intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Xây dựng bài tập tự học phần hóa học đại cương cho học sinh trung học phổ thông

Chia sẻ: Comam1902 Comam1902 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

47
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng việc đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục của nước ta, việc sử dụng bài tập bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh Trung học phổ thông là cần thiết và quan trọng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Xây dựng bài tập tự học phần hóa học đại cương cho học sinh trung học phổ thông

HNUE JOURNAL OF SCIENCE<br /> Educational Sciences, 2018, Vol. 63, Iss. 2, pp. 141-151<br /> This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn<br /> <br /> DOI: 10.18173/2354-1075.2018-0014<br /> <br /> XÂY DỰNG BÀI TẬP TỰ HỌC PHẦN HÓA HỌC ĐẠI CƯƠNG<br /> CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG<br /> <br /> Cao Cự Giác1, Nguyễn Thị Phượng Liên2<br /> Viện Sư phạm Tự nhiên, Trường Đại học Vinh<br /> Khoa Sư phạm Khoa học Tự nhiên, Trường Đại học Sài Gòn<br /> Tóm tắt. Nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng việc đổi mới căn bản và toàn diện<br /> giáo dục của nước ta, việc sử dụng bài tập bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh Trung học<br /> phổ thông là cần thiết và quan trọng. Việc hình thành khái niệm và quy trình xây dựng bài<br /> tập tự học hóa học cho học sinh trường Trung học phổ thông sẽ giúp giáo viên biên soạn các<br /> dạng bài tập tự học môn hóa học nhằm bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh, qua đó sẽ<br /> nâng cao hiệu quả dạy học cho các trường Trung học phổ thông trong giai đoạn hiện nay.<br /> Từ khóa: Năng lực, tự học, bài tập tự học, hóa đại cương, bài tập hóa học.<br /> <br /> 1. Mở đầu<br /> Theo dự thảo về chương trình giáo dục phổ thông tổng thể [1], giáo dục ở phổ thông chú<br /> trọng việc hình thành và phát triển cho học sinh (HS) những năng lực cốt lõi trong đó năng<br /> lực tự chủ bao gồm năng lực tự học được quan tâm hàng đầu.<br /> Chúng ta được sinh ra và lớn lên biết bao nhiêu điều phải học hỏi để hiểu biết và khám phá<br /> thế giới xung quanh - một kho tàng kiến thức sống động. Con người ngay từ nhỏ đã phải làm<br /> quen, phải tự học để chiếm lĩnh nó, có như vậy thì mỗi con người mới hòa nhịp với cuộc sống và<br /> thích ứng nhanh với xã hội phát triển [2].<br /> Đặc biệt trong thời đại bùng nổ thông tin và khoa học công nghệ phát triển cực kì nhanh<br /> chóng như ngày nay thì phương pháp tự học lại càng trở nên cần thiết hơn bao giờ nhằm thỏa<br /> mãn nhu cầu hiểu biết của người học trong lúc quỹ thời gian học tập ngày càng eo hẹp do ảnh<br /> hưởng cuộc sống hiện đại. Do đó quá trình dạy học cần phải hướng đến dạy cách tự học. Biết<br /> cách tự học là đồng nghĩa với mọi thứ đều biết [2, 3].<br /> Một trong những phương pháp hỗ trợ HS tự học môn hóa học ở trường Trung học phổ thông<br /> (THPT) là sử dụng hệ thống bài tập [4-6]. Bài tập hoá học (BTHH) đóng vai trò vừa là nội dung<br /> vừa là phương tiện để chuyển tải kiến thức, phát triển tư duy và kĩ năng thực hành bộ môn một<br /> cách hiệu quả nhất. Bài tập hoá học không chỉ củng cố nâng cao kiến thức, vận dụng kiến thức<br /> mà còn là phương tiện để tìm tòi, hình thành kiến thức mới.<br /> Như vậy, việc hình thành khái niệm và thiết kế quy trình xây dựng bài tập tự học hóa học là<br /> rất cần thiết để giáo viên biên soạn hệ thống bài tập bồi dưỡng năng lực tự học cho HS.<br /> Ngày nhận bài: 17/8/2017. Ngày chỉnh sửa: 15/11/2017. Ngày nhận đăng: 22/11/2017.<br /> Tác giả liên hệ: Cao Cự Giác, e-mail: giaccc@vinhuni.edu.vn<br /> <br /> 141<br /> <br /> Cao Cự Giác, Nguyễn Thị Phượng Liên<br /> <br /> 2. Nội dung nghiên cứu<br /> 2.1. Một số vấn đề lí luận<br /> 2.1.1. Tự học<br /> 2.1.1.1. Khái niệm tự học<br /> Theo GS.TS. Nguyễn Cảnh Toàn: “Tự học là tự mình động não, suy nghĩ, sử dụng các năng<br /> lực trí tuệ (quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp, ...) và có khi cả cơ bắp (khi phải sử dụng công<br /> cụ) cùng các phẩm chất của mình, rồi cả động cơ, tình cảm, cả nhân sinh quan, thế giới quan (như<br /> tính trung thực, khách quan, có chí tiến thủ, không ngại khó, ngại khổ, kiên trì, nhẫn nại, lòng say<br /> mê khoa học, ý muốn thi đỗ, biến khó khăn thành thuận lợi, ... vv...) để chiếm lĩnh một lĩnh vực<br /> hiểu biết nào đó của nhân loại, biến lĩnh vực đó thành sở hữu của mình” [7].<br /> Từ quan điểm về tự học nêu trên, chúng tôi đi đến định nghĩa về tự học như sau: Tự học là<br /> quá trình cá nhân người học tự giác, tích cực, độc lập tự chiếm lĩnh tri thức ở một lĩnh vực nào<br /> đó trong cuộc sống bằng hành động của chính mình nhằm đạt được mục đích nhất định.<br /> 2.1.1.2. Vai trò của tự học<br /> Tự học là một giải pháp khoa học giúp giải quyết mâu thuẫn giữa khối lượng kiến thức đồ sộ<br /> với quỹ thời gian ít ỏi ở nhà trường [6].<br /> Tự học là giúp tạo ra tri thức bền vững cho mỗi người bởi lẽ nó là kết quả của sự hứng thú, sự<br /> tìm tòi, nghiên cứu và lựa chọn.<br /> Tự học của HS THPT còn có vai trò quan trọng đối với yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo,<br /> nâng cao chất lượng đào tạo tại các trường phổ thông. Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng<br /> tích cực hóa người học sẽ phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của người học<br /> trong việc lĩnh hội tri thức khoa học. Vì vậy, tự học chính là con đường phát triển phù hợp với<br /> quy luật tiến hóa của nhân loại và là biện pháp sư phạm đúng đắn cần được phát huy ở các<br /> trường phổ thông [8, 9].<br /> Theo phương châm học suốt đời thì việc “tự học” lại càng có ý nghĩa đặc biệt đối với HS<br /> THPT. Vì nếu không có khả năng và phương pháp tự học, tự nghiên cứu thì khi lên đến các bậc<br /> học cao hơn như đại học, cao đẳng,… HS sẽ khó thích ứng do đó khó có thể thu được một kết<br /> quả học tập tốt [7]. Hơn thế nữa, nếu không có khả năng tự học thì chúng ta không thể đáp ứng<br /> được phương châm “Học suốt đời” mà Hội đồng quốc tế về giáo dục đã đề ra vào tháng 4 năm<br /> 1996 [10].<br /> 2.1.2. Bài tập hóa học<br /> 2.1.2.1. Khái niệm bài tập hóa học<br /> Theo từ điển tiếng Việt, bài tập là yêu cầu của chương trình cho HS làm để vận dụng những<br /> điều đã học và cần giải quyết vấn đề bằng phương pháp khoa học [11]. Theo các nhà lí luận dạy<br /> học Liên Xô (cũ), bài tập bao gồm cả câu hỏi và bài toán, mà trong khi hoàn thành chúng, HS<br /> vừa nắm được, vừa hoàn thiện một tri thức hay một kĩ năng nào đó, bằng cách trả lời miệng, trả<br /> lời viết hoặc kèm theo thực nghiệm [12].<br /> Ở nước ta, sách giáo khoa hoặc sách tham khảo, thuật ngữ “bài tập” được dùng theo quan<br /> điểm này.<br /> 142<br /> <br /> Xây dựng bài tập tự học phần Hóa đại cương cho học sinh Trung học phổ thông<br /> <br /> Như vậy, bài tập hóa học bao gồm cả câu hỏi hoặc bài toán hóa học, mà trong khi hoàn thành<br /> chúng, HS vừa nắm được, vừa hoàn thiện một tri thức hay một kĩ năng nào đó [12].<br /> 2.1.2.2. Tác dụng của bài tập hóa học<br /> − BTHH là một trong những phương tiện hiệu nghiệm cơ bản nhất để dạy HS vận dụng các<br /> kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống, sản xuất và tập nghiên cứu khoa học, biến những kiến<br /> thức đã thu được qua bài giảng thành kiến thức của chính mình.<br /> − Đào sâu, mở rộng kiến thức đã học một cách sinh động, phong phú. Chỉ có vận dụng kiến<br /> thức vào giải bài tập HS mới nắm vũng kiến thức một cách sâu sắc.<br /> − Là phương tiện để ôn tập, củng cố, hệ thống hoá kiến thức một cách tốt nhất.<br /> − Rèn luyện kĩ năng hoá học cho HS như kĩ năng viết và cân bằng phương trình phản ứng, kĩ<br /> năng tính toán theo công thức và phương trình hoá học, kĩ năng thực hành như cân, đo, đun nóng,<br /> nung, sấy, lọc, nhận biết hoá chất, ...<br /> − Phát triển năng lực nhận thức, rèn trí thông minh cho HS (HS cần phải hiểu sâu mới hiểu<br /> được trọn vẹn).<br /> − BTHH còn được sử dụng như một phương tiện nghiên cứu tài liệu mới (hình thành khái<br /> niệm, định luật...) khi trang bị kiến thức mới, giúp HS tích cực, tự lực, lĩnh hội kiến thức một<br /> cách sâu sắc và bền vững.<br /> − BTHH phát huy tính tích cực, tự lực của HS và hình thành phương pháp học tập hợp lí.<br /> − BTHH còn là phương tiện để kiểm tra kiến thức, kĩ năng của HS một cách chính xác.<br /> − BTHH có tác dụng giáo dục đạo đức, tác phong, rèn tính kiên nhẫn, trung thực, chính xác<br /> khoa học và sáng tạo, phong cách làm việc khoa học (có tổ chức, kế hoạch...), nâng cao hứng thú<br /> học tập bộ môn. Điều này thể hiện rõ khi giải bài tập thực nghiệm [12].<br /> <br /> 2.2. Khái niệm và quy trình xây dựng bài tập tự học hóa học cho học sinh ở trường<br /> Trung học phổ thông<br /> 2.2.1. Khái niệm bài tập tự học hóa học<br /> Nhằm đưa ra được khái niệm bài tập tự học, chúng tôi đã tiến hành điều tra 72 giáo viên hóa<br /> học thuộc một số trường THPT ở các tỉnh Nghệ An, Quảng Bình, Đồng Nai và Tp Hồ Chí Minh<br /> trong năm học 2015-2016. Kết quả điều tra thực trạng về hiểu biết của giáo viên về bài tập tự học<br /> hóa học, như sau:<br /> <br /> Như vậy, đã có 91,2 % ý kiến cho rằng bài tập tự học hóa học là những bài tập chứa đựng<br /> thông tin cần thiết giúp HS có thể tự giải bài tập.<br /> 143<br /> <br /> Cao Cự Giác, Nguyễn Thị Phượng Liên<br /> <br /> Dựa trên quan điểm chung đó, chúng tôi đưa ra khái niệm về bài tập tự học hóa học như sau:<br /> “Bài tập tự học hóa học là những câu hỏi và bài toán hóa học được thiết kế gồm hai phần:<br /> - Phần dẫn: Cung cấp thêm thông tin dưới dạng kênh chữ và kênh hình một cách ngắn gọn và<br /> sinh động để học sinh có đầy đủ dữ kiện tự giải quyết bài tập mà không cần sự can thiệp của thầy<br /> cô cũng như trợ giúp từ các nguồn học liệu khác.<br /> - Phần câu hỏi: Bao gồm nhiều câu hỏi (ít nhất là 2 câu) được biên soạn dưới nhiều hình thức<br /> khác nhau (tự luận và trắc nghiệm khách quan) với mức độ từ dễ đến khó trong đó chú trọng việc<br /> phát triển năng lực vận dụng kiến thức của học sinh.<br /> 2.2.2. Đặc điểm của bài tập tự học hóa học<br /> - Bài tập tự học hóa học cung cấp cho học sinh những thông tin cần thiết để giải quyết vấn<br /> đề đặt ra.<br /> - Bài tập tự học hóa học chứa những gợi ý giúp học sinh tự chiếm lĩnh kiến thức về bộ môn<br /> hóa học.<br /> - Bài tập tự học hóa học có sự phân hóa mức độ ở mỗi câu hỏi giúp học sinh tự đánh giá được<br /> kết quả học tập của mình để từ đó điều chỉnh phương pháp học tập nhằm đạt được kết quả tốt nhất.<br /> 2.2.3. Nguyên tắc, quy trình xây dựng bài tập tự học<br /> 2.2.3.1. Nguyên tắc<br /> Dựa vào các đặc điểm của bài tập tự học, chúng tôi đề xuất nguyên tắc xây dựng bài tập tự<br /> học như sau:<br /> Nguyên tắc 1. Đảm báo tính chính xác và khoa học.<br /> Nguyên tắc 2. Đảm bảo tính vừa sức, phân hóa được các đối tượng học sinh.<br /> Nguyên tắc 3. Đảm bảo tính thống nhất với mục đích và nội dung chương trình đã quy định.<br /> Nguyên tắc 4. Các kiến thức có tính liên quan, kế thừa và phát triển.<br /> Nguyên tắc 5. Đảm bảo được các yêu cầu, đặc điểm của bài tập tự học và tiêu chí về năng lực<br /> tự học.<br /> 2.2.3.2. Quy trình xây dựng bài tập tự học<br /> Trên cơ sở các nguyên tắc đã đề xuất, chúng tôi xây dựng bài tập tự học theo quy trình các<br /> bước sau:<br /> Bước 1. Xác định mục tiêu bài tập.<br /> Bước 2. Chuẩn bị những kiến thức và kĩ năng liên quan đến bài tập.<br /> Bước 3. Viết đề bài tập, viết phần dẫn của bài tập bao gồm các dữ kiện kiến thức mở rộng,<br /> nâng cao, sử dụng hình ảnh minh họa để tăng tính hấp dẫn cho học sinh; viết các câu hỏi (trắc<br /> nghiệm hoặc tự luận) theo thang đánh giá các mức độ nhận thức từ dễ đến khó (biết, hiểu, vận<br /> dụng, sáng tạo).<br /> Bước 4. Loại bỏ các dữ kiện không cần thiết, chỉnh sửa lỗi chính tả, viết lại phần dẫn và câu<br /> hỏi... để hoàn thiện bài tập. Giải lại bài tập theo các cách khác nhau (nếu có), phân tích ý nghĩa và<br /> tác dụng của mỗi câu hỏi cũng như của cả bài tập.<br /> Bước 5. Đánh giá năng lực tự học đối với HS sau khi giải bài tập.<br /> Ví dụ: Xây dựng bài tập tự học về nội dung “Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng”<br /> 144<br /> <br /> Xây dựng bài tập tự học phần Hóa đại cương cho học sinh Trung học phổ thông<br /> <br /> trong SGK Hóa học 10 – Nâng cao (Nxb Giáo dục, 2006, tr.199-201).<br /> Bước 1. Xác định mục tiêu bài tập: Bài tập giúp học sinh tự học về các yếu tố ảnh hưởng đến<br /> tốc độ phản ứng.<br /> Bước 2. Chuẩn bị những kiến thức và kĩ năng liên quan đến bài tập:<br /> - Các yếu tố làm tăng tốc độ của phản ứng.<br /> - Vận dụng công thức tính tốc độ phản ứng.<br /> Bước 3. Viết đề bài tập:<br /> Đề bài tập: Để tăng tốc độ của phản ứng người ta cần phải thay đổi các yếu tố như: tăng nồng độ,<br /> tăng nhiệt độ, tăng áp suất, tăng diện tích tiếp xúc và thêm chất xúc tác thích hợp.<br /> 1. (Mức độ biết) Trong các phản ứng sau, phản ứng nào có tốc độ lớn hơn?<br /> a) Fe + CuSO4 (2M) và Fe + CuSO4 (4M) ở cùng nhiệt độ.<br /> b) Zn + CuSO4 (2M, 25oC) và Zn + CuSO4 (2M, 50oC).<br /> c) Zn (hạt) + CuSO4 (2M) và Zn (bột) + CuSO4 (2M) ở cùng nhiệt độ.<br /> o<br /> <br /> o<br /> <br /> t thöôøng<br /> t thöôøng<br /> d) 2H2 + O2 ⎯⎯⎯⎯<br /> → 2H2O<br /> → 2H2O và 2H2 + O2 ⎯⎯⎯⎯<br /> Pt<br /> <br /> 2. (Mức độ vận dụng) Hãy cho biết tốc độ của phản ứng Fe + CuSO4 (2M) bằng bao nhiêu lần so<br /> với phản ứng Fe + CuSO4 (4M), khi hai phản ứng đều xảy ra ở cùng nhiệt độ? Biết công thức tính<br /> tốc độ của phản ứng A + B → C + D là V = kCA.CB.<br /> Bước 4. Giải lại bài tập theo các cách khác nhau, phân tích ý nghĩa và tác dụng của mỗi câu<br /> hỏi cũng như của cả bài tập.<br /> 1. Các phản ứng có tốc độ lớn hơn là<br /> a) Fe + CuSO4 (4M)<br /> b) Zn + CuSO4 (2M, 500C)<br /> c) Zn (bột) + CuSO4 (2M)<br /> o<br /> <br /> t thöôøng<br /> → 2H2O<br /> d) 2H2 + O2 ⎯⎯⎯⎯<br /> Pt<br /> <br /> Ý nghĩa: Câu hỏi giúp HS sử dụng dữ kiện trong phần dẫn, nhận biết các phản ứng có tốc độ<br /> lớn hơn dựa vào những tác động của một trong các yếu tố làm tăng tốc độ phản ứng. Từ đó HS dễ<br /> dàng tiếp thu được kiến thức về các yếu tố làm tăng tốc độ phản ứng.<br /> 2. Tốc độ của phản ứng Fe + CuSO4 (2M) bằng 1/2 lần so với tốc độ của phản ứng Fe +<br /> CuSO4 (4M).<br /> Ý nghĩa: Câu hỏi giúp HS vận dụng công thức tính tốc độ phản ứng đã cho để so sánh tốc độ<br /> của hai phản ứng với hai nồng độ ban đầu khác nhau. HS tiếp nhận được kiến thức khi nồng độ<br /> chất phàn ứng tăng thì tốc độ phản ứng cũng tăng.<br /> Trên cơ sở đó, chúng ta hoàn thiện bài tập.<br /> Bài tập: Để tăng tốc độ của phản ứng người ta cần phải thay đổi các yếu tố như: tăng nồng<br /> độ, tăng nhiệt độ, tăng áp suất, tăng diện tích tiếp xúc và thêm chất xúc tác thích hợp.<br /> 1. Trong các phản ứng sau, phản ứng nào có tốc độ lớn hơn?<br /> a) Fe + CuSO4 (2M) và Fe + CuSO4 (4M) cùng nhiệt độ.<br /> b) Zn + CuSO4 (2M, 25oC) và Zn + CuSO4 (2M, 50oC).<br /> 145<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2