intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Câu hỏi trắc nghiệm môn Hóa học lớp 10 ban KHTN - Nguyễn Xuân Hòa

Chia sẻ: Le Vy | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

551
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo tài liệu câu hỏi trắc nghiệm môn Hóa học lớp 10 ban KHTN của Nguyễn Xuân Hòa dành cho quý thầy cô và các bạn học sinh lớp 10 nhằm củng cố kiến thức và luyện tập môn Hóa về: Cân bằng hóa học, hệ số cân bằng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Câu hỏi trắc nghiệm môn Hóa học lớp 10 ban KHTN - Nguyễn Xuân Hòa

  1. Câu hỏi trắc nghiệm Lớp 10 Ban KHTN Người soạn: Nguyễn Văn Hòa Sở GD- ĐT Hà Nội Chương VII: Tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học Câu 1 HH1031NCH Có phản ứng A2 (k) + 2B (k) → 2AB (k) xảy ra trong bình kín. Ở nhiệt độ không đổi, khi tăng áp suất trong bình phản ứng lên 6 lần, tốc độ của phản ứng sẽ A. tăng 6 lần. B. tăng 12 lần. C. tăng 36 lần. D. tăng 216 lần. PA: D Câu 2 HH1031NCH Có phản ứng 2CO (k) + O2 (k) → 2CO2 (k) xảy ra trong bình kín.Ở nhiệt độ không đổi, khi tăng áp suất trong bình phản ứng lên 3 lần, tốc độ phản ứng sẽ A. tăng lên 3 lần. B. tăng lên 6 lần. C. tăng lên 9 lần. D. tăng lên 27 lần. PA: D Câu 3 HH1031NCH Có phản ứng 2NO (k) + O2 (k) → 2NO2 (k) xảy ra trong bình kín. Ở nhiệt độ không đổi, tốc độ của phản ứng sẽ tăng lên 1000 lần khi tăng áp suất lên A. 2 lần. B. 4 lần. C. 5 lần. D. 10 lần. PA: D Câu 4 HH1031NCH Có phản ứng 2NO (k) + O2 (k) → 2NO2 (k). Ở nhiệt độ không đổi, khi tăng nồng độ NO lên 2 lần thì tốc độ phản ứng sẽ A. không thay đổi. B. tăng lên 8 lần. C. tăng lên 4 lần. D. tăng lên 2 lần.
  2. PA: C Câu 5 HH1031NCH Có phản ứng 2A (k) + B (k) → A2B (k). Ở nhiệt độ không đổi, khi tăng nồng độ chất A lên 2 lần, giảm nồng độ chất B xuống 2 lần thì tốc độ phản ứng sẽ A. không thay đổi. B. tăng lên 2 lần. C. tăng lên 8 lần. D. giảm đi 2 lần. PA: B Câu 6 HH1031NCH Có phản ứng 2NO (k) + O2 (k) → 2NO2 (k). Ở nhiệt độ không đổi, khi tăng thể tích bình phản ứng lên 2 lần thì tốc độ phản ứng sẽ A. giảm đi 4 lần . B. giảm đi 8 lần. C. tăng lên 4 lần. D. giảm đi 8 lần. PA: B Câu 7 HH1031NCH Ở nhiệt độ không đổi, khi thay đổi lượng chất A sẽ không làm thay đổi tốc độ của phản ứng A. A (k) + B (k) → B. 2A (k) + B2 (r) → C. 2A (r) + 2B (k) → D. 3A (k) + B2 (k) → PA: C Câu 8 HH1031NCH Ở nhiệt độ không đổi, khi tăng nồng độ chất A lên 2 lần, tốc độ phản ứng tăng lên 4 lần. Điều này tương ứng với trường hợp xảy ra phản ứng A. A2 (k) + B2 (k) → 2AB B. A2 (k) + B (r) → BA2 C. 2A2 (k) → B D. 2A (r) → B (k) + D (k) PA: C Câu 9
  3. HH1033NCH Trong phản ứng A + B D + E , cân bằng đã được thiết lập. Nếu nồng độ A được tăng 2 lần và nồng độ D được tăng 4 lần, lúc đó cân bằng sẽ thay đổi như thế nào? A. Cân bằng chuyển dịch sang trái. B. Cân bằng chuyển dịch sang phải. C. Cân bằng không thay đổi. D. Lúc đầu cân bằng chuyển sang trái sau đó chuyển sang phải. PA: A Câu 10 HH1034NCH Cân bằng của phản ứng A + 3B D + 3E sẽ thay đổi như thế nào nếu nồng độ nồng độ A tăng từ 0,1 đến 0,3 mol/l, còn nồng độ E tăng từ 0,4 đến 1,2 mol/l? A. Cân bằng chuyển dịch sang phải. B. Cân bằng chuyển dịch sang trái. C. Cân bằng không thay đổi. D. Lúc đầu cân bằng chuyển sang trái sau chuyển sang phải. PA: B Câu 11 HH1033NCH Có 3 hệ ở trạng thái cân bằng 1. A2 (k) + B2 (k) 2AB 2. 2X (k) + Y2 (k) 2Z 3. Q (k) 2R (k) Khi tăng áp suất, cân bằng của các hệ thay đổi như sau A. ở (1) không chuyển dịch, (2) chuyển dịch sang phải, (3) chuyển dịch sang trái. B. ở (1) chuyển dịch sang phải, (2) không chuyển dịch, (3) chuyển dịch sang trái. C. ở (1) chuyển dịch sang trái, (2) chuyển dịch sang phải, (3) không chuyển dịch. D. ở (1) không chuyển dịch, (2) chuyển dịch sang trái, (3) chuyển dịch sang phải. PA: A Câu 12
  4. HH1034NCV Có cân bằng CO (k) + H2O (k) CO2 (k) + H2 (k). Ở nhiệt độ đã cho, trong trạng thái cân bằng nồng độ của CO là 0,16 mol/l; của H2O là 0,32 mol/l; của CO2 là 0,32 mol/l; của H2 là 0,32 mol/l. Hằng số cân bằng của phản ứng là A. K = 1. B. K = 2. C. K = 3. D. K = 4. PA: B Câu 13 HH1034NCV Trộn ba chất khí A, B, D với nhau, mỗi chất 3 mol. Sau khi cân bằng A +B 2D được thiết lập, trong hệ cân bằng có 5 mol chất D. Hằng số cân bằng của phản ứng là A. K = 4,8. B. K = 5,4. C. K = 6,25. D. K = 8,96. PA: C Câu 14 HH1034NCV Trộn các chất A, B và D với nhau, mỗi chất 3 mol. Sau khi cân bằng 2A B + D được thiết lập, trong hệ cân bằng có 4 mol chất D. Hằng số cân bằng của phản ứng là A. K = 1. B. K = 4. C. K = 9. D. K = 16. PA: D Câu 15 HH1034NCV Có cân bằng COCl2 (k) CO (k) + Cl2 (k). Biết nồng độ ban đầu của CO và Cl2 đều bằng không, nồng độ ban đầu của COCl2 là 2,2 mol/l và nồng độ cân bằng của CO là 0,2mol/l. Hằng số cân bằng của phản ứng là A. 50. B. 0,018. C. 0,02. D. 55. PA: C Câu 16 HH1034NCV Có cân bằng CO (k) + H2O (k) CO2 (k) + H2 (k). Biết nồng độ ban đầu của CO là 0,1 mol/l; của H2O là 0,4 mol/l và hằng số cân bằng của phản ứng trên bằng 1. Nồng độ cân bằng của các chất là A. [CO] = 0,02 mol/l; [H2O] = 0,32 mol/l; [CO2] = [H2] = 0,08 mol/l.
  5. B. [CO] = 0,03 mol/l; [H2O] = 0,12 mol/l; [CO2] = [H2] = 0,06 mol/l. C. [CO] = 0,01 mol/l; [H2O] = 0,25 mol/l; [CO2] = [H2] = 0,05 mol/l. D. [CO] = 0,02 mol/l; [H2O] = 0,24 mol/l; [CO2] = [H2] = 0,08 mol/l. PA: A Câu 17 HH1034NCV Cân bằng của phản ứng N2 + 3H2 2NH3 được thiết lập khi nồng độ của các chất trong phản ứng là [N2] = 0,01 mol/l; [H2] = 2 mol/l; [NH3] = 0,4 mol/l. Hằng số cân bằng, nồng độ ban đầu của N2 và H2 là A. K = 1; nồng độ ban đầu của N2 = 0,21 mol/l; của H2 là 2,6 mol/l. B. K = 2; nồng độ ban đầu của N2 = 0,21 mol/l; của H2 là 2,6 mol/l. C. K = 1; nồng độ ban đầu của N2 = 0,12 mol/l; của H2 là 2,4 mol/l. D. K = 2; nồng độ ban đầu của N2 = 0,12 mol/l; của H2 là 2,4 mol/l. PA: B Câu 18 HH1034NCV Cân bằng của phản ứng CO ( k) + Cl2 (k) COCl2 (k), được thiết lập với nồng độ mol/l của các chất như sau [CO] = 0,55; [Cl] = 0,05; [COCl2] = 0,95. Nồng độ (mol/l) ban đầu của CO và Cl2 lần lượt là A. 0,6 và 0,1. B. 1,5 và 1,0. C. 0,95 và 1,0. D. 1,0 và 1,0. PA: B Câu 19 HH1034NCV Số mol ban đầu của H2, Br2 là 3 và 2. Ở nhiệt độ nào đó hằng số cân bằng của phản ứng H2 (k) + Br2 (k) 2HBr (k) bằng 1. Số mol HBr ở điều kiện cân bằng sẽ là A. 3,24. B. 2,43. C. 0,81. D. 1,62. PA: D Câu 20
  6. HH1034NCV Nồng độ ban đầu của H2 và I2 đều bằng không, của khí HI là 2,6 mol/l, nồng độ cân bằng của khí HI là 2 mol/l. Hằng số cân bằng của phản ứng 2HI (k) H2 (k) + I2 (k) là A. 44,444. B. 1,3. C. 0,65. D. 0,0225. PA: D Câu 21 HH1034NCB Cân bằng CO (k) + Cl2 (k) COCl2 (k) ∆H < 0 sẽ chuyển sang trái khi A. tăng nồng độ CO. B. tăng nồng độ Cl2 . C. tăng áp suất. D. giảm nhiệt độ. PA: D Câu 22 HH1033NCH Có phản ứng 4A (r) + 3B2 (k) 2A2B3 (k). Khi tăng áp suất lên 2 lần, trong hệ cân bằng sẽ có A. tốc độ phản ứng thuận tăng lên 8 lần, tốc độ phản ứng nghịch không thay đổi. B. tốc độ phản ứng thuận tăng lên 124 lần, tốc độ phản ứng nghịch tăng lên 4 lần. C. tốc độ phản ứng thuận tăng lên 6 lần, tốc độ phản ứng nghịch tăng lên 4 lần. D. tốc độ phản ứng thuận giảm đi 8 lần, tốc độ phản ứng nghịch tăng lên 4 lần. PA: A Câu 23 HH1033NCH Có phản ứng 4C (r) + O2 (k) 2CO (k). Khi tăng áp suất lên 4 lần, trong hệ cân bằng sẽ có A. tốc độ phản ứng thuận tăng lên 64 lần, tốc độ phản ứng nghịch tăng 16 lần. B. tốc độ phản ứng thuận giảm đi 64 lần, tốc độ phản ứng nghịch giảm đi 16 lần . C. tốc độ phản ứng thuận tăng lên 4 lần, tốc độ phản ứng nghịch tăng lên 16 lần. D. tốc độ phản ứng thuận giảm đi 16 lần, tốc độ phản ứng nghịch tăng lên 8 lần .
  7. PA: C Câu 24 HH1032NCB Có phản ứng CO (k) + Cl2 (k) COCl2 (k) ∆H < 0 Nếu giảm áp suất hoặc giảm nhiệt độ, cân bằng phản ứng sẽ chuyển dịch như sau: A. Khi giảm áp suất cân bằng chuyển sang phải; khi giảm nhiệt độ cân bằng chuyển sang trái. B. Khi giảm áp suất cân bằng chuyển sang phải; khi giảm nhiệt độ cân bằng chuyển sang phải. C. Khi giảm áp suất cân bằng chuyển sang trái; khi giảm nhiệt độ cân bằng chuyển sang phải. D. Khi giảm áp suất cân bằng chuyển sang trái; khi giảm nhiệt độ cân bằng chuyển sang trái. PA: C Câu 25 HH1032NCB Có phản ứng CH4 (k) C2H2(k) + 3H2 ∆H > 0 Nếu tăng áp suất hoặc tăng nhiệt độ, cân bằng phản ứng sẽ chuyển dịch như sau: A. Khi tăng áp suất cân bằng chuyển sang phải; khi tăng nhiệt độ cân bằng chuyển sang trái. B. Khi tăng áp suất cân bằng chuyển sang phải; khi tăng nhiệt độ cân bằng chuyển sang phải . C. Khi tăng áp suất cân bằng chuyển sang trái; khi tăng nhiệt độ cân bằng chuyển sang trái. D. Khi tăng áp suất cân bằng chuyển sang trái; khi tăng nhiệt độ cân bằng chuyển sang phải. PA: D Câu 26 HH1032NCB Có phản ứng 3O2 (k) 2O3 ∆H > 0
  8. Nếu giảm áp suất hoặc giảm nhiệt độ, cân bằng phản ứng sẽ chuyển dịch như sau: A. Khi giảm áp suất cân bằng chuyển sang trái; khi giảm nhiệt độ cân bằng chuyển sang trái. B. Khi giảm áp suất cân bằng chuyển sang trái; khi giảm nhiệt độ cân bằng chuyển sang phải. C. Khi giảm áp suất cân bằng chuyển sang phải; khi giảm nhiệt độ cân bằng chuyển sang phải. D. Khi giảm áp suất cân bằng chuyển sang phải; khi giảm nhiệt độ cân bằng chuyển sang trái. PA: D Câu 27 HH1032NCB Có phản ứng 2H2 (k) + O2 (k) 2H2O (k) ∆H < 0 Nếu tăng áp suất hoặc tăng nhiệt độ, cân bằng phản ứng sẽ chuyển dịch như sau: A. Khi tăng áp suất cân bằng chuyển sang phải; khi tăng nhiệt độ cân bằng chuyển sang trái. B. Khi tăng áp suất cân bằng chuyển sang trái; khi tăng nhiệt độ cân bằng chuyển sang phải. C. Khi tăng áp suất cân bằng chuyển sang phải; khi tăng nhiệt độ cân bằng chuyển sang phải. D. Khi tăng áp suất cân bằng chuyển sang trái; khi tăng nhiệt độ cân bằng chuyển sang trái. PA: D Câu 28 HH1032NCB Có phản ứng 4HCl (k) + O2 (k) 2Cl2 + 2H2O (k) ∆H < 0 Nếu tăng áp suất hoặc tăng nhiệt độ, cân bằng phản ứng sẽ chuyển dịch như sau: A. Khi tăng áp suất cân bằng chuyển sang phải; khi tăng nhiệt độ cân bằng chuyển sang trái.
  9. B. Khi tăng áp suất cân bằng chuyển sang trái; khi tăng nhiệt độ cân bằng chuyển sang phải. C. Khi tăng áp suất cân bằng chuyển sang phải; khi tăng nhiệt độ cân bằng chuyển sang phải. D. Khi tăng áp suất cân bằng chuyển sang trái; khi tăng nhiệt độ cân bằng chuyển sang trái. PA: A Câu 29 HH1032NCB Khi tăng áp suất đồng thời hạ nhiệt độ sẽ giúp cho sự chuyển dịch về phía tạo nhiều sản phẩm của hệ cân bằng nào? A. N2 (k) + O2 (k) 2NO (k) ∆H > 0 B. H2 (k) + I2 (k) 2HI (k) ∆H > 0 C. N2 (k) + 3H2 (k) 2NH3 (k) ∆H < 0 D. 2H2O (k) H2 (k) + O2 (k) ∆H > 0 PA: C Câu 30 HH1034NCV Ở nhiệt độ thích hợp, hằng số cân bằng của phản ứng 2HI(k) H2 (k) + I2 (k) là 6,25. 10-2. Trong điều kiện này, phần trăm số mol HI đã tham gia phản ứng là A. 58,6%. B. 44,2%. C. 11,1%. D. 33,3%. PA: D Câu 31HH1032NCB Có phản ứng 2SO2 (k) + O2 (k) 2SO3 (k). Để cân bằng chuyển dịch tối đa về bên phải cần A. hạ nhiệt độ, hạ áp suất, có xúc tác. B. nâng nhiệt độ đến mức tối đa, có xúc tác. C. nâng áp suất đến mức tối đa, có xúc tác. D. dùng nhiệt độ thích hợp, nâng áp suất, có xúc tác. PA: D
  10. Câu 32HH1031NCH Có phản ứng 2NO (k) + O2 (k) → 2NO2 (k) xảy ra trong bình kín. Tốc độ của phản ứng sẽ lớn nhất nếu tỉ lệ số mol của NO và O2 được lấy là A. 1 : 2 . B. 2 : 1. C. 1 : 1. D. 3 : 2. PA: B
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0