intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

VĂN HỌC ẤN ĐỘ, NHẬT BẢN LÀO, CAMPUCHIA, Ả RẬP - CHƯƠNG 10. NỮ SĨ MURASAKI và TIỂU THUYẾT GENJI

Chia sẻ: Nguyễn Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:16

209
lượt xem
66
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

NỮ SĨ MURASAKI và TIỂU THUYẾT GENJI (Genji monogatary) còn gọi là “Truyền ngữ Nguyên Thị ” Genji là cuốn tiểu thuyết cổ điển vĩ đại nhất của nền văn học Nhật Bản , được sáng tác từ cuối thời cổ đại .Trong lịch sử tiểu thuyết thế giới, đây là điều khó tin của nhân loại . Tác giả là nữ sĩ Murasaki, Ichijo ( 986-1011) . TÁC GIẢ Nữ sĩ Murasaki là con một học giả quan chức nổi tiếng, kết hôn với người anh họ . Sinh hạ một đứa con gái , nhưng nàng goá chồng...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: VĂN HỌC ẤN ĐỘ, NHẬT BẢN LÀO, CAMPUCHIA, Ả RẬP - CHƯƠNG 10. NỮ SĨ MURASAKI và TIỂU THUYẾT GENJI

  1. CHƯ ƠNG X NỮ SĨ MURAS AKI và TIỂU THUYẾT G ENJI (Genji monogatary) còn gọi là “Truyền n gữ Nguyên T hị ” Genji là cuốn tiểu thuyết cổ điển vĩ đại nhất của nền văn học Nhật Bản , được sáng tác từ cuối thời cổ đại .Trong lịch sử tiểu thuyết thế giới, đây là điều khó tin của nhân loại . Tác giả là nữ sĩ Murasaki, tước hiệu nữ quan là Shikibu dưới triều đình Thiên hoàng Ichijo ( 986-1011) . TÁC GIẢ Nữ sĩ Murasaki là con một học giả quan chức nổi tiếng, kết hôn với người anh họ . Sinh hạ một đứa con gái , nhưng nàng goá chồng sớm vì chồng chết bởi bệnh dịch hạch. Thời thơ ấu như trong nhật ký nàng ghi “khi tôi còn nhỏ , ngồi nghe anh tôi ngồi học Sử ký Tư Mã Thiên , tôi lắng nghe và học thuộc rất mau. Anh tôi thì chậm chạp và hay quên ”. Năm 1005 , Murasaki được tuyển vào cung của thứ phi Akiko làm một chức nữ quan . Nàng thường đọc thơ Lí Bạch và dạy môn Thơ Đường cho hoàng phi. Nữ sĩ nổi tiếng văn chương nên được thiên hoàng mến mộ . Quan tể tướng, cha của hoàng phi thường tìm cách tán tỉnh nữ sĩ , đôi khi xướng hoạ thơ với nàng . Truyện Genji viết ở đâu và khi nào chỉ được kể trong truyền thuyết mà không có tài liệu xác thực. Cuộc sống phù hoa chốn cung đình khiến nàng chán ngán , giống như thi tiên Lý Bạch vậy. nàng cô đơn giữa chốn phồn hoa . . . chỉ có sáng tác văn chương mới làm cho nàng cảm thấy cuộc sống có ý nghĩa . TÁC PHẨ M Tiểu thuyết dày 3 000 trang bản gốc) , gồm 54 chương. Nội dung có hai phần . Phần đầu 40 chương kể về cuộc đời của hoàng tử Genji, chủ yếu là những cuộc pgiêu lưu
  2. tình ái và chân dung những phụ nữ quan hệ với Genji. Phần hai 14 chương lấy bối cảnh xa kinh đô - ấy là vùng Uji . Sau khi Genji chết , nhân vật trung tâm bây giờ là Kaoru mà mọi người lầm tưởng đó là con trai của hoàng tử Genji . Phần đầu Hoàng tử Genji mồ côi mẹ từ bé, được phụ hoàng yêu thương nhưng vị trí của chàng không phải là thái tử kế vị. Chàng chỉ được coi là một hoàng tử bình thường mang họ Genji, không thuộc vương quyền. Năm 12 tuổi , theo lệnh triều đình chàng kết hôn với công chúa Aoi lớn hơn 4 tuổi . Trong thâm tâm hoàng tử chỉ yêu thương kế mẫu Fujitsubo - người phụ nữ rất giống mẹ chàng . Genji là chàng trai tuấn tú, thường được gọi là Hikaru Genji (Genji sáng chói) . Ai cũng yêu mến chàng. Một goá phụ 27 tuổi tên Rokujo mê đắm Genji đến độ khi chết đi linh hồn bà vẫn theo ám những người phụ nữ thân thiết với Genji . Cô gái huyền bí Yugao mà Genji tình cờ gặp gỡ đã phải chết trong tay anh do bị linh hồn đánh ghen. Khi đi chữa bệnh trên biển, Genji gặp một cô bé xinh xắn mười tuổi tên là Murasaki , cháu gái một tu sĩ. Chàng đem cô bé về cung nuôi dưỡng. Fujitsubo cung phi của vua cha sinh ra một bé trai . Vì thế nàng được tấn phong hoàng hậu . Chẳng ai ngờ cậu bé này lại là con của Genji. Công chúa Aoi vợ chính thức của Genji sau khi sinh hạ một con trai cũng qua đời. Cô bé con nuôi Murasaki lớn lên thành thiếu nữ diễm lệ, trở thành vợ không cưới của Genji. Dù rất yêu nàng, Genji không thể làm lễ thành hôn bởi nàng không thuộc dòng dõi quí tộc . Thiên hoàng băng hà, truyền ngôi cho hoàng tử Suzaku, con của bà phi Kokiden.
  3. Hoàng phi Fujitsubo quyết định qui y nhà Phật để làm một nữ tu hoàng gia . Genji lại dan díu với em gái của thái hậu Kokiden khiến bà ta nổi giận . Trước sự lộng quyền của thái hậu Kokiden , Genji buộc phải rời cung điện, tự lưu đày ở xứ Suma mà không thể đem được Murasaki đi theo. Chàng sống cô đơn trong một túp lều bên bờ vịnh. Vắng chàng “hoàng tử sáng chói”, triều đình trở nên ảm đạm . Điều đó càng làm thái hậu Kokiden thêm giận dữ. Genji tìm quên lãng trong những mối tình phương xa , chàng trao đổi thư từ với con gái của vị ẩn sĩ Akashi. Thiên hoàng Suzaku bệnh nặng, triệu Genji về triều. Genji được trọng vọng, nổi tiếng hơn và được ngưỡng mộ hơn. Thiên hoàng phaỉ thoái vị vì sức khoẻ sa sút nên con trai của Fujitsubo ( cũng là con bí mật của Genji) lên ngôi , lấy hiệu là Ryozen . Trong khi đó , cô gái ở Akashi sinh hạ một bé ái , đó là đứa con riêng của Genji , đem về nuôi và được Murasaki chăm sóc mặc dù nàng cũng không tránh khỏi sự ghen tuông cay đắng . Tình cờ, Genji biết tin tức về cô con gái của nàng Yugao , người tình của chàng đã chết vì ma ám năm xưa . Cô gái tên là Tamakatsura , nhưng không phải con chàng , cha nó là Chujo bạn thân của Genji. Tamakatsura rất đẹp , thường bị các thanh niên đeo đuổi quấy rầy . Genji đem cô về bảo dưỡng và gả cho một người cầu hôn tuy rằng cô gái do giống mẹ là Yugao nên chàng cũng rất quyến luyến không muốn rời . Người vợ đầu của Genji đã mất, Murasaki thì không có danh nghĩa vợ chính thức nên nàng được coi như kẻ độc thân . Vì thế cựu hoàng Suzaku gọi Genji mà gả con gái là công chúa Onnasan cho
  4. chàng . Công chúa Onnasan mới 13 tuổi còn Genji thì đã 40. Nhưng Genji không yêu thương cô vợ mới mà vẫn nặng tình với Murasaki . Rồi Murasaki lâm trọng bệnh . Genji túc trực bên nàng, quên ăn quên ngủ . Onnasan không được đoái hoài nên sinh ra u buồn . Nàng ngây thơ xinh đẹp thuỳ mị , nàng bị chàng Kashiwagi quyến rũ đành phải miễn cưỡng ngoại tình và rất đau khổ . Vì Kashiwagi chính là con trai của Chujo mà cả hai cha con đều thân thiết với Genji . Cơn bệnh kéo dài của Murasaki càng trở nên nguy kịch , rồi nàng chết . Như thể bầu trời đổ sụp, Genji ngã quỵ hoàn toàn. Chỉ còn chàng và đứa con trai Yugiri mà chàng có với người vợ đầu Aoi . Chàng thanh niên mới lớn Yugiri cố che giấu nỗi khổ tâm trước cái chết của Murasaki vì chàng cũng đã yêu thầm Murasaki . Murasaki – đó là mối tình bất tuyệt của hai cha con nhân vật Genji và Yugiri . Phần hai “Genji đã chết và không ai kế tục được chàng ” - đó là câu mở đầu phần hai . Tác phẩm vẫn tiếp tục. Lại xuất hiện hai chàng trai . Một là Kaoru , trước mắt mọi người, chàng là con trai của Genji và Onnasan . Nhưng người cha đích thực của nàng là Kashiwagi . Hai là Niou , cháu ngoại của Genji , mới 14 tuổi . Bà ngoại chàng thiếu niên này là người tình của Genji ở xứ Akashi . Trung tâm câu chuyện phần hai ở Uji và thuộc mười chương cuối cùng, mười
  5. chương tuyệt tác. Hoàng thân Hachi , em trai của Genji, có hai cô con gái đẹp là Oigimi và Nakano kimi . Cung điện hoàng thân bị cháy nên phải dọn về ở Uji nơi hoàng thân có một trang viên nhỏ . Kaoru đến học kinh Phật với hoàng thân . Mấy năm sau hoàng thân ngã bệnh và qua đời để lại hai cô con gái vốn đã mồ côi mẹ từ bé . Niou thích cô em là Nakanokimi nên nhờ Kaoru làm mối . Còn Kaoru thì tin rằng Oigimi sẽ là của mình . Nhưng trớ trêu thay Oigimi lại muốn Kaoru lấy em gái mình nên đã tìm cách đưa Kaoru đến giường em gái . Rồi Oigimi cũng ngã bệnh và qua đời . Hai chàng trai thu xếp cho Nakanokimi chuyển về kinh đô . Có một cô gái rất giống Oigimi tìm gặp Nakanokimi . Thực ra cô ấy là con hoàng của hoàng thân Hachi tên là Ukifune đang được quan tổng trấn ở Hitachi nuôi dưỡng . Khi Ukifune ghé lại Uji trên đường viếng ộ cha thì gặp Kaoru . Chàng ta tưởng đâu như Oigimi phục sinh . Để tránh hoàn cảnh khó chịu ở nhà cha nuôi , Ukifune phải tìm đến chỗ Nakanokimi tạm trú . Do vậy nàng gặp chàng Niou ( cháu ngoại Genji) . Sao đó mẹ của Ukifune thu xếp cho nàng về Uji với sự giúp đỡ của Kaoru . Kaoru dạy nàng học đàn vì chàng nhớ ngày xưa Oigimi đàn rất hay . Cả Kaoru và Niou đều yêu say đắm nàng Ukifune – cô gái có số phận trôi nổi ấy. ( Tên Ukifune nghĩa là con thuyền trôi nổi) .
  6. Ban đầu nàng yêu Kaoru nhưng sau lại bị cuốn vào mối tình rực cháy của chàng Niou . Cuối cùng, hầu như quẫn trí không biết phải lựa chọn ra sao, nàng nghĩ rằng mình phải « biến mất ». Đang dêm nàng bỏ trốn , đến bờ sông Uji trầm mình . Một gia đình tăng ni cứu nàng , đem về Ono . Nàng xin cắt tóc qui y . Kaoru trong thương nhớ , bảo đứa em trai của nàng ( cùng cha khác mẹ) làm tiểu đồng . Họ đi tìm và biết Ukifune còn sống , đang ẩn tu ở Ono . Hai anh em tìm đến . Cậu em trai cầm thư của Kaoru xin vào gặp Ukifune - người mà cậu thương yêu hơn tất cả trong đám chị em gái. Nhưng cậu rất thất vọng khi chị Ukifune từ sau bức màn buông lạnh lùng đưa trả bức thư . Chàng sứ giả tội nghiệp lủi thủi qua về . Thế là hết ! « Con thuyền trôi nổi ” Ukifune đã ở bên kia bờ thế tục. Tác phẩm Genji mono gatari xuất hiện trong văn học Nhật Bản và thế giới như một hiện tượng bất ngờ , mới lạ , thậm chí người ta coi nó như một kì quan. Một mặt nó là một sáng tạo thuần tuý nhật chứa đưnöï tất cả những tố chất tinh hoa truyền thống . Giống như một bức tranh cuộn thời Heian ( một thể loại tranh Nhật) nó mở dần cho ta thấy thiên nhiên diễm lệ và một xã hội thanh lịch . kết cấu Genji không tập trung vào hành động mà chịu sự chi phối của một cảm thức chung, một thế giới xùc cảm tinh tế. Mỗi tình tiết tưởng hnư rời rạc nhưng giọng điệu chung của
  7. cảm thức ấy trở thành một làn sóng trong ngọn triều lớn là toàn bộ tác phẩm Genji . Ngay từ khi nó xuất hiện Genji đã được coi là « cổ điển ». Mặt khác, Genji là con đường mới của tiểu thuyết . Không cần thời gian dò dẫm ngập ngừng, nó mở ra thế giới cỏ hoa thiên nhiên sống` thực và mọi khoảnh khắc thời gian của cuộc đời thực . Với kiệt tác này, nữ văn sĩ thiên tài Nhật Bản Murasaki đã chính thức khai sinh cho nhân loại một thể loại mới: tiểu thuyết. Nhà phê bình Olga Kenyon ( Anh quốc ) gần mười thế kỉ sau đã ghi nhận hiện tượng Murasaki như sau : «Phụ nữ chính là mẹ đẻ của tiểu thuyết ... Thế mà các ông phê bình nghiên cứu từng dạy chúng ta rằng cha đẻ của tiểu thuyết là Defoe và Richardson. Trước họ rất lâu chính người phụ nữ Murasaki đã gây dựng thể loại này – đó là Truyện Genji viết từ thế kỉ 11 ở nhật Bản . Đó là tiểu thuyết tâm lý đầu tiên của thế giới , có cảm hứng phi thường và độc đáo vô song. Genji là người tình vĩ đại, quyến rũ, tài hoa và khả ái, đó là một nguyên mẫu thực sự . Truyện Genji không chỉ là một truyện kể , một tư tưởng về một thế giới xa xăm tốt đẹp xưa mà còn là một hiện thực với tinh thần thẳng thắn và không hề uỷ mị . Murasaki có ý thức rất rõ về giá trị thực sự của tiểu thuyết . Nàng để cho nhân vật Genji biện minh về tiểu thuyết như sau : « Không có tiểu thuyết thì làm thế nào chúng ta biết được con người sống ra sao trong quá khứ, từ thời thần linh đến ngày hôm nay ? Sử sách, như cuốn Nhật Bản thư kỷ , chỉ cho ta thấy một góc nhỏ hẹp của đời sống . Trong khi đó những nhật ký và tiểu thuyết chắc chắn chứa đựng những sự việc chi li nhất về những cuộc đời của riêng tư . . . » .
  8. Các luận điểm của Murasaki sơ lược như sau Tiểu thuyết giúp ta hiểu cuộc sống hơn các loại sử sách - Tiểu thuyết là tiếng nói của những xúc cảm mà người sáng tác không thể - giữ kín trong lòng Bất cứ điều gì, tốt hay xấu, trong cuộc đời bình thường đều có thể là đề tài - của tiểu thuyết . Đó là tuyên ngôn đầu tiên của tiểu thuyết trong lịch sử văn học trên thế giới. Ngày nay những khaí niệm ấy không xa lạ , nó đã trở nên quen thuộc . Nhưng hãy ghi công khai phá phi thường của Murasaki vào cái thời xã hội đầy rẫy chuyện hoang đường huyễn tưởng , phiêu lưu thần quái, kì dị . . . Murasaki vô tình đã so sánh tiểu thuyết với Kinh Phật chứ không kém về giá trị. GENJI là một tác phẩm cổ điển hiếm hoi cố gắng phát hiện cái thế giới bên trong của con người trong cảm thức say mê, mơ mộng, tưởng nhớ, u buồn, tuyệt vọng, xao xuyến . . . đặc biệt là niềm bi cảm thời gian . Về điểm này nó mang tính hiện đại, gần gũi với những tác phẩm Đi tìm
  9. thời gian đã mất (Marcel Proust) và Đến ngọn hải đăng của Virgina Woolf. Điểm gặp gỡ giữa ba tác phẩm đó là cảm thức thời gian. Thời gian đã mất , đang trôi, sự suy tàn là cái chết . Trong cả ba tác phẩm, «thời gian» dường như có vai trò một nhân vật trung tâm . Các nhân vật quan hệ với nhau, tác động lẫn nhau nhưng giữa họ bao giờ cũng có thời gian . Họ đối diện với thời gian, trôi theo nó và thầm thì với những gương mặt biến đổi của nó. . . Thời gian cuốn trôi đi những vinh quang, hạnh phúc, những mối tình, những cô gái thanh xuân , cả những ông vua bà chúa .. . Trong Genji , sự huỷ diệt của thời gian được biểu hiện rõ nhất trong những cái chết yểu mệnh của các cô gái . . . Thời gian gắn liền với nỗi mất mát , với niềm bi cảm . Gần cuối tác phẩm , khi nhân vật Kaoru nghĩ về số phận đã ràng buộc mình với ba chị em Uji chàng nhìn thấy một con phù du bay ngang lối đi của mình , từ trong tâm hồn chàng một bài thơ nảy sinh : Ta bắt được em rồi Phù du ơi phù du Nhưng em biến đi đâu Hay em chưa từng có
  10. Trong tay ta bao giờ ? Nữ sĩ Murasaki thường quan tâm đến một tính chất của thời gian: sự qui hồi của ấn tượng xưa . Quá khứ vẫn cứ in dấu lên hiện tại theo cách nào đó . Nàng Fujitsubo được thiên hoàng yêu thương vì nàng có những nét tương tự với hoàng hậu quá cố . Genji cũng yêu Fujitsubo và sau này gặp lại hình bóng thân thương ban đầu của nàng ở trong nhân vật Murasaki Một người tình khác của Genji là Yugao cũng mệnh yểu , sau này con gái . của nàng là Tamakatsura cũng gợi nhắc Genji nhớ đến người xưa . Nhân vật Kaoru cũng vậy . Chàng yêu Oigimi . Sau khi nàng qua đời , Kaoru gặp gỡ Ukifune em gái cùng cha khác mẹ của nàng thì tình xưa sống dậy . Cả ba , thiên hoàng, Genji và Kaoru đều tìm thấy ở người phụ nữ này hình bóng người phụ nữ khác. Những tình tiết ấy trở đi trở lại cho ta cảm thấy tính chất phản hồi của thời gian , của tình yêu và vòng đời . Cuộc sống tiến tới trước nhưng đồng thời cũng quay về , theo mùa , theo tình yêu . . . Ngày mới đến chứa trong nó cả ánh sáng cũ . Chủ đề của Genji không phải là định mệnh mà là Thời Gian . Con người là
  11. thời gian . Một trong những khả năng lạ thường của Genji là có thể phục hồi đầy đủ cảm xúc xa xưa dù trải qua bao năm tháng cách biệt . Bởi thế , kẻ đa tình như anh vẫn được nhiều người hết sức ngưỡng mộ . Thời gian, như bài thơ trong tác phẩm về tấm gương soi cho thấy, chẳng giữ lại gì nhưng đó là dòng đời . Khi Genji buộc phải rời cung điện đi lưu đày ở Suma , chàng an ủi Murasaki bằng bài thơ : Dù xa xôi Nơi đất lạ Nhưng trong gương còn lại Bóng hình tôi Bên em không rời Còn lại với cô đơn, Murasaki thu xếp đồ đạc, áo ngủ gửi ra chốn lưu đày cho chàng , và nàng cay đắng nhận thấy tấm gương soi còn đó nhưng bóng hình thì chỉ còn trong thơ , thực ra nó vẫn đi theo Genji . Nàng nghĩ có khi xa mặt cách lòng, chàng không còn yêu nàng nữa . Tấm gương soi cho ta thấy một chiều sâu bất ngờ của tâm lý và cuộc sống . Chiếc gương thì nói
  12. được gì , chiếc gương thì chứa được gì . Chỉ có nàng Murasaki đau khổ vì yêu và hoài nghi. Thời gian bi cảm của Murasaki thường bôi xoá các nhân vật của nàng, để lại khỏng trống trên bức tranh cuộn của định mệnh , không thể kéo lê họ vào cuộc đời tuổi già . Đó là một thời gian nữ tính , nó thích tuổi trẻ và cái chết hơn là sự héo hắt già cỗi. Bởi vậy , nàng Murasaki đã đặt hai chàng trẻ tuổi kaoru aøv Niou vào khoảng trống mà Genji bỏ lại . Câu chuyện của nàng chỉ chấm dứt trong nỗi tuyệt vọng của cậu bé bị người chị xinh đẹp quy y từ chối cho gặp mặt . Cái đẹp tự khép mình trước thế giới trước khi nó tự băng hoại Khi đọc xong tác phẩm , ta biết rằng thời gian có thể huỷ diệt tất cả, chỉ có các nhân vật của Murasaki vượt ra khỏi sự chế ngự của thời gian . Ta nhớ về họ như nhớ tuổi trẻ và sắc đẹp , nó không tàn tạ . Hương vị của tác phẩm, nếu như ta công nhận rằng mỗi kiệt tác có một làn hương riêng, chính là hương vị của mùa tình ái , dù hương vị ấy luôn luôn gây ra một nỗi buồn, một niềm bi cảm , mùa xuân hay mùa thu . Cái đẹp có thể cứu vớt cả thế giới. Với sử thi Homer, vẻ đẹp làm cho các chiến binh thành Troie quên đi mười năm khói lửa . Với Murasaki , vẻ đẹp lôi cuốn con người đi vào cuộc sống , gắn bó với cuộc sống. Một tu sĩ kêu lên khi nhìn nắgm chàng Genji : “ Người ta đồn rằng chàng đẹp đến nỗi ngay cả những tu sĩ khắc khổ gặp chàng cũng quên hết tội lỗi và buồn đau trong đời sống , từ
  13. đấy muốn sống lâu hơn trong một thế giới có nhiều vẻ đẹp như thế này “. Vẻ đẹp còn làm cho con người thêm rộng lượng . Nhìn thấy công chúa Onasan với tất ảc những nết yêu kiều, hồn nhiên giản dị thắm tươi, Genji bỗng cảm thấy “ mọi ý nghĩ về đức tính không chung thuỷ của nàng tan biến khỏi tâm hồn chàng . Với vẻ đẹp ấy , mọi sự đều có thể dung thứ ”. Cái đẹp thì bất tử nhưng những hiện thân của nó thì phù du, chỉ là những khoảnh khắc, vô thường . Đối với nhân vật Murasaki ( trùng tên tác giả) thì một khoảnh khắc ấy là mùa xuân . Khi nàng sắp chết , bình minh hiện ra , màu hoa nổi bật trên sương mù buổi sớm , nàng cảm nhận rõ mùa xuân , mùa nàng say mê như bị một quyền lực không cưỡng được kêu gopị nàng . Quyền lực ấy là cái đẹp chan chứa trong cõi đời này . Nàng chết trong buổi triều dương rực rỡ mặc dù cái đẹp gọi nàng về lại cuộc sống, như tiếng hát thiên thần đã gọi Faust trong vở kịch thơ của Goethe mãi sau này . Một bài văn phê bình Genji xuất hiện từ những năm 1200 nhận xét “ không có chương nào tuyệt diệu hơn Kiritsubo . . . Toàn chương tràn đầy một niềm bi cảm ( aware : bi ai) làm đậm đà ngôn ngữ , tình cảnh và mọi điều khác.” Khi nói rằng Genji là tác phẩm hoàn thiện hoàn mỹ của cái đẹp thì có nghĩa là nó đã thể hiện toàn bích niềm bi cảm của con người trong cuộc sống thực . Truyện Genji được so sánh với Decameron (Truyện Mười ngày của
  14. Boccacio 1353 thời Phục hưng Italia ) . Bởi vì thế giới của Decameron vận động trên những ngọn triều của tình yêu , không kể vui buồn , thanh tao hay dung tục . Nhưng thế giới Decameron mamng sắc màu dân gian , nặng yếu tố nhục thể và tiếng cười , còn Genji với sự tinh tế kì ảo của cảm xúc tình yêu , tính thẩm mỹ cao hơn . Lại có cách nhìn khác : Genji được so sánh với Don Juan, có người đã vội vàng gọi chàng là “ Don Juan Nhật bản” . Thật ra chỉ có sự giống nhau bề ngoài : hai chàng đều chinh phục được nhiều phụ nữ . Nhưng không thể đồng nhất hình ảnh chàng “ Genji sáng chói” với Don Juan gã lừa đảo , phóng đãng , con bạc và tay báng bổ đã bỏ lại sau lưng hàng chuỗi trái tim tan vỡ và những gia đình sụp đổ , y còn quyết đấu và giết chết cha người yêu của mình . TÍnh cách chàng Genji là hào hoa độ lượng, không lừa đảo với những tiểu xảo. Khi yêu đương, chàng không trốn tránh trách nhiệm , sẵn sàng cưu mang bảo bọc người mình yêu cho dù là cô gái thấp kém hơn giới quí tộc . . .Trong những ngày lưu đày chàng lám quen Akashi con gái một ản sĩ . Khi trở về kinh đô vẫn không quên nàng . Lúc được tin nàng sinh bé gái , Genji gửi một nữ tỳ đến chăm sóc hai mẹ con . Lại mời nàng về cung điện nhưng nàng từ chối . Khi nàng dọn đi vùng khác , chàng cho người hầu đến chăm sóc . Chàng lại thường đến thăm hai mẹ con . Sau chàng còn giao đứa con ấy cho Murasaki - người vợ không cưới- chăm sóc tiếp . . . Với cô gái Suyet sumu kém nhan sắc chàng lỡ yêu rồi vỡ mộng , chàng cũng đưa về cung khi thấy cảnh đời sa sút của nàng .
  15. Chính lòng độ lượng ấy đã đặt Genji lên một vị trí cao hơn những đàn ông đa tình khác . Chàng là một người tình lí tưởng . Trong cuốn tiểu thuyết mang tên nhân vật chính , Genji được xây dựng công phu nhất , đầy chăm chút và trìu mến của nữ sĩ Murasaki . Đi bên Genji qua từng trang sách, người đọc thoát khỏi mọi sự dung tục , du hành vào một thế giới thực và ảo , một hiện thực đầy lãng mạn . Đi bên Genji , người ta thưởng thức mọi vẻ đẹp của trần gian từ cỏ hoa đến con người . Bạn đọc tắm trong một làn văn xuôi tuyệt đẹp như dòng suối mát , lứot qua hơn 800 bài thơ trữ tình rải rác như hoa trong tác phẩm . Nhân vật Genji chẳng phaỉ một anh hùng sử thi , chẳng phaỉ kẻ phiêu lưu phóng đãng hay một quân tử nặng mùi sách vở kinh điển và cũng không phải một nhân vật bi kịch . Trong suốt cuộc đời mình, Genji đi tìm bóng hình một người mẹ trong mọi người tình . Chàng khao khát sống lại tuổi ấu thơ sớm mồ côi mẹ .Những nhân vật “ người tình- mẫu thân” vừa giúp chàng thoả mãn ái dục của chàng trai trưởng thành vừa trở lại tuổi thơ . Giới phê bình Nhật gọi đó là “ phức cảm Genji ”( Genji complex) . Phức cảm genji chẳng phải là nét riêng của Genji , tâm lí học gọi đó là hiện tượng tâm sinh lý phổ biến trong nam giới . Nữ sĩ Murasaki đã thể hiện điều đó thật sinh động tự nhiên trong tiểu thuyết. Những cuộc tình ái phiêu lưu vô tận của Genji khó được chấp nhận theo quan điểm Nho giáo và Phật giáo . Nhưng nhà phê bình nổi tiếng Motoori Norinaga (1730-1801) nhận xét :” Tiểu thuyết không giống Phật giáo dạy con người đạt ngộ theo con đường chính đạo, cũng không giống Nho giáo dạy con người tề gia trị quốc. Tiểu thuyết đơn giản chỉ là câu chuyện về nhân thế , không chú
  16. tâm vào vấn đề thiện ác mà chỉ gắn bó với những ai hiểu biết niềm bi cảm nhân sinh . Mục đích của tiểu thuyết Genji, có thể nói , giống như một người vì yêu hoa sen nên phải gom cả bùn lầy để vun trồng hoa đó . Chất bùn ô trọc của những tình yêu bất chính trong Genji không đưa ra làm gương mà để vun trồng cho loài hoa của niềm bi cảm nhân sinh . Hành động của hoàng tử Genji cũng tựa như hoa sen ngát hương cắm rễ trong nước đục đầm lầy . Truyện không dựa vào sự ô trọc của thứ nước ấy mà dựa vào những người có trái tim đồng cảm với nỗi buồn nhân thế - cội rễ của hiền nhân . ( Nguồn gốc của truyền thống Nhật bản – trang 532-533 ) Ảnh hưởng của Genji hầu như bao trùm toàn bộ nền văn hoá xứ Phù Tang . Trong bài diễn văn đọc trước Viện Hàn lâm Thuỵ Điển khi nhận giaỉ Nobel văn học 1968, văn hào Kawabata nói :“ Bao nhiêu thế kỉ đã trôi qua rồi mà sự mê thích Genji vẫn còn nồng nhiệt , người ta vẫn còn bắt chước hay mô phỏng tác phẩm ấy. Nó đã là nguồn suối sâu rộng nuôi dưỡng cảm hứng cho thi ca mĩ thuật, mĩ nghệ và cả nghệ thuật vườn cảnh nữa ” ( Đất Phù Tang , cái Đẹp và Tôi – Kawabata , Lá Bối xuất bản 1969. Cao Ngọc Phượng dịch). Sân khấu Noh dàn dựng Genji , người ta bảo rằng nữ sĩ Murasaki hẳn là hoá thân của Quán Thế Âm Bồ Tát, viết tiểu thuyết Genji để chỉ cho con người thấy cuộc đời chỉ là ảo mộng, như các câu chuyện trong tiểu thuyết này. Ngôn ngữ tiểu thuyết Genji cách đây non ngàn năm nay đã được viết lại theo ngôn ngữ hiện đại . Trong đó bản viết laị của nhà văn Tanizaki được coi là xuất sắc nhất . Hầu hết những n
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2