intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương bài giảng Cơ sở cảnh quan học

Chia sẻ: K Loi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:140

149
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung của đề cương bài giảng gồm có 5 chương trình bày các nội dung: nhập môn khoa học cảnh quan, các quy luật cơ bản của sự phân hóa lãnh thổ, cấu trúc và chức năng của cảnh quan, phân loại, phân vùng cảnh quan, bản đồ cảnh quan.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương bài giảng Cơ sở cảnh quan học

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC<br /> KHOA KHOA HỌC MÔI TRƢỜNG & TRÁI ĐẤT<br /> ---------------&&--------------<br /> <br /> ĐỀ CƢƠNG BÀI GẢNG<br /> HỌC PHẦN: CƠ SỞ CẢNH QUAN HỌC<br /> Số tín chỉ: 02 (30 tiết)<br /> <br /> Đối tượng: Cử nhân khoa học Địa lý, Khoa học Môi trường<br /> <br /> Biên soạn: Th.S Phạm Thị Hồng Nhung<br /> <br /> Thái Nguyên, năm 2011<br /> 0<br /> <br /> 1. Tên môn học: Cơ sở cảnh quan học.<br /> 2. Tên môn học bằng tiếng Anh: The basic of Landscape.<br /> 3. Số đơn vị học trình của môn học: 2<br /> 4. Phân bổ thời gian: 25 tiết lý thuyết<br /> 10 tiết bài tập, thảo luận<br /> 5. Điều kiện tiên quyết:<br /> Sinh viên đã học qua các môn cơ bản nhƣ các khoa học trái đất, tài<br /> nguyên thiên nhiên.<br /> 6. Mục tiêu học phần:<br /> - Cung cấp các kiến thức về khoa học cảnh quan và thành lập bản đồ cảnh<br /> <br /> quan.<br /> - Giúp sinh viên có khả năng phân tích tổng hợp, tham gia các hoạt động<br /> nghiên cứu điều tra đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên, quy hoạch sử dụng<br /> hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trƣờng.<br /> 7. Tài liệu học tập<br /> 7.1. Giáo trình, bài giảng chính<br /> 1. A.G. Ixtrenko, 1969, Cảnh quan học và phân vùng địa lý tự nhiên, Ngƣời<br /> dịch Vũ Tự Lập, Nxb. Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội.<br /> 2. Phạm Thị Hồng Nhung, 2010, Đề cương bài giảng Cơ sở cảnh quan, Khoa<br /> Khoc học Môi trƣờng và Trái Đất, Trƣờng Đại học Khoa học, Đại học Thái<br /> Nguyên.<br /> 7.2. Tài liệu tham khảo<br /> 3. A.G. Ixtrenko, 1985, Cảnh quan học ứng dụng, Ngƣời dịch Đào Trọng<br /> Năng, Nxb Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội.<br /> 4. X.V. Kalexnik,1978, Những quy luật địa lý chung của Trái Đất, Ngƣời dịch<br /> Đào Trọng Năng, Nxb Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.<br /> <br /> 1<br /> <br /> 5. Nguyễn Thành Long và nnk, 1984, Thành lập bản đồ cảnh quan các tỷ lệ,<br /> Viện khoa học Việt Nam.<br /> 6. Phạm Hoàng Hải, 1997, Cơ sở cảnh quan học của việc sử dụng hơp lý tài<br /> nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường lãnh thổ Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nôi<br /> 7. Lê Bá Thảo, 1988, Cơ sở địa lý tự lý tự nhiên- Tập III, Nxb Giáo dục, Hà<br /> Nội.<br /> 8. Phạm Thế Thôn, 2007, Địa lý sinh thái môi trường, Nxb Khoa học kỹ thuật,<br /> Hà Nội.<br /> 9. Nguyễn An Thịnh, 2010, Đề cương bài giảng Cơ sở sinh thái cảnh quan,<br /> Khoa Địa lý, Trƣờng Đại học Khoa học Tự nhiên- Đại học Quốc gia, Hà Nội<br /> 8. Nguyễn Văn Vinh và nnk, 1999, Phân vùng cảnh quan Việt Nam (Phần đất<br /> liền và thềm lục địa), Phòng Sinh thái cảnh quan- Viện Địa lý- Trung tâm Khoa học<br /> Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia, Hà Nội.<br /> 8. Cách tính điểm<br /> - Điểm giữa kỳ: 15%.<br /> - Điểm thảo luận, bài tập, chuyên cần: 15%:<br /> + Bài tập: 5%.<br /> + Chuyên cần (đi học đầy đủ, phát biểu xây dựng bài): 5%.<br /> + Điểm thảo luận: 5%.<br /> - Điểm thi kết thúc học phần: 70%.<br /> <br /> 2<br /> <br /> CHƯƠNG 1: NHẬP MÔN KHOA HỌC CẢNH QUAN<br /> 1.1. Đối tƣợng của cảnh quan học<br /> Cảnh quan học là một bộ môn khoa học phát triển nhanh chóng, hiện trở<br /> thành một ngành quan trọng nhất của địa lý hiện đại. Những kết quả nghiên cứu<br /> của nó đƣợc ứng dụng để giải quyết hàng loạt các vấn đề cấp bách hiện nay,<br /> đặc biệt nhằm qui hoạch khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi<br /> trƣờng. Nó là khoa học nghiên cứu mối tác động tƣơng hỗ giữa các các hợp<br /> phần cấu trúc, các quy luật phân hoá để ứng dụng trong quá trình phát triển<br /> kinh tế và xã hội.<br /> Trong đó, cảnh quan là một quyển đặc thù của Trái Đất. Các hợp phần cấu<br /> trúc tham gia vào quá trình hình thành cảnh quan là địa hình, nham thạch, khí hậu,<br /> nƣớc, đất và sinh vật. Trong đó, diễn ra quá trình trao đổi vật chất và năng lƣợng<br /> với sự phân hoá phức tạp trong không gian và theo cả trục thời gian.<br /> 1.1.1. Đối tượng nghiên cứu của địa lý tự nhiên<br /> Địa lý tự nhiên là một trong hai nhánh quan trọng của khoa học địa lý.<br /> Đối tƣợng nghiên cứu là lớp vỏ địa lý Trái Đất, thành phần, cấu trúc, các quy<br /> luật phát triển và sự phân dị lãnh thổ.<br /> Lớp vỏ địa lý là một hệ thống vật chất toàn vẹn. Tính toàn vẹn của lớp<br /> vỏ địa lý đƣợc quyết định bởi sự trao đổi vật chất và năng lƣợng liên tục xảy ra<br /> giữa các bộ phận riêng biệt cấu tạo bởi các quyển. Chính mối quan hệ này làm<br /> cho lớp vỏ địa lý là một hệ thống. Hệ thống này bao gồm nhiều thành phần, hay<br /> chính là do một số quyển của Trái Đất hợp lại, tức là gồm các lớp vỏ bộ phận.<br /> Trên cùng là khí quyển (lớp khí quyển sát mặt đất đến độ cao 6- 8 km của tầng<br /> đối lƣu, nhiều nhất đến giới hạn tầng ôzon), thủy quyển (lớp nƣớc trên bề mặt<br /> đến độ sâu tối đa khoảng 11km), sinh quyển, thổ nhƣỡng quyển, thạch quyển<br /> (tầng đá trầm tích khoảng 4- 5 km và các thể xâm nhập macma).<br /> Nhƣ vậy, địa lý tự nhiên chỉ nghiên cứu phần bề mặt Trái Đất trong<br /> phạm vi từ tầng trên của thạch quyển đến phần dƣới của khí quyển. Phạm vi đó<br /> <br /> 3<br /> <br /> đƣợc gọi là lớp vỏ địa lý- bộ phận phức tạp nhất của Trái Đất có sự tác động<br /> của con ngƣời.<br /> Các quyển cấu tạo nên lớp vỏ địa lý là đối tƣợng nghiên cứu của các<br /> khoa học chuyên ngành của địa lý tự nhiên ví dụ nhƣ Địa mạo học, Khí hậu<br /> học, Thủy văn học, Thổ nhƣỡng học, Sinh vật học.<br /> 1.1.2. Đối tượng nghiên cứu của địa lý tự nhiên tổng hợp<br /> Các hợp phần của lớp vỏ địa lý hay các hợp phần của lớp vỏ cảnh quan<br /> dƣới góc độ của cảnh quan học thay đổi trong không gian từ nơi này đến nơi<br /> khác trong mối quan hệ phụ thuộc, tƣơng tác lẫn nhau. Chính sự phụ thuộc và<br /> tác động qua lại này đã tạo nên các tổng hợp thể vật chất phức tạp.<br /> Nghiên cứu tổng hợp các quyển đó trong mối quan hệ tác động qua lại<br /> với nhau trong lớp vỏ địa lý trên những lãnh thổ khác nhau là nhiệm vụ của địa<br /> lý tự nhiên tổng hợp. Nghiên cứu địa lý tự nhiên tổng hợp là nghiên cứu các thể<br /> tổng hợp lãnh thổ địa lý hay thể tổng hợp lãnh thổ tự nhiên, hay tổng hợp thể tự<br /> nhiên khác nhau trên các phần lãnh thổ khác nhau (các địa tổng thể).<br /> Theo Ixatsenko, 1991: "Tổng hợp thể tự nhiên không phải là một tập hợp<br /> đơn giản, mà là một phức hợp các yếu tố tạo nên một thực thể vật chất phức<br /> tạp có tính toàn vẹn và thống nhất. Nó được coi là một hệ thống không gian và<br /> thời gian của các hợp phần địa lý có quan hệ phụ thuộc lẫn nhau trong sự phân<br /> bố và phát triển như một thể thống nhất ".<br /> Tổng hợp thể tự nhiên tồn tại ở 2 dạng: tổng hợp thể tự nhiên đầy đủ và<br /> tổng hợp thể tự nhiên không đầy đủ. Dạng thứ nhất bao gồm các hợp phần đang<br /> tồn tại ở nơi xác định với đầy đủ tất cả các thành phần tự nhiên. Dạng thứ hai<br /> chỉ bao gồm các thành phần riêng biệt, hoặc các bộ phận của thành phần có<br /> quan hệ chặt chẽ với nhau hơn cả nhƣ địa mạo- thổ nhƣỡng, thực vật- thổ<br /> nhƣỡng, đơn vị đất đai, đơn vị sinh thái cảnh.<br /> Thể tổng hợp lãnh thổ tự nhiên đƣợc xem nhƣ là một hệ thống đặc biệt,<br /> có mức độ tổ chức cao với cấu trúc phức tạp và mối quan hệ phụ thuộc lẫn<br /> nhau giữa các hợp phần và tuân thủ theo những qui luật chung. Hệ thống này<br /> gọi là địa hệ. Địa hệ có đặc điểm sau:<br /> 4<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2