intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

VĂN HỌC ẤN ĐỘ, NHẬT BẢN LÀO, CAMPUCHIA, Ả RẬP - CHƯƠNG 9. VĂN HỌC NHẬT

Chia sẻ: Nguyễn Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

199
lượt xem
61
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Các nhà sử học thường nhắc nhở học trò về đất nước Nhật như một tấm gương, một bài học và một sự cổ vũ rằng nước này đã đi tiên phong trong cuộc canh tân đầu tiên của châu Á nhằm hướng tới và bắt kịp Âu Mỹ ; Đất nước Phù Tang thực sự đã vươn lên vị trí những cường quốc hàng đầu thế giới. Nhưng người Nhật cũng không quên tai họa phát xit giữa thế ỉ XX…

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: VĂN HỌC ẤN ĐỘ, NHẬT BẢN LÀO, CAMPUCHIA, Ả RẬP - CHƯƠNG 9. VĂN HỌC NHẬT

  1. Phần thứ hai VĂN HỌC NHẬT CHƯ ƠNG IX - KHÁI Q UÁT Các nhà sử học thường nhắc nhở học trò về đất nước Nhật như một tấm gương, một bài học và một sự cổ vũ rằng nước này đã đi tiên phong trong cuộc canh tân đầu tiên của châu Á nhằm hướng tới và bắt kịp Âu Mỹ ; Đất nước Phù Tang thực sự đã vươn lên vị trí những cường quốc hàng đầu thế giới. Nhưng người Nhật cũng không quên tai họa phát xit giữa thế ỉ XX… Bên cạnh Thần đạo là một tôn giáo nguyên sơ, người Nhật ngày nay đã chấp nhận Đạo Phật là quốc giáo, với hình ảnh những ngôi chùa mái cong thanh thoát và những ngày lễ Phật linh thiêng… Trong sinh hoạt văn hóa truyền thống, người Nhật còn đề cao “tứ đạo”: Thư đạo , Kiếm đạo, Hoa đạo và Trà đạo. Nhưng người nước ngoài vẫn cảm thấy khó hiểu với tập quán "võ sĩ đạo" (võ sĩ samurai tự mổ bụng bằng kiếm để tỏ ý chí). Nghệ thuật chơi cây cảnh bonsai lại là một thú chơi đầy triết lí của người Nhật đang lan rộng khắp thế giới ngày nay. Dân ca Nhật ngất ngây hương vị mùa xuân và mùa thu, bài Hoa anh đào nhuốm nỗi buồn tiếc thời gian (Mùa xuân sang có hoa anh đào, màu hoa tôi chót yêu từ lâu ..) Khách du lịch phong lưu hào hoa có thể nhắc tới những cô gái geysha - một dạng kĩ nữ phòng trà quí tộc được đào tạo một số kĩ xảo văn chương nghệ thuật đủ để tiếp khách tài tử văn nhân...
  2. Những điều kể trên chưa thể gọi là đủ để nói về một đời sống văn hóa thẩm mĩ và nghệ thuật của một đất nước có trên nghìn năm văn chương và hai nhà văn giải Nobel : Kawabata và Oe Kenzaburo. Trên thế giới cũng như ở nước ta, nhiều người chưa biết đến một nền văn học Nhật bản đầy đủ . Trong khoảng mươi năm lại đây, học sinh trung học Việt Nam mới được làm quen với truyện ngắn Thủy nguyệt một tác phẩm nổi tiếng của văn hào Kawabata (sách Văn học lớp 11 tập II). Tuy nhiên, đây mới chỉ là một truyện ngắn với dung lượng nhỏ chưa điển hình cho nền văn học đặc sắc này. Những người sành thơ nhắc đến thể thơ độc đáo haiku - một bài thơ chỉ có ba câu - với nhà thơ tiêu biểu là thiền sư Mitsuo Basho. Theo quan điểm văn hoá học, văn hóa Nhật là sự tổng hợp các thành tố sau : Văn hóa bản địa quần đảo biệt lập (gốc)+ Văn hóa Trung Quốc+ Văn hóa Ấn Độ + Phương Tây Ba thành tố đầu kết hợp nhuần nhuyễn. Tuy vậy người thưởng thức vẫn nhìn thấy ba tính cách khá đậm nét : tính Ấn Độ ưa tư duy và thần bí, tính Trung Hoa ưa hành động và thực tiễn, còn tính Nhật ưa tình cảm và cái đẹp. Có thể nói, thơ văn Nhật Bản đi theo một "tín ngưỡng" đáng yêu là tôn thờ cái đẹp . Từ chữ viết, áo quần, ăn uống, cắm hoa, đốt nhang. . . cho đến tự sát cũng đòi hỏi phải đẹp (ngày nay không phải ngẫu nhiên thiên hạ khâm phục mẫu mã hàng hoá Nhật luôn luôn… đẹp đẽ, xinh xắn) . Và lòng sùng tín cái đẹp ấy đôi khi đi ngược lại cả tôn giáo và luân lí đạo đức khiến bị trách là vô luân. Hơn một ngàn năm, cái đẹp hòa hợp giữa thiên nhiên và tâm hồn con người đã trở nên hạt nhân của nền văn chương Nhật bản .
  3. Khái quát về nền văn học Nhật bản, có thể chia nền văn học này ra ba phần : PHẦN I - VĂN HỌC CỔ (từ khởi thủy đến thế kỉ 13) PHẦN II- VĂN HỌC TRUNG ĐẠI (thế kỉ 13 đến 1868) PHẦN II -VĂN HỌC HIỆN ĐẠI (từ 1868 đến nay) VĂN HỌC C Ổ ĐẠI Thời đại Nara : buổi bình minh Khoảng đầu Công nguyên, nước Nhật gồm 100 xứ nhỏ với hàng trăm bộ tộc cát cứ . Khi thống nhất, chọn kinh đô là Nara, về sau còn mang những tên Yamoto, Nippon . Vào khoảng năm 710, người Triều Tiên đem Phật giáo vào xứ đảo quốc này. Thơ , tùy bút, nhật kí, tiểu thuyết viết bằng chữ Hán, ưa dùng điển tích Hán nhưng
  4. mang đậm nét thiên nhiên quần đảo và tâm hồn Nhật .Tập thơ Vạn diệp tập (nghìn chiếc lá) gồm 4500 bài thơ do Thiên hoàng tổ chức in và phát hành. Đây là buổi bình minh của nền văn học Nhật nên chưa hình thành rõ nét phong cách. Thời đại Heian (bình an): thời của cái đẹp Văn chương quí tộc và bình dân nở rộ, tự nhiên như hoa cỏ. Đặc biệt, các cây bút nữ quí tộc chiếm ưu thế với những tác phẩm tiêu biểu cho cả nền văn học, đến nỗi ngày nay người ta bảo văn chương Nhật đầy nữ tính. Giai đoạn văn học này tạo ra truyền thống sâu sắc, hình thành phong cách Nhật khá ổn định, khiến các giai đoạn sau kể cả văn học hiện đại ngày nay vẫn không né ra ngoài bóng rợp của nó. Các tập Cổ kim tập , Thầm nhặt bụi trần , Tiểu thư ánh trăng , Tiểu thư yêu sâu bọ , Sách gối đầu (tác giả nữ sĩ Sei Shonagon), Phù du nhật ký và đặc biệt Truyện Genji của nữ sĩ Murasaki là tác phẩm tiêu biểu nhất. Genji dày 1 000 trang kể chuyện tình duyên của thái tử Genzi hào hoa phong nhã . Qua cuộc đời Genji, nữ sĩ đã miêu tả hiện thực xã hội cung đình và đời sống người Nhật thế kỉ XI thật sinh động. VĂN HỌC TRUNG ĐẠI Giai đoạn 1. Thế kỉ 13 - 15 là “thời Khói lửa” Sáng tác của võ sĩ và tu sĩ là chủ yếu Thơ ca và văn xuôi đều phát triển. Kể tên một số tác phẩm tiêu biểu : Nhà trên núi , Mây hoang dại , Ghi chép trong lều , Trầm tư trên cỏ , Những truyện kể theo tiếng đàn tì bà ... Thời kì này còn xuất hiện một loại hình nghệ thuật mới : sân khấu Nô ( Noh), sáng tác từ thế kỉ 14 đến 16 . Đây là một nghệ thuật tổng hợp gồm nói , hát ,
  5. đọc thơ , văn xuôi , múa và âm nhạc . Nhân vật chính luôn đeo mặt nạ , nhân vật thì không . Nam đóng luôn cả vai nữ . Xoay quanh 5 loại nhân vật : thần linh , võ sĩ , giai nhân , người điên và hồn ma . Ảnh hưởng sâu tư tưởng Phật Thiền tông . Chủ đề : con người lăn lộn trong cuộc sống , tham vọng và dục vọng , danh dự và tội lỗi , cuối cùng tìm lối giải thoát . Kịch Nô là sự tổng hợp , kế thừa toàn bộ tinh hoa văn học cổ đại cho tới đương thời của đảo quốc này . Nhà nghệ sĩ sáng tác và biểu diễn kịch Noh ưu tú nhất là Zeami Motokiyo . Ngày nay còn lại khoảng 240 vở kịch Nô đặc sắc vẫn được diễn . Giai đoạn 2. Thế kỉ 17 đến 1868 Gọi là “Văn chương phù thế” (văn chương về cuộc đời trôi nổi, thực dụng. . . ) Chế độ phong kiến đang rạn vỡ, báo hiệu một cuộc cách mạng lớn . Hai tác giả tiêu biểu là nhà văn Saikaku với dòng tiểu thuyết thế sự . Ông là Vầng trăng trong mưa có hai tác phẩm nổi tiếng và Gót chân giang hồ . Nhà thơ thứ hai là Mitsuo Basho đỉnh cao của thể thơ haiku độc đáo . VĂN HỌC HIỆN ĐẠI (từ cuộc Canh tân 1868 đến nay) Văn học Nhật tiếp thu tinh hoa văn học Tây Âu, chủ yếu về mặt phương thức biểu hiện, tính tự do dân chủ, giải phóng cá nhân. Điều cốt lõi của văn chương vẫn là một tinh thần Nhật bản, cái đẹp Nhật bản, sự đau khổ nuối tiếc nhìn thấy và cố sức níu kéo những cái đẹp truyền thống đang băng hoại nhanh chóng trong cuộc sống công nghiệp ngày nay . Tác giả tiêu biểu là Kawabata Yasunari với
  6. các tác phẩm sau: Cố đô , Xứ tuyết , Ngàn cánh hạc, Vũ nữ Itzu, Người đẹp say ngủ. Ông được tặng giải thưởng Nobel 1968 .
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2