intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bộ 9 đề thi giữa học kì 2 môn Hóa học lớp 12 năm 2020-2021 có đáp án

Chia sẻ: Hoamaudon | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:44

41
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các em học sinh tham khảo Bộ 9 đề thi giữa học kì 2 môn Hóa học lớp 12 năm 2020-2021 có đáp án sau đây để biết được cấu trúc đề thi giữa học kì 2 cũng như những dạng bài chính được đưa ra trong đề thi. Từ đó, giúp các em học sinh có kế hoạch học tập và ôn thi hiệu quả.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bộ 9 đề thi giữa học kì 2 môn Hóa học lớp 12 năm 2020-2021 có đáp án

Đề thi giữa học kì 2 môn Hóa học lớp 12 năm 2020-2021

1. Đề thi giữa học kì 2 môn Hóa học lớp 12 – Sở GD&ĐT Hưng Yên

Câu 1. Kim loại nào sau đây không phải là kim loại kiềm?
A. Na      B. Li        C. Ba      D. K 
Câu 2. Chọn kim loại có tính khử mạnh nhất trong các kim loại sau : 
A. Na      B. K        C. Li      D. Rb 
Câu 3. Chọn phản ứng hóa học đặc trưng nhất của kim loại kiềm: 
A. tác dụng với nước        B. tác dụng với oxi 
C. tác dụng với axit        D. tác dụng với dung dịch muối 
Câu 4. Phương pháp nào sau đây có thể dùng để điều chế các kim loại nhóm IIA? 
A. nhiệt luyện         B. thủy luyện 
C. điện phân nóng chảy      D. điện phân dung dịch 
Câu 5. Nước cứng là nước chứa nhiều ion nào sau đây? 
A. Ca2+, Mg2+                         B. Na+ , K+
C. CO3 2- , HCO3 -                  D. Cl- , SO4 2-
Câu 6. Dung dịch nào sau đây không xuất hiện kết tủa khi được đun nóng? 
A. nước cứng tạm thời         B. nước cứng vĩnh cửu 
C. nước cứng toàn phần      D. dung dịch Ca(HCO3)2 
Câu 7. Dung dịch loãng của chất nào sau đây được gọi là nước vôi trong? 
A. CaO    B. CaCO3    C. CaSO4      D. Ca(OH)2 
Câu 8. Kim loại được điều chế từ quặng boxit là: 
A. Natri    B. nhôm    C. đồng      D. canxi 
Câu 9. Trong các chất sau đây, chất nào không có tính chất lưỡng tính? 
A. Al(OH)3    B. Al2O3    C. Al2(SO4)3    D. NaHCO3 
Câu 10. Tính chất nào sau đây không phải của kim loại nhôm? 
A. tan trong nước        B. Dẫn nhiệt tốt 
C. tan trong dung dịch NaOH     D. Màu trắng bạc 
Câu 11. Hiện tượng nào đã xảy ra khi cho Na kim loại vào dung dịch CuSO4? 
A. Có khí không màu thoát ra và có kết tủa màu xanh      B. Có kết tủa màu đỏ 
C. có khí không màu thoát ra và có kết tủa màu đỏ          D. có kết tủa màu đỏ và kết tủa màu xanh
Câu 12. Cho a mol CO2 hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch chứa 2a mol KOH. Dung dịch sau phản ứng có giá trị pH là:
A. = 7     B. < 7        C. > 7      D. = 0 
Câu 13. Cách nào sau đây có thể dùng để làm mềm nước cứng toàn phần? 
A. đun sôi nước        B. dùng Ca(OH)2 vừa đủ 
C. dùng Na2CO3 vừa đủ      D. dùng MgSO4 vừa đủ 
Câu 14. Hiện tượng “nước chảy đá mòn”  có 1 phần nguyên nhân  là do xảy ra phản ứng nào sau đây?
A. CaCO3 + CO2 + H2O → Ca(HCO3)2
B. Ca(HCO3)2 → CaCO3↓ + CO2↑ + H2O
C. Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3↓ + H2O
D. Ca(OH)2 + 2CO2 → Ca(HCO3)2
Câu 15. Có 3 chất rắn: Al, Al2O3, Mg, chỉ dùng dung dịch nào sau đây có thể phân biệt 3 chất trên? 
A. dd HCl    B. dd HNO3      C. dd CuSO4       D. dd NaOH 
Câu 16. Hiện tượng xảy ra khi cho từ từ dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch AlCl3 là: 
A. lúc đầu có kết tủa keo trắng, sau đó kết tủa tan hết 
B. Lúc đầu có kết tủa keo trắng, sau đó kết tủa tan một phần 
C. xuất hiện kết tủa keo trắng và kết tủa không bị hoà tan 
D. có phản ứng xảy ra nhưng không quan sát được hiện tượng 
Câu 17. Phản ứng nào sau đây chứng tỏ Al2O3  là oxit axit? 
A. Al2O3 + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2O            B. Al2O3 + 2KOH → 2KAlO2 + H2O 
C. Al2O3 + 6HNO3 → Al(NO3)3 + 3H2O    D. 2Al2O3 → 4Al + 3O2 
Câu 18. Cho 2,3g kim loại Na vào cốc chứa 22,8g nước. Tính nồng độ phần trăm của dung dịch thu được sau phản ứng. 
A. 16,0%    B. 15,94%      C. 9,2%    D. 17,54% 
Câu 19. Cho 6,08g hỗn hợp X gồm 2 kim loại thuộc 2 chu kì liên tiếp của nhóm IIA vào dung dịch H2SO4 loãng dư, sau khi phản ứng kết thúc thu được 4,48 lít khí (ở đktc). Hai kim loại trong hỗn hợp X là: 
A. Be và Mg        B. Ca và Sr       C. Mg và Ca        D. Sr và Ba  
Câu 20. Dung dịch X có chứa: Mg2+, Ba2+,Ca2+ , và 0,15 mol Cl- , 0,25 mol NO3 - . Thêm V ml dung dịch K2CO3 2M vào dung dịch X thì thu được lượng kết tủa lớn nhất. Giá trị nhỏ nhất của V là:
A. 100ml      B. 200ml    C. 300ml      D. 400ml 
Câu 21. Ngâm 1 lá nhôm nặng 50g vào dung dịch CuSO4, sau 1 thời gian phản ứng, lấy lá nhôm ra, rửa nhẹ, sấy khô, cân lại, thấy khối lượng lá nhôm là 52,07g. Tính khối lượng kim loại Cu sinh ra. 
A. 2,07g    B. 0,96g    C. 1,92g    D. 2,88g 
Câu 22. Cho m gam hỗn hợp X gồm bột Al và bột Mg vào dung dịch HCl dư, thu được 10,08 lít khí. Mặt khác, cho m gam hỗn hợp X vào dung dịch NaOH dư tác dụng 6,72 lít khí. Biết các thể tích khí đo ở đktc. Tính m. 
A. 11,7g    B. 9g      C. 8,85g    D. 7,8g 
Câu 23. Đốt cháy hoàn toàn m gam FeS2 bằng một lượng O2 vừa đủ, thu được khí X. Hấp thụ hết X vào 1 lít dung dịch chứa Ba(OH)2 0,15M và KOH 0,1M, thu được dung dịch Y và 26,04 gam kết tủa. Cho Y vào dung dịch NaOH, thấy xuất hiện thêm kết tủa. Giá trị của m là: 
A. 33,6.                          B. 16,8.                              C. 14,4.                            D. 7,2. 
Câu 24. Cho m gam hỗn hợp X gồm Ba và Al (trong đó Al chiếm 33,007% về khối lượng) tác dụng với H2O dư thu được V  lít khí H2  (ở đktc). Mặt khác, nếu cho m gam hỗn hợp X trên tác dụng với dung dịch NaOH dư thì thu được 10,64 lít H2 (ở đktc). Giá trị của m và V lần lượt là  
A. 20,45 và 10,64.      B. 19,1 và 8,96.    C. 20,45 và 8,96.    D. 19,1 và 6,72. 
Câu 25. Cho 6,3 gam hỗn hợp Al, Mg tỉ lệ mol 2 : 3 tan hết trong dung dịch chứa KNO3 và HCl. Sau phản ứng thu được dung dịch A chỉ chứa m gam hỗn hợp các muối trung hòa và 4,48 lít hỗn hợp khí B gồm NO và H2. Khí B có tỉ khối so với H2 bằng 8. Giá trị của m gần giá trị nào nhất? 
  A. 37                        B. 36                      C. 38                        D. 35


2. Đề thi giữa học kì 2 môn Hóa học lớp 12 - Trường THPT Mạc Đĩnh Chi


I. TRẮC NGHIỆM (7 điểm)

Câu 1: Kim loại nào sau đây là kim loại kiềm? 
  A. Al.  B. Ba.  C. Cu.  D. Na. 
Câu 2: Chất không khử được sắt oxit (ở nhiệt độ cao) là 
  A. Cu.  B. CO.  C. Al.  D. H2. 
Câu 3: Khi điều chế kim loại, các ion kim loại đóng vai trò là chất 
  A. cho proton.  B. bị khử.  C. nhận proton.  D. bị oxi hoá. 
Câu 4: Dẫn khí CO2 từ từ đến dư vào dung dịch Ca(OH)2, hiện tượng hoá học xảy ra là 
  A. có kết tủa trắng, kết tủa không tan trong CO2 dư. 
  B. không có kết tủa. 
  C. có kết tủa trắng, kết tủa tan trong CO2 dư. 
  D. có kết tủa, sau đó kết tủa tan một phần. 
Câu 5: Al2O3 phản ứng được với cả hai dung dịch 
  A. NaCl, H2SO4.  B. Na2SO4, KOH.  C. NaOH, HCl.  D. KCl, NaNO3. 
Câu 6: Công thức hóa học của nhôm hiđroxit là 
  A. Al(OH)2.  B. Al2O3.  C. Al2 (SO4)3.  D. Al(OH)3. 
Câu 7: Cho dãy các chất: FeCl3, CuSO4, BaCl2, KNO3, HCl, NaHCO3. Số chất trong dãy phản ứng được 
với dung dịch NaOH là         A. 2.     B. 4.              C. 1.             D. 3. 
Câu 8: Đốt cháy hoàn toàn 8,7 gam hỗn hợp Mg và Al trong khí oxi (dư) thu được 15,1 gam hỗn hợp oxit. Thể tích khí oxi (đktc) đã tham gia phản ứng là 
  A. 17,92 lít.  B. 4,48 lít.  C. 8,96 lít.  D. 11,20 lít. 
Câu 9: Muối dễ bị phân hủy khi đun nóng là 
  A. Ca(HCO3)2.  B. NaCl.  C. Na2SO4.  D. CaCl2. 
Câu 10: Chất có tính lưỡng tính là 
A. NaNO3 . B. NaCl. C. NaOH. D. NaHCO3. 
Câu 11: Số electron lớp ngoài cùng của các nguyên tử kim loại kiềm thổ là 
  A. 3.  B. 1.  C. 2.  D. 4. 
Câu 12: Dung dịch làm quỳ tím chuyển sang màu xanh là 
  A. NaNO3.  B. KOH.  C. NaCl.  D. Na2SO4. 
Câu 13: Vị trí của Al (Z =13) trong bảng hệ thống tuần hoàn là 
  A. chu kì 3, nhóm IIIA.  B. chu kì 2, nhóm IA. 
  C. chu kì 3, nhóm IIA.  D. chu kì 2, nhóm IIIA. 
Câu 14: Cho một mẩu Na vào dung dịch CuCl2 hiện tượng quan sát được 
  A. Có khí thoát ra và xuất hiện kết tủa xanh và sau đó tan ra . 
  B. Có khí thoát ra và xuất hiện kết tủa xanh . 
  C. Có kết tủa màu xanh . 
  D. Có khí thoát ra . 
Câu 15: Dung dịch của chất nào sau đây được gọi là nước vôi trong? 
  A. NaOH.  B. Ca(OH)2.  C. Ba(OH)2.  D. Ca(HCO3)2. 
II. TỰ LUẬN ( 3 điểm)

Bài 1: (1,0đ)  Hoàn thành các phương trình phản ứng sau: 

Bài 2: (0,5 đ)  Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết hai dung dịch sau  NaCl và NaNO3 
Bài 3: (0,5 đ)  Hòa tan m gam Na vào nước dư thu được 5,6 lit khí (đktc). Tính m? 
Bài 4: (1,0 đ)  Hấp thụ hết 6,72 lít CO2(đktc) vào 300 ml dung dịch hỗn hợp NaOH 0,1 M và Ca(OH)2 0,6 M. Thu được m (g) kết tủa và dụng dịch X 
 a.Tính khối lượng kết tủa thu được?  
 b. Để loại bỏ hết ion Ca2+ trong dung dịch X cần một lượng vừa đủ dung dịch chứa (a) gam  Ca(OH)2. Tính giá trị của a


3. Đề thi giữa học kì 2 môn Hóa học lớp 12 - Trường THPT Thị Xã Quảng Trị


Câu 1: Kim loại nào sau đây là kim loại kiềm? 
  A. Mg   B. Al   C. K   D. Fe 
Câu 2: Trong quá trình điện phân dung dịch NaCl, ở cực âm xảy ra 
  A. sự khử ion Na+.             B. sự oxi hoá ion Na+.   
  C. sự khử phân tử nước.   D. sự oxi hoá phân tử nước 
Câu 3: Nội dung nào sau đây không chính xác khi nói về kim loại kiềm: 
  A. các nguyên tố ở nhóm IA đều là kim loại kiềm   
  B. cấu hình electron lớp ngoài cùng là ns1
  C. các nguyên tố kim loại kiềm đều ở nhóm IA   
  D. các kim loại kiềm đều tác dụng được với nước 
Câu 4: Khi nhiệt phân hoàn toàn NaHCO3 thì sản phẩm của phản ứng nhiệt phân là 
  A. NaOH, CO2, H2.   B. Na2O, CO2, H2O.   
  C. Na2CO3, CO2, H2O.   D. NaOH, CO2, H2O. 
Câu 5: Khi cho kim loại Na vào dung dịch CuSO4 thì sẽ xảy ra hiện tượng: 
  A. Ban đầu có xuất hiện kết tủa xanh, sau đó kết tủa tan ra, dung dịch trong suốt. 
  B. Ban đầu có sủi bọt khí, sau đó xuất hiện kết tủa xanh. 
  C. Ban đầu có sủi bọt khí, sau đó có tạo kết tủa xanh, rồi kết tủa tan ra, dd trong suốt. 
  D. Chỉ có sủi bọt khí. 
Câu 6: Nồng độ phần trăm của dung dịch thu được khi cho 4,6 gam Natri tác dụng với 195,6 gam H2O là 
  A. 5,00%  B. 6,00%  C. 4,99%.         D. 4,00% 
Câu 7: Anion gốc axit nào có thể làm mềm nước cứng: 
  A. SO42-            B. Cl-           C. PO43-         D. NO3- 
Câu 8: Nhóm gồm các kim loại tác dụng dễ dàng với nước ở nhiệt độ thường là 
  A. Na, Ba, Ca, K       B. Na, Ba, Be,K       
  C. Fe, Na, Ca, Sr    D. Zn, Al, Be, Cu 
Câu 9: Cho Bari vào các dung dịch sau: NaHCO3, (NH4)2CO3, NaNO3, FeCl2, KHSO4. Số dung dịch tạo kết tủa là 
  A. 5  B. 4  C. 2  D. 3 
Câu 10: Cho dung dịch Ca(OH)2 vào dung dịch Ca(HCO3)2 sẽ 
  A. có kết tủa trắng                   B. có bọt khí thoát ra   
  C. có kết tủa trắng và bọt khí  D. không có hiện tượng gì 
Câu 11: Cho 3,425 gam một kim loại thuộc nhóm IIA tác dụng hết với dung dịch HCl tạo ra 5,2 gam muối clorua. Kim loại đó là kim loại nào sau đây?   
A. Be                 B. Mg                C. Ca            D. Ba
Câu 12: Cặp hợp chất của nhôm trong dãy nào sau đây tác dụng được với cả dung dịch axit và dung dịch kiềm? 
  A. AlCl3 và Al2(SO4)3  B. Al(OH)3 và Al2O3   
  C. Al(NO3)3 và Al(OH)3  D. Al2(SO4)3 và Al2O3 
Câu 13: Chất không có tính chất lưỡng tính là 
  A. NaHCO3.   B. AlCl3.   C. Al(OH)3.       D. Al2O3. 
Câu 14: Hoà tan m gam Al bằng dung dịch HCl (dư), thu được 3,36 lít H2 (ở đktc). Giá trị của m là 
  A. 1,35.             B. 2,70  C. 5,40.                 D. 4,05. 
Câu 15: Cho các dung dịch: NH3, HNO3 loãng, NaOH, Ba(OH)2, K2SO4, NaNO3. Số chất phản ứng được với AlCl3 là 
  A. 3       B. 4       C. 5             D. 6 
Câu 16: Nung hỗn hợp gồm Fe3O4 và Al trong điều kiện không có không khí đến phản ứng hoàn toàn thu hỗn hợp X. Cho X vào dung dịch KOH dư được chất rắn Y, dung dịch Z và khí hidro. X chứa chất nào sau đây? 
  A. Fe, Al2O3, Al.  B. Fe, Al, Fe3O4.   
  C. Fe, Fe3O4, Al2O3  D. Fe. 
Câu 17: Số oxi hóa đặc trưng của Crom trong hợp chất là 
  A.+1, +2, +3, +6    B. +2, +3, +6       
  C. +1, +2, +4, +6   D. +1, +2, +3, +4, +5, +6 
Câu 18: Cấu hình electron không đúng là 
  A. Cr (Z = 24): [Ar] 3d5 4s1.  B. Cr (Z = 24): [Ar] 3d4 4s². 
  C. Cr2+: [Ar] 3d4.                  D. Cr3+: [Ar] 3d³. 
Câu 19: Crom không phản ứng với chất nào sau đây? 
  A. dung dịch HCl                        B. dung dịch NaOH đặc, nóng 
  C. dung dịch HNO3 đặc, nóng  D. dung dịch H2SO4 đặc, nóng 
Câu 20: Hai dung dịch đều phản ứng được với kim loại Fe là 
  A. CuSO4 và ZnCl2.  B. ZnCl2 và FeCl3.   
  C. CuSO4 và HCl.  D. HCl và AlCl3.
Câu 21: Công thức của sắt (III) hiđroxit là 
  A. FeO.  B. Fe(OH)3  C. Fe(OH)2  D. Fe2O3 
Câu 22: Cho ít bột Fe vào dung dịch AgNO3 dư, sau khi kết thúc thí nghiệm thu được dung dịch X gồm 
  A. AgNO3, Fe(NO3)2  B. Fe(NO3)2   
  C. Fe(NO3)3, AgNO3  D. Fe(NO3)3 
Câu 23: Nhúng thanh sắt dư, lần lượt vào các dung dịch sau: CuCl2, AgNO3 , ZnCl2, FeCl3, HCl, HNO3. Số trường hợp xảy ra phản ứng tạo hợp chất sắt (II) là 
  A. 4.  B. 3.  C. 5.  D. 2. 
Câu 24: Ngâm một đinh sắt nặng 10 gam trong dung dịch Cu(NO3)2, sau một thời gian lấy đinh sắt ra, sấy khô, cân nặng 10,8 gam. Số mol sắt tham gia phản ứng là 
  A. 0,05 mol  B. 0,5 mol  C. 1 mol  D. 0,1 mol 
Câu 25: Hoà tan 4,32 gam nhôm kim loại bằng dung dịch HNO3 loãng, dư thu được V lít khí NO (đktc) và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được 35,52 gam muối. Giá trị của V là    
  A. 5,6 lít.   B. 4,48 lít.      C. 3,4048 lít.  D. 2,5088 lít. 


4. Đề thi giữa học kì 2 môn Hóa học lớp 12 - Trường THPT Ngô Gia Tự


Câu 33. Quá trình sản xuất nhôm trong công nghiệp, khí thoát ra là  
  A. Hỗn hợp CO2, CO, O2       B. Hỗn hợp O2, N2
   C. Hỗn hợp CO2, CO             D. O2  
Câu 34. Cho 16,2 gam kim loại M tác dụng với 0,15 mol oxi, chất rắn thu được tác dụng hết với dung dịch HCl tạo ra 0,6 mol H2. Kim loại M là 
  A. Fe   B. Mg  C. Al   D. Ca  
Câu 35. Cấu hình e lớp ngoài cùng nào ứng với kim loại kiềm  
  A. ns2np2 B. ns2np1 . C. ns2np5 . D. ns1 . 
Câu 36. Hòa tan 27,4 gam Ba vào 100ml dung dịch hỗn hợp HCl 2M và CuSO4 3M được m gam kết tủa. Giá trị của m là 
  A. 33,1.  B. 56,4.  C. 12,8.  D. 46,6. 
Câu 37. Dụng cụ bằng chất nào sau đây không nên dùng để chứa dung dịch kiềm? 
  A. Al  B. Cu  C. Fe  D. Ag 
Câu 38. Phản ứng nào sau đây được dùng để sản xuất nhôm trong công nghiệp ? 
 
Câu 39. Dãy các hợp chất vừa tác dụng được với dung dịch HCl, vừa tác được với dung dịch NaOH là 
A. ZnO, Zn(OH)2, NH4Cl B. Zn(OH)2, Al2O3, Na2CO3 C. AlCl3, Al2O3, Al(OH)3 D. Al2O3, ZnO, NaHCO3
Câu 40. Tính chất nào khiến Al có nhiều ứng dụng trong thực tế? 
  A. kim loại nhẹ.  B. nhẹ, dẫn nhiệt tốt, không gỉ. 
  C. dẫn nhiệt tốt.  D. không gỉ. 
Câu 41. Hai chất được dùng để làm mềm nước cứng vĩnh cửu là 
  A. Na2CO3 và HCl           B. NaCl và Ca(OH)2 
  C. Na2CO3 và Na3PO4  D. Na2CO3 và Ca(OH)2
Câu 42. Một nguyên tố X thuộc 4 chu kì đầu của bảng HTTH, mất dễ dàng 3 electron tạo ra ion M3+ có cấu hình giống khí hiếm. Cấu hình electron của nguyên tử X là:  
A. 1s22s22p63s23p64s2 . B. 1s22s22p1 . C. 1s22s22p63s23p1 . D. 1s22s22p63s23p3 . 
Câu 43. Nồng độ phần trăm của dung dịch thu được sau khi hoàn toàn hết 34,5 gam Na trong 150 gam nước là 
  A. 28,27%  B. 32,79%  C. 27,90%  D. 32,52% 
Câu 44. Ở nhiệt độ thường, kim loại kiềm phản ứng với N2 mạnh nhất là 
  A. Na.  B. Cs.  C. K.  D. Li. 
Câu 45. Nhôm có tính chất hoá học gì đặc biệt so với các kim loại khác? 
  A. Phản ứng được với dung dịch axit mạnh 
  B. Phản ứng được với dung dịch muối của những kim loại hoạt động kém hơn 
  C. Phản ứng được với dung dịch bazơ 
  D. Phản ứng được với phi kim tạo ra muối 
Câu 46. Để loại bỏ lớp cặn trong ấm đun nước lâu ngày, người ta có thể dùng dung dịch nào sau đây? 
  A. Giấm ăn.  B. Muối ăn.  C. Cồn 70o.  D. Nước vôi. 
Câu 47. Cho kim loại X vào dung dịch (NH4)2SO4 dư, sau phản ứng tạo một chất rắn không tan và có khí thoát ra. Vậy X là 
  A. Fe  B. Mg  C. Ba  D. Na 
Câu 48. Người ta sử dụng nhiệt của phản ứng đốt cháy than đá để nung vôi, biện pháp nào sau đây không được sử dụng 
để tăng tốc độ phản ứng nung vôi?
   A. Thổi không khí nén vào lò nung vôi.   B. Đập nhỏ đá vôi với kích thước khoảng 10 cm.  
  C. Tăng nồng độ khí cacbonic.                 D. Tăng nhiệt độ phản ứng lên khoảng 900oC.  
Câu 49. Vật liệu thường được dùng để đúc tượng, bó bột khi bị gãy xương là 
  A. CaSO4.  B. CaSO4.2H2O.  C. CaSO4.3H2O.  D. CaSO4.H2O. 
Câu 50. Muốn bảo quản kim loại kiềm người ta ngâm kim loại kiềm trong chất lỏng nào cho dưới đây ? 
  A. dầu hoả  B. glixerol  C. ancol etylic  D. axit axetic 
Câu 51. Kim loại kiềm có tính khử mạnh vì  
  A. Có 1 e ở lớp ngoài cùng 
  B. Có bán kính lớn hơn so với nguyên tố cở cùng chu kỳ 
  C. Có điện tích hạt nhân bé so với nguyên tố cùng chu kỳ 
  D. Tất cả yếu tố trên 
Câu 52. Nhỏ từ từ dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch X. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn chỉ thu được dung dịch trong suốt. Chất tan trong dung dịch là 
A. CuSO4 B. AlCl3 C. Ca(HCO3)2 D. Fe(NO3)3 
Câu 53. Nguyên tố nào sau đây có độ âm điện nhỏ nhất?  
  A. Al   B. Mg   C. Na   D. Ca  
Câu 54. Dãy gồm các kim loại được điều chế trong công nghiệp bằng phương pháp điện phân hợp chất nóng chảy của chúng, là:  
  A. Na, Ca, Al.   B. Na, Cu, Al.   C. Fe, Ca, Al.   D. Na, Ca, Zn.  
Câu 55. Hỗn hợp X gồm Al, FexOy. Tiến hành phản ứng nhiệt nhôm hoàn toàn m gam hỗn hợp X trong điều kiện không có không khí thu được hỗn hợp Y. Chia Y thành 2 phần. 

  • Phần 1 cho tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được 1,008 lít H2 (đktc) và còn lại 5,04 gam chất rắn không tan. 
  • Phần 2 có khối lượng 29,79 gam, cho tác dụng với dung dịch HNO3 loãng dư thu được 8,064 lít NO (đktc, là sản phẩm khử duy nhất). 

Giá trị của m và công thức của oxit sắt là:  
  A. 39,72 gam và Fe3O4.  B. 38,91 gam và FeO.  C. 39,72 gam và FeO.  D. 36,48 gam và Fe3O4. 


5. Đề thi giữa học kì 2 môn Hóa học lớp 12 - Trường THPT Lương Ngọc Quyến


Câu 41. Trong các kim loại sau, kim loại dễ bị oxi hóa nhất là
A. K. B. Ca. C. Ag. D. Fe.
Câu 42. Kim loại nào sau đây là kim loại kiềm?
A. Na. B. Ba. C. Al. D. Mg.
Câu 43. Trong công nghiệp, kim loại nào sau đây chỉ được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy?
A. Fe. B. Cu. C. Mg. D. Ag.
Câu 44. Kim loại Al không phản ứng với chất nào sau đây trong dung dịch?
A. CuSO4. B. Fe2(SO4)3. C. HCl. D. MgCl2.
Câu 45. Trường hợp nào sau đây không xảy ra phản ứng hóa học?
A. Cho kim loại Fe vào dung dịch HCl.
B. Cho kim loại Cu vào dung dịch FeCl2.
C. Cho kim loại Fe vào dung dịch FeCl3.
D. Cho kim loại Cu vào dung dịch FeCl3.
Câu 46. Trong các ion sau đây, ion nào có tính oxi hóa mạnh nhất?
A. Ag+. B. Ca2+. C. Zn2+. D. Cu2+.
Câu 47. Kim loại nào sau đây có số oxi hóa +3 duy nhất trong hợp chất?
A. Na. B. Fe. C. Al. D. Ca.
Câu 48. Chất X tác dụng được với dung dịch HCl và dung dịch NaOH. X là chất nào trong các chất sau đây?
A. Na2CO3. B. MgCl2 . C. NaCl. D. NaHCO3.
Câu 49. Kim loại X là kim loại cứng nhất, được sử dụng để mạ các dụng cụ kim loại, chế tạo các loại thép chống gỉ, không gỉ…Kim loại X là
A. Ag. B. Cr. C. W. D. Fe.
Câu 50. Kim loại nào sau đây có cấu hình electron lớp ngoài là 3s2?
A. Ca. B. K. C. Na. D. Mg.
Câu 51. Kim loại nào sau đây không tan trong dung dịch NaOH?
A. Na B. Zn. C. Mg. D. Al.
Câu 52. Kim loại nào sau đây là kim loại kiềm thổ?
A. Na. B. Ag. C. Ca. D. Zn.
Câu 53. Trong các hợp chất, kim loại nhóm IA có số oxi hóa là
A. +1. B. +3. C. +2. D. +4.
Câu 54. Kim loại nào sau đây có thể tác dụng với nước ở điều kiện thường?
A. Fe. B. Ba. C. Zn. D. Be.
Câu 55. Quặng boxit được dùng để sản xuất kim loại nào sau đây?
A. Na. B. Al. C. Mg. D. Cu.
Câu 56. Kim loại nào sau đây nóng chảy ở 3410o C?
A. Cr. B. Al. C. Cu. D. W.
Câu 57. Kim loại nào sau đây không tác dụng với dung dịch CuSO4?
A. Fe. B. Ag. C. Mg. D. Al.
Câu 58. Ở nhiệt độ thường, kim loại Fe không phản ứng với dung dịch nào sau đây?
A. NaNO3. B. CuSO4. C. AgNO3. D. HCl.
Câu 59. Oxit nào sau đây không bị khử bởi CO ở nhiệt độ cao?
A. FeO. B. ZnO. C. Fe2O3. D. Al2O3.
Câu 60. Cho 4,05 gam bột nhôm vào 100 ml dung dịch Fe(NO3)3 3M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam kim loại. Giá trị của m là
A. 8,4. B. 11,2. C. 16,8. D. 4,2.

Trên đây là một phần trích nội dung Đề thi giữa học kì 2 môn Hóa học lớp 12 năm 2020-2021. Để tham khảo đầy đủ, mời các bạn đăng nhập và tải về tài liệu.

⇒Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 12 năm 2020-2021 (Có đáp án)

ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2