intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

VĂN HỌC ẤN ĐỘ, NHẬT BẢN LÀO, CAMPUCHIA, Ả RẬP - CHƯƠNG 14. VĂN HỌC DÂN GIAN LÀO

Chia sẻ: Nguyễn Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

698
lượt xem
93
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Văn học Ấn Độ có cảnh hưởng rộng khắp trên khu vực Đông Nam Á nhưng sự ảnh hưởng ở mỗi nước khác nhau . Việt Nam và Lào chủ yếu tiếp thu Đạo Phật , còn Cam pu chia , Miến Điện ( Myanmar ) và Champa tiếp thu đạo Bà la môn sớm hơn đạo Phật . Những dấu tích đền thờ thần Brahma , thần Indra, thần Visnu, ngẫu tượng Linga, Ioni . . và những bia đá ghi kinh Vê đa tìm thấy khá nhiều ở khu vực đền Angkor ở Cam pu chia và...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: VĂN HỌC ẤN ĐỘ, NHẬT BẢN LÀO, CAMPUCHIA, Ả RẬP - CHƯƠNG 14. VĂN HỌC DÂN GIAN LÀO

  1. CHƯ ƠNG XIV VĂN HỌC D ÂN G IAN LÀO LỜI NÓ I Đ ẦU Văn học Ấn Độ có cảnh hưởng rộng khắp trên khu vực Đông Nam Á nhưng sự ảnh hưởng ở mỗi nước khác nhau . Việt Nam và Lào chủ yếu tiếp thu Đạo Phật , còn Cam pu chia , Miến Điện ( Myanmar ) và Champa tiếp thu đạo Bà la môn sớm hơn đạo Phật . Những dấu tích đền thờ thần Brahma , thần Indra, thần Visnu, ngẫu tượng Linga, Ioni . . và những bia đá ghi kinh Vê đa tìm thấy khá nhiều ở khu vực đền Angkor ở Cam pu chia và đền tháp Chăm (Chăm) ở miền Nam Việt Nam. Tuy vào sau nhưng đạo Phật vẫn ảnh hưởng rộng rãi và sâu sắc hơn đạo Bà la môn ở vùng Đông Nam Á . Tư tưởng từ bi bác ái vị tha và mục đích cứu khổ cứu nạn của Đạo Phật như luồng gió mát lành lan tỏa khắp vùng Đông Nam Á. Những vị sư tăng đi truyền đạo được nhân dân Đông Nam Á coi như sứ giả hòa bình hữu nghị. Nhiều chùa chiền được dựng lên để cầu kinh niệm Phật và dạy học . Kinh kệ bằng chữ Pali được dịch ra chữ Việt, chữ Lào chữ Miến , chữ Thái . . . Tư tưởng Phật giáo đã trở thành kho báu tinh thần và biến đổi thành bản sắc văn hóa các dân tộc Đông Nam Á . Nhiều nước đã xác định Phật giáo là quốc giáo ( Lào , Thái Lan , Cam pu chia , Miến điện , Việt Nam thời Nhà Lý - Trần ) . Tôn giáo Ấn Độ đến với Đông Nam Á còn mang theo các hình thức văn hóa nghệ thuật khác , trước hết là nghệ thuật kiến trúc , nghệ thuật tạo hình , âm nhạc , múa và tạo ra một số phong tục , lễ hội mới . Mặt khác , các dân tộc Đông Nam Á cũng đóng góp sáng tạo làm cho các hình thức văn hóa ấy phù hợp với bản địa của mình . Nhiều lăng mộ đền đài tháp xây theo kiểu hoa sen ( stupa) gốc Ấn Độ . Hoa văn hoa sen khá quen thuộc trên vách tường , đền , mái chùa , với các phù điêu thần Visnu ,Shiva , rắn Naga , chim Garuda , vũ nữ Apsara , tượng bốn mặt Bayon ở đền Angko Vát , đền Thạp Luổng ở Lào , chùa Vàng ở Miến Điện , các tháp Chăm ở Việt Nam . Trong các kiến trúc ấy , những cốt lõi Ấn Độ vẫn được làm nền kết hợp với sáng tạo dân tộc của nghệ nhân Đông Nam Á . Chẳng
  2. hạn tượng và phù điêu vũ nữ Apsara ở Cam pu chia và Việt Nam cũng có nét khác nhau với những cách điệu mang tính dân tộc mình . Phù điêu trên tháp Chăm ở Trà Kiệu tỉnh Quảng Nam Việt Nam không cứng cáp và nghiêm nghị như ở Cam pu chia , cặp vú Apsara không to như ở Ấn Độ và các nước khác mà thon mềm , uyển chuyển , cân đối duyên dáng hơn . Ngôn ngữ và văn tự Pali và chữ Sanskrit ( chữ Phạn ) truyền bá cùng kinh Phật , kinh Bà la môn đã ảnh hưởng đến văn tự và ngôn ngữ ở Thái Lan , Miến điện , Cam pu chia , Lào . . . Và điều đáng chú ý là văn học Ấn Độ cũng phổ biến và thâm nhập khá sân vào các nền văn học Đông Nam Á . Cũng như các hiện tượng văn hóa khác , văn học Ấn Độ cũng được bản địa hóa . Chẳng hạn sử thi Ramayana , Mahabharatha đến đây được cải biên cho phù hợp bản sắc dân tộc và tính địa phương . Ở Việt Nam , trong khu vực Văn hóa Chăm còn lưu giữ sử thi trường ca Ramayana viết bằng ngôn ngữ Chăm . Truyện cổ tích Việt Nam Dạ thoa vương trong cuốn Lĩnh Nam chích quái có ảnh hưởng của Ramayana , Thái lan có truyện Ramakien , Lào có Pha lặc PhAllahm , Indonesia có Serl Rama , Philippines có Allm , Cam pu chia có Riêmkê . . . xoay quanh đề tài xung đột thiện - ác và bộ ba nhân vật : người con trai- người con gái - ác quỷ . Văn học Ấn Độ còn được truyền bá qua hình thức diễn xướng dân gian và sân khấu . Thế kỉ XI các vua chúa Cam pu chia rất thích nghe kể những mẩu chuyện lấy từ sử thi Mahabharatha , có những nghệ nhân chuyên đi kể chuyện . . . Sử thi Ramayana được cải biên chuyển thể thành kịch , múa , vẽ minh họa trên các vách tường , vòm cung điện lâu đài . . . Ở Indonesia , có một nhà hát kịch múa rối tên Vayang chuyên biểu diễn các nội dung của sử thi Ramayana và Mahabharatha . Nhiều truyện cổ của Ấn Độ được phổ biến và cải biên khi vào các nền văn học ở Đông Nam Á 1. ĐẤT NƯ ỚC LÀO
  3. ( Nước Lào còn gọi là: Ai Lao, Vạn Tượng, Triệu Voi, Laos ) Nước Lào nằm sâu vào lục địa trong bán đảo Đông Dương , tiếp giáp với Việt Nam Trung Quốc, Cam pu chia, Thái Lan và Miến Điện . Hơn 3/4 đất đai Lào là rừng núi Dãy núi Phu Luổng hùng vĩ ở phía Đông khởi nguồn cho một hệ thống sông suối chằng chịt phần lớn đổ về phía tây , rồi nhập vào sông Mé nậm khoỏng (tức Mekong) , chảy dọc theo hướng Bắc Nam trên đất Lào dài 1 500 km Khí hậu Lào chia hai mùa rõ rệt . Mùa khô kéo dài 7,8 tháng làm cho đất đai cằn cỗi cây cối kém phát triển . Mùa mưa dài 4 , 5 tháng là lúc cây cối và muôn vật sinh sôi . Đây là thời vụ chính của nông nghiệp ( đồng ruộng lúa và nương rẫy . Dân số Lào gần ba triệu rưỡi người , sinh sống trong ba cộng đồng : Lào Thơng , Lào Lùm và Lào Xủng . Ba cộng đồng này gồm hơn 60 dân tộc nhỏ sống xen kẽ với nhau chung lưng góp sức xây dựng đất nước và nền văn hóa đậm đà sắc thái Lào . Dân tộc Lào Thơng nói ngữ hệ Môn- Khmer .Họ là dân bản địa lâu đời nhất , sống bằng nương rẫy , săn bắt và hái lượm - chủ nhân của thời kỳ đồ đá . Dân tộc Lào Lùm nói ngữ hệ Lào - Thái sống chủ yếu ở đồng bằng sông suối , trồng lúa nước và chăn nuôi , là dân tộc đông nhất chủ yếu xây dựng nền văn hóa truyền thống Lào . Dân tộc Lào Xủng nói ngữ hệ Môn - Dao và Miến - Tạng từ phía tây nam Trung Quốc di cư xuống Lào , sống ở vùng núi cao Bắc Lào , thường trồng thuốc phiện . Lịch sử Lào được ghi thành chính sử từ thế kỉ XIV khi xuất hiện nhà nước phong kiến trung ương Lạn Xạng do vua Phạ Ngừm sáng lập năm 1353 . Từ thế kỉ XIV đến XIX , chế độ phong kiến Lào trải qua 3 giai đoạn :
  4. Giai đoạn xây dựng , củng cố nhà nước phong kiến trung ương ( XIV- XV ) Giai đoạn toàn thịnh ( XV- XVII ) Giai đoạn suy thoái và mất chủ quyền ( XVIII- XIX ) Phạ Ngừm là người sáng lập Vương quốc Lào Lạn Xạng , lên ngôi vua năm 1353 lúc 37 tuổi , đóng đô ở Luangphrabang , xây dựng đất nước thống nhất từ Thượng Lào đến Hạ Lào . Đó là một nhân vật kì lạ và phi thường xuất hiện trong lịch sử của một dân tộc yêu chuộng hòa bình , yên ổn . Vua đặt quan hệ bang giao với các nước lân cận trong đó có Đại Việt . Thế kỉ XVI quốc gia phong kiến Lào toàn thịnh , vua Xulinha Voongxả tranh ngôi bá chủ với vua Miến Điện . Năm 1533 dời thủ đô từ Luanphraban đến Vientiane(Viên chăn ) để tránh những cuộc tấn công bất ngờ của quân Miến , nơi này ở trung độ đất nước và sẽ thích hợp chống xâm lược năm 1535 ,1540 và 1564 . Thương nhân và giáo sĩ châu Âu ở kinh đô Vientiane lúc bấy giờ đã ca ngợi tài năng đúc độ của nhà vua Voongxả . Năm 1690 vua qua đời , mước Lào suy thoái . Giai cấp thống trị tranh giành quyền lợi địa vị . Nhân đó, triều đình Thái lan ( Xiêm) muốn thôn tính nước Lào . Một anh hùng dân tộc tên Chậu Anụ bên ngoài thần phục Xiêm , và ngấm ngầm chuẩn bị khởi nghĩa giải phóng đất nước . Năm 1825 vua Xiêm chết , quân Anh uy hiếp nước Xiêm ở phía Nam , tranh thủ thời cơ , Chậu A nụ tấn công vào đất Thái . Khởi nghĩa thất bại , Chậu A nụ chạy sang lánh nạn ở Việt Nam . Năm 1827 từ Nghệ An , ông kéo quân trở về Lào tiếp tục khởi nghĩa . Ông bị bọn quý tộc Lào ở Xiêng Khoảng phản bội bắt giao cho giặc xâm lược . Sau gần 100 năm bị xâm lược , đến hiệp ước Pháp - Xiêm kí ngày 3-10-1893 một bộ phận đất Lào bên kia sông Mekong bị nhập vào đất Thái , phần còn lại là thuộc địa của thực dân Pháp . Nhiều cuộc khởi nghĩa của các dân tộc Lào nổ ra chống Pháp .
  5. Năm 1930, Đảng Cộng Sản Đông Dương tiền thân của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào ra đời đã lãnh đạo cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc , tạo ra bước ngoặt lớn lao cho lịch sử nước Lào . Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sáng lập và lãnh đạo Đảng cộng sản Đông Dương từ năm 1930 . Năm 1945 phe phát xít bị đánh bại , nhân cơ hội thuận lợi , Đảng Cộng Sản Đông dương và đảng bộ Lào đã lãnh đạo nhân dân nổi dậy giành chính quyền ( cùng năm với Cách Mạng Tháng Tám ở Việt Nam ) . Nước Lào tuyên bố độc lập ngày 12.10.1945 . Bọn đế quốc Mỹ và Anh làm chỗ nấp cho bọn thực dân Pháp quay lại xâm lược cả ba nước Đông Dương . Nhân dân Lào , Cam pu chia và Việt Nam lại đứng lên quyết tâm kháng chiến , kề vai sát cánh đánh đuổi thực dân Pháp bảo vệ nền độc lập dân tộc mình . Chủ tịch Suphanuvon tư lệnh tối cao Lào , lãnh đạo các lực lượng yêu nước chiến đấu trường kì kháng chiến chống Pháp rồi Mỹ suốt từ 1945 đến 1975 , sát cánh cùng nhân dân Việt Nam và Cam pu chia cực kì gian khổ , liên tiếp chiến thắng qua hai cuộc kháng chiến vĩ đại . Với truyền thống kiên cường chống ngoại xâm , lại được sự ủng hộ đoàn kết của nhân dân các nước Đông Dương và cộng đồng xã hội chủ nghĩa trên thế giới , năm 1975 nhân dân Lào đã giành lại chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ . Ngày 2 tháng 12 năm 1975 nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào thành lập , tiến vào xây dựng chủ nghĩa xã hội . 2- VÀI N ÉT VĂN HÓA LÀO Người Lào có những phong tục tập quán tốt đẹp hình thành từ truyền thống lâu đời lao động và bảo vệ tổ quốc qua mấy chục thế kỉ . Họ tôn trọng , yêu thích sinh hoạt tập thể
  6. mà trung tâm là bản làng , người Lào sống thẳng thắn cởi mở vị tha nhưng kiên quyết dũng cảm và sẳn sàng xả thân vì cộng đồng . Cuộc sống bản làng tuy còn nghèo vật chất nhưng cuộc sống tinh thần ấm cúng , tươi vui . Tháng nào cũng có lễ hội chùa náo nức với nhiều ngôi chùa Phật nổi tiếng . Trung tâm của bản làng là các ngôi chùa thờ Phật , đồng thời là lớp học , thư viện và nơi giao lưu sinh hoạt . Văn hóa văn nghệ dân gian khá phát triển . Những công trình kiến trúc đặc sắc gắn liền lịch sử và tôn giáo . Đạo Bà la môn và đạo Phật thâm nhập vào Lào từ đầu công nguyên . Đạo Phật được coi là quốc giáo , truyền bá rộng khắp , chính quyền phong kiến đề cao ,nhân dân kính cẩn . Đạo Phật còn kéo theo và kích thích nghệ thuật , văn học , ngôn ngữ và văn tự cũng phát triển theo . Đến thế kỉ 16 người Lào có chữ viết dần dần thay thế chữ Sanskrit vay mượn của Ấn Độ ghi kinh Phật . Đạo Phật cũng sản sinh một đội ngũ trí thức , họ là tác giả dòng văn học viết với nguồn gốc Ấn Độ à Di sản văn hóa Lào còn những điều bí ẩn chưa lí giải được , chẳng hạn hàng trăm chum bằng đá ở tỉnh Xiêng Khoảng . Nhà nghiên cứ giải thích rằng đó là những vò rượu khổng lồ của thời xưa mà tướng Khủn Chương làm để khao quân . Nhận định khác cho rằng đó là những ngôi mộ cổ bằng đá . Hoặc có thể chỉ là chum vại chứa đựng lương thực . Công trường đá bị bỏ dở à còn để lại dấu tích rõ rệt . Di sản này chứng tỏ tài nghệ của thợ thuyền nghệ nhân Lào ngày xưa đạt độ tinh vi . Ở Nam Lào có một công trình kiến trúc đá đồ sộ với kĩ thuật tinh xảo . Hàng ngàn chùa tháp trên ba miền Thượng , Trung và Hạ Lào với những bức phù điêu , tranh tường các cỡ lớn nhỏ diễn tả các tích Phật , thần linh , phong cảnh thiên nhiên hiện thực và tưởng tượng . Những bức tượng Phật ngồi nằm đứng các tư thế đủ cỡ . Ở thủ đô có pho tượng Phật nằm dài hết năm gian chùa . Những hiện vật cổ bằng đá đồng gỗ gắn liền với tôn giáo nhưng cũng phản ánh sự phát triển văn hóa của dân tộc Lào trong quá khứ . 3- VĂN CHƯ ƠNG D ÂN G IAN LÀO Hàng chục thế kỉ khi chưa có văn học viết , nhân dân Lào đã sáng tác nhiều văn chương dân gian trong cuộc sống lao động cần cù và đấu tranh bảo vệ đất nước . Về sau , khi đã có văn học viết thì những tác phẩm ấy vẫn bắt nguồn từ văn chương dân gian ( như các
  7. truyện Thao Hùng , Xiêng Miệng , Khủn Bulôm . Truyện cổ Lào phản ánh sinh động cuộc sống dân Lào từ khi dựng nước trải qua bao cuộc đấu tranh giai cấp và chống ngoại xâm từ xa xưa đến thế kỉ 20 . Thơ ca dân gian Lào nhiều thể loại : câu đố (khăm thoải ) , câu hát ví giao duyên ( phạnhá) , tục ngữ ca dao (xúphaxit ) , dân ca ( lămkhắp ) và hò tập thể ( xợng ). Ngày nay nhân dân Lào cũng đang sưu tầm biên soạn chỉnh lí văn học dân gian của dân tộc để khai thác phát huy giá trị trong việc xây dựng nền văn hóa mới . 3.I- TRU Y ỆN C Ổ 3.1.1 Truyện thần thoại Nhân vật chính là các vị thần lập công tích tạo dựng thế giới vật chất và xã hội loài người như Sinh đất đẻ nước , Punhơ - Nhanhơ . . . Lại có những truyện không có bóng dáng thần linh như Nguồn gốc sinh ra đất Lào , Người Lào . Nhìn chung đặc điểm thần thoại Lào cũng giống như các dân tộc là : băn khoăn tìm hiểu nguồn gốc thế giới , diễn tả mộc mạc giản đơn , trình độ tư duy hạn chế , điều cơ bản là khát vọng và ý thức vươn lên của dân tộc . Các vị thần và anh hùng trong thần thoại ấy đều là các danh nhân văn hóa của dân tộc , trở nên bất tử . 3.1.2 Truyền thuyết Gồm hai nhóm . 11
  8. Nhóm thứ nhất : trình bày quá trình hình thành các nương ( bản làng )cổ đại , dần dần hình thành các tiểu vương quốc trước khi vương quốc ra đời . Đó là Khủa Bulôm , Vua Xkhốt Taboong , Chàng Chăn tha , Quả bầu . . . Nhóm thứ hai : các nhân vật lịch sử với phẩm chất cao đẹp chiến đấu bảo vệ bản làng và những bi kịch lịch sử dân tộc nảy sinh trong quá trình liên hiệp các bộ tộc và sự bành trướng của bên ngoài . Đó là Khủa Chương , Latxavoong 3.1.3 Truyện cổ tích Khá phong phú , ngoài những truyện đã sưu tầm được phổ biến rộng khắp trong nước và dịch ra nước ngoài còn nhiều truyện vẫn lưu hành riêng ở mỗi địa phương và những tác phẩm chưa phát hiện được . Mặc dù truyện cổ Lào chịu ảnh hưởng sâu của truyện cổ Ấn Độ nhưng nội dung vẫn là bức tranh toàn cảnh của đất nước Lào qua các giai đoạn phát triển dân tộc . Những cảnh thiên nhiên kì thú , hùng vĩ với người vật và xã hội Lào , những con người vươn lên chiến thắng số phận , nghèo hèn , chiến thắng kẽ thù địch , hiếu thào thủy chung với gia đình và làng bản . Truyện cổ Lào cũng như truyện cổ các dân tộc Đông Nam Á miêu tả và coi các ma quỉ yêu tinh là đại diện thế lực đen tối tàn bạo . Chỉ có Trời là đại diện lẽ công bằng nhân ái . Riêng truyện cổ Lào có ngoại lệ - nhân vật yêu quỷ đôi khi cũng có tình người ( Nàng Rùa Vàng , Kẻ mồ côi và con ma nhỏ ) . Và đôi khi Trời và thần linh trở thành kẻ thù của con người ( Vợ chồng Phônxanga ) . Lại có hai nhân vật đặc biệt là người khổng lồ và Kẻ mồ côi ( Tứckhức , Bảy Chum, Con bò đỏ , Phuhay . . . ) .
  9. Nhìn chung truyện cổ Lào xoay quanh ba chủ đề : Lao động sản xuất Đấu tranh xã hội Tình cảm và phẩm chất con người . 3.2 Truyện cười Truyện cười Lào là vũ khí sắc bén vạch trần bản chất xấu xa của giai cấp thống trị phong kiến và uốn nắn những thói xấu của con người lao động , đồng thời là phương tiện giải trí lành mạnh . Nhân vật truyện cười đủ mọi tầng lớp giai cấp xã hội từ vua chúa , sư sãi , quan lãi đến dân quê chất phác . Một tập truyện cười nổi tiếng nhất hiện nay là Xiêng miểng (gần giống như Truyện Trạng Quỳnh của Việt Nam, Thơ mênh chây của Cam pu chia) 3.3 Truyện ngụ ngôn Còn gọi là truyện loài vật, mang màu sắc Lào rõ nét nhưng chịu ảnh hưởng truyện ngụ ngôn của Ấn Độ . 3.4 Thơ ca dân gian Xú pha xít Giống như tục ngữ ca dao Việt Nam, tục ngữ Lào là những lời nói bóng bảy có nghĩa lí , dễ nhớ. Hình thức câu chữ không qui định không cần gieo vần, được coi như châm ngôn triết lí . Ví dụ : Chín trước ương (Việt Nam : ăn cơm trước kẻng)
  10. Thấy voi " ị " đừng " ị " theo . Rét vì gió , đắp chăn rét vì mưa, sưởi lửa rét vì lòng người , khó ở Uốn lưng lên trời, cắm mặt xuống đất , cuối cùng mới có ăn Muốn ăn cơm phải lao động muốn ăn cá phải quăng chài Chết làm ma hơn sống làm tôi mọi Đừng rước giặc vào làng Đừng bỏ hồng hoàng vào ruộng Voi vào ruộng chẳng bằng quan vào bản Lợn làm ruộng , chó ăn cơm Không dũng cảm không cưỡi được voi có ngà Đừng co mình như con sâu , quạ sẽ mổ Lăm và Khắp Là hai kiểu hát dân gian phổ biến trong những đêm hội , sinh hoạt tập thể , vui chơi , tình bạn gắn với âm nhạc . Trước hết cần có bài lăm ( văn chương ) và
  11. kèn , trống đôi khi cả múa nữa . Một bộ phận lăm xuất phát từ truyện cổ , trường ca . Đề tài thường xoay quanh chuyện yêu đương đôi lứa . Lời thơ uyển chuyển nhiều hình ảnh ví von mộc mạc chân tình và thơ mộng . Chẳng hạn , một cô gái hát : Nếu anh thích em , nhờ bố mẹ tới xin Mang thêm cái sọt đựng cô nàng về ở Ăn không được , cô nàng sẽ bón Ngủ không yên , cô nàng sẽ ru Người có hương thơm hay không , cô nàng cũng kè sát hôn anh suốt đêm , thật đấy , ơi người trai hỡi người cổ tròn ơ (…) Nếu em chết , sẽ hóa thành con gà rừng anh sẽ chăng bẫy bắt Nếu em thành con thiên nga bay lượn lượn lờ trên trời anh sẽ hóa thành dây thòng lọng chăng khắp nơi Một chàng trai hát : Phải rồi anh yêu em không phải mới ngày hôm nay hay hôm qua Yêu từ khi quả dưa chưa có phấn
  12. yêu từ khi quả mây chưa có hoa yêu từ khi cha mẹ em bế ẵm mớm cơm giữa trời em dãy nảy anh yêu em từ đó tới nay chưa quên đâu . . .
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2