intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của các công ty chế biến thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Chia sẻ: ViSatori ViSatori | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

156
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến khả năng thanh toán của các doanh nghiệp chế biến thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam. Dữ liệu được thu thập từ báo cáo tài chính (BCTC) đã được kiểm toán của 31 công ty chế biến thực phẩm niêm yết trong khoảng thời gian từ 2012 đến 2016.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của các công ty chế biến thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

<br /> <br /> QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG & DOANH NGHIỆP <br /> <br /> Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng<br /> thanh toán của các công ty chế biến thực<br /> phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán<br /> Việt Nam<br /> Trần Mạnh Dũng<br /> Nguyễn Nam Tài<br /> Ngày nhận: 15/06/2018 <br /> <br /> Ngày nhận bản sửa: 25/07/2018 <br /> <br /> Ngày duyệt đăng: 24/08/2018<br /> <br /> Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá mức độ ảnh hưởng<br /> của các nhân tố đến khả năng thanh toán của các doanh nghiệp chế<br /> biến thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán (TTCK) Việt<br /> Nam. Dữ liệu được thu thập từ báo cáo tài chính (BCTC) đã được<br /> kiểm toán của 31 công ty chế biến thực phẩm niêm yết trong khoảng<br /> thời gian từ 2012 đến 2016.<br /> Nghiên cứu này đã sử dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất<br /> (OLS) và các kiểm định để xác định mức độ ảnh hưởng của các<br /> nhân tố đến khả năng thanh toán của các doanh nghiệp trong mẫu.<br /> Kết quả chỉ ra rằng quy mô doanh nghiệp, tỷ suất sinh lời trên tài<br /> sản (ROA), tỷ suất sinh lời trên doanh thu (ROS), thời kỳ hoạt động<br /> (AGE) và cấu trúc tài sản (AS) có tác động cùng chiều với tỷ suất<br /> thanh toán. Ngược lại, tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu, tỷ suất<br /> nợ có tác động ngược chiều. Dựa trên kết quả nghiên cứu, một số<br /> khuyến nghị được đưa ra nhằm tăng khả năng thanh toán của các<br /> doanh nghiệp trong tương lai.<br /> Từ khóa: Nhân tố ảnh hưởng, khả năng thanh toán, chế biến thực<br /> phẩm<br /> <br /> 1. Giới thiệu<br /> <br /> đáp ứng nhu cầu thanh toán các khoản nợ cho<br /> các cá nhân, tổ chức có quan hệ cho vay hoặc<br /> nợ đối với doanh nghiệp. Vấn đề làm cho các<br /> chủ doanh nghiệp lo ngại trong quá trình hoạt<br /> <br /> Khả năng thanh toán của doanh nghiệp là năng<br /> lực về tài chính mà doanh nghiệp có được để<br /> © Học viện Ngân hàng<br /> ISSN 1859 - 011X<br /> <br /> 46<br /> <br /> Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng<br /> Số 196- Tháng 9. 2018<br /> <br /> <br /> <br /> động kinh doanh đó là các khoản nợ phải thu<br /> không có khả năng thu hồi và các khoản phải<br /> trả không có khả năng thanh toán. Do đó, doanh<br /> nghiệp cần duy trì một mức vốn luân chuyển<br /> hợp lý để đáp ứng kịp thời các khoản nợ ngắn<br /> hạn, duy trì số lượng và các loại hàng tồn kho<br /> để đảm bảo quá trình hoạt động sản xuất kinh<br /> doanh diễn ra một cách thuận lợi. Ở các nước<br /> trên thế giới theo cơ chế thị trường, doanh<br /> nghiệp có thể bị tuyên bố phá sản theo yêu<br /> cầu của các chủ nợ khi doanh nghiệp không<br /> có khả năng thanh toán các khoản nợ phải trả.<br /> Luật Doanh nghiệp Việt Nam cũng quy định<br /> về những nội dung liên quan đến phá sản. Do<br /> vậy các doanh nghiệp luôn luôn quan tâm đến<br /> các khoản nợ đến hạn phải trả và chuẩn bị sẵn<br /> sàng nguồn lực để thanh toán. Điều đó có thể<br /> dễ dàng nhận ra việc đảm bảo được khả năng<br /> thanh toán góp phần giúp cho doanh nghiệp<br /> duy trì, giữ vững được bộ máy hoạt động của<br /> mình để tiếp tục đầu tư và phát triển đem lại lợi<br /> nhuận trong tương lai.<br /> Các nghiên cứu về khả năng thanh toán của<br /> các công ty niêm yết cổ phiếu trên TTCK Việt<br /> Nam vẫn chưa được đề cập nhiều và còn hạn<br /> chế trong phương pháp nghiên cứu. Khi hiểu<br /> rõ về tình hình khả năng thanh toán, nhà quản<br /> lý sẽ có định hướng chính xác hơn trong việc<br /> đầu tư nguồn vốn của mình, hạn chế những rủi<br /> ro đáng tiếc. Do đó, việc thực hiện nghiên cứu<br /> về các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng thanh<br /> toán được cho là thực sự cần thiết, trong đó có<br /> các công ty chế biến thực phẩm niêm yết trên<br /> TTCK Việt Nam.<br /> 2. Tổng quan nghiên cứu<br /> Trong nước và trên thế giới, các công trình<br /> nghiên cứu cả về mặt lý thuyết và thực nghiệm<br /> về khả năng thanh toán đã được đưa ra thảo<br /> luận. Nội dung đánh giá tác động của từng nhân<br /> tố riêng lẻ và tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng<br /> đến khả năng thanh toán của doanh nghiệp.<br /> 2.1. Nghiên cứu quốc tế<br /> Opler và cộng sự (1999) đã tiến hành nghiên<br /> cứu các yếu tố tác động đến thanh khoản của<br /> <br /> Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng<br /> <br /> QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG & DOANH NGHIỆP<br /> <br /> 1.048 công ty của Hoa Kỳ trong giai đoạn<br /> 1971- 1994. Các tác giả đã sử dụng mô hình hồi<br /> quy OLS để kiểm định các khuyết tật, sự phù<br /> hợp của mô hình. Biến phụ thuộc là hệ số thanh<br /> khoản, biến độc lập bao gồm 8 biến: quy mô,<br /> vốn lưu động, đòn bẩy, chi trả cổ tức, tỷ lệ dòng<br /> tiền/tài sản, tỷ lệ chi tiêu vốn/tổng tài sản, rủi<br /> ro ngành, và tỷ lệ chi phí nghiên cứu phát triển/<br /> doanh thu. Kết quả nghiên cứu cho thấy quy<br /> mô, vốn lưu động, đòn bẩy tài chính, chi trả cổ<br /> tức có tương quan âm đến tính thanh khoản.<br /> Mặt khác, tỷ lệ dòng tiền/tài sản, rủi ro ngành,<br /> tỷ lệ chi tiêu vốn/tổng tài sản và tỷ lệ chi phí<br /> nghiên cứu phát triển/doanh thu có tương quan<br /> dương với tính thanh khoản.<br /> Bruinshoofd và Kool (2004) đã tiến hành thực<br /> nghiệm về khả năng thanh khoản ngắn hạn của<br /> các công ty Hà Lan. Nghiên cứu sử dụng dữ<br /> liệu 453 doanh nghiệp giai đoạn 1986- 1997.<br /> Các mô hình được xây dựng và kiểm định trong<br /> nghiên cứu gồm (i) sai số nhỏ nhất (OLS); (ii)<br /> tác động cố định; (iii) tác động ngẫu nhiên. Kết<br /> quả nghiên cứu cho thấy vốn lưu động, đầu tư<br /> và lợi nhuận trên tài sản lại có quan hệ tương<br /> quan âm đến khả năng thanh khoản của công ty,<br /> còn lại các nhân tố khác có tương quan dương<br /> tới khả năng thanh toán: quy mô, tài sản, doanh<br /> thu, tổng nợ, nợ ngắn hạn, thu nhập khác và lãi<br /> suất bình quân.<br /> Isshaq và Bokpin (2009) nghiên cứu các yếu tố<br /> quyết định tính thanh khoản tại Ghana với dữ<br /> liệu cho giai đoạn 1991-2007 của các công ty<br /> niêm yết để đánh giá mức độ ảnh hưởng của các<br /> nhân tố gồm quy mô, vốn lưu động, tỷ lệ đầu<br /> tư và lợi nhuận trên tài sản đối với tính thanh<br /> khoản. Nghiên cứu sử dụng mô hình bảng điều<br /> khiển động, trong đó một biến đáng tin cậy bị<br /> trễ được đưa vào dưới dạng biến giải thích.<br /> Biến độc lập đưa vào mô hình bao gồm quy mô,<br /> lợi nhuận trên tài sản và vốn lưu động và tỷ lệ<br /> đầu tư. Kết quả của nghiên cứu cho thấy quy<br /> mô, lợi nhuận trên tài sản và vốn lưu động và<br /> tỷ lệ đầu tư đều có quan hệ thuận chiều với khả<br /> năng thanh khoản của công ty.<br /> Chen và Mahajan (2010) nghiên cứu các công<br /> ty từ 45 quốc gia giai đoạn 1994- 2005 với mục<br /> tiêu là đánh giá khả năng thanh khoản của công<br /> ty. Kết quả cho thấy các biến kinh tế vĩ mô như<br /> <br /> Số 196- Tháng 9. 2018<br /> <br /> 47<br /> <br /> QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG & DOANH NGHIỆP <br /> <br /> tăng trưởng GDP, lạm phát, lãi suất ngắn hạn<br /> thực, thâm hụt ngân sách, tín dụng, tín dụng tư<br /> nhân, và thuế suất ảnh hưởng trực tiếp về số<br /> dư tiền mặt của công ty, đồng nghĩa với việc<br /> ảnh hưởng đến khả năng thanh toán ngắn hạn<br /> của công ty. Nghiên cứu này đã mở rộng ra các<br /> nhân tố vĩ mô từ đó thiết lập vai trò của nhà<br /> nước, cũng như đưa ra các biện pháp ổn định<br /> kinh tế vĩ mô để nâng cao khả năng thanh toán<br /> ngắn hạn cho các công ty.<br /> Gill và Mathur (2011) với mẫu nghiên cứu<br /> 164 công ty giai đoạn 2008- 2010 trên TTCK<br /> Toronto, Canada. Nghiên cứu sử dụng ANOVA<br /> Test để kiểm định sự tương quan Pearson, đa<br /> cộng tuyến, sự phù hợp của mô hình nhằm tìm<br /> ra các yếu tố tác động đến thanh khoản của<br /> công ty. Kết quả cho thấy các biến gồm quy<br /> mô, vốn lưu động ròng, nợ ngắn hạn, tỷ lệ đầu<br /> tư và yếu tố ngành có tương quan dương đến<br /> thanh khoản của công ty. Các biến có tác động<br /> tương quan âm đến thanh khoản là tỷ lệ nợ, vốn<br /> lưu động ròng và tỷ lệ đầu tư.<br /> Như vậy có thể thấy đã nhiều nghiên cứu trên<br /> thế giới về các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng<br /> thanh toán cả bên trong và bên ngoài doanh<br /> nghiệp, chủ yếu là khả năng thanh toán ngắn<br /> hạn. Các nhà nghiên cứu sử dụng các dữ liệu<br /> trong các ngữ cảnh khác nhau với các phương<br /> pháp nghiên cứu sử dụng đa dạng, có sự kế thừa<br /> bổ sung các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng<br /> thanh toán. Hầu hết các nghiên cứu về nhân tố<br /> ảnh hưởng xuất phát từ nội bộ doanh nghiệp,<br /> đặc biệt nhà nghiên cứu Chen và Mahajan<br /> (2010) đưa ra các biến kinh tế vĩ mô như tăng<br /> trưởng GDP, lạm phát, lãi suất ngắn hạn thực,<br /> thâm hụt ngân sách, tín dụng, tín dụng tư nhân<br /> và thuế suất. Các nhân tố này cũng ảnh hưởng<br /> đến khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty.<br /> 2.2. Nghiên cứu trong nước<br /> Có nhiều nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng<br /> tới khả năng thanh toán tại doanh nghiệp các<br /> ngành khác nhau với thời gian nghiên cứu cũng<br /> khác nhau, tiêu biểu có thể kể đến:<br /> Nguyễn Đình Thiên và cộng sự (2014) với đề<br /> tài “Các yếu tố tác động đến khả năng thanh<br /> khoản của doanh nghiệp niêm yết tại Việt<br /> <br /> 48 Số 196- Tháng 9. 2018<br /> <br /> Nam”. Nghiên cứu sử dụng dữ liệu thứ cấp từ<br /> các BCTC đã được kiểm toán của các Công ty<br /> đang niêm yết trên TTCK HNX. Dữ liệu được<br /> thu thập từ BCTC ở giai đoạn 2007- 2013 với<br /> 620 công ty niêm yết. Phương pháp nghiên cứu<br /> bằng phương pháp Forward Stepwise. Bên cạnh<br /> đó, kiểm định đa cộng tuyến nhằm kiểm tra<br /> mức độ tương quan giữa các biến. Các mô hình<br /> được xây dựng và kiểm định trong nghiên cứu<br /> để tìm ra mô hình phù hợp nhất với dữ liệu và<br /> các biến được chọn lựa là: (i) sai số nhỏ nhất;<br /> (ii) tác động cố định; (iii) tác động ngẫu nhiên;<br /> (4) sai số bình phương có trọng số. Điều này<br /> cho phép chọn lựa được các biến độc lập phù<br /> hợp nhất, giải thích được nhiều nhất cho biến<br /> cần nghiên cứu. Biến phụ thuộc trong nghiên<br /> cứu này là khả năng thanh toán và đại diện là<br /> khả năng thanh toán Ngắn hạn; biến độc lập<br /> là tỷ số P/B, tỷ số P/E, ROA, tỷ số nợ, tỷ lệ<br /> lưu chuyển thuần, tỷ lệ vốn lưu động. Kết quả<br /> nghiên cứu đã cho thấy: tỷ lệ vốn lưu động<br /> thuần và tỷ số P/B tác động mạnh nhất đến khả<br /> năng thanh khoản của các doanh nghiệp niêm<br /> yết. Các yếu tố trên cũng có tương quan dương<br /> với khả năng thanh khoản bên cạnh tỷ số P/E và<br /> tỷ lệ lưu chuyển tiền thuần. Trong khi đó, tỷ lệ<br /> nợ và tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản có tương<br /> quan âm đến khả năng thanh khoản. Như vậy,<br /> nghiên cứu này đã mở cho tác giả hướng nghiên<br /> cứu tới doanh nghiệp các ngành riêng biệt nhau<br /> niêm yết. Mỗi ngành lại có những đặc thù riêng,<br /> đối với doanh nghiệp chế biến thực phẩm thì<br /> yêu cầu khả năng thu hồi vốn nhanh nên các<br /> doanh nghiệp trong ngành khi quản lý tốt lượng<br /> vốn, khả năng thanh toán cũng như các chỉ tiêu<br /> tài chính khác sẽ góp phần tích cực và toàn diện<br /> đến nền kinh tế.<br /> Vũ Thị Hồng (2015) với đề tài nghiên cứu “Các<br /> yếu tố ảnh hưởng đến thanh khoản của các ngân<br /> hàng thương mại Việt Nam”. Nghiên cứu sử<br /> dụng dữ liệu được thu thập từ các BCTC hợp<br /> nhất hàng năm của 37 ngân hàng thương mại<br /> (NHTM) Việt Nam trong khoảng thời gian từ<br /> năm 2006- 2011. Dữ liệu được lấy trên trang<br /> web của các công ty chứng khoán cũng như của<br /> chính các ngân hàng đó. Mẫu nghiên cứu bao<br /> gồm 37 ngân hàng với tổng cộng 185 quan sát<br /> cho dữ liệu bảng không cân xứng. Các BCTC<br /> <br /> Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng<br /> <br /> <br /> <br /> hợp nhất là cơ sở để xem xét hoạt động của các<br /> ngân hàng hiện đại. Phương pháp nghiên cứu<br /> sử dụng là phương pháp định lượng, sử dụng<br /> kỹ thuật hồi quy bảng. Đồng thời, nghiên cứu<br /> chỉ sử dụng 1 mô hình hồi quy, mỗi mô hình<br /> chạy 2 hiệu ứng (FEM và REM) với OLS. Kết<br /> quả nghiên cứu cho thấy “Tỷ lệ vốn chủ sở<br /> hữu”, “Tỷ lệ nợ xấu” và “Tỷ lệ lợi nhuận” có<br /> tác động cùng chiều đối với khả năng thanh<br /> khoản của NHTM; ngược lại, “Tỷ lệ cho vay<br /> trên huy động” có tác động ngược chiều với<br /> khả năng thanh khoản của các NHTM Việt<br /> Nam. Tuy nhiên, nghiên cứu này không tìm<br /> thấy ảnh hưởng của “Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín<br /> dụng”, “Quy mô ngân hàng” đối với khả năng<br /> thanh khoản của các NHTM Việt Nam. Như<br /> vậy, nghiên cứu này đã hướng tới lĩnh vực ngân<br /> hàng, cụ thể là các NHTM. Một trong những<br /> nhiệm vụ quan trọng mà các nhà quản lý ngân<br /> hàng cần thực hiện là đảm bảo khả năng thanh<br /> khoản hợp lý cho ngân hàng. Ngân hàng có khả<br /> năng thanh khoản tốt, hay nói cách khác là ngân<br /> hàng không gặp rủi ro thanh khoản khi luôn có<br /> được nguồn vốn khả dụng với chi phí hợp lý<br /> vào đúng thời điểm mà ngân hàng cần. Điều<br /> này có nghĩa nếu ngân hàng không có đủ nguồn<br /> vốn cần thiết để đáp ứng mọi nhu cầu của thị<br /> trường sẽ có thể mất khả năng thanh toán, mất<br /> uy tín và dẫn đến sự đổ vỡ của toàn hệ thống.<br /> Thái Văn Đại và Trần Việt Thanh Trúc (2018)<br /> với bài viết “Đánh giá các nhân tố tác động đến<br /> tỷ lệ thanh khoản của các ngân hàng thương<br /> mại Việt Nam”, sử dụng dữ liệu được thu thập<br /> từ 24 NHTM Việt Nam trong giai đoạn 10 năm<br /> (2006- 2015). Với phương pháp thu thập, xử<br /> lý và phân tích dữ liệu, đồng thời phân tích hồi<br /> quy với thiết kế nghiên cứu định lượng mối<br /> quan hệ giữa các nhân tố ảnh hưởng tới khả<br /> năng thanh khoản tại NHTM bởi mô hình tác<br /> động cố định- FEM. Kết quả nghiên cứu cho<br /> thấy, các biến quy mô ngân hàng (SIZE), rủi ro<br /> tín dụng (LLP), tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng<br /> nguồn vốn (CAP), tỷ lệ cho vay trên tổng tài<br /> sản (TLA) và tỷ lệ tăng trưởng tổng sản phẩm<br /> quốc nội (GDP) là những nhân tố có mối tương<br /> quan âm và có ý nghĩa thống kê đến tỷ lệ thanh<br /> khoản. Duy nhất biến khả năng sinh lợi (ROE)<br /> có mối tương quan dương đến tỷ lệ thanh khoản<br /> <br /> Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng<br /> <br /> QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG & DOANH NGHIỆP<br /> <br /> của các NHTM. So với nghiên cứu của Vũ Thị<br /> Hồng (2015) thì nghiên cứu này đã có sự khác<br /> biệt, đó là tỷ lệ rủi ro tín dụng và quy mô của<br /> ngân hàng đều ảnh hưởng tới khả năng thanh<br /> khoản, đặc biệt tỷ lệ tăng trưởng tổng sản phẩm<br /> quốc nội của GDP cũng có mối tương quan<br /> âm tới khả năng thanh khoản của NHTM Việt<br /> Nam. Khả năng sinh lời ROE được tác giả bổ<br /> sung biến độc lập mới. Sự khác biệt so với<br /> nghiên cứu trước là do quy mô mẫu nhỏ, thời<br /> kỳ nghiên cứu không dài và cả sự tác động sâu<br /> rộng của hội nhập kinh tế quốc tế chưa nhiều và<br /> sâu sắc như hiện nay.<br /> Như vậy, các nghiên cứu về khả năng thanh<br /> toán ở trong và ngoài nước trước đây đã chứng<br /> tỏ rằng khả năng thanh toán chịu sự tác động<br /> bởi các nhân tố khác nhau và có sự khác biệt<br /> giữa những nhóm doanh nghiệp thuộc các<br /> ngành nghề kinh doanh khác nhau cũng như tại<br /> thời gian hay không gian nghiên cứu khác nhau.<br /> Phương pháp nghiên cứu được sử dụng của các<br /> nghiên cứu thực nghiệm chủ yếu là phân tích<br /> tương quan và phân tích hồi quy tuyến tính<br /> nhiều biến với dữ liệu được thu thập, kết hợp<br /> với những kiểm định thích hợp. BCTC là nguồn<br /> tài liệu chủ yếu để tính toán ra các chỉ tiêu tài<br /> chính mà xuất hiện trong mô hình nghiên cứu<br /> của các nghiên cứu thực nghiệm trước đây. Nối<br /> tiếp các nghiên cứu thực nghiệm trước đây,<br /> nghiên cứu này cũng tập trung vào đối tượng<br /> khảo sát là các Công ty chế biến thực phẩm<br /> niêm yết nhưng với quy mô mẫu lớn hơn, thời<br /> gian nghiên cứu gần đây và đặc biệt là các nhân<br /> tố được đưa vào mô hình nghiên cứu đa dạng và<br /> toàn diện hơn.<br /> 3. Thu thập dữ liệu và phương pháp nghiên<br /> cứu<br /> 3.1. Mô hình nghiên cứu<br /> Nghiên cứu này nhằm lượng hóa ảnh hưởng<br /> của các nhân tố là khả năng sinh lời, quy mô<br /> doanh nghiệp, thời gian hoạt động của doanh<br /> nghiệp, tỷ số nợ, tăng trưởng GDP và lạm phát<br /> để chọn lọc đưa vào mô hình hồi quy nhằm<br /> kiểm nghiệm tác động của chúng, dựa theo<br /> nghiên cứu của Nguyễn Đình Thiên và cộng sự<br /> <br /> Số 196- Tháng 9. 2018<br /> <br /> 49<br /> <br /> QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG & DOANH NGHIỆP <br /> <br /> (2014), đối với thực tiễn khả năng thanh toán<br /> của các công ty chế biến thực phẩm niêm yết<br /> trên TTCK, nhóm tác giả xây dựng mô hình hồi<br /> quy dựa trên lượng hóa các nhân tố được đưa<br /> vào mô hình. Biến khả năng thanh toán ngắn<br /> hạn được đại diện cho khả năng thanh toán. Mô<br /> hình được mô tả như sau:<br /> CRi = α0 + α1SIZEi + α2AGEi + α3ASi + α4ROAi<br /> + α5ROSi + α6ROEi + α7Ii + α8GDPi + α9DRi +<br /> Ei (1)<br /> QRi = β0 + β1SIZEi + β2AGEi + β3ASi + β4ROAi<br /> + β5ROSi + β6ROEi + β7Ii + β8GDPi + β9DRi +<br /> Ui (2)<br /> MRi = µ0 + µ1SIZEi + µ2AGEi + µ3ASi +<br /> µ4ROAi + µ5ROSi + µ6ROEi + µ7Ii + µ8GDPi +<br /> µ9DRi + Vi (3)<br /> Trong đó:<br /> CR: khả năng thanh toán nợ ngắn hạn<br /> <br /> QR: khả năng thanh toán nhanh<br /> MR: khả năng thanh toán tức thời<br /> ROA: khả năng sinh lời của tài sản<br /> ROE: khả năng sinh lời của VCSH<br /> ROS: khả năng sinh lời của Doanh thu thuần<br /> SIZE: quy mô công ty<br /> AGE: thời gian hoạt động của doanh nghiệp<br /> AS: cấu trúc tài sản<br /> GDP: tăng trưởng GDP<br /> I: lạm phát<br /> DR: tỷ số nợ<br /> Ei, Ui , Vi: các sai số ngẫu nhiên<br /> 3.2. Thu thập dữ liệu<br /> Trong nghiên cứu này, nguồn dữ liệu thu thập<br /> được chủ yếu là nguồn dữ liệu thứ cấp, được<br /> thu thập từ các BCTC hàng năm đã được kiểm<br /> <br /> Bảng 1. Doanh thu của công ty qua các năm<br /> DT<br /> (triệu đồng)<br /> <br /> 2012<br /> <br /> 2013<br /> <br /> 2014<br /> <br /> 2015<br /> <br /> 2016<br /> <br /> Số<br /> Tỷ trọng<br /> Số<br /> Tỷ trọng<br /> Số<br /> Tỷ trọng<br /> Số<br /> Tỷ trọng<br /> Số<br /> Tỷ trọng<br /> lượng<br /> (%)<br /> lượng<br /> (%)<br /> lượng<br /> (%)<br /> lượng<br /> (%)<br /> lượng<br /> (%)<br /> <br /> DT>851.138<br /> <br /> 11<br /> <br /> 35,48<br /> <br /> 12<br /> <br /> 38,71<br /> <br /> 11<br /> <br /> 35,48<br /> <br /> 12<br /> <br /> 38,71<br /> <br /> 13<br /> <br /> 41,93<br /> <br /> DT
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1