intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đánh giá hiệu quả của gây tê ngoài màng cứng để giảm đau trong phẫu thuật đường tiêu hóa

Chia sẻ: Hạnh Hoa | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

58
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Gây tê ngoài màng cứng cho phép kiểm soát đau liên tục và có ưu điểm hơn giảm đau bằng morphine tĩnh mạch. Nghiên cứu thực hiện với mục tiêu so sánh hiệu quả giảm đau của gây tê ngoài màng cứng liên tục với chuẩn độ morphine tĩnh mạch trong phẫu thuật đường tiêu hóa.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đánh giá hiệu quả của gây tê ngoài màng cứng để giảm đau trong phẫu thuật đường tiêu hóa

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA GÂY TÊ NGOÀI MÀNG CỨNG<br /> ĐỂ GIẢM ĐAU TRONG PHẪU THUẬT ĐƯỜNG TIÊU HÓA<br /> Bùi Ngọc Đức*, Nguyễn Thị Thanh**, Nguyễn Thị Phương Dung**, Phan Tôn Ngọc Vũ***<br /> <br /> TÓMTẮT<br /> Mở đầu: Gây tê ngoài màng cứng cho phép kiểm soát đau liên tục và có ưu điểm hơn giảm đau bằng<br /> morphine tĩnh mạch. Nghiên cứu thực hiện với mục tiêu so sánh hiệu quả giảm đau của gây tê ngoài màng cứng<br /> liên tục với chuẩn độ morphine tĩnh mạch trong phẫu thuật đường tiêu hóa.<br /> Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Thử nghiệm lâm sàng có nhóm đối chứng. 65 bệnh nhân (BN) có<br /> ASA I, II và III với độ tuổi 18 – 65 được phân ngẫu nhiên thành hai nhóm: Nhóm E (34 BN) được gây tê ngoài<br /> màng cứng, tiêm 50 μg fentanyl và 5 ml bupivacaine 0,5% trước lúc rạch da, sau đó truyền liên tục bupivacaine<br /> đơn thuần 0,125%, điều chỉnh tốc độ truyền sau mổ để kiểm soát được đau. Nhóm M (31 BN) giảm đau sau mổ<br /> bằng chuẩn độ morphine tĩnh mạch 2 – 3 mg. Theo dõi đau bằng VAS lúc nghĩ và lúc ho, tác dụng phụ, liều<br /> thuốc fentanyl trong mổ và morphine sau mổ trong 24 giờ sau mổ.<br /> Kết quả: Điểm đau (VAS) trung bình thấp hơn có ý nghĩa với nhóm E ở mọi thời điểm. Tổng liều fentanyl<br /> sử dụng trong mổ 201,5 μg ở nhóm E và 303,2 μg ở nhóm M (p < 0,001). Tổng liều morphine sau mổ 0,97 mg ở<br /> nhóm E và 31,5 mg ở nhóm M (p < 0,001). Tỉ lệ buồn nôn và nôn sau mổ 24% ở nhóm E và 32% ở nhóm M (p ><br /> 0,05), ngứa 12% và 10% tướng ứng với nhóm E và nhóm M (p > 0,05).<br /> Kết luận: Giảm đau ngoài màng cứng với bupivacaine 0,125% có chất lượng giảm đau tốt hơn giảm đau<br /> bằng chuẩn độ morphine tĩnh mạch trong phẫu thuật đường tiêu hóa.<br /> Từ khóa: Gây tê ngoài màng cứng, phẫu thuật đường tiêu hóa, bupivacaine 0,125%, morphine tĩnh mạch.<br /> <br /> ABTRACT<br /> EPIDURAL ANALGESIA IN MAJOR ABDOMINAL SURGERY<br /> Bui Ngoc Duc, Nguyen Thi Thanh , Nguyen Thi Phuong Dung,Phan Ton Ngoc Vu<br /> * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 19 - Supplement of No 1 - 2015: 419 - 423<br /> Background: Perioperative epidural analgesia provides continuous pain control and may have advantages<br /> over intravenous morphine administration. This study compared the quality of pain relief between perioperative<br /> continuous epidural infusion and intravenous morphine titration in patient undergoing major abdominal<br /> surgery.<br /> Patients and Methods: 65 patients with ASA class I, II and III aged between 18 - 65 years voluntarily<br /> participated in this randomized control trial. The patients were randomly divided into two groups: Group E (35<br /> patients) received epidural analgesia with 50 μg fentanyl and 5 ml bupivacaine 0.5% before incision, following<br /> continuous infused with bupivacaine 0,125% alone, the infusion rate was titrated for analgesia. Group M<br /> received 2 – 3 mg intravenous morphine titration in postoperation. Visual analogue scales (VAS) at rest and on<br /> coughing, side effects, doses of opioids were recorded for 24 hr after surgery.<br /> Results: Mean pain scores were significantly lower in the epidural group at most time points. The mean<br /> intraoperative dose of fentanyl was 201.5 μg in the group E, and 303.2 μg in the group M (p 0.05).<br /> Conclusions: Epidural analgesia with bupivacaine 0.125% delivers better analgesia compared with<br /> intravenous morphine titration in patients undergoing major abdominal surgery.<br /> Key word: Epidural analgesia, major abdominal surgery, bupivacaine 0.125%, intravenous morphine<br /> thùy gan, dạ dày, đại tràng, đầu tụy, đuôi tụy,<br /> ĐẶT VẤNĐỀ<br /> mổ mở hoặc nội soi có ASA I, II, III, tuổi 18 – 65<br /> Giảm đau ngoài màng cứng (NMC) là một<br /> và đồng ý tham gia nghiên cứu. Trong thời gian<br /> kỹ thuật tốt để điều trị đau sau mổ trong nhiều<br /> từ 08 - 2013 đến 05 - 2014 tại Bệnh viện Đại học Y<br /> thập niên qua. Giảm đau NMC được xem là tiêu<br /> Dược TP. Hồ Chí Minh.<br /> chuẩn vàng trong điều trị đau cấp tính sau các<br /> Tiêu chuẩn loại trừ<br /> phẫu thuật lớn[2,5].<br /> Bệnh nhân có tiền sử dị ứng thuốc tê hoặc<br /> Những lợi ích của gây tê NMC được xác<br /> thuốc nhóm á phiện, rối loạn đông máu, nghiện<br /> định khi sử dụng cho BN phẫu thuật bụng. Sau<br /> thuốc morphine, nhiễm trùng nặng, rối loạn<br /> nhiều loại phẫu thuật vùng bụng khác nhau,<br /> nặng nước và điện giải, suy gan hoặc suy thận<br /> hiệu quả giảm đau tốt hơn nhưng tỉ lệ ngứa thì<br /> giai đoạn cuối, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính<br /> nhiều hơn ở nhóm NMC hơn PCA với nhóm<br /> nặng và phụ nữ có thai.<br /> morphine(8,9).<br /> Có thể sử dụng thuốc tê đơn thuần để truyền<br /> liên tục vào khoang NMC, nhưng hiệu quả<br /> không bằng phối hợp thuốc tê với opioid.<br /> Truyền thuốc tê đơn thuần vào khoang NMC có<br /> thể đem lại hiệu quả giảm đau sau mổ và đồng<br /> thời tránh được tác dụng phụ của opioid.<br /> Phương pháp kiểm soát đau qua đường NMC<br /> đã chứng tỏ là phương pháp giảm đau hiệu quả<br /> giúp bệnh nhân mau hồi phục, giảm bớt lượng<br /> thuốc sử dụng, giảm thời gian chăm sóc của điều<br /> dưỡng… nhất là sau các phẩu thuật lớn(3,7).<br /> Trong nhiều năm qua, phẫu thuật ổ bụng,<br /> phẫu thuật chi dưới, đã áp dụng phương pháp<br /> gây tê NMC, bệnh nhân ít phải chịu đau, đỡ mất<br /> sức, cuộc mổ trở nên nhẹ nhàng hơn, nhanh hơn.<br /> Để đạt chất lượng vô cảm và kiểm soát đau tốt<br /> sau phẫu thuật chúng tôi tiến hành nghiên cứu<br /> này nhằm đánh giá hiệu quả của GTNMC để<br /> giảm đau trong phẫu thuật đường tiêu hóa.<br /> <br /> PHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU<br /> Thiết kế nghiên cứu<br /> Thử nghiện lâm sàng, ngẫu nhiên có nhóm<br /> chứng.<br /> <br /> Tiêu chuẩn chọn bệnh<br /> Bệnh nhân có chỉ định phẫu thuật như cắt<br /> <br /> 420<br /> <br /> Các bước tiến hành<br /> Nhóm E (n=34): Gây tê ngoài màng cứng<br /> (NMC)<br /> Tiền mê với Midazolam 0.02 mg/kg tiêm<br /> chậm đường tĩnh mạch. Đặt catheter NMC<br /> trước khi gây mê toàn thân. Tiến hành chích<br /> liều thử 3 ml Lidocaine 2% có Adrenaline<br /> 1/200.000 (5 μg/ml) qua catheter khoang NMC.<br /> Tiêm liều bolus thuốc tê: 5 ml bupivacaine<br /> 0,5% (chia 2 lần: 2 ml và 3 ml cách nhau 5<br /> phút) + fentanyl 50 μg qua catheter. Sau khi<br /> khởi mê gắn đầu catheter với bơm tiêm điện<br /> chứa dung dịch bupivacain 0,125%, bắt đầu<br /> truyền kể từ 1 giờ sau khi tiêm liều bolus<br /> thuốc tê, tốc độ truyền 5 ml/giờ, duy trì liều<br /> này đến khi bệnh nhân tỉnh. Sau mổ điều<br /> chỉnh tốc độ truyền để kiểm soát được đau<br /> VAS ≤ 3.<br /> Nhóm M (n=31): Sử dụng morphine tĩnh<br /> mạch sau mổ.<br /> Nhóm đối chứng, bệnh nhân được gây mê,<br /> sau mổ được cho thuốc giảm đau toàn thân.<br /> Bệnh nhân được cho thuốc giảm đau 1 g<br /> paracetamol (Perfalgan) truyền tĩnh mạch 30<br /> phút trước khi đóng da và cho thêm mỗi 8 giờ<br /> sau mổ. Nếu vẫn còn đau, VAS > 3 sẽ lần lượt<br /> <br /> Chuyên Đề Ngoại Khoa<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> cho thêm thuốc giảm đau theo trình tự: ketorolac<br /> 30 mg tiêm tĩnh mạch, chuẩn độ morphine tiêm<br /> tĩnh mạch 2 mg nếu cân nặng bệnh nhân < 60 kg<br /> hoặc 3 mg nếu cân nặng > 60 kg, khoảng cách<br /> mỗi lần tiêm 5 phút cho đến khi VAS ≤ 3.<br /> Bệnh nhân ở hai nhóm được khởi mê với<br /> propofol 1% (Diprivan) 2 mg/kg, fentanyl 2<br /> μg/kg, rocuronium (Esmeron) 0,6 mg/kg. Đặt<br /> ống nội khí quản và thở máy. Duy trì mê trong<br /> mổ với Sevoflurane, fentanyl, rocuronium.<br /> Theo dõi bệnh nhân tại phòng hồi sức. Đánh giá<br /> điểm đau bằng thang chia độ đau VAS vào các<br /> thời điểm: 1, 2, 4, 6, 12, 24 giờ sau mổ.<br /> <br /> Biểu đồ 1. So sánh VAS khi nghỉ sau phẫu thuật<br /> <br /> Xử lý số liệu<br /> Sử dụng phần mềm thống kê Stata 12.0. Biến<br /> định tính trình bày giá trị trung bình ± độ lệch<br /> chuẩn. Biến định tính trình bày tần số và phần<br /> trăm. Nếu các biến số là biến định lượng sẽ được<br /> kiểm định bằng t test. Nếu các biến số là biến<br /> định tính sẽ được kiểm định bằng test chi bình<br /> phương χ2 hoặc Fisher’s exact test. Các phép<br /> kiểm có giá trị p < 0,05 được xem là khác biệt có<br /> ý nghĩa thống kê.<br /> <br /> KẾT QUẢ<br /> Bảng 1. So sánh liều fentanyl, dịch truyền và thuốc<br /> dãn cơ<br /> Biến số<br /> Fentanyl (mcg)<br /> Rocuronium(mg)<br /> Dịch truyền(ml)<br /> <br /> Nhóm E<br /> Nhóm M<br /> p<br /> (n=34)<br /> (n=31)<br /> 201,5±55,7 303,2±67,0 3 so với 35% ở nhóm E (p < 0,001). Tại T24 có<br /> 90% ở nhóm M và 100% bệnh nhân nhóm E có<br /> VAS < 3, tuy nhiên sự khác biệt này không có ý<br /> nghĩa thống kê. Điểm VAS trung bình tại T0 là<br /> 6,6 so với 3,7 tương ứng với nhóm M và nhóm E.<br /> Kiểm soát được đau khi vận động (VAS < 3) tại<br /> T2 đối với nhóm E, trong khi đó nhóm M tại T24.<br /> Như vậy, kiểm soát đau sau mổ các bệnh đường<br /> tiêu hóa ở nhóm gây tê NMC tốt hơn nhóm giảm<br /> đau chuẩn độ morphine tĩnh mạch và điều này<br /> thể hiện rõ hơn khi bệnh nhân vận động.<br /> Nhu cầu morphine tĩnh mạch ở nhóm E rất<br /> thấp 0,9 mg so với 31,5 mg ở nhóm M ( p <<br /> 0,001). Gồm 9 bệnh nhân ở nhóm E phải sử dụng<br /> thêm morphine tĩnh mạch trong giờ đầu tiên ở<br /> phòng hồi tĩnh, đó là những phẫu thuật mở như<br /> cắt gan, dạ dày và Whiple. Những bệnh nhân<br /> này vừa tăng liều bupivacaine truyền NMC và<br /> chuẩn độ morphine, liều dùng thấp từ 2 đến 6<br /> mg. Nghiên cứu của Phan Tôn Ngọc Vũ(4) nhu<br /> cầu morphine sau mổ là không có ở nhóm gây tê<br /> NMC, có lẽ là do nghiên cứu trên một loại phẫu<br /> thuật cắt đoạn đại-trực tràng nội soi, trong khi<br /> đó nghiên cứu của chúng tôi gồm phẫu thuật<br /> mở và nội soi và loại phẫu thuật đa dạng như cắt<br /> dạ dày, cắt thùy gan, Whiple, cắt đại tràng...<br /> <br /> Tác dụng không mong muốn<br /> Nghiên cứu của chúng tôi có tỉ lệ BN - NSM<br /> là 24% ở nhóm E và 32% ở nhóm M , khác biệt<br /> không có ý nghĩa thống kê, tất cả trường hợp<br /> buồn nôn-nôn, chúng tôi đều dùng chống nôn<br /> với ondesetron (8mg). Tỉ lệ ngứa 12% ở nhóm E<br /> và 10% ở nhóm M, khác biệt không có ý nghĩa<br /> thống kê. Tỉ lệ BN-NSM ở nhóm M cao hơn<br /> nhóm E có lẽ là do bệnh nhân nhóm M sử dụng<br /> morphine tĩnh mạch nhiều hơn. Tỉ lệ ngứa ở<br /> nhóm E cao hơn nhưng không cóý nghĩa, bởi vì<br /> chúng tôi chỉ tiêm 50 mcg fentanyl liều duy nhất<br /> vào khoang NMC, sau đó duy trì bupivacaine<br /> đơn thuần. Không có bệnh nhân nào trong<br /> <br /> Chuyên Đề Ngoại Khoa<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015<br /> nghiên cứu của chúng tôi có SpO2 < 90% và tần<br /> số thở < 10 lần/phút.<br /> <br /> 3.<br /> <br /> KẾT LUẬN<br /> <br /> 4.<br /> <br /> Phối hợp gây tê NMC trong mổ làm giảm<br /> nhu cầu sử dụng thuốc giảm đau, dãn cơ. Giảm<br /> đau NMC với truyền liên tục bupivacaine<br /> 0,125% có chất lượng giảm đau sau mổ tốt hơn<br /> sử dụng morphine tĩnh mạch trong các phẫu<br /> thuật đường tiêu hóa. Tỉ lệ buồn nôn - nôn sau<br /> mổ của nhóm có gây tê NMC thấp hơn nhóm<br /> gây mê toàn thân, tỉ lệ ngứa ở nhóm gây tê NMC<br /> cao hơn ở nhóm gây mê toàn thân.<br /> <br /> TÀI LIỆU THAMKHẢO<br /> 1.<br /> <br /> 2.<br /> <br /> Agarwal A, Pandey R, Dhiraaj S, et al (2004), The effect of<br /> epidural bupivacaine on induction and maintenance doses of<br /> propofol (evaluated by bispectral index) and maintenance doses<br /> of fentanyl and vecuronium.Anesth Analg, 99 (6), 1684-8.<br /> Duncan F (2011), Prospective observational study of<br /> postoperative epidural analgesia for major abdominal surgery.J<br /> Clin Nurs, 20 (13-14), 1870-9.<br /> <br /> Gây Mê Hồi Sức<br /> <br /> 5.<br /> 6.<br /> <br /> 7.<br /> 8.<br /> 9.<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> Nguyễn Văn Chừng (2011), “ Gây tê ngoài màng cứng”. Sách<br /> Gây Mê Hồi Sức Cơ Bản, Đại học Y Dược TP. HCM, Nhà xuất<br /> bản Y học chi nhánh TP.HCM, tr. 153-164.<br /> Phan Tôn Ngọc Vũ, Nguyễn Văn Chừng, Trần Thiện Trung<br /> (2012), "Hiệu quả giảm đau của gây tê ngoài màng cứng phối<br /> hợp với gây mê nội khí quản trong phẫu thuật nội soi ổ bụng",Y<br /> học TP. Hồ Chí Minh, 15 (1), 368-373.<br /> Rawal N (2012), Epidural technique for postoperative pain: gold<br /> standard no more? Reg Anesth Pain Med, 37 (3), 310-7.<br /> Robert HW, Christopher WL(2007), Acute Postoperative Pain, in<br /> Miller’s Anesthesia, Ronald D. Miller, Editor, Churchill<br /> livingstone: USA. p. 2724-2729.<br /> Wheatley RG, Schug SA, Watson D (2001), Safety and efficacy of<br /> postoperative epidural analgesia.Br J Anaesth, 87 (1), 47-61<br /> Wind J, Polle SW, et al (2006), Systematic review of enhanced<br /> recovery programmes in colonic surgery.Br J Surg, 93 (7), 800-9.<br /> Wu CL, Hurley RW, Anderson GF, et al (2004), Effect of<br /> postoperative epidural analgesia on morbidity and mortality<br /> following surgery in medicare patients.Reg Anesth Pain Med, 29<br /> (6), 525-33; discussion 515-9.<br /> <br /> Ngày nhận bài báo:<br /> <br /> 12/11/2014.<br /> <br /> Ngày phản biện nhận xét bài báo:<br /> <br /> 06/12/2014.<br /> <br /> Ngày bài báo được đăng:<br /> <br /> 10/01/2015.<br /> <br /> 423<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2