intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bàn về quá trình tự học và phương pháp tự học của sinh viên

Chia sẻ: Nguyễn Văn H | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

70
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết dưới đây đề cập đến nội dung của phương pháp tự học và phương pháp dạy tự học cho sinh viên, nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo. Tự học là hình thức học tập không thể thiếu được của sinh viên đang học tập tại các trường đại học. Tổ chức hoạt động tự học một cách hợp lý, khoa học, có chất lượng, hiệu quả là trách nhiệm không chỉ ở người học mà còn là sự nghiệp đào tạo của nhà trường.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bàn về quá trình tự học và phương pháp tự học của sinh viên

Bàn về quá trình . . .<br /> <br /> Nghiên cứu – Trao đổi<br /> BÀN VỀ QUÁ TRÌNH TỰ HỌC VÀ PHƯƠNG PHÁP<br /> TỰ HỌC CỦA SINH VIÊN<br /> Lê Thị Hiền*<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> <br /> Tự học là hình thức học tập không thể thiếu được của sinh viên đang học tập tại các trường<br /> đại học. Tổ chức hoạt động tự học một cách hợp lý, khoa học, có chất lượng, hiệu quả là trách<br /> nhiệm không chỉ ở người học mà còn là sự nghiệp đào tạo của nhà trường. Bài viết dưới đây đề cập<br /> đến nội dung của phương pháp tự học và phương pháp dạy tự học cho sinh viên, nhằm góp phần<br /> nâng cao chất lượng đào tạo.<br /> Từ khóa: tự học, phương pháp, khoa học, chất lượng đào tạo.<br /> <br /> DISCUSSION ON SELT – STUDY PROCESS AND METHOD<br /> FOR STUDENTS<br /> ABSTRACT<br /> Self - study has become indispensable to students studying in university. Organize a<br /> reasonable, scientific and efficient quality self - study activity constitute a task not only for the<br /> learner but also the school’s cause of training. The following articles will cover the method for self<br /> – study and teaching with the aim of making contributions to enhance the training quality.<br /> Keywords: self – study, method, scientific, training quality<br /> <br /> 1. Đặt vấn đề<br /> Trong lịch sử giáo dục nước ta, việc đổi<br /> mới mục tiêu, chương trình, nội dung giáo dục<br /> luôn được quan tâm qua từng giai đoạn phát<br /> triển. Để đạt được mục tiêu giáo dục đòi hỏi<br /> người dạy – người học phải hợp tác với nhau,<br /> trong đó người học phải có phương pháp suy<br /> nghĩ, suy luận, phương pháp giải quyết vấn đề<br /> đúng đắn để tiếp thu kiến thức đã học. Muốn<br /> vậy, người học phải tích cực, chủ động, độc<br /> lập suy nghĩ, phải có cách học tập hợp lí. Chủ<br /> *<br /> <br /> tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Về cách học phải<br /> lấy tự học làm cốt”21.<br /> Để đáp ứng nguồn nhân lực phục vụ sự<br /> nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đòi hỏi<br /> chúng ta phải đầu tư cho giáo dục, xem “giáo<br /> dục là quốc sách hàng đầu”. Ngành giáo dục<br /> phải không ngừng nâng cao chất lượng để<br /> thực hiện mục tiêu chiến lược nâng cao dân<br /> trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho<br /> đất nước. Chất lượng giáo dục phụ thuộc vào<br /> quá trình dạy học – hoạt động dạy của thầy<br /> <br /> ThS. GV. Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Bình Dương<br /> Hồ Chí Minh toàn tập - tập 5, tr.273, NXB CTQG H.2000<br /> <br /> 21<br /> <br /> 79<br /> <br /> Taïp chí Kinh teá - Kyõ thuaät<br /> <br /> và hoạt động học của trò. Trong quá trình đó,<br /> dưới sự lãnh đạo của tổ chức, điều khiển của<br /> thầy và trò, thầy và trò tự giác, chủ động tích<br /> cực tự tổ chức quá trình nhận thức nhằm thực<br /> hiện các nhiệm vụ học tập. Trong thư gửi Hội<br /> thảo khoa học nghiên cứu và tự học, nguyên<br /> Tổng Bí thư Trung ương Đảng Đỗ Mười có<br /> viết: “Chất lượng và hiệu quả giáo dục được<br /> nâng lên khi tạo ra được năng lực sáng tạo của<br /> người học, khi biến quá trình giáo dục thành<br /> quá trình tự giáo dục. Qui mô giáo dục được<br /> mở rộng khi có phong trào toàn dân tự học”.<br /> Tự học là con đường tốt nhất giúp cho<br /> người học, mỗi sinh viên hiểu biết sâu sắc và<br /> làm phong phú thêm kiến thức của mình, giúp<br /> họ sáng tạo ra những giá trị để góp phần xây<br /> dựng cuộc sống.<br /> Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai, Ban chấp<br /> hành Trung ương Đảng khóa VIII đã khẳng<br /> định: “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo<br /> dục đào tạo, bảo đảm điều kiện và thời gian<br /> tự học, tự nghiên cứu cho học sinh, nhất là<br /> sinh viên đại học phát triển mạnh mẽ phong<br /> trào tự học, tự đào tạo thường xuyên và rộng<br /> khắp trong toàn dân, nhất là thanh niên”.<br /> Luật giáo dục (2005) nêu rõ: Phương pháp<br /> giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác,<br /> chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi<br /> dưỡng cho người học năng lực tự học, khả<br /> năng thực hành, lòng say mê học tập và y chí<br /> vươn lên.<br /> Trên tinh thần ấy, rõ ràng Đảng ta đã coi<br /> tự học, tự đào tạo là vấn đề mấu chốt có vị<br /> trí cực kì quan trọng trong chiến lược giáo<br /> dục - đào tạo của đất nước. Trong khuôn khổ<br /> bài viết này chúng tôi muốn tập trung đề cập<br /> những vấn đề liên quan đến khái niệm tự học,<br /> nội dung hoạt động tự học, các hình thức dạy<br /> tự học, đặc biệt là quan tâm đến các biện pháp<br /> rèn luyện kĩ năng tự học cho sinh viên. Để từ<br /> <br /> đó thúc đẩy quá trình rèn luyện kĩ năng tự học<br /> cho sinh viên, góp phần vào công cuộc đổi<br /> mới phương pháp dạy học, không ngừng nâng<br /> cao chất lượng đào tạo của nhà trường.<br /> 2. Khái niệm tự học<br /> Trong tập bài giảng chuyên đề Dạy tự<br /> học cho SV trong các nhà trường Trung học<br /> chuyên nghiệp và Cao đẳng, Đại học GS –<br /> TSKH Thái Duy Tuyên viết: “Tự học là hoạt<br /> động độc lập chiếm lĩnh kiến thức, kỹ năng, kỹ<br /> xảo, là tự mình động não, suy nghĩ, sử dụng<br /> các năng lực trí tuệ (quan sát, so sánh, phân<br /> tích, tổng hợp…)cùng các phẩm chất động cơ,<br /> tình cảm để chiếm lĩnh tri thức một lĩnh vực<br /> hiểu biết nào đó hay những kinh nghiệm lịch<br /> sử, xã hội của nhân loại, biến nó thành sở hữu<br /> của chính bản thân người học”.<br /> Tác giả Nguyễn Kỳ ở Tạp chí Nghiên cứu<br /> giáo dục số 7/ 1998 cũng bàn về khái niệm tự<br /> học: “Tự học là người học tích cực chủ động,<br /> tự mình tìm ra tri thức kinh nghiệm bằng hành<br /> động của mình, tự thể hiện mình. Tự học là tự<br /> đặt mình vào tình huống học, vào vị trí nghiên<br /> cứu, xử lý các tình huống, giải quyết các vấn<br /> đề, thử nghiệm các giải pháp…Tự học thuộc<br /> quá trình cá nhân hóa việc học”.<br /> Từ các quan niệm trên đây có thể nhận<br /> thấy rằng: Tự học là quá trình tự thân chiếm<br /> lĩnh những tri thức, tự trau dồi kỹ năng, tự bồi<br /> dưỡng tâm hồn của mình ở mọi lúc, mọi nơi.<br /> 3. Vai trò của tự học<br /> 3.1 Tự học là mục tiêu cơ bản của quá<br /> trình dạy học<br /> Từ lâu các nhà sư phạm đã nhận thức rõ<br /> ý nghĩa của phương pháp dạy tự học. Trong<br /> quá trình hoạt động dạy học giảng viên không<br /> chỉ dừng lại ở việc truyền thụ những tri thức<br /> có sẵn, chỉ cần yêu cầu sinh viên ghi nhớ mà<br /> quan trọng hơn là phải định hướng, tổ chức<br /> cho sinh viên tự mình khám phá ra những qui<br /> 80<br /> <br /> Bàn về quá trình . . .<br /> <br /> luật, thuộc tính mới của các vấn đề khoa học,<br /> giúp sinh viên không chỉ nắm bắt được tri thức<br /> mà còn biết cách tìm đến những tri thức ấy.<br /> 3.2. Bồi dưỡng năng lực tự học là<br /> phương pháp tốt nhất để tạo ra động lực<br /> mạnh mẽ cho quá trình học tập<br /> Một trong những phẩm chất quan trọng<br /> của mỗi cá nhân là tính tích cực, sự chủ động<br /> sáng tạo trong mọi hoàn cảnh.Và, một trong<br /> những nhiệm vụ quan trọng của giáo dục<br /> là hình thành phẩm chất đó cho người học.<br /> Bởi từ đó nền giáo dục mới mong đào tạo ra<br /> những lớp người năng động, sáng tạo, thích<br /> ứng với mọi thị trường lao động, góp phần<br /> phát triển cộng đồng. Có thể xem tính tích cực<br /> (hình thành từ năng lực tự học) như một điều<br /> kiện, kết quả của sự phát triển nhân cách thế<br /> hệ trẻ trong xã hội hiện đại. Trong đó hoạt<br /> động tự học là những biểu hiện sự gắng sức<br /> cao về nhiều mặt của từng cá nhân người học<br /> trong quá trình nhận thức thông qua sự hưng<br /> phấn tích cực. Mà hưng phấn chính là tiền đề<br /> cho mọi hứng thú trong học tập. Có hứng thú<br /> người học mới có được sự tự giác say mê tìm<br /> tòi nghiên cứu khám phá. Hứng thú là động<br /> lực dẫn tới tự giác. Tính tích cực của con<br /> người chỉ được hình thành trên cơ sở sự phối<br /> hợp ngẫu nhiên giữa hứng thú với tự giác. Nó<br /> bảo đảm cho sự định hình tính độc lập trong<br /> học tập.<br /> 3.3. Tự học giúp cho mọi người có thể<br /> chủ động học tập suốt đời<br /> Học tập để khẳng định năng lực phẩm<br /> chất và để cống hiến. Tự học giúp con người<br /> thích ứng với mọi biến cố của sự phát triển<br /> kinh tế - xã hội. Bằng con đường tự học mỗi<br /> cá nhân sẽ không cảm thấy bị lạc hậu so với<br /> thời cuộc, thích ứng và bắt nhịp nhanh với<br /> những tình huống mới lạ mà cuộc sống hiện<br /> đại mang đến, kể cả những thách thức to lớn<br /> <br /> từ môi trường nghề nghiệp. Nếu rèn luyện<br /> cho người học có được phương pháp, kĩ năng<br /> tự học, biết linh hoạt vận dụng những điều<br /> đã học vào thực tiễn thì sẽ tạo cho họ lòng<br /> ham học, nhờ đó kết quả học tập sẽ ngày càng<br /> được nâng cao.<br /> Với những lý do nêu trên có thể nhận thấy,<br /> nếu xây dựng được phương pháp tự học, đặc<br /> biệt là sự tự giác, ý chí tích cực chủ động sáng<br /> tạo sẽ khơi dậy năng lực tiềm tàng, tạo ra động<br /> lực nội sinh to lớn cho người học.<br /> 4. Nội dung của quá trình tự học<br /> 4.1. Xây dựng động cơ học tập<br /> Khơi gợi hứng thú học tập để trên cơ sở<br /> đó ý thức tốt về nhu cầu học tập. Người học<br /> tự xây dựng cho mình động cơ học tập đúng<br /> đắn là việc cần làm đầu tiên. Bởi vì, thành<br /> công không bao giờ là kết quả của một quá<br /> trình ngẫu hứng tùy tiện thiếu tính toán, kể cả<br /> trong học tập lẫn nghiên cứu. Nhu cầu xã hội<br /> và thị trường lao động hiện tại đặt ra cho mỗi<br /> người những tố chất cần thiết chứ không phải<br /> là những điểm số đẹp, những chứng chỉ như<br /> vật trang sức vào đời mà không có thực lực vì<br /> động cơ học tập lệch lạc. Có động cơ học tập<br /> tốt khiến cho người ta luôn tự giác say mê,<br /> học tập với những mục tiêu cụ thể rõ ràng với<br /> một niềm vui sáng tạo bất tận.<br /> Trong rất nhiều động cơ học tập của SV,<br /> có thể khuôn tách thành hai nhóm cơ bản:<br /> - Các động cơ hứng thú nhận thức.<br /> - Các động cơ trách nhiệm trong học tập.<br /> Thông thường các động cơ hứng thú nhận<br /> thức hình thành và đến được với người học<br /> một cách tự nhiên khi bài học có nội dung mới<br /> lạ, thú vị, bất ngờ và chứa nhiều những yếu tố<br /> nghịch lý, gợi sự tò mò. Động cơ này sẽ xuất<br /> hiện thường xuyên khi giảng viên biết tăng<br /> cường tổ chức các trò chơi nhận thức, các<br /> cuộc thảo luận hay các biện pháp kích thích<br /> 81<br /> <br /> Taïp chí Kinh teá - Kyõ thuaät<br /> <br /> tính tự giác tích cực từ người học.<br /> Động cơ nhiệm vụ và trách nhiệm thì bắt<br /> buộc người học phải liên hệ với ý thức về ý<br /> nghĩa xã hội của sự học. Giống như nghĩa<br /> vụ đối với Tổ quốc, trách nhiệm đối với gia<br /> đình, thầy cô, uy tín danh dự trước bạn bè…<br /> Từ đó các em mới có ý thức kỉ luật trong học<br /> tập, nghiêm túc tự giác thực hiện mọi nhiệm<br /> vụ học tập, những yêu cầu từ giảng viên, phụ<br /> huynh, tôn trọng mọi chế định của xã hội và<br /> sự điều chỉnh của dư luận.<br /> Cả hai động cơ trên không phải là một<br /> quá trình hình thành tự phát, cũng chẳng được<br /> đem lại từ bên ngoài mà nó hình thành và phát<br /> triển một cách tự giác thầm lặng từ bên trong.<br /> Do vậy người giảng viên phải tùy đặc điểm<br /> môn học, tùy đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi<br /> của đối tượng để tìm ra những biện pháp thích<br /> hợp nhằm khơi dây hứng thú học tập và năng<br /> lực tiềm tàng nơi sinh viên. Và, điều quan<br /> trọng hơn là tạo mọi điều kiện để các em tự<br /> kích thích động cơ học tập của mình.<br /> Đối với phần đông những người trẻ, việc<br /> tạm gác những thú vui, những trò giải trí hấp<br /> dẫn nhất thời để toàn tâm toàn sức cho việc<br /> học là hai điều có ranh giới vô cùng mỏng<br /> manh. Nó đòi hỏi sự quyết tâm cao và một ý<br /> chí mạnh mẽ cùng nghị lực đủ để chiến thắng<br /> chính bản thân mình. Đối với người trưởng<br /> thành, khi mục đích cuộc đời đã rõ, ý thức<br /> trách nhiệm đối với công việc đã được xác<br /> định và sự học đã trở thành niềm vui thì việc<br /> xác định động cơ thái độ học tập nói chung<br /> không khó khăn như thế hệ trẻ. Tuy nhiên<br /> không phải là hoàn toàn không có. Vì suy cho<br /> cùng ai cũng có những nhu cầu riêng và từ<br /> đó có những hứng thú khác nhau. Vấn đề là<br /> phải biết kết hợp biện chứng giữa nội sinh và<br /> ngoại sinh, tức là hứng thú nhận thức, hứng<br /> thú trách nhiệm được đánh thức, khơi dậy trên<br /> <br /> cơ sở những điều kiện tốt từ bên ngoài. Trong<br /> đó người thầy đóng vai trò chủ đạo.<br /> 4.1.1 Xây dựng kế hoạch học tập<br /> Đối với bất kỳ ai muốn việc học thật sự có<br /> hiệu quả thì mục đích, nhiệm vụ và kế hoạch<br /> học tập phải được xây dựng cụ thể, rõ ràng.<br /> Trong đó kế hoạch phải được xác định với tính<br /> hướng đích cao. Tức là kế hoạch ngắn hạn,<br /> dài hơi thậm chí từng môn, từng phần phải<br /> được tạo lập thật rõ ràng, nhất quán cho từng<br /> thời điểm từng giai đoạn cụ thể sao cho phù<br /> hợp với điều kiện hoàn cảnh của mình. Vấn<br /> đề kế tiếp là phải chọn đúng trọng tâm, cái<br /> gì là cốt lõi là quan trọng để ưu tiên tác động<br /> trực tiếp và dành thời gian công sức cho nó.<br /> Nếu việc học dàn trải thiếu tập trung thì chắc<br /> chắn hiệu quả sẽ không cao. Sau khi đã xác<br /> định được trọng tâm, phải sắp xếp các phần<br /> việc một cách hợp lý logic về cả nội dung lẫn<br /> thời gian, đặc biệt cần tập trung hoàn thành<br /> dứt điểm từng phần, từng hạng mục theo thứ<br /> tự được thể hiện chi tiết trong kế hoạch. Điều<br /> đó sẽ giúp quá trình tiến hành việc học được<br /> trôi chảy thuận lợi.<br /> 4.1.2 Tự mình nắm vững nội dung tri thức<br /> Đây là giai đoạn quyết định và chiếm<br /> nhiều thời gian công sức nhất. Khối lượng<br /> kiến thức và các kỹ năng được hình thành<br /> nhanh hay chậm, nắm bắt vấn đề nông hay<br /> sâu, rộng hay hẹp, có bề vững không… tùy<br /> thuộc vào nội lực của chính bản thân người<br /> học trong bước mang tính đột phá này. Nó bao<br /> gồm các hoạt động:<br /> - Tiếp cận thông tin: Lựa chọn và chủ động<br /> tiếp nhận thông tin từ nhiều nguồn khác nhau<br /> và từ những hoạt động đã được xác định như<br /> đọc sách, nghe giảng, xem truyền hình, tra cứu<br /> từ Internet, seminar, hội thảo, làm thí nghiệm,<br /> quan sát, điều tra… Trong hoạt động này rất<br /> cần có sự tỉnh táo để chọn lọc thông tin một<br /> 82<br /> <br /> Bàn về quá trình . . .<br /> <br /> cách thông minh và linh hoạt. Xã hội hiện đại<br /> đang khiến phần lớn sinh viên rời xa sách và<br /> chỉ quan tâm đến các phương tiện nghe nhìn<br /> khác. Đơn giản vì nó thỏa mãn trí tò mò, giúp<br /> cho tai nghe, mắt thấy tức thời. Đó là chưa kể<br /> đến sự nhiễu loạn thông tin mà nếu không vững<br /> vàng thì giới trẻ sẽ rất dễ sa vào những cạm bẫy<br /> thiếu lành mạnh, ảnh hưởng trực tiếp đến sự<br /> phát triển nhân cách, tâm hồn. Trong lúc từ cổ<br /> chí kim, muốn làm chủ tri thức nhân loại thì<br /> con đường tốt nhất của mọi người là đọc sách.<br /> Đọc sách là phương pháp tự học rẻ tiền và hiệu<br /> quả nhất. Khi làm việc với sách ta phải sử dụng<br /> năng lực tổng hợp toàn diện và có sự xuất hiện<br /> của hoạt động của trí não, một hoạt động tối ưu<br /> trong quá trình tự học. Do vậy, rèn luyện thói<br /> quen đọc sách là một công việc không thể tách<br /> rời trong yêu cầu tự học. Ngoài việc tiếp nhận<br /> tri thức còn phải biết đối thoại, gợi mở, thắc<br /> mắc hay đề xuất những vấn đề cần lưu ý sau<br /> khi đọc sách, hoặc chí ít là học cách viết, lối<br /> diễn đạt từ những cuốn sách hay. Đó là cách<br /> đọc sáng tạo. Khác với sự giải trí đơn giản hay<br /> cảm nhận thông thường.<br /> - Xử lý thông tin: Việc xử lý thông tin<br /> trong quá trình tự học không bao giờ diễn ra<br /> trong vô thức mà cần có sự gia công, xử lí<br /> mới có thể sử dụng được. Quá trình này có thể<br /> được tiến hành thông qua việc phân tích, đánh<br /> giá, tóm lược, tổng hợp, so sánh…<br /> - Vận dụng tri thức, thông tin: Trong việc<br /> vận dụng thông tin tri thức khoa học để giải<br /> quyết các vấn đề liên quan như thực hành bài<br /> tập, thảo luận, xử lý các tình huống, viết bài<br /> thu hoạch, báo cáo khoa học, tổng thuật… sinh<br /> viên thường gặp rất nhiều khó khăn. Có lúc tìm<br /> được một khối lượng lớn tư liệu nhưng việc tập<br /> hợp phân loại nội dung để kiến giải một vấn<br /> đề lại không thực hiện được. Trong trường hợp<br /> này cần khoanh vùng vấn đề trong một giới<br /> <br /> hạn đừng quá rộng. Chỉ cần tập trung đào sâu<br /> một vấn đề nào đó nhằm phát hiện ra cái mới<br /> có giá trị thực tiễn là đáp ứng yêu cầu. Trong<br /> khâu này việc lựa chọn và thay đổi hình thức<br /> tư duy để tìm ra cách thức tối ưu nhất cho đối<br /> tượng nghiên cứu cũng rất cần thiết.<br /> - Trao đổi, phổ biến thông tin: Việc trao<br /> đổi kinh nghiệm, chia sẻ thông tin tri thức hay<br /> diễn ngôn theo yêu cầu thông qua các hình<br /> thức: hội thảo, báo cáo khoa học, thảo luận,<br /> thuyết trình, tranh luận… là công việc cuối<br /> cùng của quá trình tiếp nhận tri thức. Hoạt<br /> động này giúp người học có thể hình thành và<br /> phát triển kỹ năng trình bày (bằng lời nói hay<br /> văn bản) cho người học. Giúp người học chủ<br /> động, tự tin trong giao tiếp ứng xử, phát triển<br /> năng lực hợp tác và làm việc nhóm tốt.<br /> 4.2. Tự kiểm tra đánh giá kết quả học tập<br /> Việc nhìn nhận kết quả học tập được thực<br /> hiện bằng nhiều hình thức: Dùng các thang<br /> đo mức độ đáp ứng yêu cầu của GV, bản thân<br /> tự đánh giá, sự đánh giá nhận xét của tập thể<br /> thông qua thảo luận, tự đối chiếu so sánh với<br /> mục tiêu đặt ra ban đầu… Tất cả đều mang<br /> một ý nghĩa tích cực, cần được quan tâm<br /> thường xuyên. Thông qua nó người học tự đối<br /> thoại để thẩm định mình, hiểu được cái gì làm<br /> được, điều gì chưa thỏa mãn nhu cầu học tập<br /> nghiên cứu để từ đó có hướng khắc phục hay<br /> phát huy.<br /> Vấn đề tự học rõ ràng không hề đơn giản.<br /> Muốn hoạt động học tập có hiệu quả nhất thiết<br /> sinh viên phải chủ động tự giác học tập bất<br /> cứ lúc nào có thể bằng chính nội lực của bản<br /> thân. Vì nội lực mới chính là nhân tố quyết<br /> định cho sự phát triển. Ngoài ra, rất cần tới<br /> vai trò của người thầy với tư cách là ngoại lực<br /> trong việc trang bị cho sinh viên một hệ thống<br /> tri thức, kỹ năng, thái độ cùng với phương<br /> pháp tự học cụ thể, khoa học. Nhờ đó hoạt<br /> 83<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2