intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Các yếu tố tiên lượng mở xương ức trong phẫu thuật bướu giáp thòng trung thất

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

39
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bướu giáp thòng trung thất đa số có chỉ định phẫu thuật. Phương pháp phẫu thuật bướu giáp thòng trung thất đa số là đường mổ ở cổ. Nhưng đôi khí phẫu thuật mở xương ức hay mở ngực là cần thiết. Bài viết trình bày xác định các yếu tố dự đoán trước phẫu thuật mở xương ức trong điều trị bướu giáp thòng trung thất để có kế hoạch trước phẫu thuật tốt hơn và sự đồng ý của bệnh nhân.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Các yếu tố tiên lượng mở xương ức trong phẫu thuật bướu giáp thòng trung thất

  1. PHỔI - LỒNG NGỰC CÁC YẾU TỐ TIÊN LƯỢNG MỞ XƯƠNG ỨC TRONG PHẪU THUẬT BƯỚU GIÁP THÒNG TRUNG THẤT HUỲNH QUANG KHÁNH1, BÙI VIẾT HOÀNG2 TÓM TẮT Đặt vấn đề: Bướu giáp thòng trung thất đa số có chỉ định phẫu thuật. Phương pháp phẫu thuật bướu giáp thòng trung thất đa số là đường mổ ở cổ. Nhưng đôi khí phẫu thuật mở xương ức hay mở ngực là cần thiết. Mục tiêu: Mục đích của nghiên cứu này là xác định các yếu tố dự đoán trước phẫu thuật mở xương ức trong điều trị bướu giáp thòng trung thất để có kế hoạch trước phẫu thuật tốt hơn và sự đồng ý của bệnh nhân. Phương pháp: Hồi cứu các trường hợp bướu giáp thòng trung thất được mổ từ 1 - 2014 đến 12 - 2016 tại khoa Ngoại Lồng Ngực bệnh viện Chợ Rẫy. Kết quả: Có 55 bệnh nhân bướu giáp thòng trung thất đã được mổ cắt tuyến giáp tại khoa Ngoại Lồng Ngực bệnh viện Chợ Rẫy. Tất cả các bướu giáp thòng trung thất được điều trị bằng phẫu thuật, có 51 trường hợp (92,7%) mổ đường mổ cổ và 4 trường hợp (7,3%) mở xương ức. Tất cả các ca phẫu thuật đều thành công, có 3 trường hợp có biến chứng sau phẫu thuật lớn (suy hô hấp sau mổ: 2 trường hợp, chảy máu sau mổ: 1 trường hợp). Các biến chứng nhỏ sau phẫu thuật của hạ canxi máu thoáng qua và tê liệt thoáng qua dây thần kinh thanh quản xảy ra trong 1 trường hợp (1,8%) và 2 trường hợp (3,6%). Chỉ định mở xương ức như sau: bướu giáp thòng lớn dưới quai động mạch chủ, mô tuyến giáp lớn kéo dài về phía chạc ba khí quản và tuyến giáp lạc chỗ ở trung thất. Kết luận: Bướu giáp thòng trung thất có thể được mổ qua đường mổ ở cổ, nhưng trong những trường hợp đặc biệt, có thể cần phải mổ mở xương ức. Từ khóa: Bướu giáp thòng trung thất, mở xương ức. ABSTRACT The preoperative predictors of a sternotomy in the management of substernal goiter Background: The presence of substernal goiter is an indication for surgical management. Surgical approach of substernal goiter can most commonly be performed using the cervical access, but at times, a sternotomy or thoracotomy is necessary. The aim of this study was to identify the preoperative predictors of a sternotomy in the management of substernal goiter in order to provide better preoperative planning and patient consent. Methods: A retrospective all patients had substernal who were referred to Thoracic Surgery Department Cho Ray hospital for thyroidectomy from Jan - 2014 to Dec - 2016. Results: 55 patients had substernal who were included in this study. All substernal goiters were treated surgically, 51 (92.7%) by a cervical approach and 4 (7.3%) by full median sternotomy. All surgeries were successful, with three major postoperative complications (Respiratory failure: 2 cases, bleeding postoperation: 1 case). Minor postoperative complications of transient hypocalcemia and transient paralysis of the recurrent laryngeal nerve occurred in 1 (1.8%) and 2 (3.6%) cases, respectively. Indication of median sternotomy was as follows: extension of goiter below the aortic arch, large thyroid tissue extending towards tracheal bifurcation, and ectopic thyroid tissue in the mediastinum. Conclusion: Substernal goiter can be removed through a cervical incision, but on special occasions, a median sternotomy may be required. Key word: Substernal goiter, Median Sternotomy. 1 TS.BS. Khoa Ngoại Lồng ngực - Bệnh viện Chợ Rẫy 2 Khoa Ngoại - Bệnh viện tỉnh Gia Lai TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM 245
  2. PHỔI - LỒNG NGỰC ĐẶT VẤN ĐỀ Tiêu chuẩn loại trừ Bệnh nhân bị cường giáp, viêm tuyến giáp cấp Bướu giáp thòng trung thất được định nghĩa khi tính. có ít nhất 50% mô bướu nằm dưới lỗ trên lồng ngực được xác định trên phim chụp cắt lớp điện toán cổ Các trường hợp phẫu thuật bướu giáp thòng ngực. Bướu giáp thòng trung thất phát sinh từ cực kèm các phẫu thuật khác như: cắt khâu kén khí, u dưới của một thùy hoặc cả hai thùy của tuyến giáp phổi… vùng cổ đi qua lỗ trên lồng ngực vào trong trung thất. KẾT QUẢ Bướu giáp thòng được nuôi dưỡng bởi mạch máu tuyến giáp bình thường. Trong thời gian 3 năm, từ năm 2014 đến năm 2016, tại khoa ngoại Lồng Ngực bệnh viện Chợ Rẫy, Phương pháp điều trị tốt nhất cho bướu giáp có 55 bệnh nhân bướu giáp thòng lành tính được thòng lành tính là phẫu thuật cắt bỏ ngay cả khi chẩn đoán và phẫu thuật. không có triệu chứng. Bởi vì bướu giáp thòng khi phát triển sẽ gây ra các triệu chứng chèn ép cơ quan Đặc điểm đối tượng nghiên cứu xung quanh, đặc biệt chèn ép đường thở gây suy hô Tuổi hấp thậm chí tử vong. Theo J. Moley[4] có khoảng 1 - 3% bệnh nhân không điều trị bị tử vong do bướu Tuổi trung bình: 60,5 ± 9,7 tuổi. Nhỏ nhất: 39 giáp thòng chèn ép đường thở gây suy hô hấp. tuổi. Lớn nhất: 81 tuổi. Nhóm tuổi mắc bệnh cao nhất là trên 60 tuổi chiếm tỷ lệ 56,4%. Trên 90% bướu giáp thòng lành tính có thể phẫu thuật cắt bỏ qua đường mổ cổ. Trong một số Giới trường hợp, bướu giáp thòng cần phải kết hợp mở Nữ: chiếm tỷ lệ rất cao 85,5%. xương ức, mở ngực để giải phóng phần mô bướu trong lồng ngực. Phẫu thuật bướu giáp thòng là Tỷ lệ nữ/nam là 5,9/1. phẫu thuật khó do phần mô bướu chèn ép các cơ Đặc điểm lâm sàng quan quan trọng trong trung thất như: thực quản, khí quản, các mạch máu lớn... Do đó, trong phẫu thuật Bảng 1. Tỷ lệ các triệu chứng lâm sàng có thể xảy ra các tai biến, biến chứng ảnh hưởng Các triệu chứng Số bệnh nhân Tỷ lệ (%) đến kết quả điều trị. Bướu giáp ở cổ 52 94,5 Mục tiêu nghiên cứu: Mục đích của nghiên cứu này là xác định các yếu tố dự đoán trước phẫu thuật Khó thở 21 38,2 mở xương ức trong điều trị bướu giáp thòng trung Đau ngực 11 20,0 thất để có kế hoạch trước phẫu thuật tốt hơn và sự Ho 4 7,3 đồng ý của bệnh nhân Suy hô hấp 3 5,5 Phương pháp nghiên cứu Nuốt nghẹn 3 5,5 Hồi cứu mô tả loạt ca. Hội chứng TM chủ trên 1 1,8 Thời gian: Từ tháng 1 năm 2014 đến tháng 12 Không triệu chứng 3 5,5 năm 2016. Tại Khoa Ngoại Lồng Ngực bệnh viện Chợ Rẫy. Đa số bệnh nhân bướu giáp thòng có bướu Tiêu chuẩn chọn bệnh giáp ở cổ chiếm 94,5%. Khó thở chiếm 38,2%, đau ngực chiếm 20%. Có 3 bệnh nhân chiếm 5,5% suy Tất cả các bệnh nhân được chẩn đoán bướu hô hấp trước mổ. 1 bệnh nhân chiếm 1,8% có triệu giáp thòng lành tính và phẫu thuật: chứng chèn ép TM chủ trên. X-quang ngực thẳng: Bướu giáp thòng xuống Có 3 bệnh nhân chiếm tỷ lệ 5,5% hoàn toàn trung thất với cực dưới ít nhất ngang đốt sống ngực không có triệu chứng lâm sàng. Những bệnh nhân IV. này có hình ảnh khối mờ ở cổ ngực trên phim X quang ngực thẳng. Bệnh nhân được chụp CLĐT Chụp CLĐT cổ - ngực: Hơn 50% mô bướu nằm và chẩn đoán xác định bướu giáp thòng. dưới lỗ trên lồng ngực hoặc cực dưới của bướu nằm dưới lỗ trên lồng ngực trên 3cm. Đặc điểm cận lâm sàng Kết quả chọc hút bằng kim nhỏ và giải phẫu X quang ngực thẳng bệnh sau mổ: Mô tuyến giáp lành tính. Tất cả 55 bệnh nhân đều được chụp X quang ngực thẳng. 246 TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM
  3. PHỔI - LỒNG NGỰC Hình ảnh khối mờ từ cổ đi xuống trung thất rõ nặng chiếm tỷ lệ 42,8%, chèn ép vừa có 4 bệnh 50 trường hợp (90,9%). nhân (28,6%) và chèn ép nhẹ 28,6%. Trong 6 bệnh nhân chèn ép khí quản nặng, có 3 bệnh nhân suy hô Hình ảnh khối mờ lệch về bên trái trung thất 28 hấp cấp phải mổ cấp cứu. trường hợp (56%); Khối mờ lệch về bên phải 22 trường hợp (44%). Siêu âm tuyến giáp Bờ dưới khối mờ đến ngang đốt sống ngực IV Bướu giáp đa nhân chiếm 90,9%. có 32 trường hợp (64%). Xét nghiệm chức năng tuyến giáp Bờ dưới khối mờ thấp hơn đốt sống ngực IV có Bình thường trước mổ chiếm tỷ lệ 96,4%. Có 2 18 trường hợp (36%). bệnh nhân chiếm tỷ lệ 3,6% bị cường giáp điều trị ổn định trước mổ. Hình ảnh khí quản: bị đẩy lệch có 49,1%; bị chèn ép có 10,9% và hình ảnh khí quản bình thường Kết quả giải phẫu bệnh sau mổ có 40%. Phình giáp keo thể nhân có 48 trường hợp Chụp CLĐT cổ ngực (87,3%.); Bướu tuyến giáp thể nang 4 trường hợp (7,3%); Cường giáp ổn định 2 trường hợp (3,6%); Tất cả 55 bệnh nhân đều được chụp phim Viêm mạn tính thể lympho bào 1 trường hợp (1,8%). CLĐT cổ ngực. Kết quả điều trị phẫu thuật Thùy trái tuyến giáp thòng vào trung thất có 28 bệnh nhân (50,9%), thùy phải 23 bệnh nhân Đường mổ: bướu giáp thòng lành tính phẫu (41,8%), có 4 bệnh nhân thòng cả hai thùy (7,3%). thuật qua đường mổ cổ có 51 trường hợp (92,7%), có 3 trường hợp bệnh nhân được phẫu thuật đường Vị trí bướu giáp thòng trung thất: Bướu giáp mổ cổ kết hợp mở xương ức (5,5%) và 1 trường thòng ở trung thất trước 30 trường hợp (54,5%), hợp bệnh nhân mở xương ức từ đầu (1,8%). trung thất sau 14 trường hợp (25,5%), trung thất giữa 11 trường hợp (20,0%). Trong 4 trường hợp kết hợp mở xương ức Kích thước bướu giáp thòng đo trên phim CLĐT Trường hợp thứ nhất: bệnh nhân nam, 46 tuổi. cổ ngực: Kích thước bướu trung bình 10,4cm, Bướu giáp thòng trung thất sau, bướu giáp thòng độ III. lớn nhất là 16cm, nhỏ nhất là 8cm, Bướu chèn ép khí quản. Bướu dạng hỗn hợp, tăng quang không đồng nhất, bờ rõ, chiều dài bướu 12,5cm. Kích thước phần mô bướu thòng xuống trung thất: trung bình 5,7cm, lớn nhất 12,2cm, nhỏ nhất Trường hợp thứ hai: bệnh nhân nam, 77 tuổi. 4,0cm. Bướu giáp thòng độ III, chiều dài bướu 12cm, thời gian tiến triển bướu 23 năm. Bướu giáp thòng trung thất Phân độ: Bướu giáp thòng độ I có 29 trường giữa. Kết quả giải phẫu bệnh viêm tuyến giáp mãn tính. hợp( 52,7%), bướu giáp thòng độ II có 21 trường hợp (38,2%), bướu giáp thòng độ III có 5 trường Trường hợp thứ ba: Bệnh nhân nữ, 55 tuổi. Bướu hợp (9,1%). giáp thòng trung thất sau chèn ép nặng khí quản. Bướu ôm sát động mạch chủ, bờ bướu không rõ. Tính chất bướu giáp thòng lành tính: Bướu Chiều dài bướu đo được trên phim chụp CLĐT là dạng đặc 52 trường hợp (94,5%), bướu dạng hỗn 14cm. hợp 3 trường hợp (5,5%). Trường hợp thứ tư: Bệnh nhân nữ, 47 tuổi. Bướu Biểu hiện tăng quang: Tăng quang không đồng giáp thòng trung thất sau. Bướu giáp thòng độ III. nhất 50 trường hợp (90,9%). Bướu dạng đặc, tăng quang không đồng nhất, chiều Bờ của bướu giáp thòng lành tính: Bờ rõ 51 dài bướu lên đến 16cm. trường hợp (92,7%), bờ không rõ 4 trường hợp Phương pháp mổ (7,3%). Có 28 trường hợp (52,7%) bệnh nhân cắt gần Liên quan bướu giáp thòng với các cấu trúc hoàn toàn 2 thùy tuyến giáp, 27 trường hợp (47,3%) xung quanh: chèn ép các cơ quan trong trung thất bệnh nhân cắt thùy giáp thòng. chiếm tỷ lệ 78,2%, bướu giáp thòng không chèn ép Biến chứng sau mổ cơ quan xung quanh chiếm tỷ lệ 21,8%. Chèn ép hoặc đẩy lệch khí quản (61,8%). Có 7 trường hợp có biến chứng sau mổ (12,6%), bao gồm các biến chứng nặng như: Biến Nội soi phế quản trước mổ chứng suy hô hấp sau mổ 2 trường hợp chiếm tỷ lệ Chỉ có 14 bệnh nhân được nội soi phế quản 3,6%; chảy máu sau mổ 1 trường hợp (1,8%). Các trước mổ: tỷ lệ bệnh nhân có khí quản bị chèn ép biến chứng nhẹ khác như khàn tiếng tạm thời 2 TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM 247
  4. PHỔI - LỒNG NGỰC trường hợp (3,6%), tụ dịch vết mổ 1 trường hợp Thời gian nằm viện sau phẫu thuật (1,8%), hạ can xi 1 trường hợp (1,8%). Thời gian nằm viện sau phẫu thuật ngắn nhất là Thời gian mổ 2 ngày, dài nhất là 16 ngày, trung bình 5,2 ngày. Thời gian mổ trung bình 76,8 phút, ngắn nhất là Đánh giá kết quả sớm 45 phút, dài nhất là 160 phút. Bảng 2. Đánh giá kết quả điều trị Thời gian lưu ống nội khí quản sau mổ Kết quả điều trị Số bệnh nhân Tỷ lệ (%) Thời gian lưu ống nội khí quản sau mổ lâu nhất là 120 giờ, ngắn nhất là 2 giờ, trung bình 14,8 giờ. Tốt 48 87,3 Trung bình 4 7,3 Xấu 3 5,4 Tổng cộng 55 100,0 Các yếu tố liên quan ảnh hưởng đến kết quả sớm Bảng 3. Các yếu tố liên quan ảnh hưởng đến kết quả sớm Kết quả Yếu tố p* Tốt Trung bình Xấu ≤ 60 tuổi 21 (85,7%) 3 (12,5%) 0% 0,35 > 60 tuổi 27 (87,1%) 2 (6,5%) 2 (6,5%) Bướu giáp thòng trung thất trước 27 (90,0%) 2 (6,7%) 1 (3,3%) Bướu giáp thòng trung thất giữa 10 (90,9%) 1 (9,1%) 0% 0,79 Bướu giáp thòng trung thất sau 11 (78,6%) 2 (14,3%) 1 (7,1%) Bướu giáp thòng độ I 27 (93,1%) 1 (3,4%) 1 (3,4%) Bướu giáp thòng độ II 17 (81%) 3 (14,3%) 1 (4,8%) 0,59 Bướu giáp thòng độ III 4 (80%) 1 (20%) 0% Có chèn ép 27 (81,8%) 4 (12,1%) 2 (6,1%) 0,29 Không chèn ép 21 (95,5%) 1 (4,5%) 0% Đường mổ cổ 45 (88,2%) 4 (7,8%) 2 (3,9%) 0,48 Mở xương ức 3 (75,0%) 1 (25,0%) 0% Cắt thùy giáp thòng 24 (92,3%) 1 (3,8%) 1 (3,8%) 0,44 Cắt gần toàn bộ tuyến giáp 24 (82,8%) 4 (13,8%) 1 (3,4%) (*): Kiểm định χ2 Đánh giá lựa chọn đường mổ dựa vào các đặc điểm bướu giáp thòng trên phim CLĐT Bảng 4. Mối liên quan giữa các đặc điểm bướu giáp thòng và đường mổ Đường mổ Các đặc điểm bướu giáp thòng trên phim CLĐT p Đường mổ cổ Mở xương ức Trung thất trước 30 (100,0%) 0% Trung thất giữa 10 (90,9%) 1 (9,1%) 0,03* Trung thất sau 11 (78,6%) 3 (21,4%) Chiều dài bướu < 12cm 49 (97,6%) 0% 0,001** Chiều dài bướu ≥ 12cm 2 (33,3%) 4 (66,7%) Bướu giáp thòng độ I 29 (100%) 0% 248 TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM
  5. PHỔI - LỒNG NGỰC Bướu giáp thòng độ II 21 (100%) 0% 0,001* Bướu giáp thòng độ III 1 (20%) 4 (80%) Bướu giáp thòng thùy trái 26 (92,8%) 2 (7,2%) 0,34** Bướu giáp thòng thùy phải 22 (95,6%) 1 (4,6%) Bờ bướu rõ 48 (94,1%) 3 (5,9%) 0,27** Bờ bướu không rõ 3 (75,0%) 1 (25,0%) (*): Kiểm định χ2, (**): Kiểm định Fisher Liên quan giữa bướu chèn ép và kết quả Nghiên cứu của Trần Hồng Quân với 53 bệnh nhân bướu giáp thòng trung thất, tỷ lệ nữ/ nam là Bảng 5. Mối liên quan giữa thời gian mổ và bướu 5,6/1, tỷ lệ nữ/ nam trong nghiên cứu của Nguyễn giáp thòng chèn ép các cơ quan xung quanh trên Công Minh là 2,6/1. Nghiên cứu của A. Sandrizadeh phim CLĐT tỷ lệ nữ/nam là 3,5/1, tỷ lệ nữ/nam của J. Graiger là Thời gian phẫu Có chèn ép Không chèn ép p* 4/1[2,5,6]. thuật trung bình (phút) 81,7 70,2 0,02 Trong nghiên cứu của chúng tôi, bướu giáp thòng trung thất chủ yếu gặp ở nữ giới. Tỷ lệ mắc (*): Kiểm định Mann - Witney U bệnh của nữ giới so với nam giới là 5,9/1. Bệnh nhân bướu giáp thòng chèn ép các cơ Triệu chứng lâm sàng quan xung quanh có thời gian phẫu thuật trung bình Đa số bướu giáp thòng lành tính thường có dài hơn so với bệnh nhân bướu không chèn ép. bướu vùng cổ. Triệu chứng thường gặp là các triệu Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p
  6. PHỔI - LỒNG NGỰC bờ rõ nét, chèn ép hoặc đẩy lệch khí quản là bằng thòng là bướu giáp lan tỏa từ cổ xuống trung thất. chứng gợi ý chẩn đoán bướu giáp thòng trung thất. Đặc biệt, phần bướu giáp thòng trong trung thất nằm kế cận và chèn ép các cơ quan quan trọng trong Phim CLĐT trung thất như: tim, các nhánh động mạch, tĩnh mạch Chụp CLĐT cổ ngực được xem như tiêu chuẩn lớn, khí quản, thực quản... vàng trong chẩn đoán bướu giáp thòng trung thất. Giá trị của CLĐT không chỉ khẳng định hình ảnh Nếu chúng ta lựa chọn đường mổ không thích bướu giáp thòng mà còn giúp xác định vị trí, tính hợp, phẫu thuật sẽ gặp rất nhiều khó khăn dễ gây ra chất, kích thước và mức độ phần bướu thòng trong các tai biến, biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng trung thất. Ngoài ra, chụp CLĐT còn xác định liên đến kết quả điều trị. Nếu không xử trí kịp thời các tai quan giữa bướu giáp với các cấu trúc xung quanh biến, biến chứng bệnh nhân có thể dẫn đến tử vong và mạch máu. Chụp CLĐT giúp chẩn đoán phân biệt trên bàn mổ. Vì vậy, các phẫu thuật viên phải đánh bướu giáp thòng và bướu giáp lạc chỗ trong trung giá kỹ lưỡng các đặc điểm bướu giáp thòng lành tính thất. Bên cạnh đó, chụp CLĐT còn có vai trò định trên lâm sàng, cận lâm sàng, đặc biệt là các đặc hướng chọn đường mổ ở cổ hay phối hợp mở điểm bướu giáp thòng trên phim chụp CLĐT, trước xương ức. Từ đó, phẫu thuật viên thiết lập kế khi quyết định đường phẫu thuật. hoạch phẫu thuật phù hợp nhằm hạn chế tối đa tỷ Trong nghiên cứu của chúng tôi, đa số bệnh lệ tai biến trong mổ và biến chứng sau phẫu thuật. nhân bướu giáp thòng lành tính được phẫu thuật Kết quả sớm sau phẫu thuật qua đường mổ cổ, chiếm tỷ lệ 92,7%, tỷ lệ đường mổ mở xương ức hoàn toàn là 7,3% tương tự các Điều trị ngoại khoa là phương pháp hữu hiệu tác giả khác. loại bỏ bướu giáp thòng lành tính kết quả rất khả quan với tỷ lệ biến chứng thấp, tử vong rất thấp. Nghiên cứu của Mostafa A.S[8]: Đường mổ cổ chiếm tỷ lệ 90,4%, mở xương ức chiếm tỷ lệ 9,6%. Theo J. Moley[4]: Hơn 90% bệnh nhân đạt kết Tác giả khuyến cáo: bướu nằm dưới quai ĐM chủ, quả tốt sau mổ, tỷ lệ tử vong trong các nghiên cứu mất lớp mỡ rõ ràng quanh bướu, bướu tái phát khoảng 0,7%, thậm chí có các nghiên cứu không ghi được xem như là các yếu tố nguy cơ làm gia tăng nhận tử vong. khả năng sử dụng đường mổ ở ngực. Nghiên cứu của M. Nakaya với 44 bệnh nhân, Nghiên cứu của Ali Coskun: đường mổ cổ 97,7% bệnh nhân đạt kết quả tốt không có biến chiếm tỷ lệ 90,5%, mở xương ức chiếm tỷ lệ 9,5%. chứng sau mổ. Tỷ lệ biến chứng sau mổ chiếm Tác giả khuyến cáo: bướu giáp thòng quá quai động 2,3%, hầu hết là các biến chứng nhẹ không ảnh mạch chủ, kích thước bướu trên 10cm được xem hưởng đến chức năng của bệnh nhân. Không có như là các yếu tố nguy cơ mở xương ức. bệnh nhân nào tử vong. Phân tích các yếu tố nguy cơ mở xương ức Tuy nhiên, nghiên cứu của C. Page với 223 bệnh nhân bướu giáp thòng lành tính cho thấy: Tỷ lệ Mức độ thòng của bướu bệnh nhân đạt kết quả tốt chỉ chiếm 90,3%, tỷ lệ biến Trong nghiên cứu của chúng tôi, bướu giáp chứng nhẹ chiếm 7,5% trong khi đó tỷ lệ biến chứng thòng độ I và độ II được phẫu thuật chủ yếu qua nặng sau mổ chiếm đến 2,2%. đường mổ cổ. Bướu thòng độ III có 1 bệnh nhân phẫu thuật qua đường cổ chiếm tỷ lệ 20%, 4 bệnh Trong nghiên cứu của chúng tôi, 44 bệnh nhân bướu giáp thòng độ III phẫu thuật mở xương nhân (87,3%) có kết quả tốt sau mổ, bệnh nhân cắt ức chiếm tỷ lệ 80%. Phân tích thống kê cho thấy: bỏ được bướu, hết triệu chứng. 4 bệnh nhân (7,3%) Bướu giáp thòng độ III là yếu tố nguy cơ mở xương có kết quả trung bình do biến chứng nhẹ như: ức. Sự liên quan này có ý nghĩa thống kê Tụ dịch vết mổ, hạ can xi máu, khàn tiếng. 3 bệnh (p = 0,001). nhân (5,4%) có kết quả xấu do biến chứng nặng sau mổ như: chảy máu vết mổ phải mổ lại, suy hô hấp Sadrizadeh A. nghiên cứu 82 bệnh nhân bướu sau mổ. Không có bệnh nhân nào tử vong. giáp thòng trung thất nhận thấy: bướu giáp thòng độ II là yếu tố tiên lượng mở xương ức (p
  7. PHỔI - LỒNG NGỰC Nghiên cứu đoàn hệ tiến cứu của Sari và cộng thùy phải: 7,2% so với 4,6%. Tuy nhiên, sự khác biệt sự (2011)[11] với 260 bệnh nhân bướu giáp thòng này không có ý nghĩa thống kê với p = 0,34 (Bảng cũng cho thấy: tỷ lệ bướu giáp thòng phẫu thuật qua 3.28). đường mở xương ức là 6,5%. Yếu tố nguy cơ trên Bờ của bướu giáp thòng hình ảnh phim CLĐT tiên lượng mở xương ức là bướu giáp thòng dưới carina (p = 0,001; OR = 20,5; Theo tác giả A Coskun và Mostafa A.S, yếu tố 95% CI: 2,5 - 168). tiên lượng quan trọng nhất trong phẫu thuật cắt bỏ bướu an toàn qua đường mổ cổ là sự hiện diện của Vị trí bướu phần mô rõ ràng xung quanh bướu trên phim CLĐT. Nghiên cứu của chúng tôi, có 30 bệnh nhân Nếu phần mô rõ ràng này bị mất thì nhiều khả năng bướu giáp thòng trung thất trước phẫu thuật qua phải mở xương ức[3,8]. đường cổ, không có bệnh nhân nào phẫu thuật mở Trong nghiên cứu của chúng tôi, đa số bướu có xương ức. Có 10 bệnh nhân bướu giáp thòng trung bờ rõ được phẫu thuật bằng đường mổ cổ (94,1%). thất giữa phẫu thuật qua đường cổ và 1 bệnh nhân Có 75% bệnh nhân có bờ bướu không rõ được phẫu phẫu thuật mở xương ức. Trong 14 bệnh nhân bướu thuật bằng đường mổ cổ, 25% bệnh nhân bờ bướu giáp thòng trung thất sau có 3 bệnh nhân phẫu thuật không rõ được phẫu thuật mở xương ức. Bờ bướu mở xương ức chiếm tỷ lệ 21,4%, 11 bệnh nhân không rõ không phải là yếu tố nguy cơ mở xương ức bướu giáp thòng trung thất sau phẫu thuật qua đường mổ cổ chiếm tỷ lệ 78,6%. Bướu giáp thòng Như vậy, bướu giáp thòng có chiều dài ≥12cm, trung thất sau không phải là yếu tố nguy cơ mở bướu giáp thòng dưới quai động mạch chủ là những xương ức (p = 0,03). yếu tố nguy cơ mở xương ức. Malvemyr P.và cộng sự (2015)[9] nghiên cứu KẾT LUẬN 120 bệnh nhân bướu giáp thòng trung thất. Tỷ lệ mở Qua nghiên cứu 55 bệnh nhân bướu giáp thòng xương ức là 13,3%. Bướu giáp thòng trung thất sau lành tính được điều trị phẫu thuật, chúng tôi rút ra là yếu tố nguy cơ mở xương ức trên phim chụp một số kết luận như sau: CLĐT (p
  8. PHỔI - LỒNG NGỰC Thoracic and Esophageal Surgery, Elsevier, CT findings: Surgeon’s view". Journal of the Philadelphia, 3th edition, pp. 1661 - 1676. Egyptian National Cancer Institute, 24, pp. 85 - 90. 5. Joe Grainger et al (2005), "The surgical approach to retrosternal goiters: The role of 9. Per Malvemyr, Nils Liljeberg, Mikael Hellström, computerized tomography". Otolaryngology - Andreas Muth (2015), "Computed tomography Head and Neck Surgery, 132, pp. 849 - 851. for preoperative evaluation of need for sternotomy in surgery for retrosternal goitre". 6. Kamal A-A. M. Hassanien, Asem Elsani M.A. Langenbecks Arch Surg, 400, pp. 293 - 299. Hassan, Karam M. Eisa (2010), "Surgical Aspects of Substernal Goitre: A Prospective 10. Salih Topcu (2008), "Necessity for Additional Study". Kasr El Aini Journal of Surgery, 11 (1), Incisions with the Cervical Collar Incision to pp. 85 - 91. Remove Retrosternal Goiters". Surg Today 38, pp. 1072 - 1077. 7. Massine El Hammoumi, Faycal El Oueriachi, Adil Arsalane, El Hassane Kabiri (2014), "Surgical 11. Sari S et al (2012), "Predictive value of thyroid Management of Retrosternal Goitre: Experience tissue density in determining the patients on of a Moroccan Center". Acta Otorrinolaringol whom sternotomy should be performed". J Surg Esp, 65 (3), pp. 177 - 182. Res, 174 (2), pp. 312 - 318. 8. Mostafa A. Sakkary et al (2012), "Retrosternal goiter: The need for thoracic approach based on 252 TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2