intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên tại Thành phố Hồ Chí Minh trong việc sử dụng ví điện tử MOMO

Chia sẻ: Mộ Dung Vân Thư | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

32
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài "Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên tại Thành phố Hồ Chí Minh trong việc sử dụng ví điện tử MOMO" nhằm xác định và đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên tại TP.HCM trong việc sử dụng ví điện tử MOMO. Nhóm tác giả đã sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng theo mô hình nhân tố khám phá để thực hiện đề tài. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên tại Thành phố Hồ Chí Minh trong việc sử dụng ví điện tử MOMO

  1. NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÀI LÒNG CỦA SINH VIÊN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRONG VIỆC SỬ DỤNG VÍ ĐIỆN TỬ MOMO Nguyễn Thị Quỳnh Như*, Nguyễn Ngọc Thanh Trang, Phạm Thị Thảo Trinh, Nguyễn Thị Yến Nhi, Lê Hoàng Phúc Khoa Tài chính – Thương mại, Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Hồ Huỳnh Tuyết Nhung TÓM TẮT Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là xác định và đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên tại TP.HCM trong việc sử dụng ví điện tử MOMO. Nhóm tác giả đã sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng theo mô hình nhân tố khám phá để thực hiện đề tài. Kết quả nghiên cứu đã xác định có 5 nhân tố tác động đến sự hài lòng của sinh viên tại TP.HCM trong việc sử dụng ví điện tử MOMO, đó là sự riêng tư và bảo mật, dễ sử dụng, ảnh hưởng xã hội, chương trình khuyến mãi, độ uy tín và tin cậy. Để thực hiện đề tài nhóm tác giả đã sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng theo mô hình nhân tố khám phá EFA. Từ khóa: Sự hài lòng, sử dụng, ví điện tử MOMO, khách hàng, TP.HCM. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam đã phát triển một cách đáng kể và ngành thương mại điện tử đã ngày càng tiến bộ hơn mỗi ngày. Việc trao đổi mua bán trên các sàn thương mại điện tử hiện nay đang ngày càng quen thuộc với mọi người. Số lượng người dân mua bán hàng hóa trực tuyến ngày càng đông đảo, tỷ lệ người sử dụng Internet tham gia mua sắm trực tuyến cũng tăng từ 77% năm 2019 lên con số 88% vào năm 2020. Vì vậy việc thanh toán trực tuyến đang là xu hướng của người tiêu dùng hiện nay. Qua đó chúng ta yêu cầu cần có một hệ thống ứng dụng thanh toán trực tuyến hiện đại và nhiều loại dịch vụ hợp theo yêu cầu của mọi khách hàng đó là ví điện tử. Robocash đã quan sát thấy rằng trong bốn năm qua (từ tháng 10/2018 đến tháng 10/2022), số lượng người dùng ví điện tử đã tăng một cách ấn tượng: từ 12,3 lên 41,3 triệu (330%). Chắc hẳn ví điện tử không còn xa lại với nhiều người trong thời đại công nghệ phát triền này. Người sử dụng ví điện tử sẽ dễ dàng thao tác thanh toán mà ko cần phải mang theo tiền mặt. Do đó có rất nhiều người lựa chọn sử dụng dịch vụ ví điện tử này. Hiện nay có rất nhiều ứng dụng ví điện tử phổ biến, chẳng hạn như Momo là một ứng dụng đi đầu với việc thanh toán trực tuyến trên nền tảng mua sắm. Được ra mắt vào năm 2007 và phát triển đến bây giờ ví điện tử Momo đã được ngân hàng nhà nước Việt Nam cấp giấy phép và liên kết được với đa số các ngân hàng lớn tại Việt Nam. Trong nhiều năm hoạt động trên thị trường ứng dụng ví điện tử MoMo đã đạt đucợ nhiêu thành thích ngoài mong đợi. Ứng dụng MoMo đã sở hữu mạng lưới hệ sinh thái rộng lớn với đầy đủ dịch vụ tiện ích thông qua mạng lưới liên kết trực tiếp với 32 ngân hàng, hơn 50 đối tác tài chính, 50.000 đối tác bán lẻ cùng 140.000 điểm chấp 720
  2. nhận thanh toán, và không ngừng mở rộng hệ sinh thái này. Theo quan sát bảng thị phần của các ví điện tử tiêu biểu ở thị trường Việt Nam (từ tháng 10/2018 đến tháng 10/2022), có thể thấy được thị phần người dùng lớn nhất hiện thuộc về MoMo - 45,8% (so với 36,2% vào tháng 10/2018). Đến tháng 7/2030, thị phần người dùng được dự đoán sẽ phân bổ như sau: Momo 47,3% (nay là 45,8%). Để có thể thấy rõ hơn về điều đó, nhóm chúng em đã quyết định chọn đề tài nghiên cứu: “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên tại TPHCM trong việc sử dụng ví điện tử MoMo” để chọn làm vấn đề nghiên cứu cũng như có thể đưa ra góp ý nhằm nâng cao sự hài lòng của khách hàng khi sử dụng ứng dụng ví điện tử MoMo. 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1 Khái niệm về ví điện tử Ví điện tử là một thiết bị điện tử, dịch vụ trực tuyến hoặc phần mềm cho phép một bên thanh toán điện tử cho một bên khác, hay cụ thể là đổi tiền điện tử lấy hàng hóa và dịch vụ. Ví điện tử được biết đến như một ví kỹ thuật số hay ví di động (Uddin & Akhi, 2014). Ví điện tử ban đầu được coi là một phương pháp lưu trữ nhiều dạng tiền điện tử khác nhau, nhưng không mang lại nhiều thành công, nên nó đã phát triển thành một dạng dịch vụ cho phép người dùng Internet lưu trữ và sử dụng thông tin trong mua bán. Thuật ngữ "ví điện tử" ngày càng được sử dụng để miêu tả điện thoại di động, đặc biệt là điện thoại có hệ điều hành, có thể lưu trữ thông tin bảo mật của người dùng và sử dụng công nghệ mạng không dây để thực hiện giao dịch. Sự hài lòng: Theo Kotler (2000): “Sự hài lòng như là một cảm giác hài lòng hoặc thất vọng của một người bằng kết quả của việc so sánh thực tế nhận được của sản phẩm (hay kết quả) trong mối liên hệ với những mong đợi của họ”. Có nghĩa là mức độ hài lòng sẽ phục thuộc vào sự kỳ vọng và kết quả nhận được, nếu kỳ vọng cao hơn kết quả thực tế khách hàng sẽ không hài lòng, nếu thực tế tương xứng hoặc cao hơn kỳ vọng thì khách hàng sẽ hài lòng hoặc rất hài lòng. Theo Hansemark và Albinsson (2004): “Sự hài lòng của khách hàng là một thái độ tổng thể của khách hàng đối với một nhà cung cấp dịch vụ, hoặc một cảm xúc phản ứng với sự khác biệt giữa những gì khách hàng dự đoán trước và những gì họ tiếp nhận, đối với sự đáp ứng một số nhu cầu, mục tiêu hay mong muốn”. Sự riêng tư và bảo mật Dễ sử dụng Sự hài lòng của sinh viên tại Ảnh hưởng xã hội TPHCM trong việc sử dụng ví Độ uy tín và tin cậy điện tử MoMo Chương trình khuyến mãi Hình 1: Mô hình nghiên cứu (Nguồn: Nhóm tác giả đề xuất) 721
  3. 2.2 Xây dựng mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu Các giả thuyết nghiên cứu: (H1): Ảnh hưởng xã hội có tác động cùng chiều (+) đến sự hài lòng của sinh viên tại TPHCM trong việc sử dụng ví điện tử MoMo. (H2): Độ uy tín và tin cậy có tác động cùng chiều (+) đếnsự hài lòng của sinh viên tại TPHCM trong việc sử dụng ví điện tử MoMo. (H3): Dễ sử dụng có tác động cùng chiều (+) đến sự hài lòng của sinh viên tại TPHCM trong việc sử dụng ví điện tử MoMo. (H4): Sự riêng tư và bảo mật có tác động cùng chiều (+) đến sự hài lòng của sinh viên tại TPHCM trong việc sử dụng ví điện tử MoMo. (H5): Chương trình khuyến mãi có tác động cùng chiều (+) đến sự hài lòng của sinh viên tại TPHCM trong việc sử dụng ví điện tử MoMo. 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu được tiến hành thông qua nghiên cứu định tính và định lượng: (1) Nghiên cứu định tính bằng xây dựng phát triển hệ thống khái niệm/thang đo và các biến quan sát và hiệu chỉnh biến quan sát phù hợp với thực tế. (2) Nghiên cứu định lượng: Sử dụng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha để kiểm định mức độ chặt chẽ mà các mục hỏi trong thang đo tương quan với nhau; Phân tích nhân tố khám phá (EFA) được sử dụng để kiểm định các nhân tố ảnh hưởng và nhận diện các yếu tố được cho là phù hợp; đồng thời sử dụng phân tích hồi qui tuyến tính đa biến xác định các nhân tố và mức độ tác động của từng nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua sắm trực tuyến của khách hàng tại TP.HCM. Thông qua nghiên cứu này, số lượng biến độc lập đưa vào phân tích là 5 với 22 biến quan sát nên nhóm nghiên cứu sử dụng mẫu nghiên cứu chính thức n = 110 khách hàng là phù hợp với công thức trên và phù hợp trong việc chạy phân tích EFA và hồi quy bội. Từ những mô hình nghiên cứu trong và ngoài nước, từ những cơ sở lý thuyết, bước đầu định hướng xây dựng sơ bộ mô hình nghiên cứu nâng cao sự hài lòng của sinh viên tại TPHCM trong việc sử dụng ví điện tử MoMo. Sau khi qua bước nghiên cứu định tính bằng việc thảo luận nhóm, xây dựng thang đo sơ bộ, khảo sát sơ 50 khách hàng, hiệu chỉnh thang đo. Kết quả đa số cho là các yếu tố sau tác động nhằm nâng cao sự hài lòng của sinh viên tại TPHCM trong việc sử dụng ví điện tử MoMo gồm 5 yếu tố sau: Sự riêng tư và bảo mật, Dễ sử dụng, Ảnh hưởng xã hội, Chương trình khuyến mãi, Độ uy tín và tin cậy. 3.2. Mô hình nghiên cứu và phương trình hồi quy Căn cứ vào các lý thuyết nền, tổng quan các công trình nghiên cứu trước, nghiên cứu chuyên gia, nhóm tác giả đã xây dựng mô hình nghiên cứu như Hình 1. Mô hình hồi quy: TCKT = β0 + β1*AH + β2*UT + β3*SD + β4*BM + β5*KM + ε 722
  4. Trong đó: TCKT: Biến phụ thuộc mô tả các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua sắm trực tuyến của khách hàng tại TP.HCM AH: ảnh hưởng xã hội; UT: độ uy tín và tin cậy; SD: dễ sử dụng; BM: sự uy tín và tin cậy; KM: chương trình khuyến mãi β1, β2, β3, β4, β5: là các hệ số hồi quy; ε: Sai số ngẫu nhiên. 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Kiểm định chất lượng thang đo (Cronbach’s Alpha) Bảng 1: Kết quả phân tích chất lượng thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha Thang đo Số biến Cronbach’s Hệ số tương quan biến Ghi chú quan sát Alpha tổng nhỏ nhất Sự riêng tư và bảo mật 5 0.946 0.856 Chấp nhận Dễ sử dụng 5 0.936 0.805 Chấp nhận Ảnh hưởng xã hội 5 0.951 0.843 Chấp nhận Chương trình khuyến mãi 4 0.927 0.805 Chấp nhận Độ uy tín và tin cậy 3 0.913 0.799 Chấp nhận Qua kết quả kiểm định chất lượng thang đo ở bảng 1 ta thấy hệ số Cronbach’s Alpha của tổng thể đều lớn hơn 0.6. Như vậy hệ thống thang đo được xây dựng gồm 5 thang đo đảm bảo chất lượng tốt với 22 biến quan sát đặc trưng Phân tích nhân tố khám phá Phân tích nhân tố khám phá EFA biến phụ thuộc KMO = 0.752 nên phân tích nhân tố là phù hợp. Sig. (Bartlett’s Test) = 0.000 (sig. < 0.05) chứng tỏ các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể. Eigenvalues = 2.558 > 1 đại diện cho phần biến thiên được giải thích bởi mỗi nhân tố, thì nhân tố rút ra có ý nghĩa tóm tắt thông tin tốt nhất. Tổng phương sai trích: Rotation Sums of Squared Loadings (Cumulative %) = 85.255% > 50 %. Điều này chứng tỏ 85.255% biến thiên của dữ liệu được giải thích bởi 1 nhân tố. 3 biến quan sát được gom thành 1 nhân tố, tất cả các biến số có hệ số Factor Loading > 0.5 Bảng 2: Hệ số KMO và kiểm định Bartlett các thành phần KMO and Bartlett's Test Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .752 Bartlett's Test of Sphericity Approx. Chi-Square 266.237 df 3 Sig. .000 Phân tích nhân tố khám phá EFA biến độc lập 723
  5. KMO = 0.970 nên phân tích nhân tố là phù hợp. Sig. (Bartlett’s Test) = 0.000 (sig. < 0.05) chứng tỏ các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể. Eigenvalues = 1.101 > 1 đại diện cho phần biến thiên được giải thích bởi mỗi nhân tố, thì nhân tố rút ra có ý nghĩa tóm tắt thông tin tốt nhất. Tổng phương sai trích: Rotation Sums of Squared Loadings (Cumulative %) = 92.903% > 50 %. Điều này chứng tỏ 92.903% biến thiên của dữ liệu được giải thích bởi 6 nhân tố. 11 biến quan sát được gom thành 5 nhân tố, tất cả các biến số có hệ số Factor Loading > 0.5 Bảng 3: Kiểm định mô hình hồi quy tuyến tính đa biến Coefficientsa Unstandardized Standardized Collinearity Model t Sig. Coefficients Coefficients Statistics Std. B Beta Tolerance VIF Error (Constant) 0.029 0.111 0.263 0 SD 0.258 0.084 0.251 3.062 0 0.539 2.194 1 AH 0.381 0.083 0.391 4.6 0 0.629 2.176 UT 0.34 0.073 0.332 4.65 0 0.683 2.145 a Dependent Variable: HL Qua kết quả trên ta thấy hệ số phóng đại phương sai các biến độc lập (VIF lần 2) đều nhỏ hơn 5 (VIF biến thiên từ 2.145 đến 2.194). Do đó hiện tượng đa cộng tuyến nếu có giữa các biến độc lập là chấp nhận được (theo Hoàng Trọng & Mộng Ngọc, 2008, 233, thì khi VIF vượt quá 10 thì đó là dấu hiệu của hiện tượng đa cộng tuyến). Hệ số Tolerance đều > 0.5 (nhỏ nhất là 0.683 cho thấy không có hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra (Hoàng Trọng & Mộng Ngọc, 2008, 233). Các biến độc lập gồm SD, AH, UT đều có sig kiểm định t nhỏ hơn 0.05, do đó các biến này đều có ý nghĩa thống kê, đều tác động lên biến phụ thuộc HL. Phương trình hồi quy chuẩn hóa: YD = 0.391*SD+ 0.332*AH + 0.251*UT 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 Kết luận Từ kết quả kiểm định cho thấy sự phù hợp của mô hinh lý thuyết đối với việc sử dụng ví điện tử MoMo, cũng như các giả thuyết đưa ra điều được chấp nhận trong nghiên cứu này đem lại một ý nghĩa thiết thực cho các doanh nghiệp kinh doanh hàng điện qua mạng trên địa bàn Thành Phố Hổ Chí Minh. Từ kểt quả hồi quy, tác già đã đưa ra những kiến nghị về giải pháp mang tính thực tế về: Sự riêng tư và bảo mật, Dễ 724
  6. sử dụng, Ảnh hưởng xã hội, Độ uy tín và tin cậy, Chương trình khuyến mãi. Với mong muốn giúp ứng dụng MoMo hoạt động hiệu quả hơn. Thể hiện tính tích cực, chủ động, đáp ứng ngày càng tốt hơn những mong đợi của khách hàng, để từ đó tạo được niềm tin, đem lại hiệu quả hoạt động tốt nhất cho ứng dụng. 5.2. Kiến nghị Kết quả từ phần thống kê mô tả, tỷ lệ nhận biết việc mua hàng điện trực tuyến cho thấy hầu hết những người sử dụng Internet có sự quan tâm đến việc sử dụng ví điện tử, qua thống kê của Visa - Công ty công nghệ thanh toán điện tử hàng đầu thế giới công bố nghiên cứu có tới 76% người tiêu dùng VN sử dụng ví điện tử để thanh toán. Trong các ứng dụng ví điện tử hiện nay, tỉ lệ sử dụng của MoMo là 45.8% cao hơn so với trang khác, kế tiếp là ViettelPay với ti lệ sử dụng là 19,5%, ZaloPay với tỉ lệsử dụng là 17.5%,… Xét về phương thức thanh toán của các ứng dụng ví điện tử, ví điện tử MoMo được nhiều người biết đến với một hệ thống bảo mật an toàn và giao diện dễ sử dụng, chương trình quảng bá phát triển rộng rải cùng với các chính sách khuyến mãi thúc đẩy khách hàng cảm thấy yên tâm khi sử dụng. Tức là khi người tiêu dùng cảm thấy không an toàn trong giao dịch và thấy rủi ro thì sẽ làm giảm đi quyết định sử dụng. Do đó, các doanh nghiệp kinh doanh ứng dụng ví điện tử cần có giải pháp cần thiết nhằm giảm sự rủi ro này. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Amoroso, D. L., & Magnier-Watanabe, R. (2012). Building a Research Model for Mobile Wallet Consumer Adoption: The Case of Mobile Suica in Japan. Journal of Theoretical and Applied Electronic Commerce Research, 7(1), 94-110. 2. Tamado, T. and Milberg, P. (2000) Weed Flora in Arable Fields of Eastern Ethiopia with Emphasis on the Occurrence of Parthenium hysterophorus. 3. Davis, F. D. (1989). Perceived usefulness, perceived ease of use , and user acceptance of information technology. MIS Quaterly. 4. Venkatesh và cộng sự (2003)) User acceptance of information technology: Toward a unified view. MIS Quarterly, 425–478. 5. Cimigo (2019). E-payments, e-wallet and the future of payments. 6. Shumaila và cộng sự (2003) A Proposal Model of e-Trust for Electronic Banking. Technovation, Vol.23(11), 847-860. 7. Mahwadha, W, I. (2019). Behavioral Intention of Young Consumers Towards E-Wallet Adoption: An Empirical Study Among Indonesia Users. Journal of Management and Organization. 8. Philip Kotler (2001) Marketing Management. Prentice Hall International Series in Marketing Series 725
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2