXXXXT…3' C. 5'... GGXXAATGGGGA…3' D. 5'... GTTGAAAXXXXT…3' Câu 16: Cơ sở tế bào học của hiện tượng hoán vị gen là gì? A. Các cặp alen nằm trên các cặp NST Tương đồng khác nhau B. Hoán vị gen xảy ra như nhau ở 2 giới đực và cái C. Sự trao đổi chéo giữa các crômatit khác nguồn gốc của cặp NST tương đồng dẫn đến sự trao đôi giữa các gen trên cùng 1 cặp NST tương đổng. D. Sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các NST Câu 17: Trong các mức cấu trúc siêu hiển vi của NST ởấinh vật nhân thực, sợi cơ bản có đường kính: A. 300 nm B. 30 nm C. 11nm D. 70 nm Câu 18: Mức phản ứng là gì: A. Là giới hạn phản ứng của kiểu hình trong điều kiện môi trường khác nhau. B. Là những biến đổi đồng loạt về kiều hình của cùng một kiểu gen C. Là tập hợp các kiểu hình của cùng một kiểu gen tương ứng với các điều kiện môi trường khác nhau D. Là giới hạn phản ứng của kiểu gẻntong điều kiện môi trường khác nhau Câu 19: Gen A đột biến thành gen a, sau đột biến chiều dài của gen không đổi, nhưng số liên kết hyđrô thay đồi đi một liên kết. Đột biến trên thuộc dạng nào? A. Mất 1 cặp Nuclêitid B. Thêm 1 cặp nuclêotid C. Thay thế 1 cặp nucleotid khác loại D. Thay thế một cặp nuclêotid cùng loại Câu 20: Hiện tượng di truyền nào làm hạn chế tính đa dang của sinh vật: A. Tương tác gen B. Phân li độc lập C. Hoán vị gen D. Liên kiết gen Câu 21: Trong trường hợp các gen phân li độc lập và quá trình giảm phân diễn ra bình thường, số loại giao tử tối đa có thể tạo ra từ cơ thể có kiểu gen AaBb là: A. 4 B. 16 C. 2 D. 8 Câu 22: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về sự tự nhân đôi của AND? A. Sau một lần tự nhân đôi, từ một phân tử AND hình thành nên hai phân tử ADN giống nhau, trong đó một phân tử AND có 2 mạch được tổng hợp mới hoàn toàn B. Mạch AND mới được tổng hợp liên tục theo chiều 3’-5’ C. Cơ chế tự nhân đôi AND diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo tồn D. Sự tự nhân đôi diễn ra trong tế bào ở kỳ giữa của quá trình phân bào Câu 23: Những thành phần nào sau đây tham gia cấu tạo nên nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực? A. mARN và prôtêin. B. tARN và prôtêin. C. rARN và prôtêin. D. ADN và prôtêin. Câu 24: Để biết chính xác kiểu gen của một cá thể có kiểu hình trội có thể căn cứ vào kết quả của A. lai thuận nghịch. B. lai gần. C. tự thụ phấn ở thực vật. D. lai phân tích. Câu 25: Cho cây có kiểu gen AaBb tự thụ phấn. Biết các gen phân li độc lập, tổ hợp tự do và quá trình giảm phân diễn ra bình thường. Tính theo lý thuyết, tỉ lệ kiểu gen AABB thu được ở đời con là A. 9/16 B. 3/16 C. 1/16 D. 7/16 Câu 26: Ở ruồi giấm, gen W quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen w quy định mắt trắng, các gen này nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X, không có alen tương ứng trên nhiễm sắc thể Y. Cho biết quá trình giảm phân diễn ra bình thường, phép lai nào sau đây cho đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 3 ruồi mắt đỏ : 1 ruồi mắt trắng và tất cả ruồi mắt trắng đều là ruồi đực? A. XwXw x XWY. B. XWXW x XwY. C. XWXW x XWY. D. XWXw x XWY. AB Ab Câu 27: Cho phép lai P: x . biết các gen liên kết hoàn toàn. Tính theo lý thuyết, tỉ lệ kiểu gen ab aB AB ở F1 là: aB Trang 2/4 - Mã đề thi 485
  5. A. 1/4 B. 1/16 C. 1/8 D. 1/2 Câu 28: Ở cà chua, gen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng. Cho cây cà chua tứ bội có kiểu gen AAaa lai với cây cà chua tứ bội có kiểu gen Aaaa. Cho biết các cây tứ bội giảm phân đều tạo giao tử 2n có khả năng thụ tinh, tính theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình ở đời con là A. 11 cây quả đỏ : 1 cây quả vàng. B. 3 cây quả đỏ : 1 cây quả vàng. C. 35 cây quả đỏ : 1 cây quả vàng. D. 1 cây quả đỏ : 1 cây quả vàng. Câu 29: Ở người, bệnh hoặc tật di truyền nào sau đây chỉ biểu hiện ở nam giới ? A. Tật có túm lông ở vành tai. B. Bệnh hồng cầu hình lưỡi liềm. C. Bệnh ung thư máu ác tính. D. Bệnh phêninkêto niệu. Câu 30: Trong quá trình giảm phân của ruồi giấm cái có kiểu gen AB/ab đã xảy ra hoán vị gen với tần số 17%. Tỷ lệ các loại giao tử được tạo ra từ ruồi giấm này A. AB  ab  33% ; Ab  aB  17% B. AB  ab  41,5% ; Ab  aB  8,5% C. AB  ab  8,5% ; Ab  aB  41,5% D. AB  ab  17% ; Ab  aB  33% Câu 31: Ở đậu Hà Lan, gen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Cho biết quá trình giảm phân diễn ra bình thường, phép lai cho đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1 cây hoa đỏ : 1 cây hoa trắng là A. Aa x aa. B. AA x aa. C. AA x Aa. D. Aa x Aa. Câu 32: Ở người, bệnh ung thư máu được phát hiện là do đột biến: A. Lặp đoạn NST 20 B. Mất đoạn NST 21 C. Mất đoạn NST 23 D. Lặp đoạn NST 23 Câu 33: Enzim xúc tác cho quá trình tổng hợp ARN là: A. Amilaza B. Ligaza C. AND- polimeraza D. ARN – Polimeraza Câu 34: Một trong những đặc điểm của thường biến là: A. Không thay đổi kiểu gen, không thay đổi kiểu hình B. Thay đổi kiểu gen và không thay đổi kiêu hình C. Thay đổi kiểu gen và thay đổi kiểu hình D. không thay đổi kiểu gen, thay đổi kiểu hình Câu 35: Một gen ở sinh vật nhân thực có số lượng các loại nuclêôtit là: A = T = 600 và G = X = 300. Tổng số liên kết hiđrô của gen này là: A. 2100 B. 1200 C. 1500 D. 1800 Câu 36: Trong mô hình cấu trúc operon Lac, vùng vận hành là nơi: A. mang thông tin quy định cấu trúc Prôtêin ức chế B. Prôtêin ức chế có thể liên kết làm ngăn cản sự phiên mã C. Chứa thông tin mã hoá các axit amin trong phân tử prôtêin cấu trúc D. ARN bám vào và khởi đầu phiên mã Câu 37: Đối tượng chủ yếu được Menden sử dụng để nghiên cứu di truyền là : A. Đậu hà lan B. Ruồi giấm C. Bí ngô D. Cà chua Câu 38: Trong gen cấu trúc của sinh vật nhân thực, các đoạn êxôn A. mang tín hiệu kết thúc phiên mã B. mang thông tin mã hóa các axit amin C. mang tín hiệu khởi đầu dịch mã D. mang tín hiệu khởi đầu phiên mã Câu 39: Đột biến gen( đột biến điểm) là những biến đổi: A. kiểu hình do ảnh hưởng của môi trường B. Kiểu gen của cơ thể do lai giống C. Trong cấu trúc của gen liên quan tới một cặp nuclêotid, xảy ra tại một điểm nào đó trên phân tử AND D. Trong vật chất di truyền ở cấp độ tế bào Câu 40: Mã di truyền là A. Các axitamin đựơc mã hoá trong gen. B. 3 nuclêôtit liền kề cùng loại hay khác loại đều mã hoá cho một axitamin. C. một bộ ba mã hoá cho một axitamin. D. Trình tự sắp xếp các nulêôtit trong gen quy định trình tự sắp xếp các axit amin trong prôtêin. ----------------------------------------------- Trang 3/4 - Mã đề thi 485
  6. ----------- HẾT ---------- Trang 4/4 - Mã đề thi 485
  7. Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT – HK I – NH 2011 - 2012 Tổ Sinh – CN MÔN : Sinh học 12 (Đề thi gồm có 4 trang) (Thời gian làm bài : 45 phút) Mã đề 209 Họ, tên học sinh:.......................................................................lớp 12…. I.PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ HỌC SINH (27 câu, từ câu 1 đến câu 28) Câu 1: Bệnh, hội chứng nào sau đây liên quan đến những biến đổi về số lượng nhiễm sắc thể giới tính ? A. Hội chứng Đao. B. Bệnh mù màu. C. Bệnh máu khó đông. D. Hội chứng Tớc nơ . Câu 2: Gen D có 3600 liên kết hidro và số nuleotit loại A chiếm 30% tổng số nuleotit của gen.Gen D bị đột biến mất 1 cặp A – T thành gen d.Một tế bào có cặp gen Dd nguyên phân 1 lần, số nucleotit mỗi loại mà môi trường nội bào cung cấp cho cặp gen này nhân đôi là: A. A= T = 899, G = X= 600 B. A= T = 1799, G = X= 1200 C. A= T = 1199, G = X= 1800 D. A= T = 1800, G = X= 1200 Câu 3: Cơ chế phát sinh thể đa bội chẵn là A. Tất cả các cặp NST tự nhân đôi nhưng không phân ly. B. Một cặp NST nào đó tự nhân đôi nhưng không phân ly. C. Tất cả các cặp nhiễm sắc thể (NST) tự nhân đôi nhưng có một số cặp NST không phân ly. D. Một số cặp NST nào đó tự nhân đôi nhưng không phân ly. Câu 4: Ở đậu Hà lan alen A quy định hoa đỏ ,alen a quy định hoa trắng . Chọn 1 cây đậu Hà lan có kiểu gen dị hợp tử với kiểu hình hoa đỏ tự thụ phấn .Ở đời sau ,người ta lấy ngẫu nhiên 2 hạt đem gieo .Xác suất cả hai hạt cho ra cả hai cây đều có hoa trắng là : A. 1/ 16. B. 1 /4. C. 1/2. D. 1/ 8. Câu 5: Ở người, gen A quy định mắt đen trội hoàn toàn so với gen a quy định mắt xanh. Mẹ và bố phải có kiểu gen và kiểu hình như thế nào để con sinh ra có người mắt đen, có người mắt xanh A. Mẹ mắt đen (Aa) x Bố mắt đen (Aa). B. Mẹ mắt xanh (Aa) x Bố mắt đen (AA). C. Mẹ mắt đen (AA) x Bố mắt đen (AA). D. Mẹ mắt đen (AA) x Bố mắt xanh (Aa). Câu 6: Nội dung chính của qui luật phân li là gì? A. F1 đồng tính còn F2 phân tính xấp xỉ 3 trội: 1lặn. B. Các cặp alen không hoà trộn vào nhau trong giảm phân. C. F2 phân li kiểu hình xấp xỉ 3 trội : 1 lặn. D. Các thành viên của cặp alen phân li đồng đều về các giao tử. Câu 7: Trong trường hợp giảm phân và thụ tinh bình thường, một gen quy định một tính trạng và gen trội là trội hoàn toàn. Tính theo lí thuyết, phép lai AaBb× AaBb sẽ cho kiểu gen mang 1 một đồng hợp và 1 dị hợp ở đời con chiếm tỉ lệ: A. 3/8. B. 1/8. C. 1/2. D. 1/4. Câu 8: Trong trường hợp giảm phân và thụ tinh bình thường, một gen quy định một tính trạng và gen trội là trội hoàn toàn. Tính theo lí thuyết, phép lai AaBb× AaBb sẽ cho kiểu hình mang 1 tính trạng trội và 1 tính trạng lặn ở đời con chiếm tỉ lệ A. 3/16. B. 3/8. C. 1/8. D. 9/16. Câu 9: Điều nào sau đây không đúng với mức phản ứng : A. Mức phản ứng không được di truyền. B. Mức phản ứng là tập hợp các kiểu hình của một kiểu gen tương ứng với những điều kiện môi trường khác nhau. C. Tính trạng chất lượng có mức phản ứng hẹp.
  8. D. Tính trạng số lượng có mức phản ứng rộng. Câu 10: Cho biết mỗi gen quy định 1 tính trạng,các gen phân li độc lập, gen trội là trội hoàn toàn và không có đột biến xảy ra.Tính theo lí thuyết, phép lai AaBbDd x AaBbDd cho đời con có kiểu hình mang 2 tính trạng trội và 1 tính trạng lặn chiếm tỉ lệ: A. 6/64. B. 9/64. C. 9/128. D. 27/64. Câu 11: Ở ruồi giấm, alen A quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định mắt trắng. Trong trường hợp không xảy ra đột biến, phép lai nào sau đây cho đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 2 ruồi cái mắt đỏ : 1 ruồi đực mắt đỏ : 1 ruồi đực mắt trắng? A. XAXA x XaY. B. XaXa x XAY. C. XAXa x XAY. D. XAXa x XaY. Câu 12: Biết rằng mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn,các gen liên kết hoàn toàn. Phép lai nào sau đây cho đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1 : 1 : 1 : 1? ab ab Ab aB AB Ab Ab aB A. x . B. x . C. x . D. x . aB ab ab ab ab ab ab aB Câu 13: Loại đột biến nhiễm sắc thể nào sau đây làm thay đổi số lượng gen trên một nhiễm sắc thể? A. Đột biến đa bội . B. Đột biến mất đoạn. C. Đột biến đảo đoạn. D. Đột biến lệch bội. Câu 14: Quy luật phân ly độc lập thực chất nói về : A. Sự phân ly độc lập của các tính trạng. B. Sự phân ly kiểu hình theo tỉ lệ 9: 3: 3: 1. C. Sự tổ hợp các alen trong quá trình thụ tinh. D. Sự phân ly độc lập của các alen trong quá trình giảm phân. Câu 15: Một quần thể sinh vật có gen A bị đột biến thành gen a, gen B bị đột biến thành gen b.Biết các cặp gen tác động riêng rẽ và gen trội là trội hoàn toàn.Các kiểu gen nào sau đây là của thể đột biến? A. AABB, AABb. B. AABb, AaBB. C. aaBb, Aabb. D. AaBb, AABB. AB Câu 16: Trong quá trình giảm phân của ruồi giấm cái có kiểu gen đã xảy ra hoán vị gen với tần số ab 17%. Tỷ lệ các loại giao tử được tạo ra từ ruồi giấm này A. AB  ab  41,5% ; Ab  aB  8,5% B. AB  ab  33% ; Ab  aB  17% C. AB  ab  17% ; Ab  aB  33% D. AB  ab  8,5% ; Ab  aB  41,5% Câu 17: Trong trường hợp các gen phân li độc lập, tác động riêng rẽ và các gen trội là trội hoàn toàn, phép lai giữa hai bố mẹ là : ♂AaBbCcDd x ♀ AabbCcdd Tính theo lý thuyết sẽ cho tỉ lệ kiểu hình giống mẹ ở đời con chiếm tỉ lệ : A. 1/16 B. 9/64 C. 27/256 D. 81/256 Câu 18: Ở người Alen a nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X quy định bệnh mù màu, alenA nhìn bình thường. Bố, mẹ đều không mắc bệnh, sinh 1 con trai mù màu và một con gái bình thường ,người con gái này lớn lên lấy chồng không bị bệnh mù màu ,thì xác suất ngẫu nhiên sinh ra 1 đứa con trai bị bệnh mù màu sẽ chiếm tỉ lệ là : A. 75 % B. 25% C. 50% D. 12,5 % Câu 19: Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 24. Số loại thể một có thể có ở loài này là: A. 25. B. 15. C. 23. D. 12. Câu 20: Trong mô hình cấu trúc của operon Lac, vùng vận hành là nơi: A. Protein ức chế có thể liên kết làm ngăn cản sự phiên mã. B. ARN polimeraza bám vào và khởi đầu phiên mã. C. chứa thông tin mã hóa các axit amin trong phân tử protein. D. Mang thông tin quy định cấu trúc protein ức chế. Câu 21: Phát biểu nào sau đây về nhiễm sắc thể giới tính là đúng ? A. Ở tất cả các loài động vật, cá thể cái có cặp nhiễm sắc thể giới tính XX, cá thể đực có cặp nhiễm sắc thể giới tính XY.
  9. B. Trên nhiễm sắc thể giới tính, ngoài các gen quy định tính đực, cái còn có các gen quy định các tính trạng thường. C. Nhiễm sắc thể giới tính chỉ tồn tại trong tế bào sinh dục, không tồn tại trong tế bào xoma. D. Ở tất cả các loài động vật, nhiễm sắc thể giới tính chỉ gồm 1 cặp tương đồng, giống nhau giữa giới đực và cái. Câu 22: Ở sinh vật nhân sơ điều hòa hoạt động gen diễn ra chủ yếu ở giai đoạn: A. Trước phiên mã. B. Sau dịch mã. C. Phiên mã. D. Dịch mã. Câu 23: Các mã bộ ba khác nhau bởi : A. Thành phần và trật tự của các nucleotit. B. Trật tự của các nucleotit. C. Số lượng và thành phần các nucleotit. D. Số lượng các nucleotit. Câu 24: Đột biến thay thế cặp nucleotit này bằng cặp nucleotit khác nhưng trình tự axit amin vẫn không thay đổi.Nguyên nhân là do: A. Mã di truyền có tính phổ biến. B. Mã di truyền có tính thoái hóa C. Mã di truyền là mã bộ ba. D. Mã di truyền có tính đặc hiệu. Câu 25: Trong trường hợp mỗi cặp tính trạng do 1 cặp gen quy định và trội hoàn toàn.Ở phép lai AaBbDd x AabbDd, Tính theo lý thuyết đời con có: A. 16 loại kiểu gen, 8 loại kiểu hình. B. 12 loại kiểu gen, 4 loại kiểu hình C. 16 loại kiểu gen, 4 loại kiểu hình D. 18 loại kiểu gen, 8 loại kiểu hình. Câu 26: Điều nào sau đây đúng khi nói về thể đa bội lẻ? A. Có hàm lượng ADN nhiều gấp 2 lần so với thể lưỡng bội. B. Có khả năng sinh sản hữu tính bình thường. C. Có tế bào mang bộ nhiễm sắc thể (2n + 1) D. Không có khả năng sinh sản hữu tính bình thường. Câu 27: Gen A bị đột biến thành gen a.Khi gen A và a cùng tự nhân đôi liên tiếp 3 lần thì số nucleotit tự do mà môi trường nội bào cung cấp cho gen a ít hơn so với gen A là 28 nucleotit.Dạng đột biến xảy ra với gen A là: A.Mất 2 cặp nucleotit. B. Mất 1 cặp nucleotit. C. Đảo vị trí 2 cặp nucleotit. D. Thay thế 1 cặp nucleotit. Câu 28: Kiểu gen của cá chép không vảy là Aa, cá chép có vảy là aa.Kiểu gen AA làm trứng không nở.Tính theo lí thuyết, phép lai giữa các cá chép không vảy sẽ có tỉ lệ kiểu hình ở đời con là: A. 3 cá chép không vảy:1 cá chép có vảy B. 1 cá chép không vảy:2 cá chép có vảy C. 2 cá chép không vảy:1 cá chép có vảy D. 100% cá chép không vảy. II.PHẦN RIÊNG (Học sinh được chọn 1 trong 2 phần để làm bài: Phần A hoặc phần B) A.THEO CHƯƠNG TRÌNH CƠ BẢN (7 câu, từ câu 29 đến câu 35) Câu 29: Người mắc bệnh, hội chứng nào sau đây thuộc thể ba? A. Hội chứng Đao B. Hội chứng AIDS C. Bệnh hồng cầu hình liềm D. Hội chứng Tơcnơ Câu 30: Dạng NST bình thường A B C D E .• F G H Bị đột biến thành A B C F.• E D G H Nhaän xeùt naøo sau ñaây laø ñuùng ? A. Làm thay đổi hình dạng NST B. Tăng cường độ biểu hiện của tính trạng C. Không làm thay đổi trật tự phân bố các gen D. Làm thay đổi nhóm gen liên kết . Câu 31: Ở 1 loài thực vật có 2n = 24.Số nhóm gen liên kết của loài là: A. 24 B. 2 C. 6 D. 12 Câu 32: Khi nói về đột biến gen, phát biểu nào sau đây không đúng? A. Đột biến gen làm xuất hiện các alen khác nhau trong quần thể. B. Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen. C. Đột biến gen có thể gây hại nhưng cũng có thể vô hại hoặc có lợi cho thể đột biến.
  10. D. Đột biến gen làm thay đổi vị trí của gen trên nhiễm sắc thể. Câu 33: Alen B có số lượng nucleotit loại A = 20% tổng nucleotit của gen và có G = 900 nucleotit. Gen B bị đột biến điểm tạo ra alen b .Alen b kém alen B 2 liên kết hidro . Nucleotit mỗi loại của alen b là : A. A= T = 598 ; G = X = 902 B. A= T = 599 ; G = X = 900 C. A= T = 600 ; G = X = 900 D. A= T = 602 ; G = X = 898 Câu 34: Trong một thí nghiệm ,người ta cho cây hoa đỏ lai với cây hoa trắng thu được F1 toàn hoa đỏ .Cho các cây F1 tự thụ phấn thu được các cây F2 với tỉ lệ phân ly kiểu hình là 56,25% cây hoa đỏ và 43,75% cây hoa trắng . Tính theo lí thuyết , cây hoa trắng ở F2 đồng hợp các cặp gen chiếm tỉ lệ A. 7/16 B. 9/16 C. 3/16 D. 2/16 H h Câu 35: Cơ thể có kiểu gen AABbDdX X qua giảm phân bình thường, tính theo lý thuyết có thể tạo ra số loại giao tử là: A. 8 B. 6 C. 2 D. 16 B.THEO CHƯƠNG TRÌNH NÂNG CAO (7 câu, từ câu 36 đến câu 42) Câu 36: Một gen chứa 4050 liên kết hidro và có hiệu số giữa nucleotit loại X với một loại nucleotit không bổ sung với nó là 20%.Chiều dài của gen trên là: A. 4080A 0 B. 2550 A 0 C. 5100 A 0 D. 9180 A 0 Câu 37: Ở một loài thực vật, cho lai cây hoa màu đỏ với cây hoa có màu trắng ( mang gen lặn ) F1 phân li kiểu hình theo tỉ lệ 3 cây hoa màu trắng : 1 cây hoa màu đỏ. Tỉ lệ phân ly kiểu gen ở F1 là A. 3:1 B. 1:1 C. 1:1:1:1 D. 1: 2:1 Câu 38: Khi nói về cơ chế di truyền ở sinh vật nhân thực, trong điều kiện không có đột biến xảy ra, phát biểu nào sau đây là không đúng? A. Trong tái bản ADN, sự kết cặp các nuclêôtit theo nguyên tắc bổ sung xảy ra ở tất cả các nuclêôtit trên mỗi mạch đơn. B. Trong dịch mã, sự kết cặp các nuclêôtit theo nguyên tắc bổ sung xảy ra ở tất cả các nuclêôtit trên phân tử mARN. C. Trong phiên mã, sự kết cặp các nuclêôtit theo nguyên tắc bổ sung xảy ra ở tất cả các nuclêôtit trên mạch mã gốc ở vùng mã hoá của gen. D. Sự nhân đôi ADN xảy ra ở nhiều điểm trong mỗi phân tử ADN tạo ra nhiều đơn vị tái bản. Câu 39: Phát biểu nào sau đây là sai ? A. Hậu quả của đột biến lặp đoạn là thay đổi nhóm gen liên kết. B. Lặp đoạn làm tăng hoặc giảm cường độ biểu hiện của các tính trạng. C. Chuyển đoạn lớn thường gây chết hoặc làm mất khả năng sinh sản ở sinh vật. D. Đột biến đảo đoạn gây ra sự sắp xếp lại các gen. Câu 40: Ở một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp, alen B quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định quả vàng. Cho cây thân cao, quả đỏ giao phấn với cây thân cao, quả đỏ (P), trong tổng số các cây thu được ở F1, số cây có kiểu hình thân thấp, quả vàng chiếm tỉ lệ 1%. Biết rằng không xảy ra đột biến, tính theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình thân cao, quả đỏ đồng hợp ở F1 chiếm tỉ lệ là: A. 1% B. 56,25% C. 26% D. 51% Câu 41: Ở một loài thực vật, gen A qui định thân cao là trội hoàn toàn so với thân thấp do gen a qui định. Cho cây thân cao 4n có kiểu gen AAaa giao phấn với cây thân cao 4n có kiểu gen Aaaa Biết rằng, cây tứ bội giảm phân bình thường cho giao tử 2n, kết quả phân ly kiểu hình ở F1 sẽ là : A. 5 cao: 1 thấp. B. 11 cao: 1 thấp. C. 3 cao: 1 thấp. D. 35 cao: 1 thấp. Câu 42: Cho biết mỗi gen quy định 1 tính trạng,các gen phân li độc lập, gen trội là trội hoàn toàn và không có đột biến xảy ra.Tính theo lí thuyết, phép lai AaBbDdEe x AaBbDdEe cho đời con có kiểu hình mang 2tính trạng trội và 2tính trạng lặn chiếm tỉ lệ: A. 27/128 B. 8/128 C. 9/256 D. 9/64 -----------------------------------------------
  11. ----------- HẾT ----------
  12. Sở GD-ĐT Tỉnh Phú Yên Kiểm tra một tiết - Năm học 2010-2011 Trường THPT Trần Phú Môn: Sinh 12 Thời gian: 45 phút Họ tên học sinh: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .SBD: . . . . . . . . .Lớp: 12A . . . 01. ; / = ~ 06. ; / = ~ 11. ; / = ~ 16. ; / = ~ 02. ; / = ~ 07. ; / = ~ 12. ; / = ~ 17. ; / = ~ 03. ; / = ~ 08. ; / = ~ 13. ; / = ~ 18. ; / = ~ 04. ; / = ~ 09. ; / = ~ 14. ; / = ~ 19. ; / = ~ 05. ; / = ~ 10. ; / = ~ 15. ; / = ~ 20. ; / = ~ Mã đề: 170 Câu 1. Chỉ xét sự di truyền về một tính, tỉ lệ phân li KH 3 :3 :2 chỉ đúng với kiểu tương tác nào ? A. Bổ trợ 9 :6 :1 B. Át chế 12 :3 :1 C. Cộng gọp 15 :1 D. át chế 9 :3 :4 Câu 2. Cho 1 NSTcó trình tự gen như sau ABCD*EFGH một đột biến cấu trúc làm cho NST có trình tự gen như sau ABCFE*DGH. Đột biến này thường dẫn đến hậu quả A. Giảm cường độ biểu hiện tính trạng B. Gây chết hoặc giảm sức sống C. ít ảnh hưởng đến sức sống D. Gây chết hoặc bất thụ Câu 3. Trong trường hợp trội không hoàn toàn, khi lai giữa hai bố mẹ thuần chủng khác nhau một cặp tính trạng tương phản sau đó cho F1 tự thụ hoặc giao phấn thì ở F2 xuất hiện tỉ lệ phân tính A. 3:1 B. 1:1 C. 1:2:1 D. 1:1:1:1 Câu 4. Con sinh ra luôn có nhóm máu giống bố và mẹ khi A. mẹ máu A x bố máu B B. mẹ máu A x bố máu A
  13. C. mẹ máu O x bố máu O D. mẹ máu AB bố máu AB Câu 5. Cơ thể có kiểu gen AAaa thuộc dạng A. 4n hoặc 2n+2 B. 2n+2 C. 2n+1+1 hoặc 2n+2 D. 4n Câu 6. Mooc gan đã dùng phép lai nào sau đây để tìm ra quy luật di truyền liên kết? A. Lai tương đương B. Lai phân tích C. Lai thuận ngịch D. Lai phân tích và lai thuận ngịch Câu 7. Dạng ĐBG nào sau đây gây hậu quả lớn nhất? A. thêm vào 1 cặp nu ở cuối gen B. Mất cặp nu thứ 4 của gen C. thay thế cặp nu thứ 4 của gen D. Mất 3 cặp nu thứ 4,5,6 của gen Bd Câu 8. Cơ thể có KG Aa giảm phân bình thường cho tối thiểu, tối đa là bao nhiêu bD loại giao tử? A. 4 và 16 B. 2 và 8 C. 8 và 16 D. 4 và 8 Câu 9. Quy luật di truyền nào làm xuất hiện biến dị tổ hợp khác hẳn với bố mẹ A. Tác động bổ trợ và tác động cộng gộp B. tác động bổ trợ và tác động át chế C. tương tác gen và hoán vị gen D. Tác động át chế và tác động cộng gộp Câu 10. Xét một gen gồm 2 alen (A và a), nằm trên NST thường thì trong quần thể có thể có bao nhiêu phép lai A. 5 B. 3 C. 4 D. 6 Câu 11. Một gen nhân đôi 1 lần đã sử dụng của môi trường 2400 nuclêôtit, trong đó có 20% Ađênin. Mỗi gen con tạo ra có bao nhiêu liên kết hiđrô? A. 3120 B. 2310 C. 2130 D. 1230 Câu 12. Sự biểu hiện điều hoà hoạt động của gen ở sinh vật nhân thực diễn ra ở cấp độ nào?
  14. A. Diễn ra hoàn toàn ở cấp độ trước phiên mã, phiên mã và dịch mã B. Diễn ra hoàn toàn ở cấp độ trước phiên mã C. Diễn ra chủ yếu ở cấp độ trước phiên mã, phiên mã, dịch mã và sau dịch mã D. Diễn ra hoàn toàn ở cấp độ phiên mã và dịch mãs Câu 13. Hiện tượng di truyền liên kết giới tính được ai phát hiện và trên đối tương nào? A. Moocgan với đối tượng ruồi giấm B. Bo với đối tượng hoa loa kèn C. Cacpesenko với đối tượng bắp cải D. Menđen với đối tượng hà lan Câu 14. Cho B thân cao > b thân thấp. Phép lai nào sau đây cho tỉ lệ KH ở F1 là : 3 cao: 1 thấp A. P: BBBB x bbbb B. P: BBbb x BBbb C. P: BBbb x bbbb D. P: Bbbb x Bbbb Câu 15. Ở người gen A quy định tính trạng mắt đen> a mắt xanh; B tóc xoăn > b tóc thẳng. gen IA quy định máu A, IB quy định máu B, I0 quy định máu O, IA và IB tương đương nhau đều trội hoàn toàn so với I0 . Các cặp gen nói trên đều nằm trên các cặp NST thường khác nhau.Với các tính trạng nói trên số loại kiểu gen có thể tạo ra tối đa là A. 24 B. 32 C. 54 D. 16 Câu 16. Ở người, gen m nằm trên NST X quy định bệnh mù màu, M nhìn màu bình thường.Bố mẹ đều không mắc bệnh, sinh 1 đứa con gái bình thường, 1 con trai mù màu. Kiểu gen của cặp bố mẹ nói trên là A. XMY x XmXm B. XMXm, XMY C. XMXM x XMY D. XMY x XMXm Câu 17. Tỉ lệ kiểu gen giống bố mẹ ở đời con trong phép lai AAaa (4n) x AAaa (4n) là A. 35/36 B. 8/36 C. 18/36 D. 34/36 Câu 18. Một gen có 225 A và 525 X. Sau khi bị đột biến nhân đôi 3 đợt đã tạo ra số gen con chứa tất cả 1800T và 4208G. Dạng đột biến đã xảy ra là
  15. A. Mất 1 cặp A-T B. Thêm 1 cặp G-X C. Thay 1 cặp A-T bằng 1 cặp G-X D. Thay 1 cặp G-X bằng 1 cặp A-T Câu 19. Phép lai giữa hai cá thể có kiểu gen AaBBDd x AaBbdd với các gen trôị là trội hoàn toàn. Kiểu gen AaBbDd ở F1 chiếm tỉ lệ A. 1/16 B. 1/8 C. ¼ D. ½ Câu 20. Nội dung chủ yếu của phương pháp phân tích cơ thể lai của Menden là 1. Tạo dòng thuần về từng cặp tính trạng tương phản 2. Lai các dòng thuần chủng khác nhau về một hoặc vài ba cặp tính trạng tương phản, theo dõi riêng con cháu của từng cặp bố mẹ 3. Sử dụng toán xác suất để phân tích kết quả lai và đưa ra giả thuyết khoa học 4. Tiến hành thí nghiệm chứng minh cho giả thuyết của mình A. 1,2,3 B. 2,3,4 C. 1,2,3,4 D. 1,2,4
  16. Sở GD-ĐT Tỉnh Phú Yên Kiểm tra một tiết - Năm học 2010-2011 Trường THPT Trần Phú Môn: Sinh 12 Thời gian: 45 phút Họ tên học sinh: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .SBD: . . . . . . . . .Lớp: 12A . . . 01. ; / = ~ 06. ; / = ~ 11. ; / = ~ 16. ; / = ~ 02. ; / = ~ 07. ; / = ~ 12. ; / = ~ 17. ; / = ~ 03. ; / = ~ 08. ; / = ~ 13. ; / = ~ 18. ; / = ~ 04. ; / = ~ 09. ; / = ~ 14. ; / = ~ 19. ; / = ~ 05. ; / = ~ 10. ; / = ~ 15. ; / = ~ 20. ; / = ~ I. Trắc Nghiệm Mã đề: 1123 01. Mức phản ứng là a. mức độ biểu hiện kiểu hình trước những điều kiện môi trường khác nhau. b. giới hạn thường biến của một kiểu gen hay nhóm gen trước môi trường khác nhau. c. khả năng biến đổi của sinh vật trước sự thay đổi của môi trường. d. khả năng sinh vật có thể có thể phản ứng trước những điều kiện bật lợi của môi trường. 02. Đối với ôpêrôn lac ở E.coli thì tín hiệu điều hoà hoạt động của gen được thể hiện là a. khi không có mantôzơ, gen cấu trúc không được biểu hiện, còn khi trong môi trường tế bào chỉ có mantôzơ thì gen cấu trúc mới được biểu hiện, nghĩa là được phiên mã để tổng hợp prôtêin b. khi không có saccarôzơ, gen cấu trúc không được biểu hiện, còn khi trong môi trường tế bào chỉ có saccarôzơ thì gen cấu trúc mới được biểu hiện, nghĩa là được phiên mã để tổng hợp prôtêin c. khi không có lactôzơ, gen cấu trúc không được biểu hiện, còn khi trong môi trường tế bào chỉ có lactôzơ thì gen cấu trúc mới được biểu hiện, nghĩa là được phiên mã để tổng hợp prôtêin d. khi không có glucôzơ, gen cấu trúc không được biểu hiện, còn khi trong môi trường tế bào chỉ có glucôzơ thì gen cấu trúc mới được biểu hiện, nghĩa là được phiên mã để tổng hợp prôtêin 03. Sự nhân đôi DAN ở tế bào nhân thực khác nhân sơ như thế nào ? a. Diễn ra nhanh hơn b. có ít loại enzim tham gia hơn c. Diễn ra nhiều điểm trong mỗi phân tử DAN và có nhiều loại enzim tham gia d. Năng lượng ít tiêu tốn hơn 04. Sợi có chiều ngang 30nm là a. sợi cơ bản b. sợi nhiễm sắc c. vùng xếp cuộn d. crômatic 05. Trong quá trình phiên mã của một gen a. có thể có nhiều mARN được tổng hợp theo nhu cầu prôtêin của tế bào b. nhiều tARN được tổng hợp từ gen đó phục vụ cho qúa trình dịch mã c. nhiều rARN được tổng hợp từ gen đó để tham gia vào việc tạo nên các RBX phục vụ cho qúa trình dịch mã d. chỉ có thể có một mARN được tổng hợp từ gen đó trong chu kì tế bào 06. Kết quả của phép lai thuận nghịch khác nhau theo kiểu đời con luôn có kiểu hình giống mẹ thì gen quy định tính trạng đó a. nằm ở ngoài nhân. b. nằm trên NST thường. c. nằm trên NST giới tính. d. có thể nằm trên NST thường hoặc NST giới tính. 07. Thể đột biến là a. Tập hợp các đột biến của cá thể b. Tập hợp các tế bào bị đột biến c. Cá thể mang độtbiến đã biểu hiện ra kiểu hình d. Cá thể có kiểu hình khác bố mẹ 08. Gen A dài 0,3366μm , có A = 180. Gen A bị đột biến thành gen a có G = 809, chiều dài 2 gen bằng nhau. Dạng đột biến là a. Mất 1 cặp A-T b. Đảo vị tríc các cặp nu c. thay thế 1 cặp A-T = 1 cặp G-X d. Thay thế 1 cặp G-X = 1 cặp A-T 09. Cho 1cặp NSTcó trình tự gen như sau ABCD*EFGH và abcd*efgh . Khi giảm phân thấy tạo ra giao tử abcgfe*dh. Đây là dạng a. Đột biến chuyển đoạn b. Đột biến đảo đoạn NSt c. Đột biến đảo đoạn chứa tâm động d. Tất cả đều sai
  17. 10. Ở người sự rối loạn phân li của cặp NST 18 trong lần phân bào I của một tế bào sinh tinh sẽ tạo ra a. Tinh trùng không có NST thứ 18 (chỉ có 22 NST , không có NST thứ 18) b. 2 tinh trùng bình thường(23 NST) và 2 tinh trùng thừa 1 NST 18 (24 NST thừa 2 NST 18) c. 2 tinh trùng thiếu NST 18(22 NST, thiếu 1 NST18) và 2 tinh trùng thừa 1 NST 18 (24 NST , thừa 2 NST 18) d. 4 tinh trùng bình thường , thừa 1 NST 18 11 Cho B thân cao > b thân thấp. Phép lai nào sau đây cho tỉ lệ KH ở F1 là : 5 cao : 1 thấp (các cây đem lai giảm phân bình thường) a. P: Bbb x Bb b. P: BBb x Bb c. P: BBb x BBb d. P: BBb x bb 12. Xét một gen gồm 2 alen (A và a), nằm trên NST thường. Số kiểu gen bình thường tối đa có thể có là a. 3 b. 4 c. 2 d. 5 13. Con sinh ra luôn có nhóm máu không trùng bố và mẹ là A. Máu A x Máu O B. Máu A x Máu B C. Máu AB x Máu O D. Máu O x Máu O 14 . Ở người gen A quy định tính trạng mắt đen> a mắt xanh; B tóc xoăn > b tóc thẳng. gen IA quy định máu A, IB quy định máu B, I0 quy định máu O, IA và IB tương đương nhau đều trội hoàn toàn so với I0 . Các cặp gen nói trên đều nằm trên các cặp NST thường khác nhau. Với các tính trạng nói trên số loại kiểu gen có thể tạo ra tối đa là a. 16 b. 32 c. 54 d. 24 15: ÔÛ kieàu maïch, caùc toå hôïp coù gen troäi A- qui ñònh haït ñen vaø aùt cheá söï hoaït ñoäng cuûa gen B, b; Gen B hoaït ñoäng thì qui ñònh haït xaùm, gen b khoâng toång hôïp ñöôïc saéc toá neân maøu traéng. Caùc caây coù haït maøu ñen coù soá kieåu gen laø a. 1. b. 4. c. 6. d. 9. 16 . Cá thể dị hợp cả về 3 cặp alen trên có thể hình thành bao nhiêu kiểu gen khác nhau ? a. 8 b. 10 c. 11 d. 4 Bd 17. Cơ thể có KG Aa giảm phân cho giao tử a bD = 18%. Tỉ lệ giao tử ABD là ? bD a.32% b. 7% c. 18% d. 23% 18. Ở gà gen A quy định lông đốm, a quy định lông đen liên kết trên NST X, B mào to < b quy định mào nhỏ nằm trên NST thường. F1 phân li 25% gà trống lông đốm mào to : 25% gà trống long đóm mào nhỏ : 25% gà mái lông đen mào to : 25% gà mái lông đen mào nhỏ. Kiểu gen của bố mẹ sẽ là a. XAXaBb x XaYbb b. XaXaBb x XAYbb a a A a a A c. X X bb x X YBb hoặc X X Bb x X Ybb d. XaXabb x XAYbb 19. Tần số HVG được xác định bằng a. Tổng tỉ lệ của hai loại giao tử mang gen hoán vị và không hoán vị b. Tổng tỉ lệ của hai loại giao tử mang gen hoán vị c. Tổng tỉ lệ các KH giống bố mẹ d. Tổng tỉ lệ các KH khác bố mẹ 20. Ở đậu Hà Lan, hạt vàng trội hoàn toàn so với hạt xanh. Cho giao phấn giữa cây hạt vàng thuần chủng với cây hạt xanh được F1 . Cho F1 tự thụ phấn thì tỉ lệ KH ở cây F2 như thế nào ? a. 7 hạt vàng : 4 hạt xanh b. 3 hạt vàng : 1 hạt xanh c. 1 hạt vàng : 1 hạt xanh d. 5 hạt vàng : 3 hạt xanh II. Tự Luận 1. Trình bày nguyên nhân phát sinh và phân loại các dạng đột biến NST ở người. Giải thích cơ chế hình thành hợp tử có bộ NST giới tính XXXY ( tất cả các cặp NST khác đều bình thường) 2. Viết sơ đồ lai các định luật chi phối các phép lai cho tỉ lệ KH: 3:1
  18. Sở GD-ĐT Tỉnh Phú Yên Kiểm tra một tiết - Năm học 2010-2011 Trường THPT Trần Phú Môn: Sinh 12 Thời gian: 45 phút Họ tên học sinh: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .SBD: . . . . . . . . .Lớp: 12A . . . 01. ; / = ~ 06. ; / = ~ 11. ; / = ~ 16. ; / = ~ 02. ; / = ~ 07. ; / = ~ 12. ; / = ~ 17. ; / = ~ 03. ; / = ~ 08. ; / = ~ 13. ; / = ~ 18. ; / = ~ 04. ; / = ~ 09. ; / = ~ 14. ; / = ~ 19. ; / = ~ 05. ; / = ~ 10. ; / = ~ 15. ; / = ~ 20. ; / = ~ Mã đề: 136 Câu 1. Cho 1 NSTcó trình tự gen như sau ABCD*EFGH một đột biến cấu trúc làm cho NST có trình tự gen như sau ABCFE*DGH. Đột biến này thường dẫn đến hậu quả A. ít ảnh hưởng đến sức sống B. Giảm cường độ biểu hiện tính trạng C. Gây chết hoặc giảm sức sống D. Gây chết hoặc bất thụ Câu 2. Ở người, gen m nằm trên NST X quy định bệnh mù màu, M nhìn màu bình thường.Bố mẹ đều không mắc bệnh, sinh 1 đứa con gái bình thường, 1 con trai mù màu. Kiểu gen của cặp bố mẹ nói trên là A. XMXm, XMY B. XMXM x XMY C. XMY x XmXm D. XMY x XMXm Bd Câu 3. Cơ thể có KG Aa giảm phân bình thường cho tối thiểu, tối đa là bao nhiêu loại giao bD tử? A. 4 và 16 B. 2 và 8 C. 8 và 16 D. 4 và 8 Câu 4. Chỉ xét sự di truyền về một tính, tỉ lệ phân li KH 3 :3 :2 chỉ đúng với kiểu tương tác nào ? A. Át chế 12 :3 :1 B. Bổ trợ 9 :6 :1 C. át chế 9 :3 :4 D. Cộng gọp 15 :1 Câu 5. Cho B thân cao > b thân thấp. Phép lai nào sau đây cho tỉ lệ KH ở F1 là : 3 cao: 1 thấp A. P: BBbb x bbbb B. P: Bbbb x Bbbb C. P: BBBB x bbbb D. P: BBbb x BBbb Câu 6. Dạng ĐBG nào sau đây gây hậu quả lớn nhất? A. thay thế cặp nu thứ 4 của gen B. Mất 3 cặp nu thứ 4,5,6 của gen
  19. C. Mất cặp nu thứ 4 của gen D. thêm vào 1 cặp nu ở cuối gen Câu 7. Nội dung chủ yếu của phương pháp phân tích cơ thể lai của Menden là 1. Tạo dòng thuần về từng cặp tính trạng tương phản 2. Lai các dòng thuần chủng khác nhau về một hoặc vài ba cặp tính trạng tương phản, theo dõi riêng con cháu của từng cặp bố mẹ 3. Sử dụng toán xác suất để phân tích kết quả lai và đưa ra giả thuyết khoa học 4. Tiến hành thí nghiệm chứng minh cho giả thuyết của mình A. 1,2,3,4 B. 1,2,3 C. 2,3,4 D. 1,2,4 Câu 8. Trong trường hợp trội không hoàn toàn, khi lai giữa hai bố mẹ thuần chủng khác nhau một cặp tính trạng tương phản sau đó cho F1 tự thụ hoặc giao phấn thì ở F2 xuất hiện tỉ lệ phân tính A. 1:1 B. 1:1:1:1 C. 3:1 D. 1:2:1 Câu 9. Tỉ lệ kiểu gen giống bố mẹ ở đời con trong phép lai AAaa (4n) x AAaa (4n) là A. 18/36 B. 34/36 C. 35/36 D. 8/36 Câu 10. Quy luật di truyền nào làm xuất hiện biến dị tổ hợp khác hẳn với bố mẹ A. Tác động bổ trợ và tác động cộng gộp B. tương tác gen và hoán vị gen C. Tác động át chế và tác động cộng gộp D. tác động bổ trợ và tác động át chế Câu 11. Phép lai giữa hai cá thể có kiểu gen AaBBDd x AaBbdd với các gen trôị là trội hoàn toàn. Kiểu gen AaBbDd ở F1 chiếm tỉ lệ A. 1/16 B. ¼ C. ½ D. 1/8 Câu 12. Hiện tượng di truyền liên kết giới tính được ai phát hiện và trên đối tương nào? A. Cacpesenko với đối tượng bắp cải B. Moocgan với đối tượng ruồi giấm C. Menđen với đối tượng hà lan D. Bo với đối tượng hoa loa kèn Câu 13. Xét một gen gồm 2 alen (A và a), nằm trên NST thường thì trong quần thể có thể có bao nhiêu phép lai A. 6 B. 5 C. 3 D. 4 Câu 14. Một gen nhân đôi 1 lần đã sử dụng của môi trường 2400 nuclêôtit, trong đó có 20% Ađênin. Mỗi gen con tạo ra có bao nhiêu liên kết hiđrô? A. 2310 B. 1230 C. 3120 D. 2130
  20. Câu 15. Cơ thể có kiểu gen AAaa thuộc dạng A. 2n+2 B. 4n C. 4n hoặc 2n+2 D. 2n+1+1 hoặc 2n+2 Câu 16. Sự biểu hiện điều hoà hoạt động của gen ở sinh vật nhân thực diễn ra ở cấp độ nào? A. Diễn ra hoàn toàn ở cấp độ trước phiên mã B. Diễn ra hoàn toàn ở cấp độ phiên mã và dịch mã C. Diễn ra hoàn toàn ở cấp độ trước phiên mã, phiên mã và dịch mã D. Diễn ra chủ yếu ở cấp độ trước phiên mã, phiên mã, dịch mã và sau dịch mã Câu 17. Mooc gan đã dùng phép lai nào sau đây để tìm ra quy luật di truyền liên kết? A. Lai phân tích B. Lai thuận ngịch C. Lai tương đương D. Lai phân tích và lai thuận ngịch Câu 18. Ở người gen A quy định tính trạng mắt đen> a mắt xanh; B tóc xoăn > b tóc thẳng. gen IA quy định máu A, IB quy định máu B, I0 quy định máu O, IA và IB tương đương nhau đều trội hoàn toàn so với I0 . Các cặp gen nói trên đều nằm trên các cặp NST thường khác nhau.Với các tính trạng nói trên số loại kiểu gen có thể tạo ra tối đa là A. 54 B. 16 C. 32 D. 24 Câu 19. Con sinh ra luôn có nhóm máu giống bố và mẹ khi A. mẹ máu O x bố máu O B. mẹ máu AB bố máu AB C. mẹ máu A x bố máu A D. mẹ máu A x bố máu B Câu 20. Một gen có 225 A và 525 X. Sau khi bị đột biến nhân đôi 3 đợt đã tạo ra số gen con chứa tất cả 1800T và 4208G. Dạng đột biến đã xảy ra là A. Thay 1 cặp A-T bằng 1 cặp G-X B. Thay 1 cặp G-X bằng 1 cặp A-T C. Mất 1 cặp A-T D. Thêm 1 cặp G-X
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2