intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đáp án đề thi môn học hệ thống thông tin quản lý

Chia sẻ: Trung Tran | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:17

1.042
lượt xem
283
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bảng cân đối kế toán :(bcdkt thuộc phân hệ tổng hợp-cân đối kế toán tổng thể phản ánh tình hình tài sản về mặt giá trị và nguồn hình thành tài sản của đơn vị ở 1 thời điểm nhất định): Đầu vào: số dư các tài khoản: Tài sản (là nguồn lực do doanh nghiệp kiểm soát và có thể thu được lợi ích kinh tế trong tương lai): gồm tải sản ngắn hạn (tg sử dụng, luân chuyển, thu hồi trong 1 năm or 1 chu kỳ kinh doanh bình thường) và ts dài hạn. ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đáp án đề thi môn học hệ thống thông tin quản lý

  1. Câu 1: Trong nghiệp vụ kế toán có 03 loại báo cáo tài chính chủ chốt là: - bảng cân đối kế toán - báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh - báo cáo dòng tiền Anh / chị hãy nhận diện và mô tả 03 quá trình xử lí để tạo ra 03 loại báo cáo tài chính này theo khái niệm hệ thống bao gồm: đầu vào, quy trình xử lí, đầu ra, phản hồi và điều chỉnh. Anh / chị phải định nghĩa các dữ liệu, thông tin và quy tắc nghiệp vụ cần thiết một cách rõ ràng và ngắn gọn. 1. Bảng cân đối kế toán :(bcdkt thuộc phân hệ tổng hợp-cân đối kế toán tổng thể phản ánh tình hình tài sản về mặt giá trị và nguồn hình thành tài sản của đơn vị ở 1 thời điểm nhất định): - Đầu vào: số dư các tài khoản: + Tài sản (là nguồn lực do doanh nghiệp kiểm soát và có thể thu được lợi ích kinh tế trong tương lai): gồm tải sản ngắn hạn (tg sử dụng, luân chuyển, thu hồi trong 1 năm or 1 chu kỳ kinh doanh bình thường) và ts dài hạn. + Nguồn vốn (nguồn hình thành tài sản): gồm nợ phải trả (nghĩa vụ hiện tại phát sinh từ các giao dịch, sự kieenhj đã qua mà đơn vị phải thanh toán từ nguồn lực của mình) và nguồn vốn csh (giá trị vốn của doanh nghiệp được tính bằng chênh lệch giữa gtri ts của dn trừ npt) trên các sổ cái (là sổ kế toán tổng hợp các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo từng tài khoản) tương ứng; mẫu bảng cân đối kế toán tương ứng với từng doanh nghiệp của bộ tài chính; bcdkt kỳ báo cáo trước - Quy trình xử lý: + phân loại ts: ngắn hạn, dài hạn và nv: nợ phải trả và nvcsh. + ghi số dư lấy trên sổ cái tương ứng + cộng tổng ts, tổng nv và kiểm tra (tổng ts=tổng nv) - Đầu ra: Bcđkt - Phản hồi: người sử dụng thông tin đánh giá tính hợp lý trong việc thay đổi kết cấu tài sản của đơn vị. - Điều chỉnh: dự báo nhu cầu và hướng phát triền 2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (là một báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh tổng quát tình hình và kết quả kinh doanh trogn một kỳ kế toán của đơn vị chi tiết theo hoạt động chức năng và các hoạt động khác): - Đầu vào: số liệu từ các tài khoản doanh thu và chi phí; mẫu bckqhdkd tương ứng với từng doanh nghiệp của bộ tài chính - Quy trình xử lý:
  2. + ghi số liệu + tính lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh, doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ, các khoản giảm trừ. - Đầu ra: bckqhdkd - Phản hồi: các nhà quản lý nhận biết về cơ cấu thu nhập của doanh nhgieepj, xem xét khả năng tạo lợi nhuận của từng hoạt động - Điều chỉnh: đánh giá hiệu quả của từng mặt hoạt động 3. Báo cáo dòng tiền (một báo cáo tài chính tổng hợp mô tả dòng tiền vào và dòng tiền ra từ haotj động kinh doanh của đơn vị trong một kỳ kinh doanh): - Đầu vào: các sổ tổng hợp thông tin về: + dòng tiền ra: • Chi mua cổ phiếu, nguyên nhiên vật liệu thô hoặc các công cụ • Chi trả lương, tiền thuê và các chi phí hoạt động hàng ngày • Chi mua tài sản cố định – máy tính cá nhân, máy móc, thiết bị văn phòng,… • Chi trả lợi tức • Chi trả thuế thu nhập, thuế doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng và các thuế khác • … + dòng tiền vào: • Các khoản thanh toán của khách hàng cho việc mua sắm hàng hóa, dịch vụ • Lãi tiền gửi từ ngân hàng • Lãi suất tiết kiệm và đầu tư • Đầu tư của cổ đông • … + Và mẫu bcdt của bộ tài chính. - Quy trình xử lý: + tổng hợp theo các nội dung: Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính + tính lưu chuyển tiền thuần từ mỗi hoạt động trên và tổng lưu chuyển tiền thuần trong kỳ, tổng tiền và tương đương tiền đầu kỳ, cuối kỳ và ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá hối đoái quy đổi ngoại tệ. + kiểm tra (tiền thu trong kỳ-tiền chi trong kỳ=tiền tồn cuối kỳ-tiền tồn đầu kỳ) - Đầu ra: bcdt
  3. - Phẩn hồi: đánh giá khả năng kinh doanh để tạo ra tiền - Điều chỉnh: phân tích khả năng thanh toán của đơn vị và lập kế hoạch thu chi tiền cho kỳ sau Câu 2: Anh / chị hãy chọn một doanh nghiệp hoặc một chi nhánh / bộ phận / phòng ban trong một doanh nghiệp lớn. Phân tích cấu trúc và hành vi của doanh nghiệp / chi nhánh / bộ phận / phòng ban đó bằng khái niệm hệ thống. Câu trả lời phải bao gồm: (1) Nhận diện và mô tả ngắn gọn ít nhất 02 ví dụ về 01 hệ thống bao gồm: đầu vào, quy trình xử lí, đầu ra, phản hồi và điều chỉnh (2) Nhận diện và mô tả ngắn gọn hai quyết định ở mỗi cấp: chiến lược, trung cấp, tác vụ. (3) Ứng với mỗi quyết định trên, nhận diện ít nhất 02 thông tin cần thiết. Mô tả ngắn gọn một vài đặc điểm của mỗi thông tin trên. Phòng nhân sự trong công ty: - Cấp chiến lược: Giám đốc nhân sự - Trung cấp: trưởng phòng nhân sự, phó phòng nhân sự - Tác nghiệp: Các nhân viên trong phòng nhân sự 1. Quá trình tính công cho nhân viên: • Đầu vào: Phiếu chấm công, lịch công tác. • Quá trình xử lý: Hàng ngày nhân viên đi làm, ra vào công ty đều phải chấm công, cuối tháng phiếu chấm công được phòng nhân sự sử dụng để so sánh đối chiếu với lịch công tác của nhân viên tương ứng, cập nhật, so sánh với số ngày nghỉ trong hồ sơ trong hệ thống. • Đầu ra: Số ngày công, ngày nghĩ của NV. • Phản hồi: cho biết tình hình làm việc của nhân viên, sự nhiệt tình của nhân viên. • Điều chỉnh: Thay đổi lịch công tác của NV. 2. Quá trình tuyển thêm NV: • Đầu vào: Hồ sơ, bản phỏng vấn, người dự tuyển. • Quá trình xử lý: NV tuyển dụng xem trước hồ sơ, lựa chọn ra những ứng viên phù hợp và tiến hành phỏng vấn. Dựa vào bản phỏng vấn NV tuyển dụng tiến hành khảo sát trình đồ cũng như tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của người dự tuyển. • Đầu ra: Đánh giá về người dự tuyển, quyết định của NV tuyển dụng. • Phản hồi: Trình độ và nguyện vọng của người dự tuyển. • Điều chỉnh: Thay đổi yêu cầu tuyển dụng thông qua việc thay đổi bản phỏng vấn. Quyết định: 1. Cấp chiến lược: • Quyết định1: Tuyển thêm NV, mở rộgn SXKD. Thông tin cần thiết: Kinh tế chung phát triển, doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả. Kinh tế chung phát triển: kinh tế đi lên, đội ngũ nhân viên hiện tại ko đáp ứng đủ nhu cầu kinh doanh của công ty. Doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả: Doanh nghiệp làm ăn tốt, khối lượng công việc tăng lên, nhu cầu cần thêm NV để phát triển tiếp kinh doanh.
  4. • Quyết định 2: Nâng cao trình độ nhân viên. Thông tin cần thiết: Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty, tình hình kinh doanh trì trệ. Nâng cao năng lực cạnh tranh: Thị trường ngày càng khắc nghiệt, có nhiều đối thủ cạnh tranh, cần phải nâng cao trình độ của nhân viên để đảm bảo lợi thế của doanh nghiệp. Tình hình kinh doanh trì trệ: Quá trình kinh doanh gặp khó khăn vấn đề là do trình độ nhân viên không đủ, cần nâng cao năng lực của nhân viên. 2. Trung cấp: • Quyết định 1: Tuyển thêm 10 nhân viên phòng kinh doanh, trình độ Đại học, có bằng AV, vi tính. Thông tin cần thiết: Nhu cầu mở rộng kinh doanh, tình hình quỹ lương của công ty. Nhu cầu mở rộng kinh doanh: Công ty cần mở rộng kinh doanh, phòng kinh doanh đang thiết nhân lực, tuyển thêm. Quỹ lương của công ty: Quỹ lương còn đủ để tuyển thêm lượng nhân viên cần thiết, tiến hành tuyển. • Quyết định 2: Điều 2 nhân viên phòng marketing đi học thêm về đồ hoạ. Thông tin cần thiết: Xuất hiện chương trình đồ hoạ mới với nhiều tính năng nổi bật, cần phải thúc đẩy kinh doanh trong tình hình khó khăn. Xuất hiện ct mới: có những kiến thức mới cần cho công ty để gia tăng ưu thế cạnh tranh, cần phải nắm bắt. Thúc đẩy kinh doanh: cần nhanh chóng nâng cao trình độ nv, ứng dụng các thành tựu mới vào SXKD. 3. Tác nghiệp: • Quyết định 1: Thông báo tiến hành tuyển dụng. Thông tin cần thiết: Nhu cầu tuyển dụng của công ty, thời gian tuyển dụng. Nhu cầu tuyển dụng của công ty: Nắm rỏ nhu cầu tuyển dụng của công ty để tiến hành cho phù hợp. Thời gian tuyển dụng: Thời gian càng dài càng có nhiều cơ hội tìm ra người thích hợp. • Quyết định 2: Đưa nhân viên đi đào tạo thêm Thông tin cần thiết: Ctr đào tạo thích hợp, đảm bảo công việc của công ty khi có NV đi đào tạo. Ctr đào tạo thích hợp: lựa chọn ctr đào tạo thích hợp nhất với nhu cầu của công ty. Đảm bảo công việc: phân công người thay thế vị trí hay làm thêm công việc của nv đc cử đi đào tạo. Câu 3: Anh / chị hãy giới thiệu và mô tả ngắn gọn về 05 loại hệ thống thông tin được sử dụng trong các tổ chức / doanh nghiệp và cho biết các hệ thống này được sử dụng ở cấp độ nào: chiến lược (strategic), cấp trung (tactical) hay tác nghiệp (operational). Mỗi hệ thống cho 01 ví dụ cụ thể: EIS, DSS, IRS, TPS, Groupware. 1. Cấp chiến lược (strategic),cấp trung (tactical): • Hệ thống thông tin điều hành EIS (Executive Information Systems): Định nghĩa: - EIS cung cấp cho các nhà quản trị cao cấp của doanh nghiệp các thông tin cần thiết nhằm trợ giúp
  5. họ trong phân tích, so sánh và phát họa ra các xu hướng phục vụ cho việc đề ra quyết định ở cấp chiến lược và chiến thuật. - Một tên gọi khác của hệ thống này là hệ thống hỗ trợ điều hành - ESS (Executive support systems). Các đặc trưng: + Cung cấp thông tin tổng hợp cho phép kiểm soát hiệu quả kinh doanh thông qua các thông số về các nhân tố thành công then chốt (CSFs – critical success factors) hay các chỉ số đánh giá hiệu quả hoạt động chủ chốt (KPIs - Key Performance Indicators). + Cung cấp chức năng drill-down để chuyển dữ liệu sang cấp độ chi tiết hơn giúp nhà quản trị tìm được nhiều thông tin hơn cho việc đề ra quyết định. + Cung cấp các công cụ phân tích. + Tích hợp dữ liệu từ nhiều nguồn và phối hợp với các thành phần khác trong việc giải quyết các vấn đề. + Dễ thao tác và sử dụng. Ví dụ: * InfoTrack - Hệ thống thông tin điều hành doanh nghiệp do công ty phần mềm infosoft phát triển. có khả năng giải quyết triệt để yêu cầu xây dựng hệ thống thông tin điều hành doanh nghiệp . Chức năng: • Quản lý toàn diện: InfoTrack hỗ trợ quản lý tất cả các qui trình xử lý tài liệu, hồ sơ, công việc,… • Khả năng triển khai trên phạm vi rộng: InfoTrack được phát triển trên kiến trúc web, cho phép dễ dàng triển khai trên hệ thống mạng nội bộ hoặc mạng diện rộng. Sẵn sàng hỗ trợ cho việc truy cập và quản lý từ xa thông qua môi trường mạng Internet • Thông tin được kết nối: Thông tin có thể được xử lý liên thông qua nhiều quy trình nghiệp vụ khác nhau, kết thúc của một quy trình này có thể là bắt đầu của một quy trình khác. • Kiểm soát quá trình: Hệ thống tự động ghi nhận lại lịch sử các diễn biến trong quá trình xử lý của từng hồ sơ, từng công việc. Giúp cho các nhà quản lý và lãnh đạo theo dõi một cách liên tục mọi công việc để ra quyết định kịp thời và là cơ sở cho việc đánh giá hiệu quả công việc của từng bộ phận hoặc cá nhân trong hệ thống. * Hệ thống thông tin điều hành AIS của công ty Cổ phần viễn thông- Tin học bưu điện (CT-IN) - Số hoá và lưu trữ mọi công văn đến, công văn đi, báo cáo, tài liệu … - Chuẩn hoá việc quản lý văn bản theo quy định của Nhà nước - Hỗ trợ các cấp lãnh đạo nắm vững thông tin điều hành, quản lý công việc. - Hỗ trợ các chuyên viên xử lý thông tin chính xác - Tăng cường mối liên kết giữa cấp lãnh đạo với các chuyên viên - Xây dựng quy trình lưu chuyển thông tin tới người có trách nhiệm một cách chính xác, an toàn - Thống kê công văn, tài liệu theo nhiều tiêu chí - Theo dõi tiến độ thực hiện công việc từng ngày, tuần, tháng … - Tự động lập báo cáo theo các mẫu chuẩn, giảm thiểu thời gian tổng hợp thông tin - Lưu trữ mọi loại thông tin: văn bản, tài liệu, hình ảnh, âm thanh … - Công cụ tra cứu công văn, tài liệu nhanh chóng, hiệu quả - Kết hợp chặt chẽ với hệ thống MS Office: MSWord, MS Excel, AcrobatReader … • Hệ thống hỗ trợ ra quyết định DSS (Decision Support Systems) Định nghĩa: DSS cung cấp các thông tin nhằm hỗ trợ cho việc đề ra quyết định ở cấp chiến lược và chiến thuật thuận tiện và dễ dàng hơn. Hệ thống DSS bao gồm ba thành phần chính:
  6. + Tương tác hội thoại(Dialogue): cho phép người sử dụng thực hiện truy vấn, mô hình hóa và xem xét kết quả. + Dữ liệu (Data): nguồn dữ liệu cần thiết để tạo ra các thông tin. Ví dụ: các cơ sở dữ liệu của hệ thống bán hàng, hệ thống kế toán… + Mô hình (Model):cung cấp khả năng phân tích cho DSS. Ví dụ: mô hình tài chính… Có bốn dạng DSS chính: + f Kinh doanh thông minh (BI – Business Intelligence) + Trí tuệ nhân tạo (AI – Artificial Intelligence):nghiên cứu cách để máy móc có thể thực hiện những công việc như con người. + Hệ chuyên gia (Expert systems): thể hiện,trình bày tri thức và các kỹ năng đề ra quyết định như các chuyên gia. + Mạng Neural (Neural networks): nghiên cứu các kỹ năng giải quyết vấn đề bằng cách trải nghiệm qua một phạm vi rộng lớn của các vấn đề đó. Ví dụ: CAST(Collaborative Agents for Simulating Teamwork): Hệ thống hỗ trợ xử lý thông tin và ra quyết định. Do các nhà nghiên cứu Trường Khoa học và Công nghệ Thông tin bang Penn - IST (Mỹ) phát triển. Phần mềm làm nổi bật dữ liệu liên quan, giúp cải thiện tiến trình đưa ra quyết định đồng thời đẩy mạnh sự hợp tác giữa các thành viên trong nhóm. CAST được ứng dụng trong quân sự, nó tỏ ra là một công nghệ đầy hứa hẹn trợ giúp cho nhiều viên chức sĩ quan quân đội cấp cao – những người thường nhận khoảng 600.000 bản báo cáo mỗi giờ từ những thiết bị cảm ứng từ mặt đất và qua vệ tinh. Nếu không có thông tin đúng, quyết định sai trên chiến trường rất nhiều khả năng xảy ra và dẫn đến hệ quả xấu. Phần mềm này có thể được tùy biến, giúp giới chức quân sự lựa chọn và thích nghi nhanh chóng với những điều kiện thay đổi trên chiến trường. CAST còn được ứng dụng để dò tìm những sự đe dọa khủng bố tiềm tàng và những căn bệnh lây nhiễm nhanh. • Hệ thống thông tin báo cáo IRS (Information Reporting Systems): Định nghĩa: IRS là hệ thống cung cấp các thông tin dưới dạng các báo cáo phục vụ cho việc đề ra quyết định. - - ịượ ự ệ ườ Ví dụ: các báo cáo tài chính theo tháng, phân tích bán hàng theo tuần… - - Các báo cáo ngoo i l (Exception reports): đ c th c hi n theo nhu c u c a nhà qu n tr khi c n thi t. ạệ ượ ự ệ ầ ủ ả ị ầ ế Ví dụ: khi doanh số bán hàng xuống thấp và khách hàng đạt tới hạn mức tín dụng. Ví dụ: * Hệ thống quản lý báo cáo FLESYS phục vụ ngành y tế Việt Nam: Flesys (Flexible Report System) là hệ thống tạo lập và quản lý báo cáo động. Các báo cáo định kỳ được tạo lập cấu trúc tại Văn phòng Bộ Y tế, các Sở Y tế lấy về qua đường truyền thông và cập nhật số liệu từng kỳ, sau đó gửi lại qua đường truyền thông này. Với cách xây dựng như vậy, khi có những thay đổi về yêu cầu báo cáo hay cấu trúc báo cáo, không cần phải có sự hỗ trợ của các nhà lập trình, tự các chuyên viên của Văn phòng Bộ Y tế có thể thay đổi được 2. Cấp tác nghiệp (operational): • Hệ thống xử lý giao dịch TPS (Transaction Processing Systems): - TPS quản lý việc giao dịch thông tin và tiền bạc giữa một doanh nghiệp với đối tác thứ ba như khách
  7. hàng, nhà cung cấp, nhà phân phối… - TPS xử lý các giao dịch thường xuyên bên trong và bên ngoài doanh nghiệp như đặt hàng sản phẩm hay dịch vụ phục vụ cho hoạt động ở cấp độ tác nghiệp. Ví dụ: * đặt vé máy bay, * rút tiền từ máy ATM * đặt phòng khách sạn • Hệ thống hỗ trợ làm việc theo nhóm (Groupware) : Định nghĩa: Groupware là hệ thống cho phép thông tin và việc đề ra quyết định được chia sẻ bởi những con người cùng làm việc cộng tác với nhau trong việc giải quyết các vấn đề. Groupware cung cấp ba cơ chế: - - Truyy n thông giao tiềế (communication) p - - Làm vii c cệộ tác (collaboration) ng - Phối hợp làm việc (coordination) Chức năng: - Email và tin nhắn: Email, xử lý biểu mẫu điện tử - Quản lý văn bản và chia sẻ thông tin: phổ biến thông tin - Làm việc cộng tác: Phát triển nhóm - Hội thảo(conferencing): Text conferencing, video conferencing, whiteboarding - Quản lý thời gian: Lịch công tác , lich trình nhóm - Quản lý nhóm làm việc và hỗ trợ ra quyết định: giám sát từ xa, phân phối quyền truy xuất - Luồng công việc đặc biệt: quan hệ cộng tác linh hoạt - Luồng công việc theo cấu trúc: quản lý các công việc theo cấu trúc Ví dụ: * Real groupware là bộ phần mềm mã nguồn mở và miễn phí, dùng quản lý các hoạt động văn phòng Real groupware, do Công phát triển phần mềm Kiến Thức (TP HCM) vừa phát hành, bao gồm gần 20 phân hệ, trong đó có các phân hệ thường được dùng phổ biến nhất như: - Contacts: Dùng để quản lý danh sách khách hàng và đối tác. Trong phân hệ này, một chương trình quản lý quan hệ khách hàng (CRM) cũng được tích hợp sẵn nhằm giúp người dùng sử dụng khai thác Real groupware một cách hiệu quả nhất. - Calendar: Dùng quản lý lịch và lên lịch làm việc, tổ chức các cuộc họp cho cá nhân hoặc cho nhóm. - Projects: Phân hệ này giúp quản lý các dự án, hỗ trợ làm việc theo nhóm, phân công công việc và quản lý thời gian một cách hiệu quả. - Files: Đây là phân hệ cho phép chia sẻ tập tin với người dùng khác. Chức năng tìm kiếm trong phân hệ này giúp cho người dùng nhanh chóng tìm kiếm những tập tin mình cần. - Notes: Phân hệ này là một sự thay thế cho cuốn sổ ghi chép hàng ngày. Những nội dung hội họp, điện đàm, e-mail, ý tưởng... đều có thể ghi vào phân hệ này. - ToDo: Phân hệ này là công cụ giúp người quản lý phân công công việc cho nhân viên trong công ty. - News: Phân hệ này là nơi người dùng đưa các tin tức để chia sẻ với đồng nghiệp. - Forums: Đây là diễn đàn giúp người dùng trao đổi tin tức, kinh nghiệm, kiến thức... với nhau. - Outboard: Phân hệ này giúp quản lý thông tin nghỉ phép, đi công tác, vắng mặt... của mọi người trong doanh nghiệp. Real groupware hiện đã được dịch sang hơn 10 ngôn ngữ thông dụng khác nhau, bao gồm tiếng Việt.
  8. Câu 4: Anh / chị hãy giới thiệu và mô tả vai trò của 03 thành phần chính của hệ thống thông tin doanh nghiệp (Enterprise Systems). ệ Hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP) ệ Hệ thống quản trị quan hệ khách hàng / nhà cung cấp (CRM/SRM) ấ Hệ thống quản trị chuỗi cung ứng (SCM) Hệ thống thông tin doanh nghiệp (Enterprise Systems): là hệ thống hỗ trợ cho các quy trình nghiệp vụ của một tổ chức chức năng như sản xuất, phân phối, bán hàng, kế toán, tài chính và nhân sự. Có ba hệ thống chính trong hệ thống thông tin doanh nghiệp: • Hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP): ERP chỉ cung cấp một giải pháp tích hợp từ chỉ một nhà cung cấp cho các chức năng nghiệp vụ chính như: tiếp thị, tài chính, nhân sự, kế toán… Ưu điểm của ERP: - Loại bỏ việc chia các ứng dụng và dữ liệu trong các bộ phận khác nhau của doanh nghiệp (các ốc đảo thông tin – “information islands”) Nhược điểm của ERP: - Chi phí cao - Đòi hỏi thay đổi lớn khi hiện thực • Hệ thống quản trị quan hệ khách hàng / nhà cung cấp (CRM/SRM) Hệ thống CRM / SRM tích hợp hệ thống thông tin chứa các thông tin liên quan đến khách hàng / nhà cung cấp. Bao gồm: - Thu thập dữ liệu khách hàng / nhà cung cấp - Phân tích dữ liệu khách hàng / nhà cung cấp - Tự động hóa quá trình bán hàng / mua hàng Quá trình thu mua là một bộ phận quan trong của SRM vì chi phí cho nguyên vật liệu đầu vào sẽ ảnh hưởng đến giá thành của sản phẩm. • Hệ thống quản trị chuỗi cung ứng (SCM) Một chuỗi cung ứng bao gồm một chuỗi các hoạt động mang nguyên vật liệu từ nhà cung cấp thông qua doanh nghiệp để mang sản phẩm đến với khách hàng. - Quản trị chuỗi cung ứng chính là quản lý luồng hoạt động này. - Doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng có thể có thay đổi về mức độ hợp tác và tích hợp. Câu 5: Sử dụng mô hình STO (S: Strategic; T: Tactical; O: Operational) để phân tích quá trình ra quyết định ở các cấp tại một tổ chức/ doanh nghiệp. Cho ví dụ minh họa trong từng trường hợp phân tích. Chương 1. Câu 6: Anh / chị hãy cho biết tại sao hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam lại đang có xu hướng sử dụng hệ thống thông tin quản trị doanh nghiệp?
  9. - Sự phát triển nhanh chóng của mạng Internet và công nghệ Web ở Việt Nam hiện nay cho phép các doanh nghiệp khai thác các công nghệ tiên tién để triển khai những mô hình kinh doanh mới, tăng khả năng cạnh tranh, quản lý chặt chẽ mọi nguồn lực của doanh nghiệp. Hơn bao giờ hết, đây chính là cơ hội và cũng là thách thức cho các doanh nghiệp nếu như họ muốn thành công trong một thị trường cạnh tranh ác liệt mang tính toàn cầu hiện nay. - Môi trường kinh doanh ở nước ta ngày càng trở nên phức tạp và áp lực cạnh tranh ngày càng cao khi gia nhập WTO , buộc các doanh nghiệp cần phải luôn chủ động trong các tình huống. Họ cần phải tự động hóa các quy trình nghiệp vụ với nhau, cung cấp thông tin đầy đủ, nhanh chóng và chính xác, hỗ trợ lãnh đạo đưa ra quyết định. - Hệ thống thông tin quản trị doanh nghiệp gồm nhiều ứng dụng riêng biệt được tích hợp tự động trong quá trình xử lý giúp nâng cao năng suất lao động, cung cấp cho lãnh đạo thông tin nhằm ra quyết định tốt hơn, hiệu quả hơn, giảm tối đa công việc dư thừa, nâng cao hiệu quả công việc. Câu 7: I. Chu trình phát triển hệ thống thông tin bao gồm 7 bước 1. Khởi tạo(Initiation phase). + Ước lượng tính khả thi của dự án và chuẩn bị để dự án thành công Chúng ta sử dụng những ý tưởng mới có tính sáng tạo và phải đánh giá rằng những hệ thống đó có nhu cầu sử dụng thông tin nhất định. Từ đó bắt đầu tạo ra những tư duy cụ thể cho đề tài vừa tiếp nhận đó. Sau đó xây dựng ý tưởng cho hệ thống mới sắp ra đời. 2. Nghiên cứu tiền khả thi(Feasibility assessment). + Sau khi đã có những ý tưởng cho dự án sắp thực hiện,chúng ta cần xem xét các vấn đề liên quan như nhu cầu thực tế của Hệ thống mới sao cho dự án này phải đảm bảo được tính khả thi cũng như xác định xem hệ thống mới có mang đến nhiều lợi ích hơn hệ thống cũ hay không,sau đó lựa chọn được phương pháp triển khai hiệu quả nhất. + Ngoài ra chúng ta cũng có thể cho tiến hành mời đấu thầu cho hệ thống. + Cuối cùng mô tả khái quát và báo cáo lên bộ phận phân tích yêu cầu để thực hiện các bước tiếp theo. 3. Phân tích yêu cầu nghiệp vụ(Requirement Analysis) + Sau khi nhận được báo cáo khái quát từ bộ phận Nghiên cứu tiền khả thi,ở bước này chúng ta phải phân tích và chỉ ra được mục tiêu chính của hệ thống là gì? Hệ thống sẽ làm những việc gì? Thay thế,bổ sung cho cái gì? Thay thế bổ sung như thế nào?...- nắm bắt được nhu cầu nghiệp vụ cụ thể=> Xác định yêu cầu hay nghiên cứu hệ thống. + Đặc tả chi tiết các tính năng cụ thể cho bộ phận thiết kế hệ thống. 4. Thiết kế hệ thống(System Design). + Dựa vào bản đặc tả các yêu cầu chi tiết của hệ thống, từ đó thiết kế hệ thống. + So sánh,đánh giá thiết kế để chọn phương án tối ưu(giá thành, nhân công, thiết bị kĩ thuật, chi phí phát sinh kèm theo…) + Chuyển các bản mô tả giải pháp thành các bản đặc tả logic,vật lý Thiết kế logic: Không phụ thuộc vào phần cứng,phần mềm. Thiết kế vật lý: Chọn CSDL,chọn mạng,chọn HĐ. + Thiết kế giao diện sử dụng,người dùng ,các module, tính bảo mật,…nói chung là tất cả mọi diện mạo của hệ thống từ nhập vào và xuất ra của màn hình đến máy in,CSDL,và các xử lý tính toán. + Cuối cùng đặc tả thiết kế chi tiết để chuẩn bị xây dựng hệ thống. 5. Xây dựng hệ thống(System Build). + Sử dụng bản đặc tả yêu cầu và bản đặc tả thiết kế chi tiết để xây dựng hệ thống. +Tạo ra phần mềm(mã hóa,xây dựng CSDL,kiểm thử) 6. Hiện thực hệ thống(System implementation). + Mã hóa toàn bộ hệ thống,cài đặt thử,chạy thử hệ thống mới kiểm thử bởi người dùng dể tìm lỗi và sửa lỗi còn nếu đạt sẽ tập huấn sử dụng. + Cài đặt,chỉnh sửa lần cuối những yêu cầu của người dùng(giao diện,màu sắc, hệ thống…). 7. Xem lại và bảo dưỡng(Review and maintenance).
  10. + Xem lại: xem xét mức độ thành công của dự án và rút ra các bài học kinh nghiệm cũng như những lỗi đã mắc phải trong quá trình thực hiện dự án(6 tháng sau). + Bảo dưỡng: sửa chữa hoặc thêm mới các tính năng trong hệ thống để hệ thống ngày càng hoàn hảo. Kết thúc dự án. II. Các giai đoạn của dự án bao gồm 5 giai đoạn 1. Định nghĩa dự án + Phát biểu vấn đề. + Nhận dạng các mục đích dự án. + Lập danh sách cách mục tiêu. + Xác định nguồn nhân lực sơ bộ. + Nhận dạng các ràng buộc và rủi ro. 2. Lập kế hoạch + Nhận dạng các công tác trong dự án. + Ước lượng thời gian và chi phí. + Thứ tự các công tác trong dự án. + Nhận dạng công tác găng. + Viết kế hoạch thực hiện dự án. 3. Tổ chức thực hiện + Xác định nhu cầu nhân lực. + Tuyển dụng chủ nhiệm dự án. + Tuyển dụng ban QLDA. + Tổ chức hoạt động ban QLDA. + Phân công các gói công việc. 4. Kiểm soát + Xác định phương thức quản lý dự án. + Thiết lập các công cụ kiểm soát. + Lập báo cáo về tình trạng dự án. + Xem lại tiến độ dự án. + Ban hành các lệnh thay đổi. 5. Kết thúc dự án +Đạt được sự chấp nhận của khách hàng. + Thiết lập sự phân phối. + Chuẩn bị các tài liệu của dự án. + Ban hành biên bản nghiệm thu cuối cùng. + Thực hiện kiểm toán hậu dự án. III.Mối liên hệ giữa Các chu trình phát triển hệ thống và Các giai đoạn phát triển dự án. Các chu trình phát triển hệ thống Các giai đoạn phát triển dự Phân tích mối liên hệ thông tin kinh tế án Khởi tạo và Nghiên cứu tiền khả Định nghĩa dự án +Đánh giá yêu cầu có mục thi đích cung cấp cho lãnh đạo tổ chức hoặc hội đồng giám đốc những dữ liệu đích thực để ra quyết định về thời cơ, tính khả thi và hiệu quả của một dự án phát triển hệ thống. Giai đoạn này được thực hiện tương đối nhanh và không đòi hỏi chi phí lớn. Phân tích yêu cầu nghiệp vụ Lập kế hoạch +Phân tích chi tiết được tiến hành sau khi có sự đánh giá
  11. thuận lợi về yêu cầu. Những mục đích chính của phân tích chi tiết là hiểu rõ các vấn đề của hệ thống đang nghiên cứu, xác định những nguyên nhân đích thực của những vấn đề đó, xác định những đòi hỏi và những ràng buộc áp đặt đối với hệ thống và xác định mục tiêu mà hệ thống thông tin mới phải đạt được. Trên cơ sở nội dung báo cáo phân tích chi tiết sẽ quyết định tiếp tục tiến hành hay thôi phát riển một hệ thống mới Thiết kế và xây dựng hệ thống Tổ chức thực hiện + So sánh,đánh giá thiết kế để chọn phương án tối ưu(giá thành, nhân công, thiết bị kĩ thuật, chi phí phát sinh kèm theo…) + Chuyển các bản mô tả giải pháp thành các bản đặc tả logic,vật lý Thiết kế logic: Không phụ thuộc vào phần cứng,phần mềm. Thiết kế vật lý: Chọn CSDL,chọn mạng,chọn HĐ. + Thiết kế giao diện sử dụng,người dùng ,các module, tính bảo mật,…nói chung là tất cả mọi diện mạo của hệ thống từ nhập vào và xuất ra của màn hình đến máy in,CSDL,và các xử lý tính toán. Hiện thực hệ thống Kiểm soát +Kết quả quan trọng nhất của giai đoạn thực hiện kỹ thuật là phần tin học hoá của hệ thống thông tin, có nghĩa là phần mềm. Những người chịu trách nhiệm về giai đoạn này phải cung cấp các tài liệu như các bản hướng dẫn sử dụng và thao tác cũng như các tài liệu mô tả về hệ
  12. thống. Các hoạt động chính của việc triển khai thực hiện kỹ thuật hệ thống là như sau: + Xác định phương thức quản lý dự án. + Thiết lập các công cụ kiểm soát. + Lập báo cáo về tình trạng dự án. + Xem lại tiến độ dự án. + Thực hiện các lệnh thay đổi,yêu cầu tùy chỉnh. + Thử nghiệm hệ thống + Chuẩn bị tài liệu Xem lại và bảo dưỡng Kết thúc dự án Cài đặt hệ thống là pha trong đó việc chuyển từ hệ thống cũ sang hệ thống mới được thực hiện. Để việc chuyển đổi này được thực hiện với những va chạm ít nhất, cần phải lập kế hoạch một cách cẩn thận. Giai đoạn này bao gồm các công đoạn: + Lập kế hoạch cài đặt +Chuyển đổi + Khai thác và bảo trì + Đánh giá và rút kinh nghiệm. +Thực hiện công đoạn kiểm toán hậu dự án. Câu 8: Anh / chị hãy phân tích tính khả thi của việc triển khai sử dụng thẻ thông minh (smart card) trong giao dịch tại Việt Nam. Trên thế giới hiện nay, thẻ thông minh (TTM) được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như: thẻ công dân, hộ chiếu điện tử, thẻ y tế, thẻ thanh toán trả trước, bãi đậu xe, lĩnh vực truyền hình trả tiền, thẻ sinh viên, nhân viên ...
  13. Tuy nhiên, ở Việt Nam, ứng dụng TTM chủ yếu trong lĩnh vực viễn thông di động, còn trong các lĩnh vực khác ứng dụng TTM rất ít. * Giới thiệu về Smartcard: - TTM (smartcard) có kích thước giống như một chiếc thẻ ATM nhưng được gắn bên trong một con chip điện tử, có khả năng xử lý như một máy tính thu nhỏ. - Điểm quan trọng nhất của TTM là : + Khả năng bảo mật cao. + Độ bền của TTM cao và thuận tiện trong sử dụng. Thông thường với TTM có thể đọc ghi - 100.000 lần, hay 10 năm sử dụng. + Dùng như một “Ví tiền điện tử” nhờ khả năng lưu trữ, bảo mật dữ liệu. - TTM là thiết bị điện tử, do đó cần các thiết bị điện tử chuyên dùng để có thể sử dụng hay can thiệp, tác động được. Sử dụng rất đơn giản, tùy vào những ứng dụng cụ thể, hình thái hiện diện của đầu đọc khác nhau. * Lý do Ngân Hàng nên ứng dụng Smartcard: - Vì hệ thống của họ có yêu cầu cao về vấn đề xác thực, định danh tin cậy. - Ứng dụng của NH đòi hỏi sự bảo mật dữ liệu cho mỗi khách hàng. Tuy vậy, đối với những đơn vị mong muốn triển khai giải pháp ứng dụng TTM thì ngoài việc lựa chọn công nghệ thẻ phù hợp, vấn đề bảo mật cho toàn hệ thống rất cần chú trọng, không nên phó mặc mọi thứ cho thẻ. TTM còn khá mới ở Việt Nam nên nhiều đơn vị, tổ chức chưa thấy rõ lợi ích, tính năng mà TTM mang lại; rất ít DN CNTT có thể cung cấp các giải pháp ứng dụng TTM, sản phẩm thẻ và thiết bị; giá thành của TTM và thiết bị đầu cuối vẫn còn cao. Ngoài ra, việc nắm bắt chủ động công nghệ thẻ và tích hợp, xây dựng hệ thống ứng dụng thẻ tương đối phức tạp cũng là một trở ngại đáng kể. Để có thể thuyết phục người dùng sử dụng TTM thì các tổ chức như: NH, cơ quan nhà nước có giao dịch B2G (doanh nghiệp – Nhà Nước) hay C2G (công dân – Nhà Nước) cần mạnh dạn đầu tư ứng dụng TTM, khi đó sự hiệu quả và tiện lợi của TTM sẽ làm nhiệm vụ thu hút người dùng cuối. Những hình thức tuyên truyền phổ biến tính tiện ích của TTM đến với người dùng cũng cần được tăng cường để ứng dụng thẻ tham gia phục vụ cuộc sống ngày một nhiều hơn. Hiện nay tại Việt Nam, trong lĩnh vực NH, hầu hết thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ, thẻ ATM đang sử dụng dùng công nghệ thẻ từ và một số ngân hàng đang chuyển dần sang TTM do những hạn chế của công nghệ thẻ từ( không có khả năng lưu trữ, độ bền không cao…). Các Ngân Hàng đang ứng dụng TTM là: BIDV, ACB, Đông Á, Techcombank , SHB. Câu 9: Anh / chị hãy phân tích mô hình áp lực cạnh tranh (Five Forces Model) của Porter và Millar khi đề ra chiến lược hệ thống thông tin kinh doanh để thực hiện việc triển khai dịch vụ ngân hàng qua mạng tại Việt Nam. Mô tả: Dịch vụ ebanking là một dịch vụ mới ở VN, chủ yếu sử dụng các giải pháp nhập khẩu từ nước ngoài có giá thành quá cao, cũng như vấn đề độc quyền công nghệ dẫn tới việc khóa khách hàng của họ. Chưa có nhiều công ty trong nước cung cấp các giải pháp bảo mật cao, đáp ứng được yêu cầu khắt khe từ phía các NH. Ngoài ra, có thể các NH còn đang phân vân lựa chọn giải pháp phù hợp nhất, tối ưu nhất cho NH của mình.
  14. 1. Nhu cầu của khách hàng đối với dịch vụ: - Nhanh chóng, tiết kiệm thời gian. - An toàn - Dễ thao tác đăng kí và sử dụng. - Cung cấp đa dạng các dich vụ thanh toán hóa đơn, mua hàng trực tuyến. - Hỗ trợ trên nhiều loại thiết bị. 2. Khả năng của nhà cung cấp: - Mọi giao dịch được thực hiện trực tuyến, mọi lúc mọi nơi (24/7). - Người dùng có thể sử dụng các dịch vụ: Truy vấn thông tin , Chuyển khoản, Thanh toán trực tuyến, Thanh toán hóa đơn , Mua thẻ trả trước, Nạp tiền điện tử, Thông báo phát sinh giao dịch , Khóa/ Mở khóa tài khoản Thẻ. - Cung cấp khả năng bảo mật. 3. Khả năng mở rộng phát triển của đối thủ:(Áp lực cạnh tranh nội bộ ngành) - Khả năng tiếp cận công nghệ ebanking san bằng cho mỗi NH vì thế áp lực cạnh tranh trở nên gay gắt, đòi hỏi khả năng đi đầu của mỗi NH. - Đối thủ tập trung quảng bá sẽ giúp cho dịch vụ của họ sẽ được đến tay nhiều đối tượng sử dụng. - Đối thủ có ưu thế về tài chính sẽ giúp họ có nhiều thuận lợi để việc xây dựng mô hình ebanking hoàn thiện, và đầu tư vào bảo mật cao để tạo niềm tin cho khách hàng. 4. Nguy cơ của đối thủ chuẩn bị gia nhập vào thị trường: - Đối thủ tiềm ẩn : các NH chưa áp dụng e-banking và có khả triển khai công nghệ này vào hoạt động kinh doanh của họ. - Áp dụng công nghệ cao hơn, khắc phục lỗi từ NH áp dụng trước - Có chế độ hậu mãi, khuyến mãi dễ thu hút khách hàng.
  15. 5. Sản phẩm dich vụ thay thế cho sp, dv của mình: - Hiện tại ở VN chưa phổ biến dịch vụ e-banking nên hiện tại chưa có dịch vụ nào có khả năng thay thế. Tuy nhiên khách hàng chưa tin tưởng thực sự vào tính bảo mật của dịch vụ này nên chưa có khả năng thay thế cho hầu hết các dịch vụ thanh toán theo kiểu truyền thống. Câu 10: Anh / chị hãy phân tích mô hình chuỗi giá trị (value chain) khi đề ra chiến lược hệ thống thông tin kinh doanh để thực hiện việc triển khai dịch vụ ATM tại các ngân hàng tại Việt Nam. Inbound Logistics: nguyên vật liệu, cơ sở vật chất để có thể xây dựng và phát hành thẻ ATM bao gồm: Trung tâm sản xuất thẻ: trung tâm này phải đảm bảo các nhu cầu về nguyên vật liệu, máy móc trang thiết bị cần có để sản xuất, cũng như cần đáp ứng nhưng nhu cầu về bảo mật, hiện đại và nhanh chóng đáp ứng nhu cầu khách hàng, tối ưu hóa tính năng thẻ. Hệ thống máy chủ: nơi lưu trữ, tiếp nhận thông tin từ bộ phận thông tin khác hàng, đảm bảo độ bảo mật, an toàn thông tin, dữ liệu. Cơ cấu tài chính để đáp ứng cho nhu cầu giao dịch của hệ thống ATM, tiền mặt. Nhà cung cấp máy ATM: 1. Độ tin cậy: ATM phải có khả năng đáp ứng lượng giao dịch lớn với cơ chế trả tiền tin cậy, đầu đọc thẻ ổn định và bảo mật cao. 2. Chức năng của các ứng dụng: Nhà cung cấp ATM phải có đủ khả năng cung cấp các ứng dụng tài chính tự phục vụ theo kịp sự phát triển các chuẩn mực quốc tế luôn đổi mới (Ví dụ: Giấy chứng nhận EMV và DES, Hệ thống EFT(Chuyển tiền điện tử – Electronic Fund Transfer) và phục vụ cho những công nghệ mới nhất như thiết bị số hỗ trợ cá nhân PDA/mobile, web. 3. Dịch vụ hỗ trợ: Nhà cung cấp ATM phải có khả năng cung cấp những lựa chọn đa dạng cho việc hỗ trợ, kiểm tra, bảo hành mạng lưới ATM. Cơ sở hạ tầng Công nghệ Thông tin Các hệ thống máy chủ khách hàng (bao gồm các tài khoản của khách hàng, tập trung hay phân phối) An toàn và bảo mật trong hệ thống Hệ thống mạng truyền thông (WAN và LAN: Lease line, Router, NTU…) Operations: hoạt động điều hành do nhiều bộ phận hợp thành: Mạng lưới Chuyển mạch đến máy chủ ATM Hệ thống chuyển mạch là một công cụ quan trọng mà tại đó các máy ATM, Các điểm bán hàng (POS), telephone banking - nói chung là các kênh phân phối được kết nối tới, nơi các giao dịch được xác định, chuyển đến hệ thống máy chủ bao gồm các tài khoản của khách hàng để thực hiện các giao dịch tài chính. Hệ thống chuyển mạch bao gồm các Máy Chủ có độ an toàn cao và các ứng dụng chuyển mạch phần mềm, phần cứng bảo mật. Các hệ thống chuyển mạch nên có các chế độ xử lý như: Chế độ giao dịch ngoài giờ giao dịch hành chính, sao lưu dữ liệu phục vụ giao dịch ngoài giờ hành chính, cập nhật dữ liệu vào cơ sở dữ liệu thật vào phiên giao dịch kế tiếp, xử lý thanh quyết toán cuối ngày cho các chi nhánh, thiết lập các hạn mức tuỳ thuộc vào thời gian giao dịch. Outbound Logistics: Quản lý Tiền mặt, Thẻ ATM Thẻ: các vấn đề về phát hành, bảo mật, thiết kế, dập nổi, xử lý các thẻ bị mất, thẻ giả mạo
  16. Tiền mặt: Tiếp quỹ, cân đối quỹ, thanh toán Kiểm tra toàn bộ Mạng lưới Tự Phục Vụ (ATM, Các điểm bán hàng) và liên lạc với các hệ thống EFT (Chuyển tiền điện tử – Electronic Fund Transfer) khác (Visa, Mastercard, hệ thống chuyển mạch quốc gia, hệ thống liên ngân hàng) Vấn đề bảo mật, cung ứng tiền, các vấn đề về rút tiền, từ chối thẻ, mất liên lạc, giải quyết giao dịch, mất điện. Các báo cáo: Kế toán (Tiền mặt tại máy, Tiền mặt dự trữ ATM), giao dịch đảo, sổ cái... Lên kế hoạch hợp lý cho các địa điểm đặt máy ATM (có cân nhắc đến các vấn đề: điện, thời tiết, giao thông…) Chuẩn bị đủ tiền mặt, giấy in... cho ATM hoạt động Cập nhật các ứng dụng mới cho ATM Đào tạo cán bộ vận hành Marketing and Sales: Quảng bá mạng lưới Tự phục vụ (ATM, các điểm bán hàng) Chiến dịch quảng cáo: Nâng cao Nhãn hiệu và Hình ảnh mạng lưới ATM của ngân hàng, Tăng cường nhận thức cho khách hàng Nghiên cứu các thông tin thu nhận được từ phía khách hàng Các phương tiện marketing (TV, báo, tờ rơi, khuyến mại ) Để thực hiện các tiêu chí trên, một đội ngũ làm việc nhiều kinh nghiệm, nắm được các nhiệm vụ, trách nhiệm giữa các phòng ban nghiệp vụ và các phòng công nghệ thông tin là rất quan trọng. Các Phòng Nghiệp vụ: - Nghiên cứu về sản phẩm và dịch vụ, xu hướng của khách hàng - Xây dựng các chiến lược Quảng cáo, xem xét các mục tiêu triển khai - Xây dựng các trung tâm chăm sóc khách hàng - Phối hợp với các phòng Công nghệ Thông tin về các yêu cầu hỗ trợ các mục tiêu triển khai Các Phòng Công nghệ Thông tin: - ứng dụng Công nghệ Thông tin để hỗ trợ các Mục tiêu kinh doanh - Quản lý dự án - Các chiến lược Công nghệ Thông tin (Nghiên cứu và Phát triển - Quản lý quan hệ khách hàng, Khai thác số liệu, Thẻ thông minh, Thiết bị số hỗ trợ cá nhân (PDA)) - Các vấn đề Bảo Mật - Trợ giúp qua đường dây nóng. Với sự phối hợp chặt chẽ của các phòng ban, việc thực hiện các mục đích, mục tiêu, công nghệ sẵn có để triển khai các giải pháp tự phục vụ sẽ được triển khai một cách thành công. Service: - Dịch vụ bảo trì: Hầu hết các máy ATM xử lý lượng giao dịch rất lớn và cần được bảo trì đúng cách để đảm bảo sự an toàn cho khách hàng. Đảm bảo các module phân phối tiền mặt, hệ thống liên lạc, hệ thống thẻ, màn hình, bàn phím được bảo trì đúng cách, các thiết bị lỗi cần được phát hiện sớm và thay thế, đảm bảo mạng Tự Phục Vụ được duy trì và hoạt động tốt. - Khiếu nại của khách hàng và đường dây Trợ giúp
  17. THE END; Chúc các bạn thi tốt, có thể share với mọi người. Cô gửi lớp đề cương ôn thi phần tự luận gồm 5 câu (chỉ áp dụng cho SV lớp 23QT1 thôi  nha) :­) 1. Hãy vận dụng lý thuyết về mô hình “5 lực lượng của Porter và Millar” và “Chiến lược cạnh  tranh của Porter” để phân tích chiến lược hệ thống thông tin trong thực hiện hoạt động kinh  doanh tại 1 ngân hàng TMCP cụ thể (sinh viên chọn 1 ngân hàng để phân tích). 2. Phân tích mối tương quan giữa Chiến lược kinh doanh, Chiến lược Hệ thống thông tin và  Chiến lược thông tin trong doanh nghiệp. Cho ví dụ minh họa tại 1 doanh nghiệp cụ thể. 3. Áp dụng mô hình chuỗi giá trị (value chain) của Porter để xác định yêu cầu HTTT của một  nhà hàng thức ăn nhanh. 4. Phân tích mô hình chuỗi giá trị (value chain) khi đề ra chiến lược hệ thống thông tin kinh  doanh để thực hiện việc triển khai dịch vụ ATM tại các ngân hàng tại Việt Nam. 5. Phân tích những yếu tố nào tác động đến hiệu quả và chi phí của dự án HTTT để lý giải  nguyên nhân gây ra nghịch lý về chi phí và hiệu suất khi đầu tư vào IS/IT?
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2