intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Vai trò của cán bộ y tế trường học trong quản lý, chăm sóc sức khỏe học sinh

Chia sẻ: Nhadamne Nhadamne | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

76
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết đánh giá vai trò của cán bộ y tế trường học (CBYTTH) đối với việc chăm sóc sức khỏe học sinh là vấn đề ưu tiên, quan trọng trong điều kiện nguồn lực cho công tác y tế trường học còn hạn chế mà tỉ lệ học sinh mắc các vấn đề sức khỏe ngày càng gia tăng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Vai trò của cán bộ y tế trường học trong quản lý, chăm sóc sức khỏe học sinh

Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2018<br /> <br /> <br /> VAI TRÒ CỦA CÁN BỘ Y TẾ TRƯỜNG HỌC TRONG QUẢN LÝ, CHĂM<br /> SÓC SỨC KHỎE HỌC SINH<br /> Dương Tiểu Phụng*, Nguyễn Lệ Huyền*<br /> TÓM TẮT<br /> Đặt vấn đề: Đánh giá vai trò của cán bộ y tế trường học (CBYTTH) đối với việc chăm sóc sức khỏe học sinh<br /> là vấn đề ưu tiên, quan trọng trong điều kiện nguồn lực cho công tác y tế trường học còn hạn chế mà tỉ lệ học<br /> sinh mắc các vấn đề sức khỏe ngày càng gia tăng.<br /> Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá vai trò của CBYTTH trong quản lý, chăm sóc sức khỏe học sinh tại thành<br /> phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang năm 2017.<br /> Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang thông qua phỏng vấn sâu ban giám hiệu nhà trường,<br /> giáo viên, CBYTTH, cán bộ trạm y tế (TYT) và thu thập thông tin từ sổ sách, hồ sơ quản lý, theo dõi sức khỏe học<br /> sinh ở hai nhóm trường có và không có CBYTTH.<br /> Kết quả: CBYTTH có vai trò quan trọng trong sơ cấp cứu, truyền thông giáo dục sức khỏe, tổ chức<br /> khám/kiểm tra sức khỏe cho học sinh, triển khai các chương trình y tế, phong trào vệ sinh phòng bệnh tại trường.<br /> Tỷ lệ bệnh răng miệng (41,4%), suy dinh dưỡng (36,3%), thừa cân (13,2%) ở trường không có CBYTTH cao<br /> hơn so với trường có CBYTTH (27,4%, 13%; và 5,8%). CBYTTH giúp giảm tải công việc cho ban giám hiệu,<br /> giáo viên trong việc quản lý và chăm sóc sức khỏe học sinh. Tuy nhiên, CBYTTH chưa thể hiện được vai trò<br /> trong việc theo dõi sức khỏe của học sinh, hoàn thành các hồ sơ quản lý, theo dõi sức khỏe học sinh theo quy định.<br /> Kết luận: CBYTTH đóng vai trò tích cực trong các hoạt động chăm sóc sức khỏe học sinh cũng như giảm<br /> thiểu gánh nặng công việc cho ban giám hiệu, giáo viên. Cần tạo điều kiện thuận lợi để họ chịu trách nhiệm chính<br /> và phát huy hiệu quả vai trò của mình<br /> Từ khóa: cán bộ y tế trường học, quản lý, chăm sóc, sức khỏe học sinh<br /> ABSTRACT<br /> ROLE OF SCHOOL HEALTHCARE WORKERS<br /> IN STUDENTS’ HEALTH CARE AND MANAGEMENT<br /> Duong Tieu Phung, Nguyen Le Huyen<br /> * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 – No. 5 - 2019: 606 – 614<br /> Background: There is an increasing rate of health problems in students. Hence assessing the role of school<br /> health workers in the students’ health care is a priority and significant issue when considering the limited of<br /> school health resources.<br /> Objectives: Assessing the role of school health workers in management and health caring for students in<br /> Rach Gia, Kien Giang province in 2017.<br /> Methods: A cross-sectional study was conducted using in-depth interviews on school administrators,<br /> teachers, school health workers, medical station workers. Also, information about students' health in two school<br /> groups with and without school healthcare workers was collected from management documents and records.<br /> Results: Healthcare workers played a vital role in administering first aid; communication and education<br /> about health; organize health examination for students; implement health projects, and campaigns about diseases<br /> *Viện Y tế Công cộng Thành phố Hồ Chí Minh<br /> Tác giả liên lạc: ThS. Dương Tiểu Phụng ĐT: 0903 747 548 Email: duongtieuphung@iph.org.vn<br /> <br /> <br /> <br /> 606 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng<br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học<br /> <br /> prevention and hygiene in school. The prevalence of dental diseases (41.4%), malnutrition (36.3%) and<br /> overweight (13.2%) in schools without healthcare workers were higher than that of schools with them, those rates<br /> were 27.4%, 13%, and 5.8% respectively. School healthcare workers helped reduce the workload for<br /> administrators and teachers in caring and management students' health. However, they unable to prove their<br /> important role in monitoring students’ health and complete the records of management and monitoring for<br /> students' health according to regulations.<br /> Conclusion: School healthcare workers play a positive role in students’ health care activities as well as<br /> minimizing the work burden of school staffs. Facilitate favorable conditions will encourage them to undertake the<br /> main responsibility and effectively promote their role.<br /> Keywords: school nurse, management, care, student health<br /> ĐẶT VẤN ĐỀ khỏe ở học sinh; đây được xem là một trong các<br /> Để triển khai các biện pháp bảo vệ, chăm sóc chỉ số chuyên biệt để đánh giá hiệu quả của<br /> trẻ em trong độ tuổi đến trường một cách đầy CBYTTH đối với việc bảo vệ, chăm sóc và nâng<br /> đủ, vai trò của công tác y tế trường học (YTTH) cao sức khỏe học sinh. Từ đó cung cấp bằng<br /> rất cần thiết, quan trọng. Trong đó, CBYTTH có chứng, thông tin cho việc đưa ra các chính sách<br /> ảnh hưởng tích cực đối với việc quản lý, theo về nhân sự cho hoạt động y tế trường học, đặc<br /> dõi, sàng lọc các vấn đề sức khỏe ở học sinh(1,3,5). biệt là cán bộ y tế tại các trường, nhằm phát triển<br /> Cán bộ y tế trường học (CBYTTH) còn có vai trò đội ngũ CBYTTH đảm bảo về số lượng và trình<br /> quan trọng trong việc làm giảm tỉ lệ học sinh độ chuyên môn đáp ứng nhu cầu chăm sóc, bảo<br /> vắng mặt tại trường do các vấn đề liên quan đến vệ và nâng cao sức khỏe cho học sinh. Đồng thời,<br /> sức khỏe(7), giúp làm giảm thời gian nhân viên kết quả nghiên cứu cũng là tiền đề cho các<br /> nhà trường dành cho hoạt động chăm sóc sức nghiên cứu liên quan sâu rộng hơn sau này.<br /> khỏe học sinh(6). Mục tiêu nghiên cứu<br /> Hiện nay, cán bộ y tế tại các trường học vẫn Đánh giá sự khác biệt giữa trường có và<br /> còn hạn chế về số lượng lẫn chất lượng. Theo không CBYTTH về việc khám/kiểm tra sức khỏe<br /> báo cáo của Cục Y tế Dự phòng (YTDP), có định kỳ, theo dõi sức khỏe học sinh, sơ cấp cứu,<br /> 55,4% trường học không có CBYT, trong số các tổ chức triển khai các chương trình y tế, phong<br /> CBYTTH thì có 43% là kiêm nhiệm. Kiên Giang trào vệ sinh phòng bệnh, truyền thông giáo dục<br /> là một trong số các tỉnh có tỉ lệ trường không có<br /> sức khỏe cho học sinh.<br /> CBYT cao nhất tại khu vực phía Nam với 37%<br /> Đánh giá vai trò của CBYTTH đối với việc<br /> trong năm học 2015-2016. Trong đó, thành phố<br /> Rạch Giá là một trong hai khu vực có tỉ lệ trường giảm tải công việc cho cán bộ nhà trường trong<br /> không có CBYT chiếm tỉ lệ cao nhất. việc quản lý và chăm sóc sức khỏe học sinh; giúp<br /> Tại Việt Nam chưa có nghiên cứu về vai trò, cải thiện sức khỏe học sinh.<br /> tác động của CBYTTH đối với công tác chăm sóc ĐỐITƯỢNG- PHƯƠNG PHÁPNGHIÊNCỨU<br /> sức khỏe học sinh. Thiếu bằng chứng cho thấy Đối tượng nghiên cứu<br /> vai trò, ảnh hưởng của CBYTTH trong công tác<br /> Các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ<br /> chăm sóc sức khỏe học sinh là vấn đề đáng quan<br /> sở, trung học phổ thông và TYT xã/phường tại<br /> tâm trong tình hình kinh phí dành cho hoạt<br /> thành phố Rạch Giá, Kiên Giang năm học 2017-<br /> động YTTH còn hạn chế mà tỉ lệ trẻ mắc các vấn<br /> đề sức khỏe ngày càng gia tăng. Vì thế, nghiên 2018; cán bộ ban giám hiệu phụ trách công tác<br /> cứu được tiến hành để đánh giá vai trò của YTTH, CBYTTH, giáo viên chủ nhiệm và cán bộ<br /> CBYTTH trong chăm sóc, quản lý các vấn đề sức TYT xã/phường phụ trách công tác YTTH.<br /> <br /> <br /> <br /> Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 607<br /> Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2018<br /> <br /> Phương pháp nghiên cứu KẾT QUẢ<br /> Thiết kế nghiên cứu Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu<br /> Nghiên cứu cắt ngang. Các đối tượng tham gia nghiên cứu có độ<br /> Kỹ thuật chọn mẫu tuổi từ 22 đến 59 tuổi, gồm 8 hiệu trưởng/phó<br /> Thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang có 57 hiệu trưởng, 8 giáo viên, 6 cán bộ TYT phụ<br /> trường học bao gồm 11 trường Mầm non, 27 trách công tác YTTH và 4 CBYTTH tại các<br /> trường Tiểu học, 13 trường Trung học cơ sở và trường. Các đối tượng có thâm niên làm việc<br /> 6 trường Trung học phổ thông. Chọn ngẫu từ 1 đến 23 năm. Trình độ chuyên môn của<br /> nhiên 1 trường có CBYT và 1 không có CBYT ở CBYTTH đều là y sỹ trung cấp, trong đó có 1<br /> mỗi cấp học. cán bộ biên chế, 3 cán bộ làm việc theo diện<br /> hợp đồng, có 1 CBYTTH kiêm nhiệm công tác<br /> Tổng số trường được chọn là 8 trường. Ở<br /> văn thư tại trường.<br /> mỗi trường, chọn chủ đích 1 ban giám hiệu và<br /> 1 CBYT (đối với trường có CBYTTH) phụ trách Bảng 1: Đặc điểm của trường học (n=8)<br /> Trường có Trường không<br /> công tác YTTH ít nhất là 1 năm học, chọn ngẫu Đặc điểm<br /> CBYTTH (n=4) có CBYTTH (n=4)<br /> nhiên 1 giáo viên chủ nhiệm. Ở mỗi TYT Có ban chăm sóc sức<br /> 0 0<br /> xã/phường có trường học được chọn đưa vào khỏe học sinh<br /> nghiên cứu, chọn chủ đích một CBYT phụ Kinh phí cho hoạt động<br /> 4 1<br /> y tế trường học<br /> trách công tác YTTH ít nhất là 1 năm học. Tổng<br /> Có phòng y tế 4 0<br /> số có 26 đối tượng tham gia phỏng vấn sâu,<br /> Thuốc, dụng cụ, trang<br /> gồm 8 hiệu trưởng, 8 giáo viên, 6 cán bộ TYT 4 0<br /> thiết bị y tế đầy đủ<br /> và 4 CBYTTH. Tất cả các trường đều không có ban chăm<br /> Phương pháp, công cụ thu thập dữ liệu sóc sức khỏe học sinh. Các trường có CBYTTH<br /> Phỏng vấn sâu các đối tượng nghiên cứu đều có phòng y tế, đầy đủ thuốc, dụng cụ, trang<br /> bằng bộ câu hỏi soạn sẵn, sử dụng bảng kiểm thiết bị và kinh phí cho hoạt động YTTH. Phần<br /> được thiết kế sẵn để thu thập các thông tin từ sổ lớn các trường không có CBYTTH không có kinh<br /> sách, hồ sơ quản lý, theo dõi sức khỏe học sinh. phí cho hoạt động y tế trường học.<br /> Xử lý, phân tích dữ liệu Sự khác biệt giữa trường có và không có<br /> Dữ liệu sau khi thu thập qua các buổi CBYTTH trong quản lý, chăm sóc sức khỏe học sinh<br /> phỏng vấn được gỡ băng, tổng hợp và lưu trữ Bảng 2: Các hoạt động quản lý, chăm sóc sức khỏe<br /> dưới dạng file điện tử và bản cứng. Mã hóa dữ học sinh các trường đã thực hi ện<br /> liệu theo chủ đề: thông tin về đối tượng nghiên Có thực hiện<br /> cứu, khám sức khỏe định kỳ, theo dõi sức khỏe Hoạt động Trường có Trường không<br /> CBYTTH có CBYTTH<br /> học sinh, sơ cấp cứu, xử trí ban đầu, triển khai<br /> (n=4) (n=4)<br /> các chương trình y tế, truyền thông-giáo dục<br /> Tổ chức khám /kiểm tra sức<br /> sức khỏe, giảm thiểu gánh nặng công việc cho 2 1<br /> khỏe định kỳ cho học sinh<br /> cán bộ nhà trường, giúp cải thiện sức khỏe học Lập sổ theo dõi sức khỏe học sinh 3 3<br /> sinh. Đánh giá vai trò của CBYTTH thông qua Theo dõi các trường hợp<br /> 4 4<br /> đánh giá sự khác biệt về nội dung thực hiện bệnh truyền nhiễm ở học sinh<br /> Sơ cấp cứu, xử trí ban đầu<br /> theo các nhóm chủ đề giữa nhóm trường có và cho học sinh<br /> 4 4<br /> không có CBYTTH, những nhận định của cán Tổ chức triển khai các<br /> bộ TYT, ban giám hiệu, giáo viên về vai trò của chương trình y tế, phong trào 4 4<br /> vệ sinh phòng bệnh tại trường<br /> CBYTTH; hồ sơ, sổ sách về quản lý, theo dõi<br /> Tổ chức các hoạt động truyền<br /> sức khỏe học sinh. thông giáo dục sức khỏe<br /> 4 4<br /> <br /> <br /> <br /> 608 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng<br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học<br /> <br /> Tổ chức khám/kiểm tra sức khỏe định kỳ cho tin về tiểu sử bệnh của học sinh, huyết áp,<br /> học sinh nhịp tim, đánh giá thị lực. Ngoại trừ các<br /> Trong số 3 trường có thực hiện khám sức trường mầm non, hầu hết các trường chưa<br /> khỏe định kỳ cho học sinh, có 2 trường có đánh giá tình trạng dinh dưỡng của học sinh.<br /> CBYTTH. Trường có CBYTTH thì nhà trường có Ngoài ra, nhà trường chỉ có thông báo, tư vấn,<br /> sự chủ động liên hệ với trung tâm y tế/TYT đề xuất về việc khám chuyên khoa hay nghi<br /> trong việc phối hợp thực hiện hoạt động này. ngờ mắc bệnh truyền nhiễm cho phụ huynh để<br /> “…bên có cán bộ y tế thì họ chủ động phụ huynh đưa các em đi điều trị, các trường<br /> hơn…” (Cán bộ TYT). không nắm được là các em có được khám và<br /> điều trị chuyên khoa hay không.<br /> “Có, có chứ, khác nhiều chứ. Nếu có cán bộ y<br /> tế thì từ đầu năm đến giờ chúng tôi đã khám sức Không có sự khác biệt về việc theo dõi<br /> khỏe cho các em xong rồi” (Hiệu trưởng trường bệnh truyền nhiễm ở học sinh giữa trường có<br /> không có CBYTTH). và không CBYTTH. CBYTTH chưa thể hiện rõ<br /> vai trò của mình trong việc theo dõi bệnh<br /> Phần lớn các trường không có cán bộ YTTH<br /> truyền nhiễm ở học sinh. Tại các trường học,<br /> không thực hiện hoạt động này. Các trường này<br /> việc theo dõi bệnh truyền nhiễm ở học sinh<br /> không được trích kinh phí từ nguồn bảo hiểm y<br /> chủ yếu là do giáo viên chủ nhiệm hoặc giáo<br /> tế, do đó gặp khó khăn trong việc tổ chức khám<br /> viên bộ môn theo dõi.<br /> sức khỏe cho học sinh. Mặc dù các trường này có<br /> thể vận động đóng góp của phụ huynh để tổ “Ừ, theo dõi các trường hợp học sinh bị mắc<br /> chức khám sức khỏe học sinh nhưng trên thực tế bệnh truyền nhiễm là do giáo viên theo dõi’<br /> chỉ có 1 trường có được nguồn kinh phí này. (Hiệu trưởng trường có CBYTTH).<br /> <br /> “Mình không có nguồn, nhưng mình có phụ Mặc dù giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ<br /> huynh đóng góp, có xã hội hóa...Tiền đó là phụ môn là người chủ yếu theo dõi bệnh truyền<br /> huynh trả, chứ tiền kia mình đâu có” (Hiệu nhiễm ở học sinh. Tuy nhiên, theo nhận định của<br /> trưởng trường không có CBYTTH). ban giám hiệu thì có CBYTTH sẽ tốt hơn vì họ có<br /> chuyên môn nên giúp phát hiện sớm bệnh ở học<br /> Theo dõi sức khỏe học sinh<br /> sinh. Cán bộ TYT cũng nhận định rằng CBYTTH<br /> Có 6/8 trường bao gồm 3 trường có và 3 sẽ giúp phát hiện dịch bệnh nhạy và sớm hơn.<br /> trường không có CBYTTH có lập sổ theo dõi sức<br /> “Nhưng mà có cán bộ y tế thì sẽ tốt hơn,<br /> khỏe học sinh. Tại các trường không có<br /> không phải là chỉ có vụ thuốc, khi có dịch bệnh<br /> CBYTTH, ban giám hiệu hoặc giáo viên là<br /> thì y tế sẽ nắm hơn. Giáo viên dù có biết<br /> những người kiêm nhiệm việc lập, lưu giữ sổ<br /> nhưng không thể sát sao, y tế nhìn vô thì có<br /> theo dõi sức khỏe học sinh. Một số ban giám<br /> thể phát hiện được. Có những trường hợp<br /> hiệu cho thấy sự khó khăn và lúng túng khi thực<br /> bệnh phải có y tế mới nắm hết” (Hiệu trưởng<br /> hiện công việc này.<br /> trường có CBYTTH).<br /> “Năm nay thì không có cán bộ y tế nên<br /> Sơ cấp cứu ban đầu<br /> chúng tôi không biết có cách nào để làm việc đó”<br /> (Hiệu trưởng trường không có CBYTTH). 8/8 trường đều thực hiện sơ cấp cứu cho học<br /> sinh nhưng các hồ sơ ghi nhận công tác quản lý<br /> Việc thực hiện ghi chép sổ sách để theo dõi<br /> và sơ cứu tốt hơn ở nhóm trường có CBYTTH.<br /> sức khỏe học sinh vẫn còn nhiều thiếu sót, kết<br /> Bên cạnh đó, CBYTTH được xem là người thực<br /> quả nghiên cứu cho thấy không có sự khác biệt<br /> hiện sơ cấp cứu đảm bảo chuyên môn, sâu sát<br /> rõ ràng giữa hai nhóm trường có và không có<br /> hơn so với giáo viên.<br /> CBYTTH. Khi xem xét hồ sơ theo dõi sức khỏe<br /> học sinh thì các trường phần lớn thiếu thông “Thực ra chúng tôi cũng là phụ huynh, chăm<br /> <br /> <br /> <br /> Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 609<br /> Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2018<br /> <br /> sóc học sinh như con mình vậy, ai cũng biết chút (Cán bộ TYT).<br /> ít về sơ cứu. Tuy nhiên, có cán bộ y tế thì vẫn Truyền thông giáo dục sức khỏe<br /> hay hơn, họ có chuyên môn của họ, chỉ có cán bộ<br /> Tất cả các trường đều tổ chức các hoạt<br /> y tế là đi sâu hơn thôi” (Giáo viên). động truyền thông, giáo dục sức khỏe. Người<br /> Đối với trường không có CBYTTH, công tác truyền thông, giáo dục sức khỏe chủ yếu là<br /> xử trí ban đầu chủ yếu do giáo viên, tổng phụ CBYTTH, tổng phụ trách, giáo viên chủ nhiệm.<br /> trách đảm nhận. Việc sơ cấp cứu cho trẻ gặp khó Theo các TYT, những trường có CBYTTH thì<br /> khăn vì giáo viên không có đủ chuyên môn để TYT dễ dàng phối hợp, nhà trường chủ động<br /> thực hiện. truyền thông tốt hơn, giúp giảm tải công việc<br /> “Giáo viên thì không chuyên sâu, lâu lâu cho TYT vì CBYTTH nắm chuyên môn tốt hơn<br /> mới va chạm nên không tốt bằng y tế, lỡ mà sơ so với giáo viên.<br /> suất có gì xảy ra thì cũng không biết làm sao” “Khi có CBYTTH thì chúng tôi dễ dàng trao<br /> (Hiệu trưởng trường có CBYTTH). đổi chuyên môn hơn so với trao đổi trực tiếp với<br /> Đồng thời, khi giáo viên sơ cấp cứu, xử trí hiệu trưởng và giáo viên” (Cán bộ TYT).<br /> ban đầu cho học sinh làm ảnh hưởng đến công Các giáo viên cũng nhận định rằng việc<br /> tác chuyên môn, gây quá tải công việc cho giáo truyền thông, giáo dục sức khỏe cho học sinh<br /> viên vì giáo viên phải phụ trách công tác chuyên được thực hiện hiện bởi CBYTTH tốt hơn vì cán<br /> môn giảng dạy. Bên cạnh đó, việc chuyển học bộ y tế có chuyên môn hơn.<br /> sinh đến TYT, Trung tâm Y tế hoặc bệnh viện<br /> “Có CBYTTH thì khi tuyên truyền dễ<br /> cũng gặp khó khăn do không có người đảm<br /> truyền tải thông điệp hơn vì họ có chuyên<br /> nhận công việc này.<br /> môn” (Giáo viên).<br /> “Giáo viên cũng có thể xử lý các trường hợp<br /> Vai trò của CBYTTH đối với việc giảm tải công<br /> nhẹ nhưng sẽ ảnh hưởng đến công tác giảng<br /> việc cho nhân viên nhà trường, giúp cải thiện<br /> dạy” (Giáo viên).<br /> sức khỏe và tỷ lệ bệnh tật của học sinh<br /> Tổ chức triển khai các chương trình y tế, phong CBYTTH có vai trò quan trọng trong việc<br /> trào vệ sinh phòng bệnh tại trường giảm tải công việc cho ban giám hiệu, giáo viên<br /> Tất cả các trường đều thực hiện các chương trong quản lý, chăm sóc sức khỏe học sinh. Khi<br /> trình y tế, phong trào vệ sinh phòng bệnh. Tuy có cán bộ y tế thì ban giám hiệu, giáo viên có<br /> nhiên, theo nhận định của các TYT thì có sự khác nhiều thời gian hơn, yên tâm hơn để thực hiện<br /> biệt về việc thực hiện các chương trình y tế, công tác chuyên môn giảng dạy của mình.<br /> phong trào vệ sinh phòng bệnh giữa trường có “Nếu có trường hợp học sinh bị nặng thì<br /> và không có CBYTTH. Khi các trường có CBYTTH sẽ hỗ trợ nên giáo viên không bị gián<br /> CBYTTH thì nhà trường thường chủ động hơn đoạn công việc giảng dạy” (Giáo viên).<br /> trong việc phối hợp và TYT dễ dàng phối hợp<br /> Bảng 3: Tỉ lệ các bệnh tật ở học sinh giữa trường có<br /> trong việc thực hiện các chương trình y tế tại<br /> và không có CBYTTH<br /> trường. Theo đánh giá của cán bộ TYT thì việc<br /> Tỉ lệ các bệnh tật<br /> thực hiện các chương trình này cũng hiệu quả<br /> Bệnh tật Có CBYTTH (n=4) Không có CBYTTH<br /> hơn so với trường không có CBYTTH. Trung vị (nhỏ nhất (n=4) Trung vị (nhỏ<br /> “Đối với tiêm chủng mở rộng thì trường - lớn nhất) nhất - lớn nhất)<br /> <br /> không có CBYTTH thì trạm xuống và tự làm; Bệnh về răng miệng 26,5 (5 – 47,9) 44,3 (6,2 – 82,4)<br /> <br /> nếu có CBYTTH thì họ nắm được lịch tiêm Suy dinh dưỡng 11,5 (0 – 23) 36,3 (0 – 72,5)<br /> Thừa cân, béo phì 6,3 (1,4 – 11,2) 17,6 (1,1 – 35,2)<br /> chủng và chủ động phối hợp và đúng quy trình.<br /> Cận thị 17,2 (3,3 – 31) 10,7 (0 – 21,3)<br /> Tỷ lệ tiêm chủng ở trường có cán bộ y tế tốt hơn”<br /> <br /> <br /> <br /> 610 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng<br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học<br /> <br /> Tỉ lệ học sinh mắc các bệnh răng miệng, suy khỏe cho học sinh. Kết quả này thấp hơn so<br /> dinh dưỡng, thừa cân, béo phì tại các trường với báo cáo tổng kết kết năm 2015 của Cục<br /> không CBYTTH cao hơn tại các trường có YTDP với 69,7% các trường tổ chức khám cho<br /> CBYTTH, với các tỉ lệ lần lượt là 44,3%, 36,3% và học sinh, và nghiên cứu của T.N.V.Như và<br /> 17,6% so với 26,5%, 11,5% và 6,3%. Tỉ lệ cận thị ở D.T.Phỉ tại tỉnh Khánh Hòa năm học 2012-2013<br /> trường có CBYTTH (17,2%) cao hơn ở các trường (77%)(8). Điều này được lý giải là do thực hiện<br /> không có CBYTTH (10,7%). theo thông tư 13/2016, các trường có CBYTTH<br /> Hầu hết các trường (3/4 trường) và cán bộ với trình độ đảm bảo chuyên môn theo quy<br /> TYT đều cho rằng CBYTTH giúp cải thiện sức định thì CBYTTH có thể tự thực hiện kiểm tra<br /> khỏe học sinh. sức khỏe học sinh, do đây là thời gian đầu<br /> “CBYTTH rất quan trọng với học sinh, mà thực hiện theo thông tư nên các trường còn<br /> còn cả giáo viên; giúp cải thiện sức khỏe cho cả thiếu sự chủ động trong việc bố trí nguồn<br /> học sinh và giáo viên” (Giáo viên). nhân lực khám cho các em khi không còn sự<br /> hỗ trợ nhiều từ phía TYT và Trung tâm Y tế.<br /> “Theo số liệu về học sinh bị bệnh, thì tỷ lệ<br /> Bên cạnh đó, sự hạn chế về kinh phí và tuyển<br /> học sinh mắc bệnh ít hơn ở các trường có cán bộ<br /> dụng đã dẫn đến việc các trường không thể bố<br /> y tế, do trường có y tế thì tuyên truyền và phòng<br /> trí trí CBYTTH chuyên trách nên gây khó khăn<br /> bệnh được tốt hơn” (Cán bộ TYT).<br /> cho công tác khám, kiểm tra sức khỏe học.<br /> Sự cần thiết có cán bộ y tế tại các trường học<br /> Trong số các trường có tổ chức khám sức khỏe<br /> 8/8 trường cho rằng cần phải có CBYTTH. học sinh, vai trò của CBYTTH thể hiện rõ ràng<br /> Nguyên nhân các trường cần có CBYTTH chủ hơn. Trường có CBYTTH thì có sự chủ động<br /> yếu là do CBYTTH là người có vai trò quan liên hệ với trung tâm y tế/TYT trong việc phối<br /> trọng trong việc xử trí kịp thời, hiệu quả các hợp thực hiện hoạt động này, số trường có<br /> trường hợp sơ cấp cứu, xử trí ban đầu ở học khám sức khỏe học sinh cũng nhiều hơn.<br /> sinh; giúp phát hiện sớm các ca bệnh khi có vụ<br /> Theo dõi sức khỏe học sinh<br /> dịch xảy ra; giáo dục sức khỏe cho học sinh<br /> cũng như phụ huynh chính xác, cụ thể hơn so Kết quả nghiên cứu cho thấy không có sự<br /> với giáo viên. khác biệt rõ ràng giữa hai nhóm trường có và<br /> không có CBYTTH. Việc lập hồ sơ theo dõi sức<br /> “... Giáo viên dù có biết nhưng không thể sát<br /> khỏe học sinh còn nhiều bất cập. Phần lớn các hồ<br /> sao, ví dụ như y tế nhìn vô thì có thể phát hiện<br /> sơ thiếu thông tin về tiểu sử bệnh, huyết áp, nhịp<br /> được...” (PHT trường có CBYTH).<br /> tim, đánh giá thị lực. Ngoại trừ các trường mầm<br /> Đối với các trường không có CBYTTH, non, hầu hết các trường chưa đánh giá tình trạng<br /> nguyên nhân các trường không có CBYTTH là dinh dưỡng của học sinh. Các tài liệu được lưu<br /> do không có biên chế cho CBYTTH, không thuê<br /> giữ chỉ mang tính chất đối phó khi phần lớn các<br /> được người vì CBYTTH được trả lương thấp. sổ theo dõi sức khỏe học sinh ghi chép còn khá<br /> “...lương quá thấp nên họ cũng không thiết sơ sài. Đồng thời, việc thiếu nhân lực làm việc tại<br /> tha là gì, nên năm nay họ không làm nữa” (HT các trường không có CBYTTH khiến hoạt động<br /> trường không CBYTTH). này chưa hiệu quả. Điều này có thể dẫn đến việc<br /> BÀN LUẬN thiếu cập nhật tình hình sức khỏe học sinh nói<br /> Sự khác biệt giữa trường có và không có chung và phát hiện bệnh tật của các em nói<br /> CBYTTH về quản lý, chăm sóc sức khỏe học sinh riêng. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu cũng cho<br /> thấy các trường không biết được là các em có<br /> Tổ chức khám sức khỏe/kiểm tra sức khỏe định kỳ<br /> được khám và điều trị chuyên khoa hay không.<br /> Có 3/8 trường (37,5%) có tổ chức khám sức Các trường chỉ có thông báo, tư vấn về việc<br /> <br /> <br /> Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 611<br /> Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2018<br /> <br /> khám chuyên khoa khi phát hiện học sinh có vấn chuyên môn thì khi xử trí có thể ảnh hưởng đến<br /> đề sức khỏe cho phụ huynh. Phụ huynh cũng các em, tình huống không may có thể xảy ra, khi<br /> không phản hồi cho nhà trường biết về việc các đó nhà trường sẽ phải chịu trách nhiệm, không<br /> em đã được đi khám chuyên khoa và kết quả chỉ mất uy tín của nhà trường mà còn làm phụ<br /> như thế nào. Điều này cho thấy sự phối hợp giữa huynh lo lắng, ảnh hưởng đến sức khỏe của các<br /> nhà trường và phụ huynh trong việc khám điều em. Thật vậy, một trong các yếu tố quan trọng<br /> trị chuyên khoa cho học sinh còn chưa chặt chẽ. đối với hoạt động sơ cứu, xử trí ban đầu trong<br /> Không có sự khác biệt về việc theo dõi bệnh trường học là chuyên môn của người xử trí. Chỉ<br /> ở học sinh giữa trường có và không CBYTTH. khi được sơ cứu, xử trí ban đầu đúng thì mới<br /> Tại các trường, việc theo dõi bệnh ở học sinh chủ phát huy được vai trò, tác dụng của công tác sơ<br /> yếu là do giáo viên chủ nhiệm hoặc giáo viên bộ cấp cứu, nhằm giúp phòng tránh, hạn chế ảnh<br /> môn theo dõi. Điều này cho thấy CBYTTH chưa hưởng của chấn thương hay bệnh tật. Ngoài ra,<br /> phát huy được vai trò của mình trong công tác không có CBYTTH thì việc sơ cấp cứu còn làm<br /> theo dõi bệnh ở học sinh, giúp phát hiện sớm các ảnh hưởng đến công tác chuyên môn, gây quá<br /> trường hợp nhiễm bệnh, báo cho y tế địa tải công việc cho giáo viên.<br /> phương để có các biện pháp xử trí kịp thời, liên Tổ chức triển khai các chương trình y tế, phong<br /> hệ chặt chẽ với phụ huynh nhằm giám sát, theo trào vệ sinh phòng bệnh tại trường<br /> dõi bệnh truyền nhiễm ở học sinh. Mặc dù giáo Tất cả các trường có và không có CBYTTH<br /> viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn chủ yếu là đều thực hiện các chương trình y tế, phong trào<br /> người theo dõi bệnh truyền nhiễm ở học sinh, vệ sinh phòng bệnh. Tuy nhiên, theo nhận định<br /> nhưng theo nhận định của ban giám hiệu thì có của các TYT thì có sự khác biệt về việc thực hiện<br /> CBYTTH đảm nhận công việc này sẽ tốt hơn vì các hoạt động này giữa trường có và không có<br /> họ có chuyên môn nên sẽ giúp phát hiện sớm CBYTTH. Các trường có CBYTTH thường chủ<br /> bệnh ở học sinh. Cán bộ TYT cũng nhận định động hơn trong việc phối hợp với TYT và TYT<br /> rằng CBYTTH giúp phát hiện dịch bệnh nhạy và dễ dàng phối hợp hơn trong việc thực hiện các<br /> sớm hơn. Thật vậy, nếu CBYTTH thực hiện, phát chương trình y tế. Đồng thời, theo đánh giá của<br /> huy được hết vai trò của mình thì họ có ảnh cán bộ TYT, việc thực hiện các chương trình này<br /> hưởng tích cực, cũng như có vai trò rất quan cũng hiệu quả hơn so với trường không có<br /> trọng trong công tác phát hiện sớm, theo dõi CBYTTH. Tỉ lệ học sinh được tiêm chủng ở<br /> bệnh ở học sinh nói chung, bệnh truyền nhiễm trường có CBYTTH cao hơn trường không có y<br /> nói riêng(1,3,5). tế. CBYTTH có vai trò tích cực đối với việc cải<br /> Sơ cấp cứu, xử trí ban đầu thiện tỉ lệ tiêm chủng ở học sinh. Một nghiên cứu<br /> Tất cả các trường có CBYTTH đều có hồ sơ dựa trên bằng chứng nhằm đánh giá vai trò của<br /> ghi nhận việc sơ cấp cứu, xử trí ban đầu cho học CBYTTH trong các trường học cũng chỉ ra rằng<br /> sinh. CBYTTH được đánh giá là thực hiện tốt cán bộ y tế có vai trò thúc đẩy tăng tỷ lệ tiêm<br /> công tác này. CBYTTH có chuyên môn sẽ tạo chủng của học sinh(1). Nghiên cứu cho thấy việc<br /> điều kiện thuận lợi trong việc giúp học sinh thúc đẩy gia tăng tỉ lệ tiêm chủng ở học sinh<br /> giảm thiểu những hậu quả không may xảy ra. thông qua hoạt động kiểm tra sức khoẻ của học<br /> Kết quả phù hợp với nghiên cứu tại New sinh khi nhập học để theo dõi thường xuyên việc<br /> Zealand, nghiên cứu này cũng chỉ rõ sự cần thiết tiêm chủng ở trẻ. Ngoài việc cung cấp các tài liệu<br /> có mặt của CBYTTH đối với hoạt động này. Với liên quan đến việc tiêm chủng, thì phụ huynh<br /> các trường không CBYTTH, việc sơ cấp cứu gặp của các học sinh cũng nhận được sự tư vấn, nhắc<br /> nhiều khó khăn vì giáo viên không đủ chuyên nhở từ phía CBYTTH. Chính sự can thiệp này đã<br /> môn. Các trường e ngại giáo viên không đủ làm cải thiện đáng kể tỷ lệ tiêm chủng ở học sinh.<br /> <br /> <br /> 612 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng<br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học<br /> <br /> Truyền thông, giáo dục sức khỏe cho học sinh quyết các vấn đề sức khỏe học sinh(1). Hầu hết<br /> Có sự khác biệt về hoạt động truyền thông các trường, cán bộ TYT đều cho rằng CBYTTH<br /> giáo dục sức khỏe cho học sinh giữa trường có giúp cải thiện sức khỏe học sinh. Các trường có<br /> và không có CBYTTH. Theo nhận định của các CBYT thì tỉ lệ học sinh mắc bệnh ít hơn trường<br /> TYT, khi các trường có CBYTTH thì nhà trường không có CBYT. Nghiên cứu của Cameron cũng<br /> thường chủ động hơn và TYT dễ dàng phối hợp, cho thấy CBYTTH đã góp phần hỗ trợ cải thiện<br /> thực hiện công tác truyền thông giáo dục sức các vấn đề sức khỏe học sinh thông qua các<br /> khỏe cho học sinh được tốt hơn, giúp giảm tải chương trình truyền thông thay đổi hành vi cho<br /> công việc cho TYT. Bên cạnh đó, theo nhận định các em ở lứa tuổi học đường(2).<br /> của giáo viên và cán bộ TYT thì công tác truyền KẾT LUẬN<br /> thông giáo dục sức khỏe ở trường có cán bộ y tế CBYTTH có vai trò tích cực trong sơ cấp cứu,<br /> tốt hơn, vì CBYTTH nắm chuyên môn về y tế tốt truyền thông giáo dục sức khỏe, tổ chức<br /> hơn so với giáo viên. Ngoài ra, CBYTTH cũng là khám/kiểm tra sức khỏe học sinh, thực hiện các<br /> người tham mưu cho hiệu trưởng trong việc tổ chương trình y tế, phong trào vệ sinh phòng<br /> chức các hoạt động giáo dục sức khỏe, chủ động bệnh, giúp cải thiện sức khỏe học sinh và giúp<br /> xây dựng kế hoạch phối hợp cán bộ TYT, phòng giảm tải công việc cho ban giám hiệu, giáo viên<br /> y tế tổ chức các buổi truyền thông giáo dục sức trong việc quản lý và chăm sóc sức khỏe học<br /> khỏe. CBYTTH đã góp phần hỗ trợ cải thiện các sinh. CBYTTH chưa thể hiện được vai trò trong<br /> việc theo dõi sức khỏe của học sinh, hoàn thành<br /> vấn đề sức khỏe thông qua các hoạt động giáo<br /> các hồ sơ theo dõi sức khỏe học sinh theo quy<br /> dục sức khoẻ, truyền thông thay đổi hành vi cho<br /> định. Do đó, cần tập huấn, phổ biến cho<br /> các em ở lứa tuổi học đường(2).<br /> CBYTTH, lãnh đạo nhà trường về nhiệm vụ của<br /> Vai trò của CBYTTH đối với việc giảm tải công người CBYTTH. Lãnh đạo nhà trường cần phân<br /> việc cho cán bộ nhà trường trong quản lý và công công việc hợp lý, rõ ràng, quản lý, giám sát,<br /> chăm sóc sức khỏe học sinh; giúp cải thiện sức tạo điều kiện để CBYTTH chịu trách nhiệm<br /> khỏe học sinh chính và phát huy được hết vai trò của mình<br /> CBYTTH có vai trò quan trọng trong việc trong công tác chăm sóc, nâng cao sức khỏe học<br /> giảm tải công việc cho nhân viên nhà trường. sinh. Kiện toàn số lượng CBYTTH chuyên trách<br /> làm việc tại các trường học cần được lưu tâm<br /> Không có CBYTTH thì khi học sinh có vấn đề<br /> hơn khi sự có mặt của họ có ảnh hưởng đến hoạt<br /> sức khỏe cần xử trí thì giáo viên phải bỏ dở việc<br /> động chăm sóc sức khỏe ban đầu cho học sinh.<br /> giảng dạy của mình để sơ cứu cho các em. Một<br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> nghiên cứu tại 11 trường tiểu học và trung học<br /> 1. Baisch MJ, et al (2011). Evidence-based research on the value of<br /> cơ sở Mỹ cho thấy các giáo viên đã giảm được 20 school nurses in an urban school system. J Sch Health, 81(2):74-<br /> phút mỗi ngày để giải quyết các vấn đề sức khỏe 80.<br /> 2. Cameron R, Brown S, Best JA, et al (1999). Effectiveness of a<br /> ở học sinh khi có CBYTTH(6). Tương tự, nghiên social influences smoking prevention program as a function of<br /> cứu tại North Carolina cũng chỉ ra CBYTTH provider type, training method, and school risk. American<br /> Journal of Public Health, 89(12):1827-31<br /> giúp làm giảm thời gian mà các giáo viên dành 3. Eunice Rodrigue RD (2013). School Nurses' Role in Asthma<br /> cho các hoạt động chăm sóc sức khỏe học sinh(4). Management, School Absenteeism, and Cost Savings: A<br /> Demonstration Project. Journal of School Health, 83(12):842-50.<br /> Một nghiên cứu dựa trên bằng chứng về giá trị 4. Hill NJ, et al (2012). Teacher time spent on student health issues<br /> của CBYTTH cũng cho thấy tổng thời gian mà and school nurse presence. J Sch Nurse, 28(3):181-186.<br /> 5. Kemper AR, Talbot J, et al (2012). Outcomes of an elementary<br /> các nhân viên trường học tiết kiệm được là school-based vision screening program in North Carolina. J Sch<br /> khoảng 13 giờ nhờ có CBYTTH giúp họ giải Nurs, 28(1):24-30.<br /> <br /> <br /> <br /> Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 613<br /> Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2018<br /> <br /> 6. Wang LY, Vernon-Smiley M, et al (2014). Cost-Benefit Study of tại tỉnh Khánh Hòa năm học 2012-2013. Y Học Thành phố Hồ Chí<br /> School Nursing Services. JAMA Pediatrics 168(7):642-8. Minh, 18(S6):.<br /> 7. Telljohann SK, Dake JA, et al (2004). Effect of fulltime versus<br /> part-time school nurses on attendance of elementary students<br /> Ngày nhận bài báo: 15/08/2019<br /> with asthma. Journal of School Nursing, 20:331-4.<br /> 8. Trần Nguyễn Vân Như, Dương Trọng Phỉ (2014). Thực trạng Ngày phản biện nhận xét bài báo: 31/08/2019<br /> công tác quản lý chăm sóc sức khỏe học sinh trong trường học Ngày bài báo được đăng: 15/10/2019<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 614 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng<br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2