intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Về thực trạng kĩ năng dạy học trên lớp của giảng viên đại học sư phạm

Chia sẻ: ViSatori ViSatori | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

67
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết đề cập đến các vấn đề khái niệm kĩ năng và kĩ năng dạy học, hệ thống kĩ năng dạy học, kĩ năng dạy học của giảng viên đại học sư phạm và thực trạng một số kĩ năng dạy học trên lớp của giảng viên đại học sư phạm. Các vấn đề này là cơ sở cho định hướng xây dựng các biện pháp nhằm nâng cao kĩ năng dạy học cho giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội nói riêng và giảng viên các trường/khoa sư phạm nói chung.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Về thực trạng kĩ năng dạy học trên lớp của giảng viên đại học sư phạm

JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE<br /> Educational Sci., 2017, Vol. 62, No. 1A, pp. 14-22<br /> This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn<br /> <br /> DOI: 10.18173/2354-1075.2017-0025<br /> <br /> VỀ THỰC TRẠNG KĨ NĂNG DẠY HỌC TRÊN LỚP<br /> CỦA GIẢNG VIÊN ĐẠI HỌC SƯ PHẠM<br /> Trương Thị Bích<br /> Viện Nghiên cứu Sư phạm, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội<br /> Tóm tắt. Bài viết đề cập đến các vấn đề khái niệm kĩ năng và kĩ năng dạy học, hệ thống<br /> kĩ năng dạy học, kĩ năng dạy học của giảng viên đại học sư phạm và thực trạng một số kĩ<br /> năng dạy học trên lớp của giảng viên đại học sư phạm. Các vấn đề này là cơ sở cho định<br /> hướng xây dựng các biện pháp nhằm nâng cao kĩ năng dạy học cho giảng viên Trường Đại<br /> học Sư phạm Hà Nội nói riêng và giảng viên các trường/khoa sư phạm nói chung.<br /> Từ khóa: Kĩ năng dạy học, nghề dạy học, kĩ năng tìm hiểu đối tượng người học, kĩ năng<br /> đặt và sử dụng câu hỏi, kĩ năng thuyết trình.<br /> <br /> 1.<br /> <br /> Mở đầu<br /> <br /> “Năng lực của mỗi cá nhân được cấu thành từ ba bộ phận cơ bản: Tri thức về lĩnh vực hoạt<br /> động (Năng lực biết); Kĩ năng tiến hành hoạt động (Năng lực làm); và Những điều kiện tâm lí để tổ<br /> chức và thực hiện tri thức, kĩ năng đó trong một cơ cấu thống nhất và có định hướng rõ ràng (Năng<br /> lực biểu cảm)” [1]. Theo cách hiểu này thì Kĩ năng dạy học là một trong ba yếu tố cấu thành nên<br /> năng lực dạy học của người giáo viên. Trong môi trường đại học sư phạm, hệ thống kĩ năng dạy<br /> học của người giảng viên đặc biệt quan trọng. Bởi lẽ, một mặt bản thân giảng viên cần có kĩ năng<br /> để “chuyển” tri thức một cách có hiệu quả nhất đến với người học. Mặt khác, người học - những<br /> giáo viên tương lai cũng rất cần được trang bị các kĩ năng dạy học cho phát triển nghề nghiệp sau<br /> này và việc được lĩnh hội tri thức từ các giảng viên giàu kinh nghiệm là một “kênh” để người học<br /> tiếp nhận, học hỏi hoàn thiện kĩ năng sư phạm bên cạnh sự hoàn thiện về tri thức chuyên môn và<br /> thái độ tích cực với nghề dạy học. Theo đó, đã có nhiều công trình quan tâm nghiên cứu vấn đề<br /> này cả trong nước và ngoài nước.<br /> Những năm gần đây, nhiều học giả trên thế giới đã đi sâu nghiên cứu về vấn đề này ở bậc<br /> đại học. Tác giả Robert Marzano, Debra j.Pickering, Jane E. Pollock [2] trong cuốn Các phương<br /> pháp dạy học hiệu quả (Classroom instruction that works) đã giới thiệu các phương pháp dạy học<br /> hiệu quả được rút ra từ nhiều công trình nghiên cứu thực tế giảng dạy và lí thuyết tổng hợp với mục<br /> đích phát huy cao độ khả năng học tập của người học, nâng cao chất lượng giảng dạy của giảng<br /> viên đứng lớp. SD. Brookfield [3], B.G. Erickson và D.W. Strommer [4], F.Marton, D. Hounsell<br /> và N. Entwistle [5], P. Ramsden [6] đã mang đến cho người đọc thông điệp để trở thành một giáo<br /> Ngày nhận bài: 10/12/2016. Ngày nhận đăng: 12/2/2017.<br /> Tác giả liên lạc: Trương Thị Bích, địa chỉ e-mail: bichnxbgd@gmail.com<br /> <br /> 14<br /> <br /> Về thực trạng kĩ năng dạy học trên lớp của giảng viên đại học sư phạm<br /> <br /> viên giỏi, trước hết phải hiểu được những trải nghiệm trong học tập của sinh viên. Các tác giả cho<br /> rằng giảng viên đại học có thể phát triển khả năng dạy học nếu họ áp dụng các kết quả từ nghiên<br /> cứu vào việc học tập của sinh viên. Cuốn Những thủ thuật trong dạy học - Các chiến lược nghiên<br /> cứu và lí thuyết về dạy học dành cho giảng viên đại học và cao đẳng [7] đã cung cấp cho giảng<br /> viên những kĩ năng đơn giản nhưng có thể giúp sinh viên tham gia vào bài học để họ có thể học và<br /> thực hành.<br /> Ở Việt Nam, tác giả Kiều Thế Hưng trong Kĩ năng dạy học trong những lời giải cho bài<br /> toán nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên hiện nay [8] đã cho rằng là một trường đào tạo nghề<br /> dạy học, ngoài các hoạt động chuyên môn, việc nghiên cứu để cho ra đời các công trình khoa học<br /> về kĩ năng dạy học là đặc biệt quan trọng. Trong trường sư phạm, sinh viên phải được học cách<br /> học, học cách dạy, học cách giáo dục, học cách ứng xử,. . . nghĩa là học được các thao tác, các kĩ<br /> năng,. . . để đủ tự tin đứng trên bục giảng khi tốt nghiệp ra trường. Tác giả Phan Trọng Ngọ, trong<br /> Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà trường [9]; Đặng Thành Hưng, trong Dạy học hiện<br /> đại - Lí luận - Biện pháp - Kĩ thuật [10] đã trình bày những quan niệm lí thuyết, những phương<br /> pháp và kĩ thuật dạy học phong phú và quý giá trong khoa học giáo dục và thực tiễn nhà trường.<br /> Trên cơ sở nền tảng lí luận trên, và trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn của đề tài khoa học công nghệ<br /> cấp Trường (Mã số: SPHN 16-05-VNCSP), bài viết tập trung phân tích thực trạng một số kĩ năng<br /> dạy học trên lớp của giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội như kĩ năng đặt và sử dụng câu<br /> hỏi, kĩ năng tìm hiểu đối tượng người học và kĩ năng dạy học thuyết trình.<br /> <br /> 2.<br /> 2.1.<br /> <br /> Nội dung nghiên cứu<br /> Một số vấn đề về kĩ năng dạy học<br /> <br /> * Khái niệm<br /> Kĩ năng: Theo Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, 1997 thì Kĩ năng là khả năng vận dụng<br /> những kiến thức thu nhận được trong một lĩnh vực nào đó vào thực tế (Tr. 501).<br /> Mỗi kĩ năng chỉ có ý nghĩa khi gắn nó với việc thực hiện một nội dung hoạt động cụ thể<br /> nhằm đạt tới mục tiêu cụ thể. “Kĩ năng là kết quả của sự tập hợp những kiến thức đã có và những<br /> thói quen, kinh nghiệm trong cùng một lĩnh vực hoạt động sống của cá nhân” hay “Kĩ năng là hệ<br /> thống các thao tác, những cách thức hành động phù hợp để thực hiện có kết quả một hoạt động<br /> dựa trên những tri thức nhất định” [1]. Kĩ năng được hình thành trong quá trình sống, quá trình<br /> hoạt động của con người và vì vậy nó phải xuất phát từ kiến thức, kĩ xảo đã có. Kĩ năng có các đặc<br /> điểm sau: tính chính xác, tốc độ thực hiện hoạt động, khả năng độc lập thực hiện công việc và tính<br /> linh hoạt.<br /> Kĩ năng dạy học: Kĩ năng dạy học là sự thực hiện có kết quả một số thao tác hoặc một hệ<br /> thống thao tác phức hợp của một hành động giảng dạy dựa trên tri thức chuyên môn và nghiệp vụ<br /> cần thiết vào các tình huống dạy học xác định. Kĩ năng dạy học chỉ có thể hình thành bằng cách<br /> luyện tập, tạo ra năng lực thực hiện các hành động sư phạm không chỉ trong những điều kiện quen<br /> thuộc mà còn cả trong những điều kiện thay đổi. Kĩ năng dạy học cơ bản là những dạng chuyên<br /> biệt của năng lực thực hiện của cá nhân trong việc giải quyết các nhiệm vụ dạy học hoặc năng lực<br /> tiến hành hoạt động dạy học. Người giáo viên cần phải được đặt trong một điều kiện, môi trường<br /> thuận lợi để có cơ hội hình thành và rèn luyện các kĩ năng cần thiết cho công việc của họ.<br /> Kĩ năng dạy học trên lớp là hệ thống các thao tác kĩ thuật dạy học và giao tiếp của giáo viên<br /> được thực hiện một cách có kết quả trong suốt quá trình đứng lớp với những điều kiện cụ thể, trong<br /> 15<br /> <br /> Trương Thị Bích<br /> <br /> các tiết học cụ thể dựa trên tri thức chuyên môn và nghiệp vụ nhất định.<br /> * Những kĩ năng cơ bản của nghề dạy học<br /> Có 3 nhóm kĩ năng dạy học cơ bản: Nhóm kĩ năng chuẩn bị bài giảng, Nhóm kĩ năng thực<br /> hiện bài giảng và Nhóm kĩ năng kiểm tra, đánh giá.<br /> <br /> 2.2.<br /> <br /> Thực trạng một số kĩ năng của giảng viên trong quá trình dạy học trên lớp<br /> <br /> Theo nội dung nghiên cứu của đề tài, chúng tôi tìm hiểu thực trạng một số kĩ năng thuộc<br /> nhóm kĩ năng thực hiện bài dạy trên lớp. Cụ thể là: Kĩ năng tìm hiểu đối tượng người học của giảng<br /> viên; Kĩ năng thuyết trình; Kĩ năng đặt và sử dụng câu hỏi. Đối tượng khảo sát là 117 sinh viên<br /> thuộc các khoa của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội: Khoa Toán - Tin, Khoa Sinh, Khoa Lịch sử,<br /> Khoa Địa lí, Khoa Hóa học, Khoa Ngữ văn.<br /> <br /> 16<br /> <br /> Về thực trạng kĩ năng dạy học trên lớp của giảng viên đại học sư phạm<br /> <br /> 2.2.1. Thực trạng kĩ năng tìm hiểu đối tượng người học của giảng viên<br /> <br /> Stt<br /> <br /> 1<br /> 2<br /> 3<br /> 4<br /> <br /> Bảng 1. Đánh giá của sinh viên về thực trạng kĩ năng tìm hiểu<br /> đối tượng người học của giảng viên<br /> Các mức độ (%)<br /> Một<br /> Phần<br /> Rất ít<br /> Tất cả<br /> phần<br /> lớn<br /> giảng<br /> Nội dung<br /> ĐTB<br /> ĐLC giảng<br /> nhỏ<br /> giảng<br /> viên<br /> viên<br /> giảng<br /> viên<br /> viên<br /> Biết hầu hết tên sinh viên trong<br /> 1,93<br /> 0,85<br /> 36,7<br /> 36,7<br /> 23,3<br /> 3,3<br /> quá trình dạy học<br /> Nắm được học lực, trình độ nhận<br /> 2,0<br /> 0,85<br /> 33,3<br /> 30<br /> 36,7<br /> 0<br /> thức của mỗi sinh viên<br /> Hiểu tính cách sinh viên<br /> 1,56<br /> 0,66<br /> 53,3<br /> 36,7<br /> 10<br /> 0<br /> Hiểu hoàn cảnh sinh viên<br /> 1,23<br /> 0,49<br /> 80<br /> 16,7<br /> 3,3<br /> 0<br /> Trung bình<br /> 1,69<br /> 0,8<br /> 50,7<br /> 29,9<br /> 18,2<br /> 1,04<br /> <br /> Bảng 1 thể hiện kết quả đánh giá của sinh viên đối với kĩ năng tìm hiểu đối tượng người<br /> học trong quá trình dạy học trên lớp của giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Kết quả<br /> khảo sát cho thấy sinh viên nhận định số giảng viên nhớ được tên người học, hiểu được tính cách,<br /> năng lực cũng như hoàn cảnh người học chưa nhiều. Có tới 50,7% sinh viên cho rằng rất ít giảng<br /> viên có được khả năng này. Trong đó có tới 80% sinh viên đánh giá hầu hết giảng viên chưa hiểu<br /> được hoàn cảnh của sinh viên. Tuy nhiên, con số 36,7% đánh giá phần lớn giảng viên nắm được<br /> học lực, trình độ nhận thức của mỗi sinh viên là tương đối khả quan. Giải thích điều này, khi được<br /> phỏng vấn, cả giảng viên và sinh viên đều cho rằng: Thầy cô là người trực tiếp đứng lớp giảng dạy<br /> và qua thời gian tiếp xúc, qua việc thực hiện các bài tập, qua các bài kiểm tra thường xuyên và<br /> định kì, giảng viên có nhiều cơ hội để nắm được khả năng của sinh viên. Còn với đặc thù của môi<br /> trường đại học, sinh viên đến từ nhiều vùng miền khác nhau trên cả nước. Các em lại có khả năng<br /> tự chủ cao nên giảng viên không có nhiều cơ hội và cũng không cần thiết phải hiểu hết hoàn cảnh<br /> của sinh viên. Tỉ lệ sinh viên cho rằng tất cả giảng viên đều có khả năng hiểu đối tượng người học<br /> rất khiêm tốn (1,04%). Trong đó có 3 nội dung không có sinh viên nào cho rằng tất cả giảng viên<br /> đều hiểu rõ đối tượng người học. Khi phỏng vấn giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, tất<br /> cả giảng viên đều khẳng định rằng rất cần thiết phải hiểu được đối tượng người học là sinh viên<br /> nhưng không thể làm được. Lí do vì thầy cô quá bận, môn học lại ít thời gian, có khi chỉ 1 - 2 tín<br /> chỉ. Một số khác cho rằng sinh viên đã là người học trưởng thành, không nhất thiết phải hiểu rõ để<br /> cầm tay chỉ việc trong quá trình dạy học như học sinh phổ thông. Tuy nhiên, lí luận dạy học hiện<br /> đại và tâm lí học dạy học đã khẳng định rằng nếu người dạy và người học thiếu sự thấu hiểu và<br /> đồng cảm thì sẽ khó tạo ra sự tương tác dân chủ trong dạy và học. Hiệu quả tiết học vì thế sẽ giảm<br /> đi đáng kể.<br /> <br /> 2.2.2. Thực trạng kĩ năng và hiệu quả đặt, sử dụng câu hỏi của giảng viên<br /> * Thực trạng kĩ năng đặt và sử dụng câu hỏi của giảng viên<br /> Bảng 2 phản ánh kết quả đánh giá của sinh viên về thực trạng sử dụng kĩ năng đặt câu hỏi<br /> 17<br /> <br /> Trương Thị Bích<br /> <br /> trong dạy học trên lớp của giảng viên. Kết quả sinh viên đánh giá thực trạng giảng viên ở các mức<br /> độ “hiếm khi” và “thỉnh thoảng” chú trọng đến kĩ năng sử dụng câu hỏi trong dạy học chiếm tỉ<br /> lệ khá cao, bình quân chiếm 45,7% và 37,7%. Số sinh viên đánh giá giảng viên thường xuyên sử<br /> dụng các loại câu hỏi trong giờ dạy trên lớp chiếm tỉ lệ rất thấp (3,5%) và tỉ lệ đánh giá giảng viên<br /> không bao giờ sử dụng câu hỏi là 13%. Riêng nội dung 7 (Hướng dẫn sinh viên cách đặt các loại<br /> câu hỏi để tranh luận với thầy cô, bạn bè) có tỉ lệ 0%. Điều đó nói lên rằng giảng viên đại học sư<br /> phạm chưa tạo ra nhiều sự tương tác với người học trong giờ dạy trên lớp.<br /> <br /> Stt<br /> <br /> 1<br /> 2<br /> 3<br /> <br /> 4<br /> <br /> 5<br /> <br /> 6<br /> <br /> 7<br /> <br /> Bảng 2. Đánh giá của sinh viên về thực trạng kĩ năng đặt và sử dụng câu hỏi trên lớp<br /> của giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội<br /> Các mức độ (%)<br /> Không<br /> Hiếm<br /> Thỉnh Thường<br /> Nội dung<br /> ĐTB ĐLC bao<br /> khi<br /> thoảng<br /> xuyên<br /> giờ<br /> Xây dựng câu hỏi nhằm kiểm tra,<br /> 2,35<br /> 0,65<br /> 8,5<br /> 48,7<br /> 41<br /> 1,7<br /> đánh giá mức độ tiếp thu các kiến<br /> thức đã học của sinh viên<br /> Xây dựng các câu hỏi phù hợp với<br /> 2,41<br /> 0,74<br /> 10,3<br /> 42,7<br /> 41,9<br /> 5,1<br /> nội dung bài học của sinh viên<br /> Sử dụng các câu hỏi đa dạng,<br /> phong phú để đánh giá trình độ<br /> 2,43<br /> 0,77<br /> 12<br /> 38,5<br /> 43,6<br /> 6,0<br /> nhận thức của mỗi sinh viên<br /> Đặt thêm các câu hỏi gợi mở thu<br /> 2,34<br /> 0,73<br /> 11,1<br /> 47,9<br /> 36,8<br /> 4,3<br /> được nhiều thông tin phản hồi từ<br /> phía sinh viên<br /> Sử dụng các câu hỏi để đánh giá<br /> hiệu quả các khâu của quá trình<br /> 2,26<br /> 0,79<br /> 15,4<br /> 49,6<br /> 28,2<br /> 6,8<br /> lên lớp (Vào bài, giảng bài mới,<br /> củng cố)<br /> Dành khoảng thời gian nhất định<br /> 2,22<br /> 0,71<br /> 16,2<br /> 46,2<br /> 36,8<br /> 0,9<br /> cho sinh viên có thể suy nghĩ về<br /> câu trả lời<br /> Hướng dẫn sinh viên cách đặt các<br /> loại câu hỏi để tranh luận, tranh<br /> 2,17<br /> 0,70<br /> 18<br /> 47<br /> 35<br /> 0<br /> biện với thầy cô và bạn bè<br /> Trung bình<br /> 2,31<br /> 0,7<br /> 13,0<br /> 45,7<br /> 37,6<br /> 3,5<br /> <br /> * Hiệu quả kĩ năng đặt và sử dụng câu hỏi của giảng viên<br /> Kết quả Bảng 3 cho thấy trong cách nhìn của sinh viên, hiệu quả các câu hỏi giảng viên<br /> đưa ra đạt mức trung bình chiếm tỉ lệ cao nhất (77,2%); tỉ lệ đánh giá hiệu quả đạt mức cao chiếm<br /> 8,5%; mức thấp chiếm 14,3%. Kết quả chỉ ra rằng giảng viên cần đầu tư hơn về chất lượng câu hỏi<br /> đưa ra trong quá trình dạy học trên lớp. Phỏng vấn sinh viên, các em cho rằng giảng viên đưa ra<br /> câu hỏi rất ít trong tiết dạy. Và có những câu hỏi khó, sinh viên chưa kịp trả lời giảng viên đã trả<br /> lời hộ. Lớp học diễn ra một chiều, ít có sự tương tác giữa người dạy và người học. Có những câu<br /> hỏi, giảng viên hỏi chỉ để chuyển ý.<br /> 18<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2