intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Chia sẻ: Luyenvan Kien | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:31

1.146
lượt xem
179
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

1.1. Khái niệm về bảo hộ lao động - Bảo hộ lao động là môn khoa học nghiên cứu các vấn đề hệ thống các văn bản pháp luật, các biện pháp về tổ chức kinh tế - xã hội và khoa học công nghệ để cải tiến điều kiện lao động nhằm: + Bảo vệ sức khoẻ, tính mạng con người trong lao động.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

  1. Bài giảng. AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Chương 1. NHỮNG KHÁI NIỆM CHUNG VỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG 1.1. Khái niệm về bảo hộ lao động - Bảo hộ lao động là môn khoa học nghiên cứu các v ấn đ ề h ệ th ống các văn b ản pháp lu ật, các biện pháp về tổ chức kinh tế - xã hội và khoa học công ngh ệ để cải tiến điều kiện lao động nhằm: + Bảo vệ sức khoẻ, tính mạng con người trong lao động. + Nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. + Bảo vệ môi trường lao động nói riêng và môi trường sinh thái nói chung. + Góp phần cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người lao động. - Nói 1 cách ngắn gọn hơn: Bảo hộ lao động là hệ thống các giải pháp về pháp lu ật, khoa học kỹ thuật, kinh tế - xã hội nhằm đảm bảo an toàn và sức kh ỏe c ủa con ng ười trong quá trình lao động sản xuất. - Từ khái niệm trên có thể thấy rõ tính pháp lý, tính khoa h ọc, tính qu ần chúng c ủa công tác bảo hộ lao động luôn gắn bó mật thiết với nhau và nội dung của công tác bảo hộ lao động nhất thiết phải thể hiện đầy đủ các tính chất trên. 1.2. Mục đích bảo hộ lao động: - Mục đích: + Bảo đảm cho mọi người lao động những điều kiện làm việc an toàn, v ệ sinh, thu ận l ợi và tiện nghi nhất. + Không ngừng nâng cao năng suất lao động, tạo nên cuộc sống hạnh phúc cho ng ười lao động. + Góp phần vào việc bảo vệ và phát triển bền vững nguồn nhân lực lao động. + Nhằm thoả mãn nhu cầu ngày càng tăng của con người mà trước h ết là của chính người lao động. - Đây cũng là chính sách đầu tư cho chiến lược phát triển kinh tế, xã h ội trong s ự nghi ệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. - Chính sách bảo hộ lao động chính là những chủ trương, quyết định, quy định, h ướng dẫn nhằm thể chế hóa, cụ thể hóa quan điểm, đường lối về công tác bảo hộ lao động. Th ực tiễn hiện nay đã và đang đặt ra nhiều vấn đề cấp thi ết trong vi ệc đ ổi m ới chính sách bao h ộ lao động cho phù hợp với yêu cầu nền kinh tế hiện nay. 1.3. Ý nghĩa của công tác bảo hộ lao động: -Ý nghĩa về mặt chính trị: + Làm tốt công tác bảo hộ lao động sẽ góp phần vào việc cũng cố lực lượng sản xu ất và phát triển quan hệ sản xuất. + Chăm lo đến sức khoẻ, tính mạng, đời sống của người lao động.
  2. + Xây dựng đội ngũ công nhân lao động vững mạnh cả về số lượng và thể chất. - Ý nghĩa về mặt pháp lý: + Bảo hộ lao động mang tính pháp lý vì mọi ch ủ trương, đ ường l ối c ủa Đ ảng và Nhà n ước, các giải pháp khoa học công nghệ, các biện pháp tổ ch ức xã hội đ ều được th ể ch ế hoá b ằng các quy định luật pháp. + Nó bắt buộc mọi tổ chức, mọi người sử dụng lao động cũng nh ư người lao đ ộng th ực hiện. → Trên thế giới quyền được bảo hộ lao động đã được thừa nhận vỡ trở thành 1 trong những mục tiêu đấu tranh của người lao động. - Ý nghĩa về mặt khoa học: + Được thể hiện ở các giải pháp khoa học kỹ thuật để loại trừ các y ếu t ố nguy hi ểm v ỡ có hại thông qua việc điều tra, khảo sát, phân tích vỡ đánh giá điều kiện lao động, bi ện pháp k ỹ thuật an toàn, phòng cháy chữa cháy, kỹ thuật vệ sinh, xử lý ô nhiễm môi trường lao động, phương tiện bảo vệ cá nhân,... + Việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, khoa học công nghệ tiên tiến để phòng ngừa, h ạn chế tai nạn lao động xảy ra. + Nó còn liên quan trực tiếp đến bảo vệ môi trường sinh thái, vì th ế ho ạt đ ộng khoa h ọc v ề bảo hộ lao động góp phần quyết định trong việc giữ gìn môi trường trong sạch. - Ý nghĩa về tính quần chúng: + Nó mang tính quần chúng vì đó là công việc của đông đảo nh ững ng ười tr ực ti ếp tham gia vào quá trình sản xuất. Họ là người có khả năng phát hi ện và đ ề xu ất lo ại b ỏ các y ếu t ố có hại và nguy hiểm ngay chỗ làm việc. + Không chỉ người lao động mỡ mọi cán bộ quản lý, khoa học kỹ thuật... đều có trách nhiệm tham gia vỡo việc thực hiện các nhiệm vụ của công tác bảo hộ lao động. + Ngoài ra các hoạt động quần chúng như phong trào thi đua, tuyên truy ền, h ội thi, h ội thao, giao lưu liên quan đến an toàn lao động đều góp phần quan trọng vào việc cải thiện không ngừng điều kiện làm việc, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Tóm lại, ở đâu có sản xuất, công tác, có con người làm việc thì ở đó ph ải ti ến hành công tác bảo hộ lao động. Bảo hộ lao động trước hết là phạm trù của sản xuất, g ắn li ền v ới s ản xuất nhằm bảo vệ yếu tố năng động nhất của lực lượng sản xuất là ng ười lao động; đ ồng thời nhờ chăm lo sức khỏe cho người lao động, mang lại hạnh phúc cho b ản thân và gia đình họ mỡ công tác bảo hộ lao động có 1 hệ quả xã hội vỡ nhân đạo rất to lớn. 1.4. Nội dung của bảo hộ lao động: Bảo hộ lao động gồm 4 phần: - Luật pháp bảo hộ lao động: là những quy định về chế độ, thể lệ bảo hộ lao động như: • Giờ giấc làm việc và nghỉ ngơi. • Bảo vệ và bồi dưỡng sức khoẻ cho công nhân. • Chế độ lao động đối với nữ công nhân viên chức.
  3. • Tiêu chuẩn quy phạm về kỹ thuật an toà và vệ sinh lao động. → Luật lệ bảo hộ lao động được xây dựng trên cơ sở yêu cầu thực tế của quần chúng lao động, căn cư vào trình độ phát triển kinh tế, trình độ khoa học được sửa đổi, bổ sung dần dần thích hợp với hoàn cảnh sản xuất trong từng thời kỳ kinh tế của đất nước. - Vệ sinh lao động: nhiệm vụ của vệ sinh lao động là: • Nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường và điều kiện lao động s ản xu ất lên c ơ th ể con người. • Đề ra những biện pháp về y tế vệ sinh nhằm loại trừ và h ạn ch ế ảnh h ưởng c ủa các nhân tố phát sinh những nguyên nhân gây bệnh nghề nghiệp trong sản xuất. - Kỹ thuật an toàn lao động: • Nghiên cứu phân tích các nguyên nhân chấn th ương, sự phòng tránh tai n ạn lao đ ộng trong sản xuất, nhằm bảo đảm an toàn sản xuất và bảo hộ lao động cho công nhân. • Đề ra và áp dụng các biện pháp tổ chức và kỹ thuật cần thiết nhằm tạo điều kiện làm việc an toàn cho người lao động để đạt hiệu quả cao nhất. - Kỹ thuật phòng cháy chữa cháy: • Nghiên cứu phân tích các nguyên nhân cháy, nổ trên công trường. • Tìm ra biện pháp phòng cháy, chữa cháy có hiệu quả nhất. • Hạn chế sự thiệt hại thấp nhất do hoả hoạn gây ra. 1.5. Những quan điểm trong công tác bảo hộ lao động: Bảo hộ lao động là chính sách lớn của Đảng và Nhà nước Vi ệt Nam. Các quan đi ểm c ơ b ản đã được thể hiện trong sắc lệnh 29/SL ngày 13/03/1947 và 77/SL ngày 25/05/1950 v ề an toàn- vệ sinh lao động và thời gian lao động- nghỉ ngơi; trong điều lệ tạm thời về bảo h ộ lao động tại Nghị định số 181/CP ngày 18/12/1964; trong Hiến pháp năm 1958; trong Pháp lệnh bảo hộ lao động/ trong Hiến pháp năm 1992. Bộ luật lao động ban hành năm 1994 và g ần đây trong Bộ luật lao động sửa đổi bổ sung năm 2003. Cụ thể là: - Con người là vốn quý nhất của xã hội: Người lao động vừa là động lực, vừa là mục tiêu phát triển xã hội. Bảo hộ lao động là một phần quan trọng, là bộ phận không th ể tách r ời của chiến lược phát triển kinh tế xã hội. Lao động là động l ực chính c ủa s ự ti ến b ộ con người. - Bảo hộ lao động phải thực hiện đồng thời với quá trình s ản xu ất: Khi nào và ở đâu có hoạt động lao động sản xuất thì khi đó và ở đó có tổ ch ức công tác b ảo h ộ lao đ ộng theo đúng phương châm “Bảo đảm an toàn để sản xuất, sản xuất phải bảo đảm an toàn lao động”. - Công tác bảo hộ lao động phải thể hiện đầy đủ ba tính chất: khoa học kỹ thuật, luật pháp và quần chúng mới đạt hiệu quả. - Người sử dụng lao động chịu trách nhiệm chính trong việc bảo hộ lao động cho người lao động: Nhà nước bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của cả hai chủ th ể trong quan h ệ
  4. lao động mới nâng cao được nghĩa vụ của mỗi bên trong công tác bảo đảm an toàn và sức khỏe người lao động. 1.6. Hệ thống pháp luật bảo hộ lao động 1.6.1. Nội dung chủ yếu của pháp luật bảo hộ lao động Hệ thống các văn bản bao gồm: + Tiêu chuẩn, quy phạm kỹ thuật an toàn. + Tiêu chuẩn vệ sinh lao động + Quy phạm quản lý và các chế độ cụ thể 1.6.2. Mục tiêu của pháp luật bảo hộ lao động Mục tiêu công tác bảo hộ lao động là đảm bảo cho người lao động không bị ốm đau, b ệnh tật, tai nạn do tác động của các yếu tố nguy hiểm, có h ại trong lao đ ộng s ản xu ất thông qua hệ thống pháp luật, chính sách và các giải pháp về khoa h ọc k ỹ thu ật, kinh t ế, xã h ội, tuyên truyển giao dục, tổ chức lao động và sự tuân thủ nội quy, quy trình, quy ph ạm an toàn và v ệ sinh lao động của người sử dụng lao động và của người lao động. 1.6.3. Phạm vi đối tượng của công tác bảo hộ lao động: a/Người lao động: -Là phải kể cả người học nghề, tập nghề, thử việc được làm trong điều kiện an toàn, v ệ sinh, không bị tai nạn lao động, không bị bệnh nghề nghiệp; không phân bi ệt ng ười lao động trong cơ quan, doanh nghiệp của Nhà nước hay trong các thành ph ần kinh t ế khác; không phân biệt người Việt Nam hay người nước ngoài. b/Người sử dụng lao động: -Ở các doanh nghiệp Nhà nước, các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ thuộc các thành phần kinh tế khác, các cá nhân có sử dụng lao động để tiến hành các hoạt động sản xuất, kinh doanh. - Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các đơn vị xí nghiệp, sản xuất kinh doanh, dịch vụ, các cơ quan hành chính sự nghiệp, tổ chức chính trị xã hội, đoàn thể nhân dân, các doanh nghiệp thuộc lực lượng Quân đội Nhân dân, Công an Nhân dân, các cơ quan tổ chức nước ngoài hoặc quốc tế tại Việt Nam có sử dụng lao động là người Việt Nam. Như vậy, người sử dụng lao động có trách nhiệm tổ chức thực hiện pháp luật về bảo hộ lao động trong đơn vị mình. 1.6.4. Các quy định về kỹ thuật an toàn và vệ sinh lao động: - Nhà nước ban hành tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động, quy ph ạm qu ản lý đối với từng loại máy, thiết bị, công trình, kho tàng, hoá chất nơi làm việc. Người sử d ụng lao động phải căn cứ để xây dựng nội quy, quy trình làm việc an toàn. Tiêu chuẩn an toàn vệ sinh là tiêu chuẩn bắt buộc thực hiện. - Khi lập luận chứng kinh sở sản xuất; sử dụng, bảo quản, lưu giữ các loại máy, thi ết bị, ngặt về an toàn vệ sinh lao động thì chủ đầu tư phải bảo vệ và l ập luận ch ứng v ề an toàn và vệ sinh lao động. Cơ quan thanh tra an toàn và vệ sinh lao động tham gia đánh giá tính
  5. khả thi của nó. Danh mục các cơ sở, máy móc, thiết bị, vật tư, các ch ất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn và vệ sinh lao động do Bộ Lđ-TB và XH vỡ Bộ Y tế ban hành. - Khi triển khai thực hiện các dự án, chủ đầu tư phải th ực hiện đúng các lu ận ch ứng v ề an toàn và vệ sinh lao động trong dự án đã được Hội đồng thẩm định dự án chấp thuận. - Người sử dụng lao động phải định kỳ kiểm định, bảo dưỡng, s ửa ch ữa máy móc, thi ết b ị, nhà xưởng và định kỳ đo đạc các yếu tố vệ sinh lao động tại nơi làm vi ệc và th ực hi ện các biện pháp bảo đảm người lao động luôn luôn được làm việc trong điều kiện an toàn và vệ sinh lao động theo tiêu chuẩn đã nêu ở điểm a). Các máy móc có yêu cầ nghiêm ngặt về an toàn và vệ sinh lao động đều ph ải được đăng ký, ki ểm đ ịnh và đ ược c ấp giấy phép trước khi đưa và sử dụng. - Tại những nơi làm việc có yếu tố nguy hiểm, có hại dễ gây tai nạn lao động, s ự cố s ản xuất đe doạ đến tính mạng, sức khoẻ của người lao động, người sử dụng lao đ ộng ph ải l ập phương án xử lý sự cố trong trường hợp khẩn cấp; phải trang bị phương tiện cấp cứu kỹ thuật, cấp cứu y tế đảm bảo ứng cứu kịp thời, có hiệu quả. Các trang thiết bị này ph ải được định kỳ kiểm tra về số lượng, chất lượng và thuận tiện khi sử dụng. - Các cơ quan đơn vị, doanh nghiệp hoặc thiết bị, vật tư, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động đều phải thông qua cơ quan thanh tra an toàn thuộc Bộ LĐ-TB và XH thẩm định về mặt an toàn trước khi xin Bộ Thương mại cấp giấy phép nhập khẩu. - Người sử dụng lao động phải trang thiết bị cho người lao động (không thu ti ền) các lo ại thiết bị bảo vệ cá nhân để ngăn ngừa tác hại của các y ếu tố nguy hiểm do công vi ệc m ỡ các biện pháp kỹ thuật chưa loại trừ. 1.6.5. Quyền và nghĩa vụ của người lao động 1. Đối với người sử dụng lao động: a/Nghĩa vụ: - Hàng năm phải lập kế hoạch, biện ph áp an toàn, vệ sinh lao động và cải thiện điều kiện lao động. Người sử dụng lao động phải đảm bảo các điều kiện về an toàn lao động, vệ sinh lao động. Những điều kiện này phải được thể hiện dầy đủ và cụ thể trong hợp đồng lao động và trong thỏa ước lao động tập thể giữa người lao động và người sử dụng lao động - Phải trang bị đầy đủ và đúng chủng loại các phương tiện bảo vệ cá nhân đạt tiêu chuẩn về chất lượng, quy cách theo quy định cho người lao động. Thực hiện các quy đ ịnh v ề g ời làm việc, nghỉ ngơi, chế độ bồi dưàng, chế độ phụ cấp dộc hại, chế độ đối với lao đ ộng nữ lao động chưa thành niên, lao động đặ thù,...đối với người lao động theo quy định của Nhà nước. -Thành lập Hội đồng bảo hộ lao động cơ sở. Phân công trách nhi ệm v ề b ảo h ộ lao đ ộng và việc thực hiện các quy định, nội quy, biện pháp an toàn lao đ ộng trong doanh nghi ệp. T ự kiểm tra tình hình thực hiện các công tác bảo hộ lao động tại cơ sở. - Có kế hoạch giám sát việc thực hiện các quy định, nội quy, biên pháp an toàn, vệ sinh lao động. Phối hợp với công đoàn cơ sở xây dựng và duy trì s ự hoạt đ ộng c ủa m ạng l ưới an toàn viên và vệ sinh viên. - Xây dựng mới, bổ sung và hoàn thiện các nội quy an toàn - v ệ sinh lao đ ộng, quy trình vận hành phù hợp với từng loại máy, thiết bị, vật ưt, dây chuy ền công ngh ệ. Định kỳ ki ểm tra,
  6. kiểm định độ an toàn của máy, thiết bị theo tiêu chuẩn quy đ ịnh, đ ồng th ời có bi ện pháp khắc phục kịp thời những thiếu sót được phát hiện ngay sau khi kiểm tra, kiểm định. b/Quyền hạn - Buộc người lao động phải tuân thủ các quy định, nội dung, biện pháp an toàn, vệ sinh lao động. - Khen thưởng người lao động chấp hành tốt và kỷ luật người vi phạm thực hiện an toàn, vệ sinh lao động. - Khiếu nại với cơ quan Nhà nước có thẩm quy ền của thanh tra viên an toàn lao đ ộng nh ưng phải nghiêm chỉnh chấp hành quyết định đó. 2. Đối với người lao động: a/Nghĩa vụ: - Chấp hành các quy định về an toàn, vệ sinh lao đ ộng có liên quan đ ến công vi ệc và nhi ệm vụ được giao. - Phải sử dụng và bảo quản các phương tiện bảo vệ cá nhân đã được trang bị cấp phát, các thiết bị an toàn, vệ sinh nơi làm việc, nếu làm mất mác hoặc hư hỏng thì phải bồi thường. - Phải báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm khi phát hiện nguy cơ gây tại nạn lao động, bênh nghề nghiệp hoặc các sự cố nguy hiểm, tham gia cấp cứu và khắc phục h ậu quả tai nạn lao động. b/ Quyền hạn -Yêu cầu bảo đảm điều kiện làm việc an toàn, vệ sinh, cải thiện điều kiện lao đ ộng cũng như được cấp các thiết bị cá nhân, được huấn luyện biện pháp an toàn lao động. -Từ chối các công việc hoặc rời bỏ nơi làm việc khi thấy rõ nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, đe dọa nghiờm trọng đến tính mạng, sức khoẻ của mình và phải báo ngay với người phụ trách trực tiếp; sẽ không tiếp tục làm việc nếu như thấy nguy cơ đó vẫn ch ưa được khắc phục. - Khiếu nại hoặc tố cáo với cơ quan Nhà nước có th ẩm quy ền khi s ử d ụng lao đ ộng vi phạm quy định của Nhà nước hoặc không thực hiện các giao k ết v ề an toàn, v ệ sinh lao động trong hợp đồng hoặc thoả ước lao động tập thể. 1.6.6. Những vấn đề khác trong pháp luật bảo hộ lao động 1. Quy định về thời gian làm việc và thời gian nghỉ ngơi a/ Thời gian làm việc: - Thời gian làm việc không quá 8 giờ trong một ngày ho ặc 40 gi ờ trong m ột tu ần. Ng ười s ử dụng lao động có quyền quy định thời giờ làm việc theo ngày hoặc tuần, nhưng phải thông báo trước cho người lao động biết. - Thời giờ làm việc hàng ngày được rút ngắn từ một đến 2 gi ờ đ ối v ới nh ững ng ười làm các công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. - Người sử dụng lao động và người lao động có thể thoả thuận làm thêm gi ờ, nh ưng không được quá 4 giờ/ngày, 200giờ/năm.
  7. - Thời giờ làm việc ban đêm tính từ 22 đến 6 giờ sáng (t ừ Th ừa thiên - Hu ế tr ở ra phía B ắc) hoặc từ 21 đến 5 giờ sáng (từ Đà nẵng trở vào phía Nam). b/ Thời gian nghỉ ngơi: - Người lao động làm việc 8 giờ liên tục thì được nghỉ ít nhất nửa giờ, tính vào giờ làm việc. - Người làm ca đêm được nghỉ giữa ca ít nhất 45 phút, tính vào giờ làm việc. - Người làm việc theo ca được nghỉ ít nhất 12 giờ trước khi chuyển sang ca khác. - Mỗi tuần người lao động được nghỉ 48 giờ. - Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương những ngày lễ sau đây: Tết dương lịch; 1 ngày; Tết âm lịch: 4 ngày; Ngày chiến thắng: 1 ngày (30/4 Dương lịch); Ngày quốc tế lao động: 1 ngày (1/5 Dương lịch);Ngày Quốc khánh: 1 ngày. N ếu nh ững ngày nghỉ nói trên trùng vào ngày nghỉ hàng tuần thì người lao động được nghỉ bù vào ngày ti ếp theo. - Người lao động có 12 tháng làm việc tại một doanh nghiệp hoặc với một người sử dụng lao động thì ddược nghỉ phép hàng năm, hưởng nguyên lương theo quy định sau đây: + 12 ngày nghỉ phép, đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường. + 14 ngày nghỉ phép, đối với người làm việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc những nơi có điều kiện sống khắc nghiệt và đối với người dưới 18 tuổi. + 16 ngày nghỉ phép, đối với người làm việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. - Người lao động được nghỉ về việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương trong nh ững tr ường hợp sau đây: Kết hôn nghỉ 3 ngày; con kết hôn, nghỉ một ngày; Bố m ẹ (c ả bên vợ và bên chồng) chết, vợ hoặc chồng chết, con chết, nghỉ 3 ngày. 2. Quy định về an toàn – vệ sinh lao động a/ Lập luận chứng an toàn - vệ sinh lao động - Việc xây dựng mới hoặc mở rộng, cải tạo cơ sở để sản xu ất, s ử d ụng, b ảo qu ản, l ưu gi ử và tàng trữ các loại máy, thiết bị, vật tư, các ch ất có yêu c ầu nghiêm ng ặt v ề an toàn lao động, vệ sinh lao động, phải có luận chứng về các bi ện pháp đ ảm b ảo an toàn lao đ ộng, v ệ sinh lao động đối với nơi làm việc của người lao động và môi trường xung quanh theo quy định của pháp luật. - Việc sản xuất, sử dụng, bảo quản, vận chuyển các loại máy, thiết bị, vật tư, năng lượng, điện, hoá chất, việc thay đổi công nghệ, nhập khẩu công nghệ mới phải được th ực hiện theo tiêu chuẩn an toàn lao động, vệ sinh lao đ ộng. Ph ải đ ược khai báo, đăng ký và xin cấp giấy phép với cơ quan thanh tra nhà nước về an toàn lao động hoặc vệ sinh lao động. b/ Bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp - Người sử dụng lao động phải chịu toàn bộ chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị xong cho người bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp. Người lao động
  8. được hưởng chế độ bao hiểm xã hội về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. - Người sử dụng lao động có trách nhiệm bồi thường ít nhất bằng 30 tháng l ương cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân ng ười ch ết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà không do lỗi của người lao động. Trường h ợp do l ỗi của người lao động, thì cũng được trở cấp một khoản tiền ít nhất bằng 12 tháng lương. 3. Quy định đối với lao động nữ, lao động vị thành niên, lao động tàn tật a. Đối với lao động nữ - Nghiêm cấm người sử dụng lao động có hành vi phân biệt đối xử với phụ nữ, xúc phạm danh dự và nhân phẩm phụ nữ. Phải thực hiện nguyên tắc bình đẳng nam nữ về tuyển dụng, sử dụng, nâng bậc lương và trả công lao động. - Người lao động nữ được nghỉ trước và sau khi sinh con là 6 tháng. Không được sử dụng lao động nữ có thai từ tháng thứ 7 hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng làm thêm gi ờ, làm vi ệc ban đêm và đi công tác xa. Trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng được nghỉ mỗi ngày 60 phút. - Nơi có sử dụng lao động nữ phải có chổ thay quần áo, buồng tắm và buồng vệ sinh nữ. - Trong thời gian nghỉ việc để đi khám thai, do sẩy thai, nghỉ để chăm sóc con dưới 7 tuổi ốm đau, người lao động được hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội. b. Đối với lao động chưa thành niên - Lao động dưới 18 tuổi gọi là chưa thành niên. Nơi có s ử dụng ng ười lao động ch ưa thành niên phải lập sổ theo dọi riêng, ghi đầy đủ họ tên, ngày sinh, công việc đang làm, kết quả kiểm tra sức khoẻ định kỳ. - Nghiêm cấm nhận trẻ em chưa đủ 15 tuổi vào làm việc, trừ 1 số ngh ề do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định. - Thời gian làm việc của người lao động chưa thành niên không được quá 7 gi ờ m ột ngày và làm những việc phù hợp với sức khoẻ của người lao động. c. Lao động là người tàn tật - Nhà nước bảo hộ quyền làm việc của người tàn tật và khuyến khích việc thu nh ận, t ạo việc làm cho người tàn tật. - Thời giờ làm việc của người tàn tật không quá 7 giờ một ngày và làm các công vi ệc phù hợp với sức khẻ của người tàn tật. - Cấm sử dụng người tàn tật đã suy giảm khả năng lao động từ 51% trở lên làm thêm giờ, làm việc ban đêm.
  9. Chương 2: VỆ SINH LAO ĐÔNG 2.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ VSLĐ 2.1.1. Đối tượng và nhiệm vụ của vệ sinh lao động Vệ sinh lao động là môn khoa học nghiên cứu ảnh h ưởng nh ững yếu t ố có h ại trong s ản xuất đối với sức khỏe người lao động, tìm các biện pháp cải thiện điều kiện lao động, phòng ngừa các bệnh nghề nghiệp và nâng cao khả năng cho người lao động Trong sản xuất, người lao động có thể phải tiếp xúc với những y ếu tố có ảnh h ưởng không tốt đến sức khỏe, các yếu tố này gọi là những tác hại ngh ề nghi ệp. Tác h ại ngh ề nghi ệp ảnh hưởng ở những mức độ khác nhau như mệt mỏi, suy nhược, giảm khả năng lao động, phát sinh các bệnh thông thường hoặc gây ra các bệnh nghề nghiệp. Chẳng hạn nh ư ngh ề rèn, nghề đúc kim loại, yếu tố tác hại nghề nghiệp đó là nhi ệt đ ộ cao, ngh ề d ệt là ti ếng ồn, bụi… Nội dung của môn Vệ sinh lao động bao gồm: - Nghiên cứu đặc điểm vệ sinh của các quá trình sản xuất - Nghiên cứu các biến đổi sinh lí, sinh hóa trong cơ thể - Nghiên cứu việc tổ chức lao động và nghỉ ngơi hợp lý - Nghiên cứu các biện pháp đề phòng tình trạng mệt mỏi trong lao động, hạn chế ảnh hưởng của các yếu tố tác hại nghề nghiệp trong sản xuất, đánh giá hiệu quả của các biện pháp đó. - Quy định các tiêu chuẩn vệ sinh, chế độ vệ sinh xí nghiệp và người lao động - Tổ chức khám tuyển và sắp xếp người lao động h ợp lý vào các b ộ ph ận khác nhau trong xí nghiệp. - Quản lý theo dỏi tình trạng sức khỏe người lao động, t ổ ch ức khám đ ịnh kỳ, phát hi ện s ớm bệnh nghề nghiệp 2.1.2. Các tác hại nghề nghiệp Các tác hại nghề nghiệp có thể phân thành mấy loại sau; a/ Tác hại liên quan đến quá trình sản xuất Các yếu tố vật lý và hóa học: - Điều kiện vi khí hậu trong sản xuất không phù hợp như nhiệt độ, độ ẩm cao hoặc th ấp, thoáng khí kém, cường độ bức xạ nhiệt quá mạnh - Bức xạ điện từ, bức xạ cao tần và siêu cao tần và siêu cao tần trong khoảng sóng vô tuy ến, tia hồng ngoại, tử ngoại…các chất phóng xạ và tia phóng xạ như α, β, γ… - Tiếng ồn và rung động. - Áp suất cao, (thợ lặn, thợ làm trong thùng chìm) hoặc áp suất thấp (lái máy bay, leo núi…). - Bụi và các chất độc hại trong sản xuất
  10. Các yếu tố sinh vật: Vi khuẩn, siêu vi khuẩn, ký sinh trùng và các nấm mốc gây bệnh b/ Tác hại liên quan đến tổ chức lao động - Thời gian làm việc liên tục và quá lâu, làm việc liên tục không nghỉ, làm thông ca…. - Cường độ lao động quá cao không phù hợp với tình trạng sức khỏe công nhân. - Chế độ làm việc, nghỉ ngơi không hợp lý - Làm việc với tư thế gò bó, không thoải mái như: cúi khom, vặn mình, ngồi, đứng quá lâu. - Sự hoạt động khẩn trương, căng thẳng quá độ của các h ệ th ống và giác quan nh ư h ệ th ần kinh, thị giác, thính giác… - Công cụ lao động không phù hợp với cơ thể và trọng lượng, hình dáng, kích thước…. c/ Tác hại liên quan đến điều kiện vệ sinh và an toàn - Thiếu hoặc thừa ánh sáng, hoặc sắp xếp bố trí hệ thống chiếu sáng không hợp lý. - Làm việc ở ngoài trời có thời tiết xấu, nóng về mùa hè, lạnh về mùa đông - Phân xưởng chật chội và việc sắp xếp nơi làm việc lộn xộn, mất trật tự ngăn nắp. - Thiếu thiết bị thông gió, chống bụi, chống nóng, chống tiếng ồn, chống hơi khí độc. - Trang thiết bị phòng hộ lao động hoặc có nhưng bảo quản không hợp lý. - Việc thực hiện quy tắc vệ sinh và an toàn lao động chưa triệt để và nghiêm chỉnh. 2.1.3. Bệnh nghề nghiệp a/ Định nghĩa BNN Bệnh nghề nghiệp là một hiện trạng bệnh lý của người lao động phát sinh do tác động thường xuyên và kéo dài của điều kiện lao động xấu, có hại, mang tính chất đặc trưng cho một loại nghề nghiệp, công việc hoặc có liên quan đến ngh ề nghiệp, công vi ệc đó trong quá trình lao động. Từ khi lao động xuất hiện, con người có thể bắt đầu bị bệnh ngh ề nghiệp khi ph ải ch ịu ảnh hưởng của các tác hại nghề nghiệp, nhất là trong lao động nặng nhọc (cơ khí, hầm mỏ...). Tuy nhiên, các bệnh này thường xảy ra từ từ và mãn tính. Bệnh nghề nghiệp có th ể phòng tránh được mặc dù có một số bệnh khó cứu chữa và để l ại di ch ứng. Các nhà khoa h ọc đ ều cho rằng người lao động bị bệnh nghề nghiệp phải được hưởng các chế độ bồi th ường về vật chất để có thể bù đắp được phần nào thiệt hại cho họ khi mất đi một phần sức lao động do bệnh đó gây ra. Cần thiết phải giúp họ khôi phục sức kho ẻ và ph ục h ồi ch ức năng trong khả năng của y học. Các quốc gia đều công bố danh mục các bệnh ngh ề nghiệp được b ảo hiểm v ầ ban hành các chế độ đền bù hoặc bảo hiểm. Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) đã xếp bệnh nghề nghiệp thành 29 nhóm gồm hàng trăm bệnh nghề nghiệp khác nhau. Đến năm 2006, Việt Nam đã công nh ận 25 b ệnh ngh ề nghi ệp được bảo hiểm... b/ Các bệnh nghề nghiệp được công nhận ở Việt Nam
  11. 1, Bệnh bui phổi silic 2, Bệnh bụi phổi do amiang 3, Bệnh nhiễm độc chì và các hợp chất của chì 4, Bệnh nhiễm độc benzen và đồng đẳng của benzen 5, Bệnh nhiễm độc thủy ngân và các hợp chất của thủy ngân 6, Bệnh nhiễm độc mangan và các hợp chất của mangan 7, Bệnh nhiễm các tia phóng xạ và tia X 8, Bệnh điếc nghề nghiệp do tiếng ồn 9, Bệnh bụi phổi do bông 10, Bệnh rung nghề nghiệp 11, Bệnh sạm da nghề nghiệp 12, Bệnh viêm loét dạ dày, loát vách ngăn mũi, viêm da chàm tiếp xúc 13, Bệnh lao nghề nghiệp 14, Bệnh viêm gan do virus nghề nghiệp 15, Bệnh leptospira 16, Bệnh nhiễm độc TNT (trinitrotoluen) 17, Bệnh nhiễm độc asen và các hợp chất của asen nghề nghiệp 18, Bệnh nhiễm độc nicotin nghề nghiệp 19, Bệnh nhiễm độc hóa chất trừ sâu nghề nghiệp 20, Bệnh giảm áp nghề nghiệp 21, Bệnh viêm phế quản mãn tính nghề nghiệp 22, Bệnh hen phế quản nghề nghiệp 23, Bệnh nhiễm độc cacbonmonoxit nghề nghiệp 24, Bệnh nốt dấu nghề nghiệp 25, Bệnh loát da, viêm móng và xung quanh móng nghề nghiệp 2.1.4. Các biện pháp đề phòng tác hại nghề nghiệp a/ Biện pháp kỹ thuật công nghệ Cần cải tiến kỹ thuật, đổi mới công nghệ như: Cơ giới hóa, tự động hóa, dùng nh ững ch ất không độc hoặc ít độc thay dần những hợp chất có tính độc cao. b/ Biện pháp kỹ thuật vệ sinh Các biện pháp về kỹ thuật vệ sinh như cải tiến hệ thống thông gió, h ệ th ống chi ếu sáng… vv nơi sản xuất cũng là những biện pháp góp phần cải thiện điều kiện làm việc. c/ Biện pháp phòng hộ cá nhân
  12. Đây là biện pháp bổ trợ, nhưng trong nhiều trường h ợp khi bi ện pháp c ải ti ến quá trình công nghệ, biện pháp kỹ thuật vệ sinh thực hiện chưa được thì nó đóng vai trò chủ yếu trong việc đảm bảo an toàn cho người lao động trong sản xuất và phòng bệnh nghề nghiệp. Dựa trên tính chất độc hại trong sản xuất, mỗi người lao động s ẽ được trang b ị d ụng c ụ phòng hộ thích hợp. d/ Biện pháp tổ chức lao động khoa học Thực hiện việc phân công lao động hợp lý theo đặc đi ểm sinh lý c ủa ng ười lao đ ộng đ ể tìm ra những biện pháp cải tiến làm cho lao động bớt nặng nhọc, tiêu hao năng l ượng ít h ơn, hoặc làm cho lao động thích nghi được với con người và con người thích nghi với công c ụ sản xuất mới, vừa có năng suất lao động cao hơn lại an toàn hơn. e/ Biện pháp y tế bảo vệ sức khỏe Bao gồm việc kiểm tra sức khỏe người lao động, khám tuy ển để không ch ọn người m ắc một số bệnh nào đó vào làm việc ở những nơi có những yếu tố bất lợi cho sức kh ỏe, vì s ẽ làm cho bệnh nặng thêm hoặc dễ đưa đến mắc bệnh nghề nghiệp. Khám định kỳ cho công nhân tiếp xúc với các y ếu t ố đ ộc h ại nh ằm phát hi ện s ớm b ệnh nghề nghiệp và những bệnh mãn tính khác để kịp thời có biện pháp giải quyết. Theo dõi công nhân một cách liên tục nh ư vậy mới qu ản lý, b ảo v ệ đ ược s ức lao đ ộng, kéo dài tuổi đời, đặc biệt là tuổi nghề cho công nhân. Ngoài ra còn phải tiến hành giám định khả năng lao động và hướng d ẫn t ập luy ện, h ồi ph ục khả năng lao động cho một số công nhân mắc tai nạn lao động, bệnh nghề nghi ệp và các bệnh mãn tính khác đã được điều trị. Thường xuyên kiểm tra an vệ sinh toàn lao động và cung cấp đầy đủ th ức ăn, nước u ống đảm bảo chất lượng cho công nhân làm việc với các chất độc hại. 2.1.5. Vấn đề tăng NSLĐ và chống mệt mỏi a. Khái niệm mệt mỏi trong lao động: - Mệt mỏi là trạng thái tạm thời của cơ thể xảy ra sau 1 thời gian lao động nhất định. Mệt mỏi trong lao động thể hiện ở chỗ: • Năng suất lao động giảm. • Số luợng phế phẩm tăng lên. • Dễ bị xảy ra tai nạn lao động. - Khi mệt mỏi, người lao động cảm giác khó chịu, buồn chán công vi ệc. N ếu đ ược ngh ỉ ngơi, các biểu hiện trên mất dần, khả năng lao động được phục hồi. - Nếu mệt mỏi kéo dài sẽ dẫn đến tình trạng quá m ệt m ỏi thì không còn là hi ện t ượng sinh lý bình thường mà đã chuyển sang tình trạng bệnh lý do sự tích chứa mệt mỏi làm rối lo ạn các chức năng thần kinh và ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể. b. Nguyên nhân gây ra mệt mỏi trong lao động:
  13. - Lao động thủ công nặng nhọc và kéo dài, giữa ca làm việc không có th ời gian ngh ỉ ng ơi hợp lý. - Những công việc có tính chất đơn điệu, kích thích đều đều gây buồn chán. - Thời gian làm việc quá dài. - Nơi làm việc có nhiều yếu tố độc hại như tiếng ồn, rung chuy ển quá l ớn, nhi ệt độ ánh sáng không hợp lý... - Làm việc ở tư thế gò bó: đứng ngồi bắt buộc, đi lại nhiều lần... - Ăn uống không đảm bảo khẩu phần về năng lượng cũng nh ư về sinh tố, các ch ất dinh dưỡng cần thiết... - Những người mới tập lao động hoặc nghề nghiệp chưa thành thạo... - Bố trí công việc quá khả năng hoặc sức khoẻ mà phải làm những việc cần gắng sức nhiều... - Do căng thẳng quá mức của cơ quan phân tích như thị giác, thính giác. - Tổ chức lao động thiếu khoa học. - Những nguyên nhân về gia đình, xã hội ảnh hưởng đến tình cảm tư tưởng của người lao động. c. Biện pháp đề phòng mệt mỏi trong lao động: - Cơ giới hoá và tự động hoá trong quá trình sản xuất. Đây không những là bi ện pháp quan trọng để tăng năng suất lao động, mà còn là những biện pháp cơ bản đề phòng mỏi mệt. -Tổ chức lao động khoa học, tổ chức dây chuy ền lao động và ca kíp làm vi ệc h ợp lý đ ể t ạo ra những điều kiện tối ưu giữa con người và máy, giữa con người và môi trường lao động... - Cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động nhằm loại trừ các yếu tố có hại. - Bố trí giờ giấc lao động và nghỉ ngơi hợp lý, không kéo dài th ời gian lao đ ộng n ặng nh ọc quá mức quy định, không bố trí làm việc thêm giờ quá nhiều. - Coi trọng khẩu phần ăn của người lao động, đặc biệt là những ngh ề nghi ệp lao đ ộng th ể lực. - Rèn luyện thể dục thể thao, tăng cường nghỉ ngơi tích cực. - Xây dựng tinh thần yêu lao động, yêu ngành nghề, lao động tự giác, tăng cường các biện pháp động viên tình cảm, tâm lý nhằm loại những nhân t ố tiêu c ực dẫn đ ến m ệt m ỏi v ề tâm lý, tư tưởng. - Tổ chức tốt các khâu về gia đình, xã hội nh ằm t ạo ra cu ộc s ống vui t ươi lành m ạnh đ ể tái tạo sức lao động, đồng thời ngăn ngừa mệt mỏi. 2.2. Vi khí hậu 2.2.1. Khái niệm về VKH VKH là trạng thái lý học của không khí trong khoảng không gian thu h ẹp g ồm các y ếu t ố nhiệt độ, độ ẩm, bức xạ nhiệt và vận tốc chuyển động không khí. Điều kiện VKH trong sản xuất phụ thuộc vào tính chất của quá trình công nghệ và điều kiện khí hậu địa phương.
  14. Về mặt vệ sinh, vi khí hậu có ảnh hướng đến sức khỏe, b ệnh t ật c ủa công nhân. Làm vi ệc lâu trong điều kiện vi khí hậu lạnh và ẩm có th ể mắc bệnh th ấp kh ớp, viêm đ ường hô h ấp trên, viêm phổi và làm cho bệnh lao nặng thêm. Vi khí hậu l ạnh và khô làm cho r ối lo ạn v ận mạch thêm trầm trọng, gây khô niêm mạc, nứt nẻ da. Vi khí hậu nóng ẩm làm gi ảm kh ả năng bay hơi mồ hôi, gây ra rối loạn cân bằng nhiệt, làm cho mệt mỏi xuất hiện sớm, nó còn tạo điều kiện cho vi sinh vật phát triển, gây các bệnh ngoài da. Tùy theo tính chất tỏa nhiệt của quá trình sản xuất người ta chia ra 3 loại vi khí hậu sau: Vi khí hậu tương đối ổn đinh, nhiệt độ tỏa ra khoảng 20kcal/m3kk.h, ở trong xưởng • cơ khí, dệt… Vi khí hậu nóng tỏa nhiệt hơn 20kcal/m3kk.h ở xưởng đúc, rèn, dát cán thép, luy ện • gang thép… Vi khí hậu lạnh, nhiệt tỏa ra dưới 20kcal/m3kk.h ở trong các xưởng lên men rượu bia, • nhà ướp lạnh, chế biện thực phẩm. 2.2.2. Các yếu tố của VKH a/ Nhiệt độ: là yếu tố quan trọng nhất trong sản xuất, phụ thuộc vào các quá trình sản xu ất: Lò phát nhiệt, ngọn lửa, bề mặt máy bị nóng, năng lượng điện, cơ biến thành nhi ệt, ph ản ứng hóa học sinh nhiệt, bức xạ nhiệt của mặt trời, nhiệt do công nhân sản ra…Chính các nguồn nhiệt này đã làm cho nhiệt độ không khí lên cao, có khi lên tới 50-600C. Điều lệ vệ sinh quy định nhiệt độ tối đa cho phép ở n ơi làm vi ệc c ủa công nhân v ề mùa hè là 300C và không được vượt quá từ 3-50C. b/ Bức xạ nhiệt: là những sóng điện từ như: tia hồng ngoại, tia sáng th ường và tia t ử ngo ại. Bức xạ nhiệt do các vật thể đen được nung nóng phát ra. Khi nung tới 500 0C chỉ phát ra tia hồng ngoại, nung nóng đến 1800-20000C còn phát ra tia sáng thường và tia tử ngoại, nung nóng tiếp, lượng tia tử ngoại phát ra càng nhiều. Về mặt sinh lý, cường độ bức xạ nhiệt được biểu thị bằng cal/m 2phút và được đo bằng nhiệt kế cầu hoặc actinometre, ở các xưởng rèn, đúc, cán thép có cường đ ộ b ức x ạ nhi ệt t ới 5-10kal/m2.phút (tiêu chuẩn vệ sinh cho phép là 1kcal/m2.phút). c/ Độ ẩm: Là lượng hơi nước có trong không khí biểu thị bằng g/m 3kk hoặc bằng sức trương hơi nước tính bằng mm thủy ngân. Về mặc vệ sinh thường lấy độ ẩm tương đối là tỷ lệ phần trăm giữa độ ẩm tuy ệt đ ối ở một thời điểm nào đó so với độ ẩm tối đa để biểu th ị mức độ cao hay th ấp. Đi ều l ệ v ệ sinh quy định độ ẩm tương đối nơi sản xuất ở trong khoảng 75-85%. d/ Vận tốc chuyển động không khí: Được biểu thị bằng m/s. Theo Sacbazan giới hạn trên của vận tốc chuyển động không khí không vượt quá 3m/s, trên 5m/s gây kích thích b ất l ợi cho cơ thể. 2.2.3. Ảnh hưởng của vi khí hậu đối với cơ thể con người
  15. Nhiệt độ không khí và sự lưu chuyển không khí quyết định sự trao đổi nhiệt bằng đối l ưu, bề mặt các vật rắn như tường, trần sàn, máy móc…quy ết định quy ết đ ịnh s ự trao đ ổi nhi ệt bằng bức xạ, độ ẩm không khí và nhiệt độ quyết định sự trao đổi nhiệt bằng bay h ơi mồ hôi. Biết được các điều kiện vi khí hậu để tìm các bi ện pháp thay đ ổi, t ạo đi ều ki ện cho c ơ thể duy trì được sự cân bằng nhiệt thuận lợi. a/ Ảnh hưởng của vi khí hậu nóng Biến đổi sinh lý: Khi nhiệt độ thay đổi, da, đặc biệt là trán rất nh ạy c ảm đối v ới nhi ệt đ ộ không khí bên ngoài. Biến đổi về cảm giác nhiệt của da trán như sau: Cảm giác lạnh 28-290C: Cảm giác mát 29-300C: Cảm giác dễ chịu 30-310C: Cảm giác nóng 31,5-32,50C: Cảm giác rất nóng 32,5-33,50C: 33,50C trở lên: Cảm giác cực nóng Thân nhiệt (ở dưới lưỡi) nếu thấy tăng từ 0,3-1 0CC là cơ thể có sự tích nhiệt. Thân nhiệt ở 38,50C được coi là nhiệt báo động. Chuyển hóa nước: Cơ thể người hằng ngày có sự cần bằng giữa lượng nước ăn uống vào và thải ra; ăn uống vào từ 2,5 -3 lít và thải ra ngoài khoảng 1,5 lít qua th ận; 0,2 lít qua phân, lượng còn lại theo mồ hôi và hơi thở ra ngoài. Làm việc trong điều kiện nóng bức, lượng mồ hôi có khi tiết 5-7 lít trong một ca làm vi ệc, trong đó mất đi một lượng muối ăn khoảng 20gam, một số muối khoáng gồm Na, K, Ca, Fe, I và một số sinh tố C, B1, PP. Do m ất n ước nhi ều, t ỷ tr ọng máu tăng lên, tim ph ải làm vi ệc nhiều để thải lượng nhiệt thừa của cơ thể (chuyển 1 lít máu ra ngoài làm mất đi 2,5kcal). Vì thế nước qua thận còn 10-15% so với mức bình th ường, nên ch ức năng c ủa th ận b ị ảnh hưởng. Mặt khác, do mất nước nhiều nên phải uống bổ sung nên làm cho dịch vị bị loảng ra, làm mất cảm giác thèm ăn và ăn mất ngon, ch ức năng thần kinh b ị ảnh h ưởng làm gi ảm s ự chú ý, giảm phản xạ, kéo dài thời gian phản ứng nên dẫn tới dễ bị tai nạn. Trong điều kiện vi khí hậu nóng, các bệnh thường tăng lên gấp đôi so với m ức bình th ường. Rối loạn bênh lý do vi khí hậu nóng thường gặp là chứng say nóng và chứng co giật, làm cho con người bị chóng mặt, đau đầu, buồn nôn và đau thắt lưng. Thân nhi ệt có th ể lên h ơn 370C, mạch nhanh, nhịp thờ nhanh. Trường hợp nặng cơ thể bị choáng, mạch nhỏ, thở nông. b/ Ảnh hưởng của vi khí hậu lạnh Khi nhiệt độ môi trường giảm, chuyển hóa năng lượng tăng lên để chống lạnh. Nếu nhiệt độ môi trường tiếp tục lạnh, năng lượng sẽ bị cạn kiệt, cơ th ể s ẽ b ị nhi ễm l ạnh. L ạnh làm cho cơ thể mất nhiệt nhiều, nhịp tim, nhịp thở giảm và tiêu thụ oxy tăng. L ạnh làm cho các cơ vân, cơ trơn co lại gây hiện tượng nổi da gà, các m ạch máu co th ắt sinh c ảm giác tê cóng chân tay, vận động khó khăn. Trong điều kiện vi khí hậu lạnh dễ xu ất hiện m ột s ố b ệnh viêm dây thần kinh, viêm khớp, viêm phế quản, hen và một số bệnh mãn tính khác do máu lưu thông kém và sức đề kháng của cơ thể giảm.
  16. c/ Ảnh hưởng của bức xạ nhiệt Trong các phân xưởng nóng, các dòng bức xạ nhiệt chủ yếu do các tia h ồng ngoại có bước sóng đến 10μm, bức xạ nhiệt phụ thuộc vào độ dài bước sóng, cường đ ộ dòng bức x ạ, di ện tích bề mặt bị chiếu, vùng bị chiếu, gián đoạn hay liên tục, góc chi ếu, lu ồng bức x ạ và qu ần áo. Các tia hồng ngoại trong vùng ánh sáng thấy được và các tia hồng ngoại có b ước sóng đến 1,5μm có khả năng thấm sâu vào cơ thể, ít bị da hấp th ụ. Vì th ế lúc vào làm vi ệc d ưới nắng có thể bị chứng say nắng do các tia hồng ngoại có khả năng xuyên qua hộp s ọ nung nóng màng não và các tổ chức. Những tia có bước sóng khoảng 3 μm gây b ỏng da m ạnh nhất. Điều đó chứng tỏ không những cần bảo vệ khỏi ảnh hưởng của nhiệt độ cao mà cả nhiệt độ thấp. Ngoài ra, tia hồng ngoại còn gây các bệnh giảm thị lực, đục nhân mắt… Tia tử ngoại có 3 loại: Loại A có bước sóng từ 400-315 nm Loại B có bước sóng từ 315-280 nm Loại C có bước sóng nhỏ hơn 280 nm Tia tử ngoại A xuất hiện ở nhiệt độ cao hơn, thường có trong tia lửa hàn, đèn dây tóc, đèn huỳnh quang, tia tử ngoại B thường xuất hiện trong các đèn th ủy ngân, lò h ồ quang…Tia t ử ngoại gây các bệnh về mắt như giảm thị lực, bỏng da, ung thư da. 2.2.4. Các biện pháp phòng chống vi khí hậu xấu a/ Vi khí hậu nóng - Tổ chức sản xuất lao động hợp lý: Những tiêu chuẩn vệ sinh đối với các điều kiện khí tượng nơi sản xu ất, đ ược thi ết l ập theo tiêu chuẩn vệ sinh khi thiết kế xí nghiệp. Nhiệt độ t ối ưu, nhi ệt đ ộ cho phép, đ ộ ẩm t ương đối, vận tốc gió ở ngoài trời nơi làm việc được tiêu chuẩn hóa phụ thu ộc vào th ời gian trong năm (mùa nóng, mùa lạnh, mùa khô, mùa ẩm…) Lập thời gian biểu sản xuất sao cho những công đoạn s ản xu ất t ỏa nhi ều nhi ệt không cùng một lúc, mà rãi ra trong ca lao động. Lao động trong những điều kiện nhiệt độ cao cần được ngh ỉ ng ơi th ỏa đáng, đ ể c ơ th ể người lao động lấy lại được cần bằng. - Quy hoạch nhà xưởng và các thiết bị: Sắp xếp các nhà phân xưởng nóng trên mặt bằng xí nghiệp ph ải sao cho sự thông gió t ốt nhất, nên xen kẻ các phân xưởng nóng với phân xưởng mát. Cần chú ý hướng gió trong năm khi bố trí các phân xưởng nóng, tránh ánh nắng trời chi ếu vào phân xưởng qua các cửa. Xung quanh các phân xưởng nóng ph ải thoáng gió. Có lúc c ần bố trí các thiết bị nhiệt vào một khu vực xa nơi làm việc của công nhân. - Thông gió: Trong các phân xưởng tỏa nhiều nhiệt (như các thiết bị tỏa nhiều nhiệt, nhiều người làm việc…) cần có các hệ thống thông gió (sẽ trình bày ở phần sau)
  17. - Làm nguội: Bằng cách phụn nước hạt mịn để làm mát, làm ẩm không khí, quần áo người lao động, ngoài ra còn có tác dụng làm sạch bụi trong không khí. Để cách nhiệt, người ta có th ể dùng màn chắn bằng nước cách li nguồn nhiệt với xung quanh. Màn chắn nước thường được bố trí trước cửa lò. Màn nước dày 2mm có thể hấp thụ được 80-90% năng lượng bức xạ. Nước để phun phải dùng nước sạch (nước dùng để ăn), độ mịn các h ạt bụ nước khoảng 50-60 μm và đảm bảo sao cho độ ẩm nằm trong khoảng 13-14g/m3. Có nhi ều thi ết b ị t ỏa nhi ệt c ần ph ải dùng vòi tắm khí để giảm nhiệt, vận tốc gió phụ thuộc nhiệt độ môi trường. Người ta quy định dòng không khí tắm thay đổi thay đổi theo nhiệt độ không khí như sau: Vận tốc gió (m/s) Nhiệt độ không khí (0C) 25-30 • 27-33 • >33 • - Thiết bị và quá trình công nghệ: Trong các phân xưởng nhà máy nóng, độc cần được tự động hóa và cơ khí hóa, điều khiển và quan sát từ xa để làm giảm nhẹ lao động và nguy hiểm cho công nhân. Đưa những ứng dụng các thiết bị truyền hình vào điều khiển và quan sát từ xa. Có thể giảm nhiệt trong nhà máy có thiết bị tỏa nhiệt lớn bằng cách giảm sự thất thoát nhiệt vào môi trường. Để đạt mục đích đó cần dùng các biện pháp cách nhiệt cho các biện pháp tỏa nhiệt như: + Dùng các vật liệu cách nhiệt cao như sa mốt, sa mốt nhẹ, diatomit + Làm lớp cách nhiệt dày thêm nhưng không thể quá mức vì làm tăng thêm tr ọng l ượng thi ết bị. + Dùng các màn chắn nhiệt mà thực chất là gương phản xạ nhiệt bên trong thiết b ị nhi ệt, nhờ đó, phía ngoài thiết bị, nhiệt độ không cao lắm. Các cửa sổ thiết bị là nơi nhiệt thất thoát ra ngoài, cho nên di ện tích c ửa s ổ ph ải là t ối thi ểu, những lúc không cần thiết nên đóng kín. Trong trường hợp vỏ các thiết bị nhiệt do điều kiện kỹ thuật mà nhiệt độ vẫn còn cao không những gây nóng cho môi trường mà còn làm hỏng thiết bị, thì cần phải làm nguội vỏ thiết bị, có nhiều phương pháp làm nguội, nhưng phổ biến là dùng nước và nước hóa hơi. Một trong các phương pháp bảo vệ nữa là dùng màn chắn nhi ệt khác v ới ki ểu màn ph ản x ạ nhiệt trong thiết bị đã nói trên. Đây là màn chắn nhiệt ngoài thiết bị, nó không nh ững ch ắn bức xạ nhiệt mà còn ngăn tia lửa và các vẩy théo bong ra khi nguội kim loại l ỏng, sắt thép….trong luyện kim. Màn chắn có hai loại: loại ph ản xạ và lo ại h ấp th ụ, có lo ại c ố đ ịnh và loại di động. Màn chắn nhiệt thường được chế tạo bằng sắt tráng kẽm, tôn trắng, nhôm, lá nhôm mỏng…, có thể một lớp và có thể nhiều lớp, ở giữa hai lớp có nước l ưu chuy ển đ ể làm giảm nhiệt rất hiệu quả.
  18. - Phòng hộ cá nhân: Trước hết ta nói về quần áo bảo hộ, đó là loại quần áo đặc biệt ch ịu nhiệt, ch ống bị b ỏng khi có tia lửa băn vào như than nóngđỏ, xỉ lỏng, nước kim loại nóng chảy…nhưng lại phải thoáng khí để cơ thể trao đổi nhiệt tốt với môi trường bên ngoài, áo ph ải rộng tho ải mái, b ỏ ngoài quần. Quần lại phải ngoài dày, vì thế quần áo bảo hộ trường h ợp này ph ải ch ế t ạo t ừ những loại vải đặc biệt, có thể là vải bạt, sợi bông hoặc da, nỉ, th ậm chí có khí b ằng s ợi thủy tinh…Để bảo vệ đầu, cũng cần những loại vải đặc biệt để ch ống nóng và tránh b ị bỏng, bảo vệ chân tay, bằng dày chịu nhiệt, găng tay đặc biệt, bảo vệ mắt bằng kính màu đặc biệt để giảm tối đa bức xạ nhiệt cho mắt, không dùng găng tay nh ựa dễ bị biến m ềm, mắt kính có khi phủ một lớp kim loại mỏng phản xạ tốt bức xạ. - Chế độ uống: Trong quá trình lao động ở điều kiện nóng bức, mồ hôi ra nhiều, theo m ồ hôi là các mu ối khoáng, vitamin. Để giữ cân bằng nước trong có thể cần cho công nhân uống nước có pha thêm các muối kali, natri, canxi, photpho và bổ sung thêm các vitamin B, C, đường, axit hữu cơ. Nên uống ít một. Theo kinh nghiệm của người Việt, chúng ta có th ể có nhi ều th ức u ống thảo mộc như chè xanh, rau má, rau sam…có pha thêm muối ăn có tác d ụng gi ải khát khá t ốt, trong đó nước rau muống trội hơn cả, ngoài việc duy trì cân bằng nước trong c ơ th ể còn b ồi bổ cho cơ thể, một lít nước rau má thường chứa 1g ion kali và 30mg sinh tố C. b/ Các biện pháp phòng hộ chống vi khí hậu lạnh Ở nước ta, nhất là miền Bắc mùa đông lạnh cần phải để phòng cảm lạnh do b ị m ất nhi ều nhiệt, vì vạy đầu tiên là phải đủ quần áo ấm, quần áo nên x ốp ấm và thoải mái. B ảo v ệ chân tay cần có ủng, giày ấm, găng tay ấm, phải chú ý giử khô. Nếu lao đ ộng trong đi ều kiện vi khí hậu nóng cần chế độ ăn uống tốt thì trong điều kiện vi khí hậu lạnh lại ph ải cần chú ý chế độ ăn đủ calo chi cho lao động và chống rét. Khầu phần ăn cần nh ững ch ất giàu năng lượng như dầu mỡ (nên đạt 35-40%). 2.3. Tiếng ồn và rung động 2.3.1. Khái niệm về tiếng ồn và rung động a/ Tiếng ồn Tiếng ồn là những âm thanh gây khó chịu, quấy rối sự làm việc và nghỉ ngơi của con người. Về mặt vật lý, âm thanh là dao động sóng trong môi trường đàn h ồi (khí l ỏng r ắn) gây ra b ởi sự dao động của các vật thể, và được cơ quan cảm giác thính giác hấp thu. Trong không khí tốc độ âm thanh là 343 m/s, còn trong nước là 1450 m/s. Tần số âm thanh: Mỗi âm anh được đặc trưng một tần số dao động nhất định. Tần s ố âm thanh là số lần dao động trong một giây, được đo bằng Hz, Tai người có thể cảm nhận được tần số từ 16 Hz đến 20.000 Hz. - Dưới 16 Hz gọi là hạ âm. - Trên 20.000 Hz gọi là siêu âm
  19. Dưới 16 Hz, hoặc trên 20.000Hz tai người không nghe được Cường độ âm: (biên độ), mỗi âm thanh đều có một năng lượng âm nhất định, năng lượng này phụ thuộc vào biên độ dao động của sóng trên đường truy ền âm. V ề m ặt v ật lý, c ường độ âm thanh có đơn vị đo là erg/cm2s hoặc w/cm2. Tai người cảm thụ âm thanh từ 10-9-104erg/cm2s Để đánh giá cảm giác nghe, đơn vị đo của âm thanh là dB (decibel): là thang đo logarit, còn gọi là mức cường độ âm, gọi tắt là mức âm. I: Cường độ âm, [W/m2]. I0: Cường độ âm ở ngưỡng nghe, I0 = 10-12 [W/m2]. Mức cảm thụ của thính giác phụ thuộc vào hai yếu tố là tần số và biên đ ộ c ủa dao đ ộng âm, vậy đơn vị đo lường chủ quan của cảm giác âm thanh là tổng hợp cả hai y ếu tố trên gọi là phone (đơn vị độ vang): 1phone tương đương với 1decibel ở 1000Hz. Âm thanh ở 1000 Hz là âm thanh chuẩn về độ vang. Tuy với mức năng lượng âm bằng nhau, tức là ngang nhau về cường độ âm thanh, nh ưng nếu tần số âm khác nhau thì cảm giác nghe rõ của người ta s ẽ khác nhau, t ức là đ ộ vang c ủa âm sẽ khác nhau. ở tần số 1000 Hz thì mỗi decibel (đơn vị cường độ âm vật lý) tương ứng với l phone (đơn vị độ vang của âm thanh). Trong thực hành m ọi c ường đ ộ vang c ủa âm các tần số khác đều phải quy ước về mức vang chuẩn ở tần số 1000 Hz. Ví dụ: âm có cường độ 50 dB ở tần số 100 Hz có độ vang tương đương với âm có cường đ ộ 30 dB nh ưng ở t ần s ố 1000 Hz. Cả hai trường hợp này cường độ vang của âm đều bằng 30 phone. b/ Các loại tiếng ồn: Có thể phân thành các loại tiếng ồn sau: Tiếng ồn thống kê: Do tổ hợp nhiều loại các âm khác nhau về cường độ và tần s ố • trong phạm vi từ 16-20.000 Hz. Nếu có n nguồn ồn có cường độ như nhau thì mức ồn tổng cộng sẽ là LΣ= LI + 10lgn (dB) Tiếng ồn có âm sắc: Tiếng ồn có âm đặc trưng • Theo môi trường truyền âm: Có tiếng ồn kết cấu là khi v ật th ể dao đ ộng ti ếp xúc tr ực • tiếp với kết cấu như máy, đường ống, nền nhà…Còn tiếng ồn lan truyền hay tiếng ồn không khí là nguồn âm không có liên hệ với một kết cấu nào cả. Theo đặc tính: Tiếng ồn cơ khí (trường hợp trục bị rơ mòn), tiếng ồn va ch ạm (rèn, • dập), tiếng ồn không khí (khí chuyển động với tốc độ cao nh ư đ ộng cơ ph ản l ực ch ẳng hạn), tiếng nổ hoặc xung (động cơ diegel hoạt động). Theo dải tần số: Tiếng ồn tần số cao (f> 1000 Hz), tiếng ồn tần số trung bình (f= 300- • 1000 Hz), và tiếng ồn tần số thấp (f
  20. Dưới đây là các trị số gần đúng vè mức ồn một số nguồn. Dùng ph ương pháp so sánh có th ể tìm được mức ồn của các nguồn khác nhau Tiếng ồn va chạm dB Xưởng rèn 98 Xưởng gò 113-114 Xưởng đúc 112 Xưởng tán 117 Xưởng nồi hơi 99 Tiếng ồn cơ khí dB Máy tiện 93-96 Máy khoan 114 Máy bào 97 Máy đánh bóng 108 Tiếng ồn khí động dB Môtô: 105 Máy bay tuốc bin phản lực 135 c/ Rung động Khi các máy móc và động cơ làm việc không chỉ sinh ra các dao đ ộng âm tai ta nghe đ ược mà còn sinh ra các dao động cơ học dưới dạng rung động của các vật thể và các bề mặt xung quanh. Rung động là dao động cơ học của vật thể đàn hồi sinh ra khi tr ọng tâm ho ặc tr ục đ ối x ứng của chúng xê dịch trong không gian hoặc do sự thay đổi có tính chu kỳ hình dạng mà chúng có ở trạng thái tĩnh. Rung động của một tần số vòng nào đấy được đặc trưng b ằng 3 thông s ố: biên đ ộ d ịch chuyển λ, biên độ của vận tốc γ và biên độ của gia tốc β. Mức độ vận tốc dao động của rung động được xác định như sau: Trong đó γ0 là ngưỡng quy ước của biên độ vận tốc dao động γ0 = 5.10-8 m/s. Các bề mặt dao động bao giờ cũng tiếp xúc với không khí xung quanh nó làm l ớp không khí đó bị dao động tạo thành sóng âm và gây ra một áp suất âm. 2.3.2. Ảnh hưởng của tiếng ồn đối với sinh lí con người a/ Ảnh hưởng của tiếng ồn - Đối với cơ quan thính giác:
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2