intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

CEO Chuyên nghiệp

Chia sẻ: Lan Lan | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

72
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Vậy C.E.O là gì? Và ai là C.E.O? Có rất nhiều định nghĩa khác nhau và có nhiều cách hiểu khác nhau về C.E.O. Nhưng ở đây là một định nghĩa chung và đơn giản dễ hiểu gắn liền với vai trò của người đứng đầu công ty. C.E.O là người quản lý, lãnh đạo và điều hành cao nhất của một công ty và là đại diện cho pháp luật của công ty hoặc tập đoàn kinh doanh

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: CEO Chuyên nghiệp

  1. CEO Chuyên nghiệp Bài viết do Hồ Minh Chính, Tổng giám đốc của K.A.S Sales Training center viết trên báo Phong Cách Doanh Nhân tháng 10/2008 Ngày nay chúng ta không chỉ nghe nói về các nhà lãnh đạo một công ty là một Giám đốc (Director), Tổng giám đốc (General Director) nữa mà còn được đọc, nghe và thấy rất nhiều về chức danh của người đứng đầu một công ty đó là Giám đốc điều hành hay còn gọi là C.E.O (Chief Executive Officer). Vậy C.E.O là gì? Và ai là C.E.O? Có rất nhiều định nghĩa khác nhau và có nhiều cách hiểu khác nhau về C.E.O. Nhưng ở đây là một định nghĩa chung và đơn giản dễ hiểu gắn liền với vai trò của người đứng đầu công ty. C.E.O là người quản lý, lãnh đạo và điều hành cao nhất của một công ty và là đại diện cho pháp luật của công ty hoặc tập đoàn kinh doanh. Và cũng có thể C.E.O là một người chủ của công ty Hoặc cũng có thể là một Chủ Tịch Hội Đồng Quản Trị của công ty kiêm nhiệm vai trò là một C.E.O. Nói như vậy có nghĩa là ai cũng có thể trở thành C.E.O ? Ai cũng có thể trở thành C.E.O, vì đó là một cái chức vụ được luật pháp công nhận nếu một người nào đó đứng ra thành lập công ty hợp pháp thì luật pháp sẽ công nhận họ là Giám Đốc, Chủ Tịch Hội Đồng Quản Trị.v.v…. Như vậy thì sự khác biệt giữa một C.E.O bình thường và một C.E.O chuyên nghiệp (Professional Chief Executive Officer) là gì? Nếu chúng ta hiểu C.E.O như trên thì C.E.O là một cái chức vụ rất to và có rất nhiều quyền lực trong công ty và điều hành một công ty theo như những gì mà một người chủ của một tổ hợp sản xuất, một cửa hàng hay một công ty đều như nhau. C.E.O chuyên nghiệp là gì ? C.E.O chuyên nghiệp không chỉ là một cái chức vụ mà còn là một nghề như rất nhiều nghề khác trong xã hội như nghề may, nghề cơ khí, nghề buôn bán , nghề ca sỹ, nghề luật sự, nghề xây dựng và v.v. Nghề C.E.O là nghề quản lý, lãnh đạo và điều hành một công ty hoặc một tập đoàn kinh doanh. Trên thế giới người ta gọi đó là Giám Đốc Điều Hành Chuyên nghiệp hoặc Tổng Giám Đốc Điều Hành chyên nghiệp. Nói ngắn gọn : C.E.O chuyên nghiệp là một Giám Đốc Điều Hành chuyên nghiệp có nghề, hiểu biết về nghề quản trị, rất rành nghề để hành nghề một cách chuyên nghiệp và là người chịu trách nhiệm chính cho sự tồn tại, phát triển bền vững của một công ty. Vậy giả thuyết như một C.E.O không có nghề, không rành nghề mà đang hành nghề thì điều gì sẽ xảy ra đối với bản thân, công ty và xã hội ? 1
  2. Học nghề để hành nghề chuyên nghiệp ! Vậy không phải ai cũng tự nhiên trở thành một C.E.O chuyên nghiệp khi ngồi ở vị trí đứng đầu một công ty. Chúng ta gọi C.E.O là một nghề thì phải được học, trải nghiệm, làm và rèn luyện mới trở thành người rành nghề và chuyên nghiệp cao. Con đường từ một C.E.O bình thường để trở thành một C.E.O chuyên nghiệp không phải dễ dàng, đơn giản hoặc có nhiều tiền, nhiều bằng cấp học vị cao hoặc « sống lâu lên lão làng » là có thể trở thành một C.E.O chuyên nghiệp. Nghề có nhiều thử thách ! Và càng không phải ai làm C.E.O cũng có nhiều Quyền lực, uy lực, tiền bạc và danh vọng như nhiều người tưởng. C.E.O chuyên nghiệp là một nghề có nhiều :Thử thách, phức tạp, áp lực và đòi hỏi tính chuyên nghiệp rất cao trong công việc cũng như cuộc sống. Những quyền lợi ! Nhưng đó cũng là một nghề có lương cao, có nhiều quyền lợi vật chất, tinh thần khác, có địa vị trong xã hội, được quyền điều hành và lãnh đạo các nghề khác trong công ty như : Nghề Nhân sự, nghề tài chánh, nghề bán hàng, nghề sản xuất…v.v. Công việc chính của một C.E.O chuyên nghiệp !  Là người định hướng CHIẾN LƯỢC và chỉ đạo triển khai thực hiện các chiến lược của công ty trung hạn và dài hạn.  Là người CHỊU TRÁCH NHIỆM trước Hội Đồng Quản Trị của công ty và chịu trách nhiệm với pháp luật, nhân viên, khách hàng và xã hội.  Là người THIẾT LẬP HỆ THỐNG quản lý, điều hành cho toàn bộ hoạt động của công ty.  Là người đứng đầu XÂY DỰNG VĂN HÓA của công ty.  Là người quản lý và phát triển ĐỘI NGŨ NHÂN SỰ của công ty  Là người chịu trách nhiệm cuối cùng về sự sống còn của công ty thông qua quản lý TÀI CHÁNH (tiền bao gồm quỹ tiền mặt, thu, chi, lợi nhuận, đầu tư và thuế nhà nước).  Là người nghiên cứu và phát triển SẢN PHẨM, DỊCH VỤ của công ty .  Và nhiều công việc khác…. Con đường để trở thành một C.E.O chuyên nghiệp Có rất nhiều cách khác nhau để từ một C.E.O bình thường trở thành một C.E.O chuyên nghiệp tùy theo điều kiện, hoàn cảnh và tố chất của mỗi người khác nhau. Ở đây bản thân người viết bài này dựa trên sự trải nghiệm của bản thân và của nhiều người từng làm vị trí C.E.O chuyên nghiệp để đúc kết ra một trong nhiều cách (con đường để trở thành C.E.O chuyên nghiệp) nhằm chia sẻ với đọc giả của tại chí PHONG CÁCH DOANH NHÂN những điều kiện cần và đủ để trở thành C.E.O chuyên nghiệp : 2
  3. 1. Kiến Thức (Knowledge): Học bằng cách nào ? đến trường học, tự học và tự nghiện cứu, không nên đi quá sâu vào chi tiết của từng lĩnh vực mà là hiểu biết tổng quát đủ để giám sát và điều hành đội ngũ cấp dưới trong công ty. Học và trải nghiệm thực tế để có những kiến thức từ chuyên môn đến tổng quát. Trước hết phải học và hiểu rõ CHÂN DUNG và VAI TRÒ của một C.E.O chuyên nghiệp, cơ bản phải hiểu rõ C.E.O chuyên nghiệp, ông là ai ? làm gì ? Rất nguy hiểm nếu như làm nghề C.E.O mà không hiểu rõ mình là ai ? Thứ 2, phải có kiến thức khoa học về quản trị doanh nghiệp trong đó bao gồm quản lý công việc và quản trị con người. Thứ 3, bao gồm 5 C trong đó Country (luật pháp, văn hóa, lịch sử của một quốc gia), Company ( văn hóa, lịch sử, nội qui, hệ thống và qui trình quản lý của công ty), Customer (hệ thống khách hàng, phân khúc khách hàng, ai là khách hàng của công ty ?) Consumer ( đặc điểm tiêu dùng, đối tượng tiêu dùng) và Competitor (đối thủ cạnh tranh là ai ? như thế nào ? đâu là đối thủ chính, đâu là đối thủ tiềm năng). Thứ 4, bao gồm 6P trong đó bao gồm People (quản trị con người), Process (qui trình, hệ thống quản lý), Product (sản phẩm), Place (phân phối bán hàng), Promotion (marketing, quảng bá, truyền thông, khuyến mãi), Price (giá cả). Ngoài ra còn rất nhiều kiến thức khác như hiểu biết về tài chánh, thuế, đầu tư, kiến thức tổng quát về xã hội, lịch sử, địa lý và thông tin cập nhật toàn cầu. 2. Kỹ năng (Skills) : Kỹ năng là những phần « mềm » của sự hiểu biết và rèn luyện để hỗ trợ cho phần « cứng » kiến thức tích lũy được và vận dụng kiến thức thành công việc hành động cụ thể để có hiệu quả. Những kỹ năng mà một C.E.O chuyên nghiệp cần có trong vai trò của mình như : Kỹ năng lập kế hoạch chiến lược, tổ chức, thiết lập mục tiêu, phân tích và ra quyết định, giải quyết vấn đề, giao tiếp truyền thông tin một cách hiệu quả, kỹ năng viết lách, trình bày thuyết trình một cách xuất sắc, quản lý thời gian và có kỹ năng quản lý stress (căng thẳng) để cân bằng cuộc sống và công việc tốt. 3. Thái độ (Attitude) : Một C.E.O giỏi và một C.E.O chuyên nghiệp có nhiều điểm khác biệt, vì một C.E.O giỏi có thể điều hành một công ty phát triển, lợi nhuận cao nhưng chưa chắc việc kinh doanh có ích cho xã hội và còn làm tổn hại đến xã hội (ví dụ như Bột Ngọt Vedan hoặc sữa nguồn gốc từ Trung Quốc có nhiễm melamine). Hay nói một cách khác một C.E.O chuyên nghiệp không những giỏi về chiến lược, quản trị, kinh doanh tốt mà còn có thái độ sống tích cực, có ích cho cộng đồng và có trách nhiệm với xã hội. Và một câu nói rất hay các C.E.O cũng cần nhớ : « suy nghĩ 3
  4. và thái độ sẽ tạo ra hành động, hành động sẽ tạo ra thói quen, thói quen thể hiện nhân cách và nhân cách sẽ tạo ra số phận ». Nói tóm lại yếu tố đạo đức trong quản trị và kinh doanh là kim chỉ nam đối với bất cứ C.E.O chuyên nghiệp trên toàn cầu. 4. Kinh nghiệm (experience) : Kinh nghiệm có được là nhờ sự trải nghiệm từ thực tế bản thân. Đừng nhầm lẫn là quan sát và nhìn nhận từ những kinh nghiệm của người khác thành kinh nghiệm của mình. Kinh nghiệm của người khác mà mình học hỏi được mới chỉ là kiến thức của mình mà thôi. Kinh nghiệm từ bản thân từ vị trí thấp đến vị trí cao, từ qui mô nhỏ đến qui mô lớn, từ đơn giản đến phức tạp và từ thất bại đến thành công. Kinh nghiệm được phân tích, rút tỉa và đúc kết thành giá trị tri thức của mỗi nhà quản trị để trở thành C.E.O chuyên nghiệp. Và các C.E.O chuyên nghiệp thường họ biến những suy nghĩ, hành động, sự trải nghiệm tích cực thành những hành động tích cực trong công tác quản trị của mình, người ta gọi đó là thói quen tốt (habit) . Đến đây chúng ta có thể đúc kết 4 yếu tố quan trọng cần có để trở thành một C.E.O chuyên nghiệp đó là K.A.S.H (Knowledge, Attitude, Skills và Habit/ kiến thức, thái độ, kỹ năng và thói quen tốt) 5. Tố chất Ngoài ra, để trở thành một C.E.O chuyên nghiệp, chúng ta cũng cần quan tâm đến những tố chất cần thiết khác. Tố chất cũng có thể do bẩm sinh, nhưng cũng có thể do rèn luyện và học hỏi thường xuyên mà tạo nên :  Chỉ số về IQ cao (Intelligent Quotient/ chỉ số thông minh)  Chỉ số EQ cao (Emotionnal Quotient/ chỉ số minh cảm cao) : Mức độ nhạy cảm cao, nhiều người cho rằng chỉ số thông minh là do bẩm sinh thì chỉ số minh cảm này do rèn luyện thường xuyên và sự trải nghiệm nhiều sẽ có. Trong quản trị thì nhiều C.E.O cho rằng chỉ số minh cảm EQ cần thiết hơn là chỉ số IQ.  Khả năng tư duy chiến lược một cách khoa học và logic  Có khả năng ảnh hưởng cao thông qua diễn thuyết, lý luận và tính kỷ luật cao.  Và có bản lĩnh, dám làm dám chịu Tóm lại 6 điều kiện để kiện để trở thành một C.E.O chuyên nghiệp 1. Kiến thức nghề nghiệp : Cần học hỏi để tích lũy kiến thức cần thiết 2. Kỹ năng nghề nghiệp: Học và hành để phát triển kỹ năng 3. Đạo đức nghề nghiệp : Yếu tố quyết định nghề C.E.O trong xã hội 4. Kinh nghiệm từng trải nghề nghiệp : Tích lũy và và trải nghiệm 5. Tố chất nghề nghiệp: có tố chất bẩm sinh hoặc phải rèn luyện để có được 6. Và nhiều yếu tố khác như hoài bão mãnh liệt, đam mê nghề nghiệp, mở rộng mối quan hệ, sức khỏe tốt, ngoại hình … 4
  5. Trong phạm vi bài viết ngắn này, chúng tôi không thể mô tả hết được nhiều cách, nhiều con đường làm thế nào để trở thành một C.E.O chuyên nghiệp. Tuy nhiên, đây là những gì chúng tôi cố gắng đúc kết sự tinh túy của những người đã và đang là những C.E.O chuyên nghiệp, nhằm chia sẻ một ít thông tin đến quí vị. Chúc quí vị thành công. Hồ Minh Chính http://www.kas.edu.vn/item.aspx?l=1&i=24 5
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2