intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tung Hoành Gia

Chia sẻ: Nguyen Hoang | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

132
lượt xem
18
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tung Hoành Gia "Tung hoành gia" là một học phái trong Cửu Lưu, tức là chín học phái lớn nhứt hay là chín dòng tư tưởng đời Xuân Thu Chiến Quốc ở Trung Hoa: Nho gia Pháp gia Tung hoành gia Đạo gia Binh gia Tạp gia Âm dương gia Mặc gia Nông gia "Tung hoành gia" là một môn phái về thuật ngoại giao. Nguyên khi nhà Chu suy vi, các rợ chung quanh thường xâm lấn bờ cõi. Vua U vương nhà Chu say đắm nàng Bao Tự, bị rợ Tây Nhung đánh bại giết chết. Con là Nghi Cửu...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tung Hoành Gia

  1. Tung Hoành Gia "Tung hoành gia" là một học phái trong Cửu Lưu, tức là chín học phái lớn nhứt hay là chín dòng tư tưởng đời Xuân Thu Chiến Quốc ở Trung Hoa: Nho gia Pháp gia Tung hoành gia Đạo gia Binh gia Tạp gia Âm dương gia Mặc gia Nông gia "Tung hoành gia" là một môn phái về thuật ngoại giao. Nguyên khi nhà Chu suy vi, các rợ chung quanh thường xâm lấn bờ cõi. Vua U vương nhà Chu say đắm nàng Bao Tự, bị rợ Tây Nhung đánh bại giết chết. Con là Nghi Cửu lên ngôi tức Chu Bình vương, sợ quân Tây Nhung đánh phá nữa nên dời đô sang Lạc Ấp (tỉnh Hà Nam ngày nay) lập thành nhà Đông Chu.
  2. Nhà Đông Chu bấy giờ suy nhược quá. Các chư hầu không phục tùng nữa, tự do, phóng túng, người xưng công, kể xưng bá, tranh giành đất đai, khuynh loát lẫn nhau làm thiên hạ rất nhiễu nhương. Đời nhà Chu, Trung Hoa có hàng ngàn nước chư hầu. Đến đời Xuân Thu (722-481 trước D.L.), những nước này tranh đánh nhau chỉ còn độ một trăm. Có mấy nước mạnh là Tề, Sở, Tấn, Tần, Lỗ, Tống. Nhà Chu tuy suy nhưng các chư hầu vẫn chưa nỡ hoặc dám bỏ hẳn. Người nào cũng muốn mượn danh nghĩa tôn phò nhà Chu để hủy diệt đối phương và tự suy tôn làm minh chủ (gọi là Bá). Có 5 chư hầu nối tiếp nhau làm minh chủ gọi là Ngũ Bá. Đó là những người đứng đầu trong việc đồng minh, ăn thề để đoàn kết nhau và suy tôn nhà Chu. Ngũ bá là Tề Hoàn công, Tấn Văn công, Tống Tương công, Sở Trang công, Tần Mục công. Vì tranh giành địa vị, thôn tính đất đai nên tất cả chư hầu lớn nhỏ gây thành những cuộc binh đao dữ dội, chưa từng thấy trong lịch sử Trung Hoa. Đến đời Chiến Quốc (481-221 trước D.L.) lại có 7 nước mạnh gọi là Thất hùng: Tề, Hàn, Ngụy, Triệu, Tần, Sở, Yên. Cuộc chiến tranh càng kéo dài dữ dội. Nay Tần thân với Sở, thì mai đã có thể coi Sở là kẻ thù; Tề ngoài mặt thân với Triệu nhưng vẫn có thể giao thiệp bí mật với Tấn chẳng hạn để diệt Triệu, v.v... Trong thời đại này, những người có chút học vấn vì xã hội loạn ly, họ không đứng vững được trên đường thực nghiệp theo khoa hoạn của mình, nên phải phiêu lưu tù nước này sang nước khác để tìm áo cơm hay địa vị khanh tướng công hầu. Ngoài những người học rộng trên thấu thiên văn, dưới đạt địa lý còn có những người có
  3. tài biện luận, ngôn ngữ giảo hoạt... "Tung hoành gia" là một học phái trong Cửu lưu gồm những hạng sĩ xuất thân, có tài biện luận đi du thuyết các nước để chiến hay hòa. Người được tôn sùng trong phái này là Tô Tần và Trương Nghi. Tô Tần chủ trương thuyết "Hợp tung". Trương Nghi chủ trương thuyết "Liên hoành". Cả hai đem thuyết của mình chu du khắp các nước, thuyết minh với các vua chúa chư hầu. Hai thuyết này mạnh nhứt đời Chiến Quốc nên được lấy làm tên cho học phái. Tô Tần và Trương Nghi đều là học trò của Quỉ Cốc tiên sinh. Tô Tần người ở Lạc Dương đi du thuyết 6 nước: Hàn, Ngụy, Triệu, Yên, Tề, Sở hợp nhau lại chống đánh nước Tần là nước mạnh nhứt. Chiều dọc là "Tung". đất 6 nước đều ở theo một chiều từ bắc đến nam tại phía đông; đối với Tần ở phía tây, có một mình nên dùng danh từ "Hợp tung" để chỉ sự liên minh các nước. Tô Tần được vua Triệu phong làm Tung ước chưởng và cầm ấn là Tướng quốc 6 nước. Trương Nghi người nước Ngụy, chủ trương trái lại thuyết của Tô Tần. Sau khi Tô Tần chết, tung ước 6 nước tan rã, Trương Nghi làm tướng nước Tần đi du thuyết 6 nước thờ Tần. "Hoành" là chiều ngang từ tây sang đông. Đất Tần ở về phía tây. Sáu nước ở về phía đông, không phải liên kết để chống Tần mà để hàng Tần, nên gọi là "Liên hoành".
  4. Liệt nữ họ Lý thành Giang Du Đời Tam Quốc, nhà Thục đến hồi suy mạt. Thục chúa là Lưu Thiện, con của Lưu Bị, sau khi Khổng Minh chết, nghe lời gian thần là Hoàng Hạo đắm mê tửu sắc, không nối được chí lớn của cha để giữ vững cơ nghiệp. Thừa tướng của nhà Ngụy là Tư Mã Chiêu sai tướng là Chung Hội và Đặng Ngại đem binh đánh Thục. Vì muốn đánh úp Thành đô thình lình để bên Thục không phòng bị nên tướng Đặng Ngại ngầm độ binh qua ngả tắt Âm Bình hiểm trở. Họ đục núi mở đường, bắc gỗ làm cầu trải qua các hang sâu đèo dốc, núi đá chập chùng... họ tiến đến thành Du Giang. Tướng Thục giữ Du Giang là Mã Mạc, nghe tin Đông Xuyên đã mất, cũng cho quân sửa soạn canh phòng, nhưng chỉ chăm lo về mặt đại lộ. Lại tin tưởng Khương Duy còn có đại quân đứng giữ Kiếm Các, nên Mạc không phải lo nghĩ mấy. Vì vậy, Mạc không để ý tình hình cho lắm. Hôm ấy, Mạc lo thao luyện quân sĩ xong, về nhà với vợ là Lý thị, đốt lò lên sưởi và hâm rượu cùng uống. Lý thị hỏi chồng: - Nghe nói ngoài biên đình quân giặc đánh gấp lắm, mà tướng quân không vẻ lo buồn là tại sao? Mạc cười đáp: - Việc lớn đã có Khương Bá Ước trông coi. Can gì đến tôi mà lo! Lý thị nghiêm nét mặt, hỏi: - Dù thế nào đi nữa, tướng quân cũng chịu trách nhiệm coi giữ thành trì. Sao lại
  5. bảo không quan hệ? Mạc điềm nhiên nói: - Thiên tử thì nghe thằng Hoàng Hạo, tối ngày say đắm về rượu với gái. Tôi liệu vạ lớn cũng sắp tới chớ chẳng xa gì. Nếu quân Ngụy đến tận đây nữa thì còn gì mà chẳng hàng đi cho xong. Lo nghĩ lắm thêm mệt! Lý thị đùng đùng nổi giận, đứng lên nhổ vào mặt Mạc, mắng rằng: - Làm thân nam tử mà giặc chưa đến đã nghĩ điều bất trung bất nghĩa! Thật phí cả tước lộc của triều đình bấy nay! Ta còn mặt nào sống nhìn mặt ấy. Mã Mạc xấu hổ ê mặt không biết trả lời ra sao nữa... Chợt gia nhân từ ngoài chạy vào hoảng hốt bảo: - Tướng Ngụy Đặng Ngại, không biết theo lối nào kéo tới, hiện đã đem 2000 quân xông vào thành rồi! Mạc sợ hãi vội vàng ra xin hàng. Đến công đường, Mạc cúi rạp người xuống lạy Ngại, rồi sụt sịt kêu khóc: - Tôi có lòng hàng từ lâu. Vậy xin chiêu dụ dân trong thành và đem quân bản bộ về theo tướng quân. Đặng Ngại nhận cho hàng và thu hết quân mã của Mạc trong thành Du Giang, cho nhập vào quân mình để điều khiển, lại cho Mạc làm hướng đạo quan. Bỗng có người hầu nhà Mã Mạc hớt hải chạy tới bảo: - Phu nhân ở nhà đã thắt cổ chết mất rồi! Mạc kinh hãi điếng lặng người. Đặng Ngại hỏi duyên cớ. Mạc đem sự thực kể lại. Ngại cảm động khen Lý thị là bực hiền phụ, cho dùng lễ mai táng rất hậu. Ngại
  6. thân đến trước linh cữu tế lễ. Quân sĩ nghe tin ấy, ai cũng than tiếc. Người sau có thơ khen Lý thị: Hậu chúa hôn mê, nghiệp Hán nghiêng, Trời sai Đặng Ngại chiếm Tây Xuyên Buồn thay Ba Thục nhiều danh tướng Chịu kém Giang Du Lý thị hiền. Nguyên văn: Hậu chúa hôn mê Hán tộ điên, Thiên sai Đặng Ngại thủ Tây Xuyên. Khả lân Ba Thục đa danh tướng, Bất cập Giang Du Lý thị hiền.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2