intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Văn hóa ứng xử của các nhà báo trực tuyến đối với thông tin văn hóa nghệ thuật (Khảo sát Báo trực tuyến VnExpress, Vietnamnet và VnMedia từ năm 2009 đến năm 2010)

Chia sẻ: Nhokbuongbinh Nhokbuongbinh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

72
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Văn hóa ứng xử của các nhà báo trực tuyến đối với thông tin văn hóa nghệ thuật (Khảo sát Báo trực tuyến VnExpress, Vietnamnet và VnMedia từ năm 2009 đến năm 2010) trình bày lý luận về thông tin văn hóa nghệ thuật từ góc nhìn của báo trực tuyến; so sánh cách ứng xử về thông tin văn hóa nghệ thuật trên VnExpress, VietnamNet và VnMedia; kinh nghiệm, mô hình và giải pháp nâng cao văn hóa ứng xử của các nhà báo trực tuyến với vấn đề thông tin văn hóa nghệ thuật.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Văn hóa ứng xử của các nhà báo trực tuyến đối với thông tin văn hóa nghệ thuật (Khảo sát Báo trực tuyến VnExpress, Vietnamnet và VnMedia từ năm 2009 đến năm 2010)

Văn hóa ứng xử của các nhà báo trực tuyến đối<br /> với thông tin văn hóa nghệ thuật (Khảo sát<br /> Báo trực tuyến VnExpress, Vietnamnet và<br /> VnMedia từ năm 2009 đến năm 2010)<br /> Trương Thị Bích Ngọc<br /> Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn<br /> Luận văn Thạc sĩ ngành: Báo chí học; Mã số: 60 32 01<br /> Người hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Thị Minh Thái<br /> Năm bảo vệ: 2010<br /> Abstract: Nghiên cứu tính đặc thù của báo chí trực tuyến trong thông tin văn hóa<br /> nghệ thuật dẫn đến “văn hóa ứng xử” hay còn gọi là cách tác nghiệp của các nhà báo<br /> trực tuyến với thông tin văn hóa nghệ thuật. Khảo sát và so sánh về nội dung và hình<br /> thức thông tin của ba tờ báo trực tuyến độc lập, sẽ tìm ra những điểm khác biệt và ưu<br /> thế của báo trực tuyến trong thông tin về văn hóa nghệ thuật trong môi trường truyền<br /> thông khá phức tạp hiện nay. Đưa ra mô hình, định hướng để các nhà báo trực tuyến<br /> khai thác và cung cấp nguồn thông tin văn hóa nghệ thuật trên báo trực tuyến một cách<br /> hiệu quả.<br /> Keywords: Văn hóa ứng xử; Văn hóa nghệ thuật; Báo trực tuyến; Báo chí học; Thông<br /> tin<br /> Content<br /> MỞ ĐẦU<br /> 1. Lý do chọn đề tài<br /> Văn hóa nghệ thuật là một thế giới riêng do con người sáng tạo ra. Nó gắn với việc<br /> khám phá, hưởng thụ và phê bình các lĩnh vực văn hóa nghệ thuật như âm nhạc, điện ảnh, sân<br /> khấu, mỹ thuật…<br /> Văn hóa nói chung và văn hóa nghệ thuật nói riêng trong suốt lịch sử ra đời và phát<br /> triển của mình không chỉ là “mục tiêu và động lực của sự phát triển” mà còn là nơi “gieo<br /> mầm” cho thế giới tâm hồn của con người.<br /> Thế giới riêng thuộc về lĩnh vực văn hóa tinh thần này chiếm một vị trí thông tin quan<br /> trọng trên báo chí Việt Nam từ khi có mặt dưới chế độ thuộc địa. Và cho đến cả thế kỷ 21<br /> <br /> này, khi mà Việt Nam có tới hơn 700 báo in, và hơn 60 các Đài Phát thanh – Truyền hình ở<br /> Trung ương, địa phương, hàng chục báo điện tử… văn hóa nghệ thuật vẫn luôn có vị thế riêng<br /> của mình.<br /> Báo chí không chỉ là diễn đàn để đăng tải những tác phẩm văn học nghệ thuật có giá<br /> trị của thời đại lịch sử mà còn là mặt trận thông tin khẳng định và tiếp tục cổ vũ công chúng<br /> phát huy bản sắc văn hóa dân tộc mình, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại để chống lại sự<br /> xâm lăng văn hóa của nhiều nước hùng mạnh khác. Bất kỳ một cơ quan báo chí nào, dù Trung<br /> ương hay địa phương, chuyên biệt hay không chuyên biệt, đều coi văn hóa nghệ thuật là một<br /> lĩnh vực quan trọng với nhiều chuyên mục khác nhau về văn hóa.<br /> Thế kỷ 21 chứng kiến sự ra đời của một loại hình báo chí có sức mạnh truyền thông<br /> mang tính toàn cầu, đó là báo chí trực tuyến. Sức mạnh của nó được thể hiện trên cả hai bình<br /> diện: thông tin toàn cầu hơn và công chúng toàn cầu đều có thể hưởng thụ thông tin như nhau<br /> sau một click chuột mà không bị hạn chế về địa lý, thời gian hay tần số phát sóng.<br /> Sự bùng nổ của loại hình truyền thông này, đã tích hợp được cả ba loại: phát thanh,<br /> truyền hình, báo in một cách tổng hợp để tạo ra một kênh truyền thông đa phương tiện đến<br /> công chúng. Nhưng cùng với chính ưu thế này, nhiều các trang tin trực tuyến, web blog,<br /> forum… ra đời dẫn đến tình trạng loạn thông tin văn hóa nghệ thuật trên báo trực tuyến.<br /> Trong đó với những mục đích kinh tế riêng, giật gân, câu khách… thông tin văn hóa nghệ<br /> thuật trên những trang tin trực tuyến không chính thống đôi khi đã chịu sự lấn sân của những<br /> thông tin đơn thuần giải trí, thâm chí giải trí rẻ tiền.<br /> Văn hoá nghệ thuật trên báo trực tuyến có những điểm nào mới mẻ, có những biến thể<br /> như thế nào trong việc tích hợp với sự phát triển của loại hình báo chí hiện đại này. Văn hoá<br /> nghệ thuật làm thế nào để cân bằng giữa hai xu hướng, vừa đảm bảo thông tin những nét văn<br /> hoá cổ truyền, vừa mang đậm tính giải trí, chỉ dẫn cho độc giả. Đây là câu hỏi mà luận văn<br /> đang tìm hướng giải quyết từ góc độ chủ quan trong tác nghiệp của người làm báo trực tuyến<br /> với lĩnh vực thông tin văn hóa nghệ thuật.<br /> Về lý luận báo chí, tác giả luận văn đã nghiên cứu trên dưới 10 cuốn cùng làm về đề<br /> tài thông tin trên Báo trực tuyến, nhưng riêng lĩnh vực thông tin Văn hoá nghệ thuật chưa<br /> được đề cập tới cụ thể. Một số khóa luận, luận văn như “Hiện trạng và xu hướng quảng cáo<br /> trên báo trực tuyến” - Nguyễn Thị Thanh Hoa – K45 Báo chí; “Sự tương tác giữa Báo chí trực<br /> tuyến với công chúng” – Vũ Thị Huệ - K45 Báo chí; “Phóng sự báo trực tuyến” – Lê Minh<br /> <br /> 2<br /> <br /> Thanh – K47; “Thông tin Văn hóa xã hội trên hai tờ báo trực tuyến Vnexrpess và Vasc Orient<br /> trong năm 2010” – Nguyễn Quý Phương của Phân viện báo chí… mới chỉ gợi mở những<br /> hướng nghiên cứu ban đầu về lý thuyết báo trực tuyến hoặc mới chỉ dừng ở mức phân loại<br /> thông tin văn hóa xã hội trên báo trực tuyến cũng như khảo sát thống kê mức độ sử dụng tin<br /> văn hóa nghệ thuật. Như vậy, thông qua nghiên cứu các đề tài khoá luận, luận văn trước đó,<br /> tác giả thấy chưa luận văn nào đi sâu vào lĩnh vực văn hóa ứng xử hay còn gọi là cách làm<br /> báo của giới làm báo trực tuyến đối với thông tin Văn hoá nghệ thuật.<br /> Về cá nhân người làm luận văn, là phóng viên trực tiếp tác nghiệp tại mảng Văn hoá<br /> trên báo trực tuyến VnMedia cho nên với sự nghiêm túc và đầy hứng khởi, chúng tôi quyết<br /> định lựa chọn đề tài “Văn hóa ứng xử của các nhà báo trực tuyến đối với thông tin văn hóa<br /> nghệ thuật” và tiến hành khảo sát ở ba tờ báo trực tuyến chính thống tại Việt Nam.<br /> 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu<br /> Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn là văn hóa ứng xử của các nhà báo chí<br /> trực tuyến trong thông tin Văn hoá nghệ thuật trên ba tờ báo trực tuyến Vietnamnet,<br /> VnExpress và VnMedia trong hai năm 2009 – 2010.<br /> Báo trực tuyến Vietnamnet, VnExpress và VnMedia là ba tờ báo hàng đầu của Việt<br /> Nam ở những điểm sau: Đây là ba tờ báo trực tuyến ra đời sớm nhất và khẳng định vị trí là<br /> báo trực tuyến độc lập; Có số lượng độc giả lớn, được khẳng định thông qua lượng pageview<br /> và chú trọng tới cả hai luồng thông tin: chính sách Đảng, Nhà nước về văn hóa nghệ thuật và<br /> thông tin giải trí và có đặt tên chuyên mục: Văn hoá.<br /> + VnExpress – Slogan: Tin nhanh Việt Nam<br /> Cơ quan chủ quản: Bộ Khoa học Công nghệ - Giấy phép: Số 511/GP - BVHTT<br /> ngày 25/11/2002.<br /> Tổng biên tập: Thang Đức Thắng - Tòa soạn: 48 Vạn Bảo, Vạn Phúc, Ba Đình, Hà<br /> Nội<br /> + VietnamNet – Slogan:<br /> Cơ quan chủ quản : Bô ̣ Thông tin và Truyề n thông<br /> BTTTT, cấ p ngày 27/8/2008<br /> <br /> 3<br /> <br /> - Giấ y phép : Số 1285/GP -<br /> <br /> Tổ ng biên tâ ̣p: Nguyễn Anh Tuấ n - Tòa soạn: 141 Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội<br /> + VnMedia – Slogan: Cập nhật – Tin cậy – Thiết thực<br /> Cơ quan chủ quản: Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam - Giấy phép số<br /> 238/GP-BVHTT ngày 6/8/2003<br /> Tổng biên tập: Võ Quốc Trường - Tòa soạn: Tòa nhà 142 Lê Duẩn<br /> 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu<br /> Luận văn nhằm ba mục đích cơ bản<br /> Một là, nghiên cứu tính đặc thù của báo chí trực tuyến trong thông tin văn hóa nghệ<br /> thuật dẫn đến “văn hóa ứng xử” hay còn gọi là cách tác nghiệp của các nhà báo trực tuyến với<br /> thông tin văn hóa nghệ thuật.<br /> Hai là, trên cơ sở khảo sát và so sánh về nội dung và hình thức thông tin của ba tờ báo<br /> trực tuyến độc lập, sẽ tìm ra những điểm khác biệt và ưu thế của báo trực tuyến trong thông<br /> tin về văn hóa nghệ thuật trong môi trường truyền thông khá phức tạp hiện nay.<br /> Ba là, đưa ra mô hình, định hướng để các nhà báo trực tuyến khai thác và cung cấp<br /> nguồn thông tin văn hóa nghệ thuật trên báo trực tuyến một cách hiệu quả.<br /> 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu<br /> Cơ sở lý luận:<br /> Luận văn được thực hiện trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng<br /> Hồ Chí Minh, dựa trên đường lối, chính sách, quan điểm của Đảng, Nhà nước Việt Nam về<br /> chức năng, nhiệm vụ của báo chí đồng thời kế thừa kết quả nghiên cứu của các công trình<br /> khoa học có liên quan đã được công bố.<br /> Phương pháp nghiên cứu:<br /> Luận văn thạc sĩ “Văn hóa ứng xử của các nhà báo trực tuyến đối với thông tin văn<br /> hóa nghệ thuật” vận dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:<br /> - Phương pháp luận khoa học của Chủ nghĩa Mác – Lênin<br /> <br /> 4<br /> <br /> - Khảo sát, phân tích các tư liệu báo chí trực tuyến thực tế liên quan tới lĩnh vực thông<br /> tin văn hóa nghệ thuật và đặc biệt coi trọng phương pháp tổng kết thực tiễn.<br /> 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn<br /> Ý nghĩa khoa học:<br /> Luận văn cung cấp một số lý luận về báo trực tuyến: đặc trưng loại hình, đặc trưng về<br /> mặt thông tin văn hóa nghệ thuật. Đồng thời, luận văn cũng chỉ ra những điểm tương đồng và<br /> khác biệt giữa các thông tin văn hoá ở trên ba tờ báo trực tuyến từ đó tìm ra sự khác biệt trong<br /> phong cách đưa tin của từng tờ báo và của từng cá nhân nhà báo.<br /> Việc nghiên cứu chuyên mục văn hoá và những nhận định so sánh trên ba tờ báo này<br /> sẽ là cơ sở cho các bạn sinh viên báo chí biết cách tác nghiệp cho phù hợp với báo trực tuyến.<br /> Ý nghĩa thực tiễn:<br /> Luận văn nghiên cứu và tìm hiểu thị hiếu của công chúng Việt Nam mới của báo trực<br /> tuyến với các vấn đề văn hoá, văn nghệ để xây dựng chuyên mục phong phú và chất lượng<br /> hơn.<br /> Luận văn cũng sẽ chỉ ra những ưu điểm và hạn chế của các nhà báo trực tuyến trong<br /> việc cung cấp thông tin và cách ứng xử của họ với nguồn thông tin để các nhà báo lựa chọn<br /> cách tác nghiệp phù hợp.<br /> 6. Kết cấu của luận văn<br /> Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung luận văn bao<br /> gồm 3 chương:<br /> Chương 1: Lý luận về thông tin văn hóa nghệ thuật từ góc nhìn của báo trực<br /> tuyến<br /> Chương 2: So sánh cách ứng xử về thông tin văn hóa nghệ thuật trên VnExpress,<br /> VietnamNet và VnMedia<br /> Chương 3: Kinh nghiệm, mô hình và giải pháp nâng cao văn hóa ứng xử của các<br /> nhà báo trực tuyến với vấn đề thông tin văn hóa nghệ thuật<br /> References<br /> <br /> 5<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2