intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Các giá trị của Rừng Việt Nam

Chia sẻ: Lương Thành Định | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:39

290
lượt xem
58
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Các giá trị của Rừng Việt Nam trình bày các hiểu biết chung về rừng, phân loại rừng, tầm quan trọng của rừng, định hướng phát triển và quản lý rừng bền vững. Đây là tài liệu tham khảo ngành Lâm nghiệp.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Các giá trị của Rừng Việt Nam

  1. CÁC GIÁ TRỊ CỦA RỪNG VIỆT NAM I. Hiểu biết chung về rừng 1. Khái niệm về rừng •Rừng là quần thể sinh vật bao gồm: thực vật, động vật, vi sinh vật và các yếu tố của môi trường sinh thái như: đất, nước, thời tiết, khí hậu thủy văn... Trong đó thực vật rừng đóng vai trò chủ đạo và mang tính đặc trưng so với các thực vật khác.
  2. Đặc trưng của rừng: •Rừng là một thể tổng hợp phức tạp có mối quan hệ qua lại giữa các cá thể trong quần thể, giữa các quần thể trong quần xã và có sự thống nhất giữa chúng với hoàn cảnh trong tổng hợp đó. •Rừng luôn có sự cân bằng, có tính ổn định, tự điều hòa, tự phục hồi để chống lại những biến đổi của hoàn cảnh và những biến đổi về số lượng sinh vật, những khả năng này được hình thành do kết quả của sự chọn lọc tự nhiên của tất cả các thành phần rừng.
  3. •Sự vận động của các quá trình nằm trong các tác động tương hỗ phức tạp dẫn tới sự ổn định bền vững của hệ sinh thái rừng. •Rừng có phân bố địa lí. •Rừng có sự cân bằng đặc biệt về sự trao đổi năng lượng và vật chất, luôn tồn tại quá trình tuần hoàn sinh vật, trao đổi vật chất năng lượng, thải ra khỏi hệ sinh thái các chất bổ sung và thêm vào đó một số hệ sinh thái khác
  4. •Đặc trưng riêng của rừng Việt Nam Việt Nam nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa nên rừng cũng phát triển theo hướng phù hợp với đặc trưng riêng của điều kiện khí hậu thời tiết, phân bố và phát triển theo điều kiện: độ cao, phân hóa khí hậu, đặc điểm môi trường đất… => Hình thành hệ sinh thái rừng vô cùng đa dạng và phong phú.
  5. 2) Phân loại rừng: a) Theo chức năng: - Rừng sản xuất - Rừng đặc dụng - Rừng phòng hộ
  6. b) Theo trữ lượng: - Rừng giàu - Rừng trung bình - Rừng nghèo - Rừng kiệt
  7. c) Theo sinh thái - Kiểu rừng kín thường xanh ẩm nhiệt đới - Kiểu rừng kín rụng lá hơi ẩm nhiệt đới - kiểu rừng kín lá cứng hơi khô nhiệt đới - Kiểu rừng thưa cây lá rộng hơi thưa nhiệt đới - Kiểu rừng thưa cây lá kim hơi thưa nhiệt đới - Kiểu rừng thưa hơi khô cây lá kim á nhiệt đới núi thấp - Kiểu trảng cây to, cây bụi, cây cỏ cao khô nhiệt đới. - Kiểu Truông bụi gai hạn nhiệt đới - Kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi thấp - Kiểu rừng kín hỗn hợp cây lá rộng, lá kim ẩm á nhiệt đới núi thấp - Kiểu rừng kín cây lá kim ẩm ôn đới ẩm núi vừa - Kiểu quần hệ khô lạnh vùng cao - Kiểu quần hệ lạnh vùng cao Rừng kín thường xanh ẩm nhiệt đới
  8. d ) Dựa vào tác động của con người - Rừng tự nhiên - Rừng nhân tạo e) Dựa vào nguồn gốc - Rừng chồi - Rừng hạt f) Theo tuổi - Rừng non - Rừng sào - Rừng trung niên - Rừng già
  9. II) Tầm quan trọng của rừng 1) Lý do chọn đề tài: Hiện trạng phát triển rừng ở Việt Nam: Rừng nước ta ngày càng suy giảm về diện tích và chất lượng, tỉ lệ che phủ thực vật dưới ngưỡng cho phép về mặt sinh thái trong khi diện tích nước ta có đến ¾ là đồi núi, khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa thất thường => Rừng rất quan trọng trong điều hòa cân bằng sinh thái.
  10. - Hiện nay, nạn phá rừng ở nước ta đã đạt đến mức báo động, phá rừng theo cách đơn giản để làm nương rẫy, phá rừng để tìm kiếm khoáng sản, phá rừng lấy gỗ... làm hủy hoại lá phổi xanh của đất nước đồng thời gây ra những hệ lụy nghiêm trọng về kinh tế, môi trường, xã hội, làm thu hẹp môi trường sống của các loài sinh vật khác… Theo thống kê của cục kiểm lâm vào ngày 12/9/2009 cả nước có hơn 4125,74 ha rừng bị tàn phá
  11. - Đặt trong bối cảnh trái đất đang đối mặt với những diễn biến phức tạp, hậu quả khủng khiếp của biến đổi khí hậu mang tính toàn cầu: bão lụt, sóng thần… và hệ quả từ hiệu ứng nhà kính . Trong khi đó những giá trị và vai trò của rừng mang đến là vô cùng to lớn nhưng lại chưa được xem trọng, chưa được quan tâm khai thác đúng cách.
  12. => Nghiên cứu và làm rõ chủ đề nhằm làm rõ vai trò, giá trị của rừng giúp chúng ta có cái nhìn tổng thể, quan tâm, chú trọng đến việc bảo vệ và khai thác tài nguyên rừng một cách hợp lí hơn
  13. 2) Vai trò, giá trị của rừng 2.1 Về môi trường a) Khí hậu - Rừng có tác dụng điều hòa khí hậu toàn cầu thông qua việc làm giảm đáng kể lượng nhiệt chiếu từ mặt trời xuống bề mặt trái đất do độ che phủ của tán rừng là rất lớn so với các loại hình đất sử dụng khác.
  14. - Rừng có vai trò hết sức quan trọng trong việc duy trì chu trình cacbon trên trái đất mà nhờ đó nó có tác động trực tiếp, làm hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của sự biến đổi khí hậu toàn cầu.
  15. Thực vật sống mà chủ yếu là các hệ sinh thái rừng có khả năng giữ lại và tích trữ lượng lớn cácbon trong khí quyển, vì thế sự tồn tại của thực vật và các hệ sinh thái rừng có vai trò đáng kẻ trong việc chống lại hiện tượng ẩm lên toàn cầu và do đó góp phần ổn định khí hậu Theo thống kê, toàn bộ diện tích rừng thế giới lưu giữ khoảng 283 Giga tấn cacbon trong sinh khối và trong toàn hệ sinh thái rừng là 638 Giga tấn (gồm cả trữ lượng cacbon trong đất tính đến độ sâu 30cm). lượng cacbon này lớn hơn nhiều so với lượng cacbon trong khí quyển.
  16. b) Đối với đất đai - Rừng giúp bảo vệ độ phì nhiêu và bồi dưỡng tiềm năng của đất: ở vùng có đủ rừng thì dòng chảy bị chế ngự, do đó ngăn được sự bào mòn đất, nhất là trên các vùng đồi núi dốc. Nhờ tác dụng này của thảm thực vật rừng mà lớp đất mặt không bị mỏng, mọi đặc tính lí hóa và vi sinh vật học của đất không bị phá hủy, độ phì nhiêu được duy trì.
  17. -Rừng còn tạo, cung cấp chất hữu cơ cho đất nhờ hoạt động phân hủy xác động thực vật… của vi sinh vật trong đất => Thể hiện quy luật tác động qua lại: rừng tốt tạo ra đất tốt, đất tốt nuôi lại rừng.
  18. Nếu rừng bị tàn phá, đất sẽ bị xói mòn, quá trình đất mất mùn và thoái hóa sẽ diễn ra rất nhanh chóng và mãnh liệt. Ước tính ở nơi rừng bị phá hoang trơ đất trống mỗi năm bị rửa trôi mất khoảng 10 tấn mùn/ha. Đồng thời các quá trình feralitic, tích tụ sắt, nhôm, hình thành kết vón, tạo đá ong.. lại tăng cường lên làm cho đất mất tính chất hóa lí, mất vi sinh vật, không giữ được nước, dễ bị khô hạn, thiếu chất dinh dưỡng, đôi khi dẫn đến trơ cằn sỏi đá, trở thành hoang mạc. VD: Lượng đất xói mòn của vùng đất có rừng chỉ bằng 10% so với lượng đất xói mòn của vùng đất không có rừng.
  19. c) Đối với các tài nguyên khác: Tác dụng bảo vệ, phòng hộ - Rừng tham gia vào điều tiết khí hậu, giảm tình trạng nóng lên toàn cầu: nhiệt độ không khí trong rừng thường thấp hơn nhiệt độ đất trống khoảng 3-5 độ.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2