intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Trách nhiệm xã hội và giá trị doanh nghiệp thông qua lợi nhuận, tốc độ tăng trưởng và chi phí vốn

Chia sẻ: ĐInh ĐInh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:30

71
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu này xác định ảnh hưởng của trách nhiệm xã hội (CSR) đến giá trị doanh nghiệp tại Việt Nam, bao gồm đánh giá tác động của CSR đến lợi nhuận, tốc độ tăng trưởng và chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu. Bài viết kế thừa mô hình của các nghiên cứu trước đó với các biến số được tính toán dựa trên lý thuyết thẩm định giá nhằm phục vụ cho hoạt động thẩm định giá tại Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Trách nhiệm xã hội và giá trị doanh nghiệp thông qua lợi nhuận, tốc độ tăng trưởng và chi phí vốn

  1. Kỷ yếu Nghiên cứu khoa học sinh viên UEH 2019 TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI VÀ GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP THÔNG QUA LỢI NHUẬN, TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG VÀ CHI PHÍ VỐN Tác giả: Triệu Trung Hiệp_TG01_Khóa 41 Giảng viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Kim Đức Tóm tắt: Nghiên cứu này xác định ảnh hưởng của trách nhiệm xã hội (CSR) đến giá trị doanh nghiệp tại Việt Nam, bao gồm đánh giá tác động của CSR đến lợi nhuận, tốc độ tăng trưởng và chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu. Bài viết kế thừa mô hình của các nghiên cứu trước đó với các biến số được tính toán dựa trên lý thuyết thẩm định giá nhằm phục vụ cho hoạt động thẩm định giá tại Việt Nam. Với mẫu dữ liệu là 46 công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM có công bố thông tin về CSR trong giai đoạn 2015-2017, kết quả nghiên cứu cho thấy ba khía cạnh của CSR là trách nhiệm với môi trường, trách nhiệm với cộng đồng và trách nhiệm với sản phẩm có tác động dương đến giá trị doanh nghiệp. Ngoài ra, trách nhiệm với nhân viên có tác động âm và trách nhiệm với sản phẩm có tác động dương đến tốc độ tăng trưởng. Nghiên cứu cũng tìm thấy rằng CSR không có mối quan hệ rõ nét với lợi nhuận và chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu. 1. GIỚI THIỆU Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (Corporate Social Responsibility – CSR) được hiểu chung là đạo đức, ý thức trách nhiệm của công ty đối với cộng đồng và môi trường, nơi mà công ty hoạt động. CSR đang ngày càng thu hút được sự chú ý từ nhiều phía do ngoài việc được sử dụng để cải thiện hình ảnh, CSR còn là chiến lược cạnh tranh chính của mỗi công ty (Daeheon & cộng sự, 2018). Theo truyền thống, các công ty được thẩm định giá dựa trên hiệu quả tài chính của họ; tuy nhiên, khi nhận thức của người tiêu dùng tăng lên, các yêu cầu về CSR cũng tăng theo (Chung, Jung, & Young, 2018). Do đó, nhiều nghiên cứu đã được thực hiện nhằm phân tích tác động của CSR đến giá trị doanh nghiệp (Barnea & Rubin, 2010; Chung & cộng sự, 2018; Gregory, Tharyan, & Whittaker, 2014; Gregory & Whittaker, 2013; Guenster, Bauer, Derwall, & Koedijk, 2011; Jo & Harjoto, 2011; Sheikh, 2018). Hiện nay, tại Việt Nam, vấn đề CSR tuy bước đầu nhận được sự quan tâm nhưng lại chưa thực sự phổ biến rộng rãi. Vì vậy, việc thẩm định viên (TĐV) chưa xem xét tác động của CSR trong quá trình xác định giá trị doanh nghiệp vẫn còn 197
  2. Kỷ yếu Nghiên cứu khoa học sinh viên UEH 2019 phổ biến. Theo Nguyen & cộng sự (2015), gần 40% công ty không biết về khái niệm CSR, trong khi những công ty hiểu về CSR chiếm chưa đến 20%. Các nhà đầu tư cho rằng họ gặp khó khăn trong việc sử dụng thông tin CSR trong việc thẩm định giá các công ty và đưa ra quyết định. Một nghiên cứu gần đây của Nguyễn Quyết & Phan Thị Hằng Nga (2017) đã chỉ ra rằng các học giả nghiên cứu trước đây vẫn ít quan tâm đến việc xác định mối quan hệ của CSR với hiệu quả tài chính của doanh nghiệp. Trên nền tảng tài chính chuẩn tắc, tối đa hóa giá trị doanh nghiệp là mục tiêu được các doanh nghiệp hướng đến. Do đó, nhiều tài liệu đã đề cập đến các yếu tố tác động đến giá trị này. Theo Gregory & cộng sự (2014) nguồn gốc phát sinh giá trị doanh nghiệp đến từ hai thành phần chính là dòng tiền dự kiến trong tương lai và chi phí sử dụng vốn. Nếu CSR làm hạ thấp chi phí vốn của công ty thì việc chỉ tập trung vào lợi nhuận sẽ là thiếu sót khi giải thích tác động tài chính của CSR (Gregory & cộng sự, 2014). Nghiên cứu của El Ghoul & cộng sự (2011) đã chỉ ra rằng CSR có ảnh hưởng đến chi phí vốn cổ phần. Các công ty quyết định đầu tư vào CSR sẽ làm ảnh hưởng đến giá trị của dòng tiền từ đó sẽ có tác động dương hoặc âm đến giá trị thị trường của công ty (Mackey, Mackey, & Barney, 2007). Trong khi đó, dòng tiền của công ty lại phụ thuộc vào lợi nhuận trong tương lai, yếu tố được cấu thành từ tốc độ tăng trưởng và lợi nhuận hiện tại (xem Fairfield, Whisenant, & Yohn, 2003). Vì thế, việc xác định tác động của CSR đến lợi nhuận, tốc độ tăng trưởng và chi phí sử dụng vốn sẽ làm tăng tính thuyết phục của TĐV khi đưa ra lập luận rằng CSR có ảnh hưởng đến giá trị doanh nghiệp. 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM 2.1 Cơ sở lý thuyết Trước bối cảnh CSR ngày càng phổ biến đã thu hút nhiều học giả tham gia nghiên cứu mối liên hệ giữa CSR và giá trị doanh nghiệp để thiết lập lý do tại sao các công ty tham gia vào CSR. Tuy nhiên, không có lý thuyết thống nhất nào có thể giải thích mối quan hệ giữa CSR và giá trị doanh nghiệp (Buchanan, Cao, & Chen 2018; Sheikh 2018). Các hoạt động CSR không chỉ ảnh hưởng đến các bên liên quan đầu tư như cổ đông và bên cho vay, mà cả các bên liên quan không đầu tư như khách hàng, cộng đồng, tổ chức xã hội và những người khác (Buchanan & cộng sự, 2018). Hai lý thuyết chính giải thích mối quan hệ này là lý thuyết đại diện và lý thuyết các bên liên quan. Dựa vào hai lý thuyết này, các nghiên cứu về tác động của CSR đến giá trị doanh nghiệp đưa ra bằng chứng thực nghiệm rằng CSR tác động dương, âm hoặc cả hai đến giá trị doanh nghiệp tùy vào từng khía cạnh của CSR. Những lý thuyết và bằng chứng thực nghiệm này là cơ sở để tác giả tiến hành nghiên cứu mối liên hệ giữa CSR và giá trị doanh nghiệp. 198
  3. Kỷ yếu Nghiên cứu khoa học sinh viên UEH 2019 Lý thuyết đại diện đề xuất rằng sẽ xảy ra xung đột giữa bên ủy quyền là các cổ đông và bên được ủy quyền là nhà quản lý khi có thông tin bất cân xứng. Các nhà quản lý có xu hướng đầu tư vào CSR để tăng danh tiếng của họ và trở thành nhà quản lý có trách nhiệm xã hội (Buchanan & cộng sự, 2018). Việc đầu tư quá mức vào CSR của các nhà quản lý sẽ làm tăng chi phí của cổ đông từ đó làm giảm giá trị doanh nghiệp (xem Sheikh, 2018). Ngược lại, lý thuyết các bên liên quan cho rằng một công ty chỉ có thể tồn tại nếu công ty đó có khả năng đáp ứng nhu cầu của tất cả những người có thể ảnh hưởng đáng kể đến phúc lợi của công ty (các bên liên quan). Lý thuyết này phân chia các bên liên quan thành các bên liên quan đầu tư (cổ đông) và không đầu tư (nhân viên, nhà cung cấp, khách hàng, cộng đồng) và cho rằng CSR nâng cao giá trị doanh nghiệp bằng cách cân bằng lợi ích của tất cả các bên liên quan (Sheikh, 2018). Ngoài ra, các công ty sử dụng CSR để giảm bớt sự bất cân xứng thông tin từ đó làm tăng giá trị doanh nghiệp thông qua giảm xung đột lợi ích giữa các nhà quản lý và các bên liên quan không đầu tư (Buchanan & cộng sự, 2018). Theo Chung & cộng sự (2018), các công ty được thẩm định giá dựa trên hiệu quả tài chính của họ. Đối với mối liên hệ giữa CSR và hiệu quả tài chính, các học giả đưa ra hai luồng ý kiến trái chiều rằng hai yếu tố này có tương quan âm hoặc dương với nhau. Những người phản đối CSR nghi ngờ về tính hợp lệ của CSR trong bối cảnh tối đa hóa lợi ích của cổ đông là mục đích chính của công ty (Guenster & cộng sự, 2011). Nhìn chung, những người đưa ra lập luận rằng CSR tác động âm đến hiệu quả tài chính nêu ra hai điểm quan trọng (1) CSR không được xác định rõ ràng, các nhà quản lý không thể xác định CSR đối với công ty họ là gì (Guenster & cộng sự, 2011). Nhiều nhà quản lý tin rằng trách nhiệm duy nhất của họ là tham gia vào các hoạt động tạo nên lợi nhuận, góp phần gia tăng giá trị doanh nghiệp; và (2) CSR đắt đỏ và làm giảm giá trị cổ đông, các công ty có thể gặp những nguy hiểm tài chính khi áp dụng các nguyên tắc CSR (xem Guenster & cộng sự, 2011). Những biện pháp CSR đòi hỏi một phần đáng kể nguồn tài chính của công ty, nhưng lợi ích tiềm năng của CSR có thể chỉ thu được ở trong tương lai xa. Tóm lại, mối quan tâm chính của những học giả hoài nghi về CSR là chi phí liên quan đến cải thiện hiệu quả xã hội của doanh nghiệp có thể vượt xa lợi ích tài chính, khiến CSR không phù hợp với các nguyên tắc tối đa hóa tài sản của cổ đông. Ngược lại, những người ủng hộ CSR đưa ra lý do CSR có thể đem lại lại ích kinh tế cho công ty từ việc tạo ra thiện chí và cơ hội thị trường bằng cách áp dụng các biện pháp của CSR. Những lập luận liên quan đến việc CSR có tác động dương đến hiệu quả tài chính bao gồm (1) CSR gắn liền với lợi ích về danh tiếng, các học giả cho rằng việc áp dụng các chính sách CSR có thể dẫn đến những cải tiến trong hình ảnh của công ty (Guenster & cộng sự, 2011). Bởi vì hiệu suất xã hội của công ty có thể làm ảnh hưởng đến các điều kiện lao động nên các công ty có CSR có được lợi thế cạnh tranh bằng cách cải thiện khả năng thu hút nhân viên chất lượng 199
  4. Kỷ yếu Nghiên cứu khoa học sinh viên UEH 2019 cao. Ngoài lợi ích về nguồn nhân lực, lợi ích về danh tiếng có thể dẫn đến lợi ích bán hàng, bởi vì khách hàng có thể bị tác động bởi các vấn đề xã hội. Tương tự, sự gia tăng uy tín có thể ảnh hưởng đến mối quan hệ với các nhà cung cấp và phía cho vay của công ty; (2) CSR có thể đại diện cho kỹ năng quản lý doanh nghiệp. Một công ty có thể phản ánh chất lượng quản lý của mình thông qua việc thực hiện các cam kết về CSR (xem Guenster & cộng sự, 2011); và (3) CSR cũng có thể phản ảnh sự đổi mới về công nghệ. Các công ty có hiệu suất môi trường kém là dấu hiệu về sự kém hiệu quả trong hoạt động của công ty, điều này dẫn đến những bất lợi trong lợi thế cạnh tranh. Theo đó, để có thể thực hiện những chính sách về môi trường, các công ty phải thay đổi cấu trúc trong quy trình cung cấp dịch vụ và sản xuất. Quy trình này liên quan đến việc đầu tư, phát triển công nghệ mới và có thể dẫn đến lợi thế kinh tế cho công ty. Những quan điểm ủng hộ CSR cho thấy rằng việc công ty tham gia vào CSR một cách chủ động sẽ mang lại nguồn lợi ích tài chính đồng thời làm tăng lợi thế cạnh tranh của họ. 2.2 Lược khảo các nghiên cứu có liên quan Đã có nhiều nghiên cứu về mối quan hệ giữa CSR và giá trị doanh nghiệp tại các thị trường với khung thời gian khác nhau. Tuy nhiên, không có sự đồng nhất trong kết quả giữa các nghiên cứu. Trong phần này, tác giả sẽ lược khảo các nghiên cứu theo từng quan điểm về tác động của CSR và giá trị doanh nghiệp. Nghiên cứu của Barnea & Rubin (2010) đưa ra giả thuyết rằng các nhà quản lý của công ty có thể muốn đầu tư quá mức vào CSR vì lợi ích riêng của họ là đạt được danh tiếng tốt. Điều này gây ra xung đột lợi ích giữa các chủ sở hữu khác nhau của công ty. Nghiên cứu sử dụng dữ liệu từ 2.650 công ty thuộc chỉ số Russell 3000 tại thị trường Mỹ đã đưa ra kết quả rằng CSR có tác động âm đến giá trị doanh nghiệp. Cụ thể, CSR có tác động âm đến quyền sở hữu và đòn bẩy tài chính của công ty. Kết quả này ủng hộ giả thuyết đã đặt ra rằng CSR là nguồn gốc của xung đột lợi ích giữa nhà quản trị và các cổ đông. Ngoài ra, điều này còn tương đồng với kết quả của những nghiên cứu trước đó (ví dụ: Cespa & Cestone, 2007; Cronqvist & cộng sự, 2009; Pagano & Volpin, 2005). Ngược lại, nghiên cứu của Guenster & cộng sự (2011) thực hiện trên 154 công ty tại thị trường Mỹ trong giai đoạn 1996-2004 đã cung cấp bằng chứng cho thấy tác động dương của CSR đến giá trị doanh nghiệp. Tác động này được đo lường bằng hệ số Q của Tobin (Tobin’s Q) và cho kết quả hồi quy rằng các công ty có điểm số về hiệu quả sinh thái cao hơn sẽ được định giá cổ phiếu cao hơn so với các công ty còn lại. Tương tự, nghiên cứu của Jo & Harjoto (2011) thực hiện trên 2.952 công ty trong giai đoạn 1993-2004 tại Mỹ tập trung vào các tác động của quản trị doanh nghiệp đối với việc lựa chọn CSR và giá trị của các công ty tham gia vào các hoạt động CSR. Nghiên cứu cho thấy sự lựa chọn CSR có liên quan tích cực với các cơ chế quản trị và giám sát doanh nghiệp nội bộ và bên ngoài. Ngoài ra, sau khi 200
  5. Kỷ yếu Nghiên cứu khoa học sinh viên UEH 2019 khắc phục các vấn đề nội sinh, kết quả cho thấy CSR có tác động dương đến giá trị doanh nghiệp được đo bằng Tobin’s Q điều chỉnh theo ngành. Tuy không sử dụng Tobin’s Q để đo lường như những nghiên cứu trước đó, nghiên cứu của Gregory & Whittaker (2013) vẫn cho kết quả tương tự rằng CSR có tác động dương đến giá trị doanh nghiệp. Thông qua đánh giá tác động của CSR đến lợi nhuận, nghiên cứu cho thấy rằng việc tham gia vào CSR sẽ không làm ảnh hưởng xấu đến lợi nhuận của nhà đầu tư. Ngoài ra, việc đầu tư vào CSR sẽ giúp công ty nhận được những phản ứng tích cực từ thị trường. Nghiên cứu của Gregory & cộng sự (2014) xem xét tác động của CSR đến giá trị doanh nghiệp, bao gồm tác động của CSR đến lợi nhuận, tốc độ tăng trưởng và chi phí vốn. Với mẫu nghiên cứu bao gồm các công ty thuộc chỉ số Russell 3000 tại thị trường Mỹ trong giai đoạn 1992-2009, nghiên cứu kết luận rằng các công ty có CSR cao sẽ có triển vọng tăng trưởng dài hạn tốt hơn và có chi phí vốn cổ phần thấp hơn. Từ đó, nghiên cứu chỉ ra rằng CSR có tác động dương đến giá trị doanh nghiệp. Nghiên cứu của Sheikh (2018) kiểm tra mối quan hệ giữa CSR và giá trị doanh nghiệp thông qua tính cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Bằng cách sử dụng bộ dữ liệu bảng của các công ty thuộc chỉ số S&P 500 và Russell 3000 trong giai đoạn 2003-2015, kết quả chỉ ra rằng CSR có tác động dương đến giá trị doanh nghiệp được đo lường bằng Tobin’s Q điều chỉnh. Tuy nhiên, mối quan hệ này bị ảnh hưởng bởi cạnh tranh thị trường sản phẩm và tính lưu động của sản phẩm. Cụ thể, CSR là một khoản đầu tư làm tăng giá trị doanh nghiệp khi cạnh tranh thị trường cao và/hoặc tính lưu động của sản phẩm cao. Ngược lại, CSR không có tác động đến giá trị doanh nghiệp đối với các công ty hoạt động trong môi trường cạnh tranh sản phẩm thấp hoặc tính lưu động của sản phẩm thấp. Ngoài ra, các thử nghiệm bổ sung cho thấy các chỉ số cộng đồng, sự đa dạng và môi trường là những đóng góp chính cho tổng tác động của CSR. Nghiên cứu của Chung, Jung, & Young (2018) được thực hiện trên tất cả công ty được niêm yết trên Sàn giao dịch Hàn Quốc từ năm 2005 đến 2015 cũng đưa ra kết quả tương tự rằng CSR có tác động dương đến giá trị doanh nghiệp. Cụ thể, đối với những công ty thuộc ngành công nghiệp sản xuất, các chỉ số sự lành mạnh, xã hội, người tiêu dùng và nhân viên có tương quan dương với giá trị doanh nghiệp. Đối với các ngành công nghiệp khác, chỉ có chỉ số xã hội có tương quan dương với giá trị doanh nghiệp. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu cũng đề xuất rằng mọi công ty nên áp dụng CSR như một chiến lược cạnh tranh tích cực. Hình ảnh tích cực được xây dựng bởi các hoạt động CSR có thể cung cấp cho công ty những cơ hội từ người tiêu dùng. Nghiên cứu của Bird & cộng sự (2007) đưa ra kết luận rằng CSR sẽ có tác động âm hoặc dương đến giá trị doanh nghiệp tùy vào từng khía cạnh khác nhau của CSR. Nghiên cứu được thực hiện tại thị trường Mỹ với các công ty thuộc chỉ số S&P 500 trong giai đoạn 1991-2003. Kết quả nghiên cứu đưa ra bằng chứng cho thấy việc xác định giá trị của các công ty sẽ bị tác động dương nếu họ không chủ động trong lĩnh vực quan hệ công nghiệp và bị tác động âm nếu họ được xác định là 201
  6. Kỷ yếu Nghiên cứu khoa học sinh viên UEH 2019 không đáp ứng các tiêu chuẩn và quy định cộng đồng đối với môi trường. Nghiên cứu của Servaes & Tamayo (2013) đánh giá tác động của CSR đến giá trị doanh nghiệp thông qua nhận thức của khách hàng. Mẫu nghiên cứu được chọn là các công ty thuộc chỉ số xã hội Domini 400 tại thị trường Mỹ. Nghiên cứu đưa ra bốn kết luận chính. Đầu tiên, các hoạt động CSR có thể nâng cao giá trị doanh nghiệp cho các công ty có ý thức cộng đồng cao và được hỗ trợ bởi cường độ quảng cáo. Tuy nhiên, các công ty có nhận thức cộng đồng cao cũng bị phạt nhiều hơn khi có những lo ngại về CSR. Thứ hai, đối với các công ty có nhận thức cộng đồng thấp, tác động của các hoạt động CSR đến giá trị doanh nghiệp là âm hoặc không đáng kể. Thứ ba, quảng cáo có tác động âm đến mối quan hệ của CSR và giá trị doanh nghiệp khi có sự không nhất quán giữa việc thực hiện CSR và danh tiếng của công ty. Thứ tư, sau khi bao gồm các hiệu ứng cố định doanh nghiệp, không có mối quan hệ trực tiếp giữa CSR và giá trị doanh nghiệp. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng nhận thức khách hàng là kênh chính ảnh hưởng đến mối quan hệ của CSR và giá trị doanh nghiệp. Do đó, các công ty chỉ nên tham gia vào CSR để tăng giá trị doanh nghiệp trong môi trường thâm dụng quảng cáo. Tương tự, nghiên cứu của Harjoto & Jo (2015) thực hiện trong giai đoạn 1993-2009 tại thị trường Mỹ đưa ra kết quả rằng CSR sẽ có tác động âm đến giá trị doanh nghiệp nếu các nhà phân tích không có đầy đủ thông tin khi công ty thực hiện CSR mà pháp luật không yêu cầu (normative CSR). Ngược lại, CSR sẽ có tác động dương đến giá trị doanh nghiệp nếu các nhà phân tích được cung cấp đầy đủ thông tin về việc công ty thực hiện CSR được yêu cầu theo pháp lý (legal CSR). Nghiên cứu của Nguyen & cộng sự (2015) được thực hiện tại Việt Nam nhằm kiểm tra mối liên hệ giữa việc công bố CSR và giá trị doanh nghiệp. Mẫu nghiên cứu gồm các công ty thuộc sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) và Hà Nội (HNX) được điều tra từ năm 2010 đến 2013. Nghiên cứu cho thấy CSR hằng năm tương quan với giá trị doanh nghiệp trong năm tiếp theo. Trong số các khía cạnh CSR được công bố, chỉ có thông tin về thực hành môi trường có tương quan dương với giá trị doanh nghiệp. Còn thông tin về nhân viên có tương quan âm với giá trị doanh nghiệp. Kết quả này cho thấy hầu hết các nhà quản lý và người sử dụng thông tin tại Việt Nam có nhận thức khiêm tốn về CSR. Nghiên cứu của Cellier & Chollet (2016) sử dụng nghiên cứu sự kiện để đánh giá tác động ngắn hạn của xếp hạng CSR với giá trị cổ đông của doanh nghiệp. Mẫu nghiên cứu gồm các quan sát là 1.562 sự kiện và 571 công ty thuộc châu Âu từ năm 2004 đến 2009. Kết quả nghiên cứu cho thấy việc công bố xếp hạng CSR có tác động dương đến thị trường chứng khoán bất kể xếp hạng là tốt hay xấu. Phân tích các phản ứng của thị trường, nghiên cứu chỉ ra rằng xếp hạng CSR có liên quan đến lợi nhuận và các thành phần xếp hạng tách rời đó tạo ra các hiệu ứng giá trị. Nghiên cứu cũng nhấn mạnh rằng các chỉ số của CSR điều khiển các hiệu ứng giá trị doanh nghiệp. Cụ thể, chỉ số môi trường có tác động dương đến giá trị của cổ đông, chủ yếu thông qua việc tích hợp các vấn đề môi 202
  7. Kỷ yếu Nghiên cứu khoa học sinh viên UEH 2019 trường vào chiến lược công ty và xem xét môi trường trong việc sử dụng và xử lý các sản phẩm, dịch vụ. Một số khía cạnh của nguồn nhân lực và nhân quyền làm nâng cao giá trị doanh nghiệp thông qua cải tiến liên tục các mối quan hệ công nghiệp trước khi công bố và quản lý tái cấu trúc có trách nhiệm. Đầu tư vào nhân quyền có thể là một cách để lường trước những hạn chế trong tương lai và để tránh kiện tụng hoặc tẩy chay các sản phẩm của công ty. Những chỉ số có tác động âm đến giá trị doanh nghiệp là sự tham gia của cộng đồng, hành vi kinh doanh, một số khía cạnh khác của nguồn nhân lực và không phân biệt đối xử. Nghiên cứu của Nekhili & cộng sự (2017) điều tra sự tham gia vào CSR của các công ty gia đình và các công ty phi gia đình trong mối quan hệ giữa CSR và giá trị doanh nghiệp. Dựa trên dữ liệu của 91 công ty thuộc chỉ số SBF 120 tại thị trường Pháp từ năm 2001 đến 2010, nghiên cứu cho thấy các công ty gia đình báo cáo ít thông tin về CSR của họ hơn so với các công ty phi gia đình. Nghiên cứu cũng chứng minh rằng việc công bố thông tin CSR có tác động dương đến giá trị doanh nghiệp đối với các công ty gia đình và có tác động âm đến các công ty phi gia đình. Các công ty gia đình sẽ được hưởng lợi rất nhiều từ việc truyền đạt cam kết với CSR. Cụ thể, họ có được sự chứng thực của các cổ đông dễ dàng hơn các công ty phi gia đình. Ngoài ra, nghiên cứu của Buchanan & cộng sự (2018) chỉ ra rằng tác động của CSR đến giá trị doanh nghiệp phụ thuộc vào điều kiện kinh tế. Nghiên cứu được thực hiện trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế năm 2008, với mẫu nghiên cứu là các công ty thuộc chỉ số Russell 3000. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng trong giai đoạn khủng hoảng, CSR sẽ có tác động âm đến quyền sở hữu công ty từ đó làm giảm giá trị doanh nghiệp. Ngược lại, trong giai đoạn ngoài khủng hoảng, những công ty có CSR sẽ có giá trị doanh nghiệp cao hơn các công ty không có CSR. 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Mô hình nghiên cứu Để đánh giá tác động của CSR đến giá trị doanh nghiệp, tác giả sử dụng mô hình nghiên cứu như sau: FVit = β0 + β1 CSR it + ∑j βj Controlsj,it + εit (3.1) Trong đó: FVit là giá trị doanh nghiệp của công ty i trong năm t1 CSR it là CSR của công ty i trong năm t2 Controlsit là các biến kiểm soát của công ty i trong năm t3 1 Đại diện của giá trị doanh nghiệp sẽ được trình bày ở phần 3.2.1 và cách tính toán sẽ được trình bày ở phần 3.3.1 2 Đại diện của CSR sẽ được trình bày ở phần 3.2.2 và cách tính toán sẽ được trình bày ở phần 3.3.1 3 Đại diện của biến kiểm soát mô hình sẽ được trình bày ở phần 3.2.3 và cách tính toán sẽ được trình bày ở phần 3.3.1 203
  8. Kỷ yếu Nghiên cứu khoa học sinh viên UEH 2019 (1) Biến phụ thuộc Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng Tobin’s Q đại diện cho giá trị doanh nghiệp. Tobin’s Q không chỉ hữu ích trong việc xác định tiềm năng tăng trưởng của công ty mà còn tương đối dễ áp dụng vì quy trình đơn giản của nó (Chung & cộng sự, 2018). Vì vậy, hệ số này được áp dụng phổ biến để đại diện cho giá trị doanh nghiệp trong các nghiên cứu trước đây (Chung & cộng sự, 2018; Harjoto & Jo, 2015; Jo & Harjoto, 2011; Servaes & Tamayo, 2013; Sheikh, 2018). Bên cạnh Tobin’s Q, tác giả còn sử dụng (i) tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (Return on Equity - ROE) (Gregory & cộng sự, 2014); (ii) tốc độ tăng trưởng lợi nhuận (g) (Gregory & cộng sự, 2014); và (iii) chi phí vốn chủ sở hữu (CoC) (Harjoto & Jo, 2015) để đại diện cho biến số giá trị doanh nghiệp. Khi đó, mô hình tổng quát (3.1) có thể được viết lại cụ thể như sau: Q it = β0 + β1 CSR it + ∑j βj Controlsj,it + εit (3.2) ROEit = β0 + β1 CSR it + ∑j βj Controlsj,it + εit (3.3) g it = β0 + β1 CSR it + ∑j βj Controlsj,it + εit (3.4) COCit = β0 + β1 CSR it + ∑j βj Controlsj,it + εit (3.5) (2) Biến độc lập Trong mô hình nghiên cứu, CSR được đại diện bằng điểm số công bố trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSRD) bao gồm bốn nhóm tiêu chí là môi trường (ENV), nhân viên (EMP), cộng đồng (COM) và sản phẩm (PRD). Điểm số CSRD được nghiên cứu bởi Rouf (2011) và được sử dụng trong nghiên cứu của Usman & Amran (2015) nhằm đo lường CSR thông qua lượng thông tin được các công ty công bố trong báo cáo hằng năm. (3) Biến kiểm soát Để đại diện cho biến kiểm soát trong mô hình nghiên cứu, tác giả sử dụng các chỉ số tài chính được sử dụng phổ biến trong mô hình đánh giá tác động của CSR đến giá trị doanh nghiệp từ những nghiên cứu trước đây (Chung & cộng sự, 2018; Gregory & cộng sự, 2014; Harjoto & Jo, 2015; Nguyen & cộng sự, 2015). Các chỉ số tài chính này bao gồm: - Quy mô doanh nghiệp (SIZE) - Đòn bẩy tài chính (LEV) - Giá trị sổ sách của mỗi cổ phần (BVPS) - Lợi nhuận ròng trên mỗi cổ phần (NIPS) Từ những trình bày trên về các biến trong mô hình, tác giả đưa ra mô hình nghiên cứu chính thức như sau: 204
  9. Kỷ yếu Nghiên cứu khoa học sinh viên UEH 2019 Q it = β0 + β1 ENVit + β2 EMPit + β3 COMit + β4 PRDit + β5 SIZEit +β6 LEVit + β7 BVPSit + β8 NIPSit + εit (3.6) ROEit = β0 + β1 ENVit + β2 EMPit + β3 COMit + β4 PRDit + β5 SIZEit +β6 LEVit + β7 BVPSit + β8 NIPSit + εit (3.7) g it = β0 + β1 ENVit + β2 EMPit + β3 COMit + β4 PRDit + β5 SIZEit +β6 LEVit + β7 BVPSit + β8 NIPSit + εit (3.8) COCit = β0 + β1 ENVit + β2 EMPit + β3 COMit + β4 PRDit + β5 SIZEit +β6 LEVit + β7 BVPSit + β8 NIPSit + εit (3.9) 3.2 Dữ liệu nghiên cứu 3.2.1 Tính toán các biến trong mô hình nghiên cứu (1) Biến phụ thuộc Đối với giá trị doanh nghiệp, tác giả sử dụng đại diện là Tobin’s Q với công thức tổng quát như sau: Giá trị thị trường của VCSH+Giá trị sổ sách của nợ Q= (3.10) Giá trị sổ sách của tổng tài sản Trong đó, giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu được tính bằng tích của số lượng cổ phiếu đang lưu hành và giá cổ phiếu đóng cửa ngày kết thúc năm tài chính. Đối với chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu, tác giả sẽ tính toán dựa theo Damodaran (2012), cụ thể như sau: COC = re = rf + β(rm − rf ) + phần bù rủi ro quốc gia + phần bù rủi ro ngoại hối (3.11) Trong đó: rf là tỷ suất sinh lợi phi rủi ro của thị trường Mỹ; rm − rf là phần bù rủi ro của thị trường Mỹ; β được tính theo β không đòn bẩy của các ngành thuộc thị trường Mỹ với công thức: β = βkhông đòn bẩy *[1+(1-t)*D/E]. Đối với lợi nhuận, tác giả sử dụng đại diện là ROE với công thức như sau: Lợi nhuận ròng (EAT) ROE = (3.12) Vốn chủ sở hữu Để tính toán tốc độ tăng trưởng, tác giả sử dụng công thức sau: g = FRIR*ROAđc (3.13) Trong đó: FRIR là tỷ lệ tái đầu tư của công ty; ROAđc là tỷ số lợi nhuận trên tổng tài sản điều chỉnh của công ty. 205
  10. Kỷ yếu Nghiên cứu khoa học sinh viên UEH 2019 Tỷ lệ tái đầu tư được tính bằng công thức: Mức tái đầu tư của công ty FRIR = (3.14) EBITđc ∗(1−t) Trong đó: Mức tái đầu tư = Chi đầu tư – Khấu hao + ∆vốn luân chuyển thuần phi tiền và chứng khoán ngắn hạn (∆NWC) EBITđc = Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh – [Doanh thu từ hoạt động tài chính – (Chi phí tài chính – Chi phí lãi vay)] + Chi phí lãi vay Tỷ số lợi nhuận trên tổng tài sản điều chỉnh được tính bằng công thức: EBITđc ∗(1−t) ROAđc = (3.15) Tổng tài sản điều chỉnh Trong đó: Tổng tài sản điều chỉnh = Tổng tài sản – Tiền và tương đương tiền – Đầu tư tài chính ngắn hạn (2) Biến độc lập Dựa trên nghiên cứu của Rouf (2011), điểm số CSRD được tác giả tính bằng tổng điểm của hai mươi tiêu chí CSR chia làm bốn nhóm là môi trường, nhân viên, cộng đồng và sản phẩm. Điểm số này phản ánh hiệu suất, cam kết và hiệu quả của công ty đối với CSR. Nhóm môi trường gồm các tiêu chí là: - Thông tin khí thải; - Thông tin xả nước; - Thông tin xử lý chất thải rắn; - Chính sách môi trường/mối quan tâm của công ty đối với môi trường; - Lắp đặt nhà máy xử lý nước thải; - Chiến dịch chống xả rác và bảo tồn; - Chương trình cải tạo đất và trồng rừng. Nhóm nhân viên gồm các tiêu chí là: - Phát triển nguồn nhân lực; - An toàn của nhân viên; - Giảm hoặc loại bỏ các chất ô nhiễm, chất kích thích hoặc các mối nguy hiểm trong môi trường làm việc; - Thông tin về mối quan hệ của công ty/quản lý với nhân viên nhằm nỗ lực cải thiện sự hài lòng trong công việc và động lực của nhân viên; 206
  11. Kỷ yếu Nghiên cứu khoa học sinh viên UEH 2019 - Cung cấp thông tin về sự ổn định của nhân viên đối với công việc trong trương lai. Nhóm cộng đồng gồm các tiêu chí là: - Quyên góp cho các tổ chức từ thiện; - Quan hệ với người dân địa phương; - Thành lập tổ chức giáo dục; - Cơ sở y tế. Nhóm sản phẩm gồm các tiêu chí là: - Thông tin về các sản phẩm của công ty; - Thông tin về các dự án nghiên cứu do công ty thiết lập để cải thiện sản phẩm của mình; - Cung cấp thông tin về sự an toàn của sản phẩm của công ty; - Thông tin về chất lượng sản phẩm của công ty được phản ánh trong các giải thưởng nhận được. Sau khi thu thập thông tin CSR từ báo cáo thường niên, báo cáo phát triển bền vững hoặc cổng thông tin điện tử của công ty, tác giả tiến hành chấm điểm từng tiêu chí kể trên. Nếu công ty có công bố thông tin về tiêu chí đó trong báo cáo, tiêu chí sẽ được chấm điểm 1, ngược lại là 0. Công thức tính điểm số các nhóm tiêu chí dựa trên nghiên cứu của Rouf (2011) như sau: dj Điểm số nhóm tiêu chí = ∑nj=1 (3.16) n Trong đó: dj là điểm số của tiêu chí j với giá trị là 0 hoặc 1; n là điểm số tối đa mà công ty có thể đạt được trong nhóm. (3) Biến kiểm soát Quy mô doanh nghiệp (SIZE) được tính bằng logarit của tổng tài sản hoặc logarit của doanh thu thuần (Gregory & cộng sự, 2014; Harjoto & Jo, 2015). Trong nghiên cứu này, tác giả sẽ tính toán quy mô doanh nghiệp bằng logarit của tổng tài sản. Theo Nguyen & cộng sự (2015), đòn bẩy tài chính (LEV) được tính bằng công thức: Tổng nợ LEV = (3.17) Tổng tài sản 207
  12. Kỷ yếu Nghiên cứu khoa học sinh viên UEH 2019 Dựa trên nghiên cứu của Gregory & cộng sự (2014), tác giả tính toán giá trị sổ sách của mỗi cổ phần (BVPS) và lợi nhuận ròng trên mỗi cổ phần (NIPS) theo công thức sau: Giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu BVPS = (3.18) Số lượng cổ phiếu đang lưu hành Lợi nhuận ròng NIPS = (3.19) Số lượng cổ phiếu đang lưu hành 3.2.2 Mô tả dữ liệu nghiên cứu Mẫu nghiên cứu là các công ty được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán TP.Hồ Chí Minh (HOSE). Qua khảo sát, tác giả chọn phạm vi nghiên cứu bao gồm 46 công ty có công bố thông tin CSR trong báo cáo hằng năm. Giai đoạn nghiên cứu từ năm 2015 đến năm 2017. Các công ty hoạt động trong 9 ngành được tóm tắt trong bảng sau: Bảng 3.3 Mô tả dữ liệu nghiên cứu Tên nhóm ngành Số công ty Vật liệu cơ bản 9 Tài chính 3 Hàng tiêu dùng 12 Y tế 5 Công nghiệp 8 Dầu khí 1 Dịch vụ hạ tầng 5 Công nghệ 2 Dịch vụ tiêu dùng 1 Tổng 46 Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1 Thống kê mô tả các chỉ tiêu tài chính Bảng 4.1 Thống kê mô tả các chỉ tiêu tài chính Số quan Giá trị Độ lệch Giá trị lớn Giá trị nhỏ Chỉ tiêu sát trung bình chuẩn nhất nhất Q 138 1,566 1,085 9,044 0,409 208
  13. Kỷ yếu Nghiên cứu khoa học sinh viên UEH 2019 ROE 138 0,115 0,597 0,982 -6,666 g 138 0,179 0,269 1,395 -0,296 COC 138 0,172 0,060 0,734 0,125 ENV 138 0,394 0,248 1,000 0,000 EMP 138 0,662 0,303 1,000 0,000 COM 138 0,447 0,262 1,000 0,000 PRD 138 0,457 0,349 1,000 0,000 SIZE 138 6,609 0,620 8,332 5,163 LEV 138 0,459 0,204 0,963 0,015 BVPS 138 0,024 0,014 0,095 0,001 NIPS 138 0,004 0,004 0,022 -0,006 Nguồn: Tổng hợp từ phần mềm Stata 14.0 Bảng 4.1 trình bày thống kê mô tả các biến được tác giả sử dụng trong mô hình nghiên cứu trong giai đoạn 2015-2017. Kết quả thống kê cho thấy có sự chênh lệch cao giữa giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của một số biến. Trong đó, biến Q có độ lệch chuẩn lớn nhất (108,5%) với giá trị trung bình, giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất lần lượt là 1,566; 9,044; 0,409. Điều này cho thấy có sự khác biệt lớn về giá trị doanh nghiệp giữa các công ty có trong dữ liệu nghiên cứu. Các điểm số về CSR là EVN, EMP, COM và PRD có giá trị trung bình lần lượt là 0,394; 0,662; 0,447; 0,457 cho thấy các công ty tự nguyện công bố các hoạt động trách nhiệm xã hội ở mức trung bình. Điểm số về trách nhiệm nhân viên có giá trị trung bình cao nhất và điểm số về môi trường có giá trị trung bình thấp nhất trong nhóm. Trong cả bốn nhóm tiêu chí CSR, giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất đều là 1 và 0 cho thấy rằng mặc dù các công ty tình nguyện công bố các hoạt động trách nhiệm xã hội nhưng mức độ công bố thông tin giữa các tiêu chí là không đồng đều. Một số công ty có thể công bố đầy đủ thông tin đối với một tiêu chí hoặc không công bố thông tin. 4.2 Kết quả và thảo luận 4.2.1 Phân tích tương quan Bảng 4.2 trình bày ma trận tương quan giữa các biến trong mô hình nghiên cứu. Kết quả cho thấy các biến độc lập đều có tương quan dương với Q và ROE. Tương tự, các biến độc lập đều có tương quan âm với COC. Đối với g, biến PRD có tương quan dương và ba biến độc lập có tương quan âm là ENV, EMP và COM. 209
  14. Kỷ yếu Nghiên cứu khoa học sinh viên UEH 2019 Bảng 4.2 cho thấy hệ số tương quan của các biến trong mô hình nghiên cứu không vượt quá (-0,8; 0,8). Do đó, các mô hình hồi quy được tác giả sử dụng khi phân tích sẽ ít xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến. Ngoài ra, để kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến, tác giả sử dụng hệ số nhân tử phóng đại phương sai (Variance Inflation Factor – VIF) khi tiến hành chạy hồi quy. Kết quả từ bảng 4.3 cho thấy hệ số VIF của các biến trong mô hình đều nhỏ hơn 10, vì thế mô hình nghiên cứu không có hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra. 210
  15. Kỷ yếu Nghiên cứu khoa học sinh viên UEH 2019 Bảng 4.2 Ma trận hệ số tương quan của các biến trong mô hình nghiên cứu Q ROE g COC ENV EMP COM PRD SIZE LEV BVPS NIPS Q 1,000 ROE 0,122 1,000 G -0,010 0,141 1,000 COC -0,124 -0,809 -0,078 1,000 ENV 0,434 0,183 -0,028 -0,167 1,000 EMP 0,248 0,075 -0,149 -0,065 0,562 1,000 COM 0,303 0,164 -0,057 -0,138 0,224 0,244 1,000 PRD 0,323 0,136 0,118 -0,099 0,295 0,405 0,368 1,000 SIZE 0,013 0,000 -0,088 0,125 -0,016 0,013 0,494 0,276 1,000 LEV -0,365 -0,263 -0,215 0,491 -0,298 -0,021 -0,038 -0,192 0,423 1,000 BVPS -0,041 0,152 0,003 -0,205 0,058 -0,011 0,022 0,037 -0,013 -0,311 1,000 NIPS 0,261 0,369 0,129 -0,273 0,189 0,023 0,117 0,111 -0,023 -0,314 0,661 1,000 Nguồn: Tổng hợp từ phần mềm Stata 14.0 211
  16. Kỷ yếu Nghiên cứu khoa học sinh viên UEH 2019 Biến số VIF 1/VIF ENV 1,76 0,569 EMP 1,87 0,535 COM 1,63 0,614 PRD 1,56 0,641 SIZE 2,14 0,467 LEV 1,98 0,506 BVPS 1,92 0,520 NIPS 1,91 0,523 VIF trung bình 1,85 Bảng 4.3 Hệ số VIF của các biến trong mô hình nghiên cứu Nguồn: Tổng hợp từ phần mềm Stata 14.0 4.2.2 Phân tích tác động của CSR đến giá trị doanh nghiệp Để phân tích tác động của CSR đến giá trị doanh nghiệp, tác giả tiến hành phân tích mô hình (3.6) (Giá trị doanh nghiệp được đại diện bằng Tobin’s Q). Kết quả hồi quy của mô hình (3.6) được thể hiện trong bảng sau: Bảng 4.4 Tổng hợp kết quả hồi quy mô hình (3.6) Pooled OLS REM FEM 0,984*** 0,660* 0,387 ENV [2,5] [1,82] [0,93] 0,044 0,103 0,154 EMP [0,13] [0,31] [0,39] 0,566 0,383 0,226 COM [1,58] [1,22] [0,65] 0,436 0,086 -0,211 PRD [1,66] [0,31] [-0,62] 0,062 0,165 0,724 SIZE [0,36] [0,72] [0,99] LEV -1,537** -1,386** -0,412 212
  17. Kỷ yếu Nghiên cứu khoa học sinh viên UEH 2019 [-3,03] [-2,22] [-0,42] -28,57*** -16,31** -11,79 BVPS [4,06] [-2,05] [-0.94] 89,57*** 34,81* 22,26 NIPS [3,71] [1,86] [1,12] Số quan sát 138 𝐑𝟐 (%) 40,4 7,8 F – test 8,44*** LM test (𝛘𝟐 ) 1606*** Hausman test 21,11*** (𝛘𝟐 ) Wald test (𝛘𝟐 ) 1,5e+05*** Chú thích: Thống kê t nằm trong [ ] *** p < 0,01; ** p < 0,05; * p < 0,1 Nguồn: Tổng hợp từ phần mềm Stata 14.0 Kết quả của kiểm định F cho thấy p < 0,05 nên giả thuyết H0 bị bác bỏ, phương pháp hồi quy FEM phù hợp hơn so với Pooled OLS. Kết quả của kiểm định LM cho thấy p < 0,05 nên giả thuyết H0 bị bác bỏ, phương pháp hồi quy REM phù hợp hơn so với Pooled OLS. Kết quả của kiểm định Hausman cho thấy p < 0,05 nên giả thuyết H0 bị bác bỏ, phương pháp hồi quy FEM phù hợp hơn so với REM. Vì vậy, tác giả sẽ sử dụng mô hình FEM để tiến hành kiểm tra các khuyết tật. Vì mô hình FEM là mô hình không có hiện tượng tự tương quan nên tác giả chỉ sử dụng kiểm định Wald để kiểm tra hiện tượng phương sai thay đổi. Kết quả của kiểm định Wald cho thấy p < 0,05 nên giả thuyết H0 bị bác bỏ, mô hình xảy ra hiện tượng phương sai thay đổi. Tiếp theo, tác giả sử dụng phương pháp hồi quy FGLS để khắc phục hiện tượng phương sai thay đổi của mô hình. Kết quả của phương pháp hồi quy FGLS như sau: Bảng 4.5 Kết quả hồi quy FGLS của mô hình (3.6) EVN EMP COM PRD SIZE LEV BVPS NIPS 0,59** -0,03 0,28** 0,29** -0,00 - - 79,8** FGLS * [- * * [- 1,29*** 20,5** * 213
  18. Kỷ yếu Nghiên cứu khoa học sinh viên UEH 2019 [4,42] 0,28] [2,27] [3,21] 0,13] [-5,71] * [5,64] [5,18] Số quan 138 sát Chú thích: Thống kê t nằm trong [ ] *** p < 0,01; ** p < 0,05; * p < 0,1 Nguồn: Tổng hợp từ phần mềm Stata 14.0 Cuối cùng, tác giả sẽ sử dụng kết quả hồi quy của phương pháp FGLS để phân tích tác động của CSR đến giá trị doanh nghiệp. 4.2.3 Phân tích tác động của CSR đến lợi nhuận Để phân tích tác động của CSR đến lợi nhuận, tác giả tiến hành phân tích mô hình (3.7) (Lợi nhuận được đại diện bằng ROE). Kết quả hồi quy của mô hình (3.7) được thể hiện trong bảng sau: Bảng 4.6 Tổng hợp kết quả hồi quy mô hình (3.7) Pooled OLS REM FEM 0,054 0,058 -0,042 ENV [0,21] [0,21] [-0,09] 0,061 0,063 -0,003 EMP [0,28] [0,27] [-0,01] 0,158 0,140 0,125 COM [0,69] [0,58] [0,32] -0,009 -0,008 0,114 PRD [-0,05] [-0,04] [0,30] 0,060 0,077 1,156 SIZE [0,54] [0,63] [1,42] -0,608* -0,687* -4,169*** LEV [-1,88] [-1,94] [-3,84] -7,858* -8,090* -4,592 BVPS [-1,75] [-1,67] [-0.33] 214
  19. Kỷ yếu Nghiên cứu khoa học sinh viên UEH 2019 59,20*** 60,84*** 57,44** NIPS [3,84] [3,81] [2,59] Số quan sát 138 𝐑𝟐 (%) 19,7 29,1 F – test 1,5* LM test (𝛘𝟐 ) 1584*** Breusch and Pagan LM test 0,06 (𝛘𝟐 ) Wooldridge test 1,407 (F) Chú thích: Thống kê t nằm trong [ ] *** p < 0,01; ** p < 0,05; * p < 0,1 Nguồn: Tổng hợp từ phần mềm Stata 14.0 Kết quả của kiểm định F cho thấy p > 0,05 nên chấp nhận giả thuyết H0 , phương pháp hồi quy Pooled OLS phù hợp hơn so với FEM. Kết quả của kiểm định LM cho thấy p < 0,05 nên giả thuyết H0 bị bác bỏ, phương pháp hồi quy REM phù hợp hơn so với Pooled OLS. Vì vậy, tác giả sẽ sử dụng mô hình REM để tiến hành kiểm tra các khuyết tật. Kết quả của kiểm định Breusch and Pagan LM cho thấy p > 0,05 nên chấp nhận giả thuyết H0 , mô hình không xảy ra hiện tượng phương sai thay đổi. Kết quả của kiểm định Wooldridge cho thấy p > 0,05 nên chấp nhận giả thuyết H0 , mô hình không xảy ra hiện tượng tự tương quan. Từ những phân tích trên, tác giả lựa chọn mô hình REM để phân tích tác động của CSR đến lợi nhuận. 4.2.4 Phân tích tác động của CSR đến tốc độ tăng trưởng Để phân tích tác động của CSR đến tốc độ tăng trưởng, tác giả tiến hành phân tích mô hình (3.8). Kết quả hồi quy của mô hình (3.8) được thể hiện trong bảng sau: Bảng 4.7 Tổng hợp kết quả hồi quy mô hình (3.8) Pooled OLS REM FEM ENV -0,035 0,013 0,064 215
  20. Kỷ yếu Nghiên cứu khoa học sinh viên UEH 2019 [-0,29] [0,10] [0,36] -0,177* -0,161 -0,142 EMP [-1,75] [-1,40] [-,084] -0,092 -0,102 -0,101 COM [-0,85] [-0,89] [-0,68] 0,151* 0,069 -0,098 PRD [1,89] [0,73] [-0,68] -0,001 0,023 0,334 SIZE [-0,11] [0,34] [1,07] -0,252 -0,312 -0,563 LEV [-1,64] [-1,61] [-1,35] -3,161 -4,968** -12,47** BVPS [-1,48] [-1,97] [-2,32] 10,51 14,84** 18,12** NIPS [1,44] [2,09] [2,13] Số quan sát 138 𝐑𝟐 (%) 11,9 12,8 F – test 3,27*** LM test (𝛘𝟐 ) 1604*** Hausman test 6,11 (𝛘𝟐 ) Breusch and Pagan LM test 22,93*** (𝛘𝟐 ) Wooldridge test 3,662 (F) Chú thích: Thống kê t nằm trong [ ] *** p < 0,01; ** p < 0,05; * p < 0,1 Nguồn: Tổng hợp từ phần mềm Stata 14.0 Kết quả của kiểm định F cho thấy p < 0,05 nên giả thuyết H0 bị bác bỏ, phương pháp hồi quy FEM phù hợp hơn so với Pooled OLS. Kết quả của kiểm định LM 216
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2