intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Văn hóa sử dụng đũa của người Nhật

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

26
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Văn hóa sử dụng đũa của người Nhật trình bày lịch sử của đôi đũa Nhật; Các loại đũa mà người Nhật sử dụng; Văn hóa dùng “đũa của tôi” của người Nhật; Văn hóa dùng đũa của người Nhật; Sự khác biệt về văn hóa dùng đũa của các nước Đông Á.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Văn hóa sử dụng đũa của người Nhật

  1. VĂN HÓA SỬ DỤNG ĐŨA CỦA NGƯỜI NHẬT Nguyễn Thị Ngọc Anh, Đỗ Khắc Đạt, Phạm Bùi Nhật Ý, Phạm Ngọc Lệ Uyên, Nguyễn Tuyết Khả Nhi* Viện Công Nghệ Việt - Nhật, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: TS. Võ Văn Thành Thân, CN. Phan Thị Nga TÓM TẮT Nền ẩm thực phương Tây gắn liền với dao và nĩa, vì vậy việc cầm đôi đũa trên tay là một việc gì đó độc đáo và mới lạ. Thế nhưng ở Châu Á của chúng ta, đa phần những đứa trẻ đều được sinh ra với bản năng cầm đũa. Chúng ta hầu như chẳng ai nhớ được mình cầm đũa từ khi nào, làm thế nào để học được,...điều ấy đến tự nhiên đến mức chẳng ai quan tâm đến thứ dụng cụ ăn uống quen thuộc này. Thậm chí, chúng ta chẳng bao giờ thấy lạ lùng khi bạn bè cùng lãnh thổ Châu Á cũng dùng đũa, xem nó như điều hiển nhiên. Càng không bao giờ nhận ra rằng cũng như các phương diện văn hóa khác, đôi đũa dù hình dáng có tương tự nhau, nhưng vẫn có những điểm rất riêng theo đặc thù của mỗi đất nước. Trong bài viết này nhóm tác giả sẽ phân tích sâu hơn vào thế giới quan trong “ Văn hóa dùng đũa của người Nhật”. Sở dĩ nhóm nghiên cứu chọn đất nước Nhật Bản là vì chúng ta được biết rằng Nhật Bản vốn là một quốc gia được mệnh danh là luôn có thể biến những vật dụng rất đời thường trở thành nghệ thuật. Nghệ thuật trà đạo, nghệ thuật cắm hoa Ikebana, nghệ thuật xếp giấy Origami…hẳn là không còn xa lạ. Thế thì với đôi đũa – một vật dụng rất đỗi đời thường, sẽ khác biệt như thế nào trong cái nhìn của người Nhật Bản? Từ khóa: đôi đũa, văn hóa, Nhật Bản, người Nhật, sử dụng 1. NGUỒN GỐC ĐÔI ĐŨA Đũa - một cặp thanh có chiều dài bằng nhau, là tên gọi một loại dụng cụ ăn uống cổ truyền ở các quốc gia Đông Á (Trung Quốc, Nhật Bản,Việt Nam,...). Đũa thường làm bằng gỗ, tre, kim loại, xương, ngà voi, và ngày nay đũa được làm bằng cả chất dẻo. Được biết đũa và dụng cụ ăn uống bằng bạc khác được dùng để phát hiện chất độc trong thức ăn của vua quan thời phong kiến. Đầu đũa có thể thu hẹp hoặc mở rộng được một khoảng cách khá lớn chỉ với một chuyển động nhỏ của các ngón tay. Sử gia Tư Mã Thiên sống dưới thời nhà Hán (202 TCN - 220 SCN) viết rằng: đũa đã tồn tại từ trước thời nhà Thương (1766-1122 TCN). Phải đến thời hiện đại, khi các nhà khảo cổ khai quật di chỉ thời Đồ Đá tại Long Cù Trang và phát hiện ra đũa làm từ xương có niên đại từ 5.500 cho tới 7.000 năm, khẳng định của sử gia Tư Mã Thiên mới có cơ sở. Đây là thời điểm nông nghiệp bùng nổ, như vậy không loại trừ khả năng cây lúa và đôi đũa song hành với nhau trong những buổi đầu của nền văn minh nhân loại. 2. NỘI DUNG 2.1 Lịch sử của đôi đũa Nhật 1479
  2. Đũa bắt đầu được sử dụng trong bữa ăn từ khoảng 1400 năm về trước (từ thời Asuka). Khi Ono no Imoko đến Sui với tư cách là một sứ mệnh, cô ấy đã mang văn hóa Trung Quốc trở lại Nhật Bản, trong đó có văn hóa ăn cơm bằng đũa. Vì thế, tại cung đình, thái tử Shotoku đã đưa văn hóa đũa vào bữa ăn. Vào thời điểm đó, đũa tre là xu hướng chủ đạo thay cho đũa gỗ. Vào thời Heian, thói quen ăn bằng đũa dần trở nên phổ biến tại Nhật Bản. Ngoài ra, trong thời kỳ này đũa dùng gắp cá/ chim được gọi là “manabashi”, còn đũa dùng rau được gọi là “saibashi”. Vào thời Kamakura, thì trong các bữa ăn phần lớn người Nhật thường sử dụng đũa. Cách sử dụng đũa cũng dần trở nên đa dạng, và có vẻ cách sử dụng cũng gần giống như cách sử dụng đũa của thời hiện đại. Giữa thời kỳ Edo, “đũa sơn” được ra đời, bề mặt của gỗ được sơn mài. Và đây cũng là khoảng thời gian khiến người ta tin rằng, Wajima cũng tạo ra những chiếc đũa. Sau đó, đũa dùng một lần được sử dụng từ cây tuyết tùng đã trở thành xu hướng chủ đạo. Từ thời Minh Trị đến thời Taisho, nhiều loại đũa khác nhau được sử dụng như: “Chorokubashi”, “Kobanashi”, “Genroku Hashi”, “Rikyuubashi” và “Tensogebashi”. Đũa có lịch sử lâu đời. Ở Nhật Bản, vào thời Yayoi, nó là "đũa gấp" được làm bằng cách gấp một cây tre thành hình đầu kim. Tuy nhiên, nó không phải dùng để đưa thức ăn vào miệng mà được sử dụng như một vật dụng nghi lễ để phục vụ các vị thần. Đầu thế kỷ thứ 7 đũa được du nhập từ Trung Quốc vào Nhật Bản và được truyền bá bởi hoàng tử Shotoku, nhưng vào thời điểm đó nó chỉ được sử dụng trong cung đình. Người ta nói rằng đôi đũa đã trở nên phổ biến vào thế kỷ thứ 8 và tại thời điểm đó, đôi đũa không còn là "đũa gấp" nữa mà thay vào đó được gọi là "đũa Đường", tức là một đôi đũa được sử dụng phổ biến hiện nay. 2.2 Các loại đũa mà người Nhật sử dụng 割箸 (Waribashi): Loại đũa sử dụng một lần, đã có mặt tại các quán ăn vào cuối thời Edo. 夫婦箸(Meotobashi): Thường được các cặp đôi sử dụng hoặc làm quà cưới, quà kỷ niệm. Đôi đũa, là một bộ gồm hai chiếc đũa được so sánh với việc vợ chồng sum vầy, hỗ trợ nhau. 塗り箸(Nurihashi): Loại đũa gỗ ngắn dùng trong bữa ăn thường được phủ sơn mài hoặc nhựa tổng hợp. Một số đũa không được sơn mài trên bề mặt để tôn lên vẻ đẹp của vân gỗ. 菜箸(Saibashi): Đũa để nấu ăn, dài hơn đũa ăn và dài khoảng 30- 40 cm. 祝箸(Iwaibashi): Được tráng men trang trí dùng trong lễ mừng năm mới. 利休箸(Rikyūbashi): Sử dụng cho các món ăn kaiseki, nó cũng có thể được thêm vào các món ăn thông thường của khách. Được làm từ gỗ tuyết tùng, đũa vuông hơi rộng và dẹt, tâm dày, hai đầu mảnh. 黒文字(Kuromoji): Đũa có nhiều độ dài khác nhau và được dùng để ăn đồ ngọt Nhật Bản hoặc để trang trí. 取り箸(Toribashi): Đũa dùng để tách, lấy các món ăn trong đĩa chính ra các đĩa phụ. 1480
  3. 柳箸(Yanagibashi): Đũa dùng để ăn mừng, được làm bằng liễu. Còn được gọi là đũa kỷ niệm hay đũa ozoni. 真魚箸(Manabashi): Còn được gọi là Mao Đũa hay đũa Sashimi dùng để phục vụ các món cá. 揚げ箸(Agebashi): Đũa dùng để chiên các món chiên giòn như tempura, chủ yếu làm bằng tre và có chiều dài khoảng 30cm. Ngoài ra còn có đũa có cán bằng gỗ và đầu bằng kim loại có răng cưa. 2.3 Văn hóa dùng “đũa của tôi” của người Nhật: Đũa trong tiếng Nhật là “hashi” đồng âm với cây cầu. Đối với người Nhật giống như một “cây cầu nối” giữa mặt đất với bầu trời. Phần trên của đũa được xem là phần của thần linh, còn phần dưới của đũa được xem như của phần người. Từ xa xưa, người Nhật Bản đã truyền tai nhau rằng: đũa dính nước bọt có chứa linh hồn của người sử dụng chúng. “Đôi đũa” cũng chính là bản ngã thay thế của mỗi con người. Đó chính là lý do vì sao người Nhật họ bắt đầu sử dụng những đôi đũa riêng mình thay vì chia sẻ và sử dụng chung với mọi người. Khoảng 10 năm trở lại đây, số lượng người mang đũa cá nhân đã tăng lên khá nhanh. đây là phong tục chỉ có ở Nhật Bản đó là “自分専用のお箸” và không có trên bất kỳ một quốc gia nào có nền văn hóa dùng đũa khác. Đây chính là văn hóa dùng đũa đặc sắc của “Xứ sở mặt trời mọc”. Và Nhật Bản cũng được mệnh danh là “khu vực văn hóa ẩm thực đũa” hoàn chỉnh nhất. 3. VĂN HÓA DÙNG ĐŨA CỦA NGƯỜI NHẬT 3.1 Cách dùng đũa của người Nhật Người Nhật Bản sử dụng đũa theo các bước sau đây: ⚫ Bước 1: Đưa thẳng bàn tay thuận của bạn ra với ngón tay cái hướng lên trên, như thể bạn sắp bắt tay ai đó. Chèn một trong những chiếc đũa của bạn vào khoảng trống giữa ngón tay cái và phần còn lại của bàn tay, với phần đầu hướng về giữa. ⚫ Bước 2: Gập ngón áp út và ngón út của bạn xuống, đồng thời nhét ngón đeo nhẫn của bạn vào bên dưới chiếc đũa dưới. Bây giờ đũa phải được giữ cố định bằng ngón tay cái và ngón đeo nhẫn của bạn không thể di chuyển. ⚫ Bước 3: Giữ chiếc đũa còn lại giữa đầu ngón tay cái và ngón trỏ. Đưa ngón tay giữa của bạn xuống dưới đũa và để đũa nằm giữa ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa của bạn. Bạn có thể nhận thấy rằng phần cầm này giống hệt một cách cầm bút chì tiêu chuẩn. ⚫ Bước 4: Giữ chiếc đũa còn lại giữa đầu ngón tay cái và ngón trỏ. Đưa ngón tay giữa của bạn xuống dưới đũa và để đũa nằm giữa ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa. Có thể nhận thấy rằng phần cầm này giống hệt một cách cầm bút chì tiêu chuẩn. 1481
  4. ⚫ Bước 5: Di chuyển chiếc đũa trên lên xuống để kẹp thức ăn sao cho chiếc đũa ở trên di chuyển, chiếc ở dưới cố định. 3.2 Những điều người Nhật cho rằng không nên làm với đũa Người Nhật luôn được biết đến với tính cách tỉ mỉ, cẩn thận trong mọi việc. Mang đậm văn hoá Á Đông nên xã hội Nhật bản cũng bị ảnh hưởng bởi văn hoá tâm linh trong hầu hết mọi sinh hoạt đời thường. Những quan niệm này có từ xa xưa, được xem là những điều đại kỵ khi dùng đũa. Một phần nào cũng tương đồng với quan điểm của người Việt ta. Những nguyên tắc đó bao gồm: ⚫ 叩き箸 (Tatakibashi) – Không gõ đũa ăn vào bát, đĩa, cốc chén Một trong những điều đầu tiên bị cấm kị đó là việc coi đũa ăn như cây dùi trống và gõ vào bát đĩa, cốc chén. Trong tiếng Nhật, hành động này được gọi là Tatakibashi. Những tiếng gõ bát đĩa này không chỉ khiến những người xung quanh cảm thấy khó chịu mà nó còn khiến cho mọi người đánh giá bạn là một người chưa trưởng thành. Mặt khác, người Nhật cũng tin rằng việc gõ vào bát; đĩa sẽ đánh thức những linh hồn ác quỷ. Có lẽ đây cũng là một lí do khác để người Nhật đưa hành động này vào danh sách những điều cần tránh trong văn hóa dùng đũa. ⚫ 渡し箸 (Watashibashi) – Không dùng đũa chuyền thức ăn Trong tiếng Nhật, người ta gọi việc truyền thức ăn từ đũa người này sang đũa người khác là Watashibashi. Có thể bạn chỉ muốn chia sẻ thức ăn với những người xung quanh một cách trực tiếp, nhưng đối với người Nhật đây là điều cấm kỵ Do đó, nếu muốn chia sẻ đồ ăn với người khác thay vì làm hành động trên bạn hãy lấy phần thức ăn ra một chiếc đĩa rồi sau đó chia sẻ cho họ nhé. ⚫ こすり箸 (Kosurihashi) – Không chà hai chiếc đũa với nhau Đối với người Nhật, việc chà hai chiếc đũa với nhau là điều không nên làm. Đây không chỉ là một hành vi không đẹp mà nó còn mang ý nghĩa ám chỉ nhà hàng đó dùng loại đũa không tốt và bán những món ăn kém chất lượng. Do đó, nếu muốn lấy đi những vụn gỗ, thay vì chà đũa vào nhau; hãy dùng tay nhẹ nhàng nhặt những mảnh vụn đó đi nhé. ⚫ 立て箸 (Tatebashi )– Cắm đũa thẳng đứng vào bát cơm đầy Điều đại kỵ trong việc sử dụng đũa đối với người Nhật là việc cắm thẳng đũa vào bát cơm đầy – Tatebashi (hay còn gọi là Hotokebashi). Ở Nhật Bản, trong lễ tang theo Phật giáo, người ta có phong tục cúng cho người quá cố bát cơm có cắm đũa. Hành động này là để tưởng nhớ người đã mất, nhưng nếu bạn làm nó trong bữa cơm nó sẽ bị coi là một điềm xấu, thế nên nhất định bạn phải tránh hành động này. ⚫ 拝み箸(Ogamibashi) – Không cầm đũa khi mời cơm người khác Trong văn hóa ăn uống, người Nhật có phong tục chắp hai tay và nói “Itadakimasu” trước khi bắt đầu bữa ăn. Những năm gần đây, nhờ sự bùng nổ của ẩm thực Nhật Bản trên thế giới mà có không ít người nước 1482
  5. ngoài cũng biết nói câu “Itadakimasu” hay “Gochisosama”. Tuy nhiên, việc vừa cầm đũa; vừa chắp tay và nói “Itadakimasu” như vậy là không nên. Lí do là bởi việc để người khác thấy đầu đũa bị coi là một hành động thất lễ. Hãy nhớ thứ tự đúng mà chúng ta nên làm trong bữa ăn đó là chắp tay nói “Itadakimasu”; sau đó mới cầm đũa lên và bắt đầu ăn. ⚫ 寄せ箸(Yosebashi )– Không được dựng đũa vào thành bát Hành động đưa đũa vào trong lòng bát và nghiêng về trước trong tiếng Nhật được gọi là Yosebashi. Đây không chỉ bị coi là hành động thô lỗ mà khi bạn để đũa như vậy và di chuyển bát, đĩa nó có thể tạo những âm thanh khó chịu trên bàn ăn hoặc gây sánh đổ nước dùng ra bàn nữa. Do đó, hành động này cũng bị coi là một trong những Kiraibashi (嫌い箸) - cách ứng xử sai quy tắc trong việc dùng đũa. Khi muốn di chuyển vị trí bát đĩa; nhất định bạn phải dùng tay để chuyển từng phần một. ⚫ 刺し箸(Sashibashi) – Không dùng đũa chỉ vào đồ ăn hoặc người khác Việc dùng đũa chỉ vào đồ ăn hay người khác được gọi là Sashibashi. Hành động này là thất lễ ngay cả khi bạn hướng đũa về phía đối phương để tán thưởng câu chuyện của họ hay chỉ vào một món ăn nào đó và khen ngon. Việc dùng đũa chỉ thay vì dùng tay sẽ khiến mọi người nghĩ bạn thật thô lỗ. ⚫ 握り箸 (Nigiribashi) – Không nắm đũa bằng hai tay và dùng như một chiếc thìa Với những người chưa sử dụng thành thạo và không biết cách cầm đũa; ban đầu họ có thể nắm đũa bằng hai tay và dùng chúng như một chiếc thìa. Tuy nhiên, đối với người Nhật đây là hành động không nên làm. Trong tiếng Nhật, hành động cấm kỵ này được gọi là Nigiribashi, nó mang hàm ý thể hiện sự công kích thế nên rất có thể sẽ làm cho người ngồi cùng bàn ăn với bạn cảm thấy không thoải mái. ⚫ 突き箸 (Tsukibashi) – Không dùng đũa để đâm vào thức ăn Tsukibashi là từ chỉ việc bạn dùng đũa để đâm vào thức ăn. Nhìn thì có vẻ như hành động này giống như cách bạn sử dụng dĩa và không ít người nghĩ việc chọc đũa vào thức ăn chỉ là để xem nó đã chín tới chưa. Tuy nhiên, hành động này lại rất thiếu lịch sự và thể hiện sự không tôn trọng đối với người đã nấu ra món ăn đó. 4. SỰ KHÁC BIỆT VỀ VĂN HÓA DÙNG ĐŨA CỦA CÁC NƯỚC ĐÔNG Á ⚫ Trung Quốc: Đũa được làm dài hơn và dày hơn so với các khu vực khác trên thế giới. Chúng thường dài 25 cm với các cạnh hình tròn. Đũa được tìm thấy ở Trung Quốc cũng có đầu thon, rộng nên việc sử dụng chúng dễ dàng hơn một chút. ⚫ Nhật Bản: Đũa ngắn hơn và thuôn xuống một đầu nhọn.Đũa có đầu nhọn, thường làm từ gỗ sơn mài, được trang trí với nhiều họa tiết vô cùng tinh xảo, đẹp mắt. Đặc biệt, đũa Nhật Bản thường được phân biệt bằng màu sắc. Phụ nữ thường dùng đũa màu đỏ tươi trong khi đũa đàn ông thường là màu đen, bởi vậy 1483
  6. người Nhật thường dùng một bộ đũa gồm hai đôi, một màu đen, một màu đỏ làm quà cưới cho những đôi vợ chồng trẻ. ⚫ Hàn Quốc: Đũa được làm với chiều dài vừa phải, chúng có hình dạng dẹt. Nhiều năm trước, đũa ở Hàn Quốc được chế tác từ đồng thau, bạc và hầu hết đều có thiết kế trang trí. ⚫ Việt Nam: Đũa truyền thống Việt Nam thường được làm bằng tre, gỗ đơn sơ. Đũa chủ yếu có thân tròn và để mộc, một đầu vuông để các ngón tay cầm, một đầu được vót tròn để gắp thức ăn, không sơn quét, trang trí (trừ một số đũa chuyên dùng để thờ cúng). Tùy theo kích thước và công dụng mà đũa cũng được phân chia làm nhiều loại: đũa ăn chỉ dài độ 22-25 cm. Đũa lớn chuyên dùng để xào nấu dài khoảng 30- 35 cm để tránh hơi nóng và dầu mỡ không bắn dính vào tay. Tuy đều là các nước sử dụng đũa, song mỗi một nước đều có văn hóa dùng đũa rất riêng và tạo nên những nét độc đáo. Mỗi một đôi đũa tuy bé nhỏ nhưng nó lại như một cuốn sách chứa đựng tất cả những truyền thống, tinh hoa của đất nước đó. 5. KẾT LUẬN Mặc dù người Việt Nam sử dụng đôi đũa hằng ngày, nhưng lại rất ít người có thể hiểu rõ được hết các nguyên tắc và chủng loại của chúng. Tuy nó chỉ là một vật dụng tương đối nhỏ và đơn giản, nhưng chứa đựng bên trong là linh hồn của cả một nền văn hóa dùng đũa có lịch sử ngàn đời. Hình ảnh đũa Việt gắn liền với cây tre, khóm trúc, với ruộng đồng, hạt gạo…Người Việt ta dùng đũa với niềm tự hào và lòng biết ơn sâu sắc. Đối với các quốc gia Châu Á nói chung và Nhật Bản nói riêng, đôi đũa cũng là một vật dụng không thể thiếu trong nếp sống của họ. Chính nét tương đồng này đã tạo nên sự kết nối nền ẩm thực và văn hoá giữa các nước với nhau. Thông qua bài viết này, nhóm nghiên cứu hi vọng người đọc có thể hiểu được sự đặc biệt của đôi đũa qua con mắt của người Nhật Bản, khám phá những điều hay về văn hóa dùng đũa của người dân nơi đây. Cũng như biết thêm những điểm khác biệt, độc đáo về văn hoá sử dụng đũa của Việt nam với Nhật Bản và các quốc gia sử dụng đũa khác trên thế giới. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ginza Natsuno, お箸のマナー (2019). https://www.e-ohashi.com/natsuno/hashi/manner.php/.Truy cập ngày 12 tháng 2 năm 2022. 2. Japan Centre, How to Use Chopsticks and Etiquette (2019). https://www.japancentre.com/en/pages/49-japanese-chopsticks/. Truy cập ngày 12 tháng 2 năm 2022. 3. Thu Lượng, Văn hóa dùng đũa ở Nhật Bản và 10 điều kiêng kỵ bạn nên biết (2021). https://wpg.com.vn/van-hoa-dung-dua-o-nhat-ban-va-10-dieu-kieng-ky-ban-nen-biet/. Truy cập ngày 28 tháng 2 năm 2022. 1484
  7. 4. Stephanie Butler, A Brief History of Chopsticks (2018). https://www.history.com/news/a-brief-history-of-chopsticks/. Truy cập ngày 28 tháng 2 năm 2022. 1485
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2