intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Câu hỏi trắc nghiệm môn Hóa học lớp 10 ban KHTN - Nguyễn Văn Hòa (Chương 3, 4)

Chia sẻ: Le Vy | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

214
lượt xem
31
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo tài liệu câu hỏi trắc nghiệm môn Hóa học lớp 10 ban KHTN của Nguyễn Văn Hòa - chương 3, 4 dành cho quý thầy cô và các bạn học sinh lớp 10 nhằm củng cố kiến thức và luyện tập môn Hóa về: Liên kết hóa học, Phản ứng hóa học.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Câu hỏi trắc nghiệm môn Hóa học lớp 10 ban KHTN - Nguyễn Văn Hòa (Chương 3, 4)

  1. Câu hỏi trắc nghiệm Lớp 10 Ban KHTN Người soạn: Nguyễn Văn Hòa Sở GD- ĐT Hà Nội Chương III: Liên kết hóa học Câu 1 HH1015NCH Tổng số electron và số electron tham gia liên kết trong phân tử H2O là A. 8 và 2. B. 8 và 4. C. 10 và 2. D. 10 và 4. PA: D Câu 2 HH1015NCH Tổng số electron và số electron tham gia liên kết trong phân tử NH3 là A. 7 và 3. B. 7 và 6. C. 10 và 3. D. 10 và 6. PA: D Câu 3 HH1015NCH Hãy cho biết mật độ electron lớn nhất trong phân tử H2? A. Mật độ electron lớn nhất ở trong hai hạt nhân hai nguyên tử hiđro. B. Mật độ electron lớn nhất ở cạnh hai hạt nhân hai nguyên tử hiđro. C. Mật độ electron lớn nhất ở giữa hai hạt nhân hai nguyên tử hiđro. D. Không tìm thấy mật độ lớn nhất vì electron dàn đều trong phân tử. PA: C Câu 4 HH1017NCB Liên kết nào có trong phân tử H2? A. Liên kết ion. B. Liên kết cộng hóa trị không có cực. C. Liên kết cộng hóa trị có cực. D. Liên kết cho nhận. PA: B Câu 5
  2. HH1017NCH Dãy chất mà phân tử của chúng được xếp theo chiều tăng độ phân cực của liên kết là A. HF, HCl, HBr. B. NH3, PH3, AsH3. C. H2Se, H2S, H2O. D. CO2, CS2, CSe2. PA: C Câu 6 HH1017NCV Cho độ âm điện của H = 2,20; Cl = 3,16; O = 3,44; S= 2,58; N = 3,04, Se = 2,55. Độ phân cực của các liên kết trong các phân tử Cl2O, SO2, NO, H2O, SeO2 được xếp tăng dần như sau A. Cl2O, SO2, NO, H2O, SeO2 . B. Cl2O, NO, SO2,SeO2, H2O. C. SO2, NO, H2O, Cl2O, SeO2 . D. Cl2O, NO, SO2,H2O, SeO2 . PA: B Câu 7 HH1017NCV Cho độ âm điện của H = 2,20; F= 3,98; Cl = 3,16; O = 3,44; S= 2,58; N = 3,04. Độ phân cực của các liên kết trong các phân tử HF, HCl, NH3, H2S, H2O được xếp tăng dần như sau A. HF, HCl, NH3, H2S, H2O. B. H2S, H2O, HF, HCl, NH3 . C. H2S, NH3, HCl, H2O, HF. D. H2S, NH3, HCl, HF, H2O. PA: C Câu 8 HH1014NCV Có các phân tử sau NaCl, KCl, RbCl, CsCl. Liên kết trong phân tử sau mang nhiều tính ion nhất là của A. NaCl. B. KCl. C. RbCl. D. CsCl. PA: D Câu 9 HH1014NCV Nguyên tử hoặc ion nào không thể nhường electron? A. H+ . B. H-. C. OH-. D. Cl. PA: A
  3. Câu 10 HH1014NCV Nguyên tử hoặc ion nào không thể nhận thêm electron? A. H+ . B. F-. C. OH-. D. Cl. PA: B Câu 11 HH1016NCB Nhận định nào không đúng? A. Các obitan lai hóa có cùng định hướng trong không gian. B. Các obitan lai hóa có định hướng khác nhau trong không gian. C. Sự lai hóa sp là nguyên nhân dẫn đến tính thẳng hàng của các liên kết trong phân tử. D. Các obitan chỉ lai hóa được với nhau khi năng lượng của chúng xấp xỉ bằng nhau. PA: A Câu 12 HH1016NCB Nhận định nào không đúng? A. Liên kết đơn luôn luôn là liên kết σ. B. Liên kết đơn luôn bền vững. C. Liên kết π kém bền hơn liên kết σ. D. Liên kết giữa hai nguyên tử cacbon bao giờ cũng là liên kết đôi. PA: D Câu 13 HH1016NCB Nhận định nào không đúng? A. Liên kết σ hình thành do sự xen phủ trục các obitan nguyên tử. B. Liên kết π hình thành do sự xen phủ bên các obitan nguyên tử . C. Sự xen phủ trục xảy ra khi trục của các obitan tham gia liên kết trùng với đường nối tâm của hai nguyên tử liên kết. D. Sự xen phủ bên xảy ra khi trục của các obitan tham gia liên kết vuông góc với đường nối tâm của hai nguyên tử liên kết .
  4. PA: D Câu 14 HH1017NCH Cấu hình electron ở lớp ngoài cùng của X, Y, Z là …ns2 np5. Liên kết của X, Y, Z với hiđro thuộc loại liên kết A. liên kết ion. B. liên kết cộng hóa trị có cực. C. liên kết cộng hóa trị không có cực. D. liên kết cho nhận. PA: B Câu 15 HH1017NCV Có các phân tử Cl2O, NO, PH3, NH3. Phân tử có liên kết phân cực mạnh nhất là (biết độ âm điện của Cl = 3,16; O = 3,44; N=3,04; P = 2,19; H= 2,2) A. Cl2O. B. NO. C. PH3. D. NH3. PA: D Câu 16 HH1017NCB Nhận định nào không đúng? A. Trong tinh thể NaCl, cứ một ion Na+ được bao bọc bởi 6 ion Cl-. B. Trong tinh thể NaCl, cứ một ion Cl- được bao bọc bởi 6 ion Na+. C. Trong tinh thể NaCl chỉ có một ion Na+ và một ion Cl-. D. Mạng tinh thể NaCl có cấu trúc lập phương. PA: C Câu 17 HH1017NCB Nhận định nào không đúng? A. Tinh thể được cấu tạo từ những nguyên tử, hoặc ion hoặc phân tử. B. Tinh thể ion được tạo bởi các ion và lực liên kết là lực hút tĩnh điện. C. Tinh thể nguyên tử kém bền còn tinh thể phân tử rất bền. D. Tinh thể nguyên tử tạo bới các nguyên tử chúng liên kết với nhau bằng liên kết cộng hóa trị. PA: C
  5. Câu 18 HH1017NCH Nguyên tố nào mà trong hợp chất có cả số oxi hóa âm số oxi hóa dương? A. Agon. B. Flo. C. Clo. D. Sắt . PA: C Câu 19 HH1016NCH Nguyên tử cacbon trong phân tử CH4 ở trạng thái A. lai hóa sp. B. lai hóa sp2. C. lai hóa sp3. D. không lai hóa. PA: C Câu 20 HH1016NCH Nguyên tử cacbon trong phân tử C2H4 ở trạng thái A. lai hóa sp. B. lai hóa sp2. C. lai hóa sp3. D. không lai hóa. PA: B
  6. Chương IV: Phản ứng hóa học Câu 1 HH1019NCB Chất oxi hóa là nguyên tử, phân tử hoặc ion mà có khả năng A. cho electron. B. nhận electron. C. bị oxi hóa. D. tăng số oxi hóa. PA: B Câu 2 HH1019NCH Dãy gồm toàn chất khử là A. S, HNO3, H2SO4, NO. B. Mg, S, H2SO4 , Na. C. H2O2, O2, Na, K. D. Na, Ca, Mg, NH3. PA: D Câu 3 HH1020NCB Có các quá trình hóa học 1. Ag + H2S + O2 → H2O2 + Ag2S 2. Fe + S → FeS 3. SO3 + H2O → H2SO4 4. S + KOH→ K2S + K2SO4 + H2O 5. NH3 + O2 → NO + H2O Tổng số phản ứng oxi hóa – khử là A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. PA: C Câu 4 HH1020NCB Có các quá trình hóa học 1. Mg + N2 → Mg3N2 2. NH3 + HCl → NH4Cl 3. Mg3N2 + H2O → Mg(OH)2 + NH3
  7. 4. CO2 + KOH→ K2CO3 + H2O 5. HNO3 → NO2 + O2 + H2O Tổng số phản ứng oxi hóa – khử là A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. PA: A Câu 5 HH1020NCB Có các quá trình hóa học 1. Fe + HCl → FeCl2 + H2 2. Cr2(SO4)3 + KOH → Cr(OH)3 + K2SO4 3. Cl2 + H2O → HCl + HClO 4. Ca(HCO3)2→ CaCO3 + H2O + CO2 5. H2S + O2 → SO2 + H2O Tổng số phản ứng không phải phản ứng oxi hóa – khử là A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. PA: A Câu 6 HH1020NCB Có các quá trình hóa học 1. FeS + HCl → FeCl2 + H2S 2. Zn + HNO3 → Zn(NO3)2 + NO + H2O 3. Na + H2O → NaOH + H2 4. CaCl2 + K2Cr2O7→ CaCr2O7 +KCl 5. H2 + Br2 → HBr Tổng số phản ứng không phải phản ứng oxi hóa – khử là A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. PA: A Câu 7 HH1020NCH Có các quá trình hóa học
  8. 1. CaO + H2O → Ca(OH)2 2. K + H2O → KOH + H2 3. Cl2 + H2O → HClO + HCl 4. SO3 + H2O → H2SO4 Tổng số phản ứng trong đó H2O đóng vai trò chất oxi hóa là A. 2. B. 3. C. 4. D. 1. PA: D Câu 8 HH1019NCH Có một số quá trình thay đổi số oxi hóa Cr+6 → Cr+3; Cr+2 → Cr+3 ; Cu+2 → Cu0 ; Au0 → Au+3; Fe+3 → Fe+2 . Tổng số quá trình khử là A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. PA: B Câu 9 HH1019NCH Có các quá trình phản ứng 1. KClO3 → KCl + O2 2. Cu + O2 → CuO 3. NH3 + O2 → NO + H2O 4. KMnO4 → MnO2 + K2MnO4 + O2 Tổng số phản ứng trong đó oxi không đóng vai trò chất oxi hóa là A. 2. B. 3. C. 4. D. 1. PA: A Câu 10 HH1019NCH Có một số quá trình thay đổi số oxi hóa Cl+5 → Cl-1; C+4 → C+2 ; C0 → C+2; N+5 → N+2 ; P-3 → P+5 . Tổng số quá trình nhận electron là A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. PA: B Câu 11
  9. HH1019NCH Có một số quá trình: H2S → S; KMnO4 → MnSO4 ; Na2SO3 → Na2SO4 ; N2 → NH3; HNO3 → NO2 . Tổng số quá trình oxi hóa là A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. PA: A Câu 12 HH1019NCH Trong số các hợp chất chứa nitơ NH3, KNO2, N2, HNO3, N2O, NO. Số hợp chất thể hiện cả hai khả năng oxi hóa và khử là A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. PA: C Câu 13 HH1019NCV Dãy gồm các chất vừa thể hiện tính oxi hóa vừa thể hiện tính khử là A. HNO3, H2SO4, NO. B. S, H2SO4 , NH3. C. H2O2, HNO2, SO2. D. H2O, NH3, HCl. PA: C Câu 14 HH1019NCB Có ba dạng phản ứng oxi hóa – khử khác nhau là A. trao đổi, phân hủy và cộng hợp. B. phân tử, nguyên tử và ion. C. liên phân tử, nội phân tử và tự oxi hóa- tự khử. D. trung hòa, trao đổi và tự oxi hóa- tự khử. PA: C Câu 15 HH1019NCV Phản ứng nào là phản ứng tự oxi hóa – tự khử ? A. S + 2HNO3 → H2SO4 + 2NO B. Mg + S → MgS C. 2H2O2 → 2H2O + O2 D. 3S + 6KOH→ 2K2S + K2SO4 + 3H2O PA: D
  10. Câu 16 HH1020NCV Trong phản ứng nào dưới đây, chất khử và chất oxi hóa nằm trong cùng một hợp chất? A. 4FeS2 +11O2 → 2Fe2O3 + 8SO2 B. CuO + CO → Cu + CO2 C. Cu(OH)2 → CuO + H2O D. 2KClO3 → 2KCl + 3O2 PA: D Câu 17 (a) (b) Cu2O X CuCl2 HH1020NCV Trong sơ đồ biến hóa Nếu phản ứng (a) và (b) là phản ứng oxi hóa - khử thì X và hai phương trình(a),(b) tương ứng có thể là A. CuO; Cu2O + O2 → 2CuO; CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O B. Cu; Cu2O + CO → 2Cu + CO2; Cu + Cl2 → CuCl2 C. CuCl; Cu2O + 2HCl → CuCl + H2O; 2CuCl + Cl2 → 2CuCl2 D. Cu; Cu2O + H2 → 2Cu + H2O; Cu + 2HCl → CuCl2 + H2 PA: B Câu 18 (a) (b) CuSO4 X Cu(NO3) 2 HH1020NCV Trong sơ đồ biến hóa Nếu phản ứng (a) và (b) là phản ứng oxi hóa- khử thì X và hai phương trình (a),(b) tương ứng có thể là A. CuO; 2CuSO4 → 2CuO + 2SO2 + O2; CuO + 2HNO3 → Cu(NO3)2 + H2O B. Cu; CuSO4 + Fe → Cu + FeSO4; Cu + 4HNO3 → Cu(NO3)2 + 2NO2 + H2O C. CuCl2 ; CuSO4 + BaCl2 → CuCl2 + BaSO4; CuCl2 + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2AgCl D. Cu(OH)2; CuSO4 + 2NaOH→Cu(OH)2 + Na2SO4; Cu(OH)2 +2HNO3 →Cu(NO3)2 + 2H2O PA: B
  11. Câu 19 HH1020NCH Phản ứng nào giữa hai oxit sau đây là phản ứng oxi hóa khử? A. CaO + CO2 → CaCO3 B. CuO + CO → Cu + CO2 C. SO3 + H2O → H2SO4 D. K2O + N2O5 → 2KNO3 PA: B Câu 20 HH1020NCV Trong phản ứng nào dưới đây, hai thành phần khử nằm trong cùng một hợp chất? A. Cl2 + H2O → HCl + HClO B. 4FeS2 + 11O2 → 2Fe2O3 + 8SO2 C. 2AgNO3 → 2Ag + 2NO2 + O2 D. 6P + 5KClO3 → 3P2O5 + 5KCl PA: B
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2