intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn GDCD lớp 7 năm 2022-2023 - Trường THCS Dương Nội

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:6

5
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để hệ thống lại kiến thức cũ, trang bị thêm kiến thức mới, rèn luyện kỹ năng giải đề nhanh và chính xác cũng như thêm tự tin hơn khi bước vào kì kiểm tra sắp đến, mời các bạn học sinh cùng tham khảo "Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn GDCD lớp 7 năm 2022-2023 - Trường THCS Dương Nội" làm tài liệu để ôn tập. Chúc các bạn làm bài kiểm tra tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn GDCD lớp 7 năm 2022-2023 - Trường THCS Dương Nội

  1. TRƯỜNG THCS DƯƠNG NỘI ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA KÌ I GDCD 7 NĂM HỌC 2022-2023 I. Nội dung ôn tập Bài 1: Tự hào về truyền thống quê hương. - Nêu được một số truyền thống văn hóa, truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm của quê hương - Thực hiện được những việc làm phù hợp để giữ gìn phát huy truyền thống của quê hương. Phê phán những việc làm trái ngược với truyền thống tốt đẹp của quê hương. - Giới thiệu được một số truyền thống của quê hương nơi em đang sinh sống. Bài 2: Bảo tồn di sản văn hóa - Nêu được khái niệm di sản văn hóa và một số loại di sản văn hóa của Việt Nam. - Giải thích được ý nghĩa của di sản văn hóa đối với con người và xã hội - Nêu được quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân đối với việc bảo vệ di sản văn hóa - Nêu được những biểu hiện của hành vi bảo tồn DSVH. Bài 3: Quan tâm,cảm thông và chia sẻ. - Nêu được những biểu hiện của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác. - Hiểu vì sao mọi người phải quan tâm, cảm thông và chia sẻ với nhau. - Nêu và giải thích được một số câu ca dao, tục ngữ về yêu thương con người II. Yêu cầu thi giữa kì 1 lớp 7 môn GDCD - Học sinh nắm vững kiến thức cơ bản nội dung bài học trong SGK - Biết vận dụng kiến thức để làm bài tập trắc nghiệm ở bốn mức độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng thấp, vận dụng cao. III. Câu hỏi ôn tập 1. Trắc nghiệm (12 câu/đề=3điểm) Câu 1:Những giá trị vật chất, tinh thần mà người dân ở một vùng đất cụ thể tạo ra và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác được gọi là: A. truyền thống quê hương. B. truyền thống gia đình. C. truyền thống dòng họ. D. truyền thống dân tộc. Câu 2:Để giữ gìn và phát huy truyền thống của quê hương, chúng ta cần lên án hành vi nào sau đây? A. Tìm hiểu giá trị tốt đẹp của quê hương. B. Đi ngược lại với truyền thống quê hương. C. Giữ gìn, phát huy các truyển thống quê hương. D. Luôn có trách nhiệm với quê hương. 1
  2. Câu 3: Nội dung nào dưới đây là truyền thống tốt đẹp của quê hương cần được giữ gìn và phát huy? A. Kiên quyết duy trì các hủ tục lạc hậu B. Tổ chức ma chay, cưới hỏi linh đình. C. Yêu nước, chống giặc ngoại xâm. D. Lối sống thực dụng, trọng đồng tiền. Câu 4: Việc làm nào dưới đây thể hiện công dân biết giữ gìn và phát huy truyền thống nhân nghĩa của quê hương? A. Tích cực giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn. B. Sống trong sạch và lương thiện. C. Tìm hiểu, lưu giữ nghề làm gốm. D.Quảng bá nghề truyền thống. Câu 5:Thường xuyên chú ý đến người khác là thể hiện nội dung khái niệm nào dưới đây? A. Quan tâm. B. Cảm thông. C. Chia sẻ. D. Yêu thương. Câu 6:Đặt mình vào vị trí của người khác, nhận biết và hiểu được cảm xúc của người đó là thể hiện nội dung khái niệm nào dưới đây? A. Quan tâm. B. Cảm thông. C. Chia sẻ. D. Yêu thương. Câu 7:Đồng cảm, san sẻ với người khác khi gặp khó khăn, hoạn nạn theo khả năng của mình là thể hiện nội dung khái niệm nào dưới đây? A. Quan tâm. B. Cảm thông. C. Chia sẻ. D. Yêu thương. Câu 8:Hành vi nào dưới đây là biểu hiện của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác? A. Giúp đỡ những người gặp khó khăn. B. Chế giễu, trêu chọc người kém may mắn. C. Ghen ghét, đố kị với người khác. D. Dũng cảm nhận lỗi khi làm sai. Câu 9: Quan điểm nào dưới đây thể hiện sự kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của quê hương? A. Xã hội hiện đại không cần giữ gìn truyền thống quê hương. B. Cần tích cực tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa. C. Không có truyền thống, mỗi cá nhân vẫn phát triển. D. Những người ăn mặc theo phong cách dân tộc là lạc hậu, quê mùa. Câu 10: Vào ngày 27/7 – Ngày Thương binh –Liệt sĩ các cơ quan chính quyền,tổ chức tình nguyện thường đến thăm hỏi gia đình thương binh liệt sĩ,bà mẹ Việt Nam anh hùng.Việc làm đó đã thể hiện truyền thống nào của dân tộc ta? A. truyền thống đoàn kết của dân tộc. B. truyền thống tôn sư trọng đạo. 2
  3. C. truyền thống đền ơn đáp nghĩa. D. truyền thống nhân ái. Câu 11: Biểu hiện của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ là: A. Làm những điều mình thích cho người khác. B. Động viên, an ủi bạn khi bạn gặp khó khăn. C. Hạ thấp nhân phẩm của người được giúp đỡ. D. Giúp người để được người đó đền ơn. Câu 12: Việc làm nào thể hiện sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ? A. Bao che cho các hành động sai trái của bạn bè. B. Không nên bỏ qua mọi lỗi lầm của bạn. C. Giúp đỡ bạn học yếu trong lớp. D. Không chơi với người khuyết tật. Câu 13:Câu tục ngữ nào sau đây thể hiện quan tâm chia sẻ? A. Lá lành đùm lá rách. B. Ác giả ác báo. C. Ăn cháo đá bát. D. Ăn vóc học hay. Câu 14: Hành động nào sau đây thể hiện quan tâm, chia sẻ? A. Gây tai nạn bỏ trốn. B. Giúp đỡ cụ già qua đường. C. Cướp giật của người đi đường. D. Vứt rác bừa bãi. Câu 15: Em đồng ý với ý kiến nào dưới đây về việc tự hào truyền thống của quê hương? a. Tự hào về truyền thống quê hương chính là tự hào về nguồn gốc của mình, về dòng họ, tổ tiên của mình. b. Nghề thủ công truyền thống không còn là niềm tự hào của quê hương vì không phù hợp với cuộc sống hiện đại. c. Ủng hộ những hành vi bôi nhọ, xuyên tạc văn hóa, lịch sử của quê hương. d. Truyền thống quê hương là những gì đã lạc hậu cần phải xóa bỏ. Câu 16: Việc làm nào sau đây không phù hợp với giữ gìn truyền thống quê hương? a. Trân trọng tự hào và tiếp nối truyền thống b. Sống trong sạch, lương thiện. c. Giới thiệu với mọi người về lễ hội truyền thống về quê hương mình. d. Xem thường, gây tổn hại đến truyền thống quê hương. Câu 17: Trong các biểu hiện sau đây biểu hiện nào thể hiện không giữ gìn truyền thống quê hương? a. Lập nhóm tìm hiểu về truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm ở nơi mình sinh sống. 3
  4. b. Vận động các bạn trong lớp tham gia hội thi ‘Tự hào truyền thống quê hương’ do trường tổ chức. c. Tuyên truyền mọi người cùng tham gia giữ gìn các làn điệu dân ca địa phương. d. Vứt rác bừa bãi tại các khu di tích lịch sử. Câu 18: Em làm gì để góp phần gìn giữ và phát huy truyền thống quê hương? a. Không tham gia các hoạt động. b. Chỉ tham gia lễ hội yêu thích. c. Tuyên truyền, lôi kéo mọi người không tham gia. d. Tự hào và tham gia tích cực vào các hoạt động lễ hội ở quê hương. Câu 19: Biểu hiện nào thể hiện sự quan tâm cảm thông chia sẻ với đồng bào vùng bị lũ lụt? a. Mọi người cùng chung tay ủng hộ đồng bào vùng lũ lụt. b. Vùng nào lũ lụt đồng bào vùng đấy tự lo. c. Chỉ các nhân viên nhà nước mới ủng hộ. d. Tham gia ủng hộ có lệ. Câu 20:Hành vi nào sau đây là biểu hiện của người biết quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác? a. Che giấu khuyết điểm cho bạn thân. b. Nhắc bài cho bạn trong giờ kiểm tra. c. Nhận giúp đỡ các bạn học yếu. d. Sẵn sàng nhận lỗi sai thay cho bạn. Câu 21: Hành vi nào sau đây trái ngược với truyền thống của quê hương? A. Giới thiệu làng nghề truyền thống của mình với bạn bè bốn phương. B. Chăm chỉ truyền nghề lại cho bạn trẻ. C. Người dân quê lụa phá bỏ ruộng dâu để trồng lúa. D. Tìm tòi, sáng tạo để nâng cao chất lượng sản phẩm của địa phương. Câu 22: Câu tục ngữ “Lụa tơ Trà Kiệu, Mã Châu Đã từng có tiếng dài lâu chắc bền” nhằm ca ngợi: A. nghề gốm ở Trà Kiệu, Mã Châu rất phát triển. B. lụa ở Trà Kiệu, Mã Châu nổi tiếng bền, đẹp. C. nghề đúc đồng ở Phước Kiều có nhiều sản phẩm nổi tiếng. D. lụa ở Cẩm Hà rất bền đẹp. Câu 23: Quê Hùng có nghề làm gốm, theo em Hùng phải làm gì để thể hiện lòng tự hào về nghề truyền thống của quê hương mình? A. Không dám nói với ai về nghề gốm vì nghĩ đó là nghề bình thường. B. Thường kể với các bạn về nghề gốm quê mình vả rủ các bạn tới tham quan, tim hiểu. C. Không mấy hứng thú với việc làm gốm, em muốn theo đuổi ước mơ trở thành doanh nhân. 4
  5. D. Thường lảng tránh mỗi khi ai đó hỏi về nghề nghiệp của bố mẹ, gia đình mình. Câu 24: Nghỉ hè, Lan được ra phố chơi. Có một bạn chê Lan là đồ nhà quê. Lan phản ứng ngay: “Tuy tớ ở quê nhưng quê tớ có nhiều điều tốt đẹp như có hát bài chòi, có lễ hội đua ghe, có làng Bích họa...”. Câu trả lời của Lan thể hiện điều gì? A. Tự hào về truyền thống của quê hương mình. B. Tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ. C. Ứng xử khéo léo, tế nhị. D. Không thích quê hương mình 2. Tự luận (7 điểm) Câu 1 (2điểm): a. Em hãy nêu một số truyền thống văn hóa của quê hương? b.Em hãy giải thích tại sao truyền thống quê hương có ý nghĩa quan trọng đối với mỗi người? Câu 2 ( 2 điểm) Cho các di sản: Khu du lịch Tràng An(Ninh Bình), Nhã nhạc cung đình Huế, Bàu Trắng (Bình Thuận), Lễ hội đua thuyền đình Bình Thuỷ (An Giang), Địa đạo Củ Chi (Thành phố Hồ Chí Minh), Động Phong Nha (Quảng Bình), Hoàng Thành Thăng Long (Hà Nội), Dân ca Quan Họ Bắc Ninh, Mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm (Bắc Giang), Truyện Kiều (Nguyễn Du), Nghề gốm Thanh Hà (Quảng Nam);Lễ cấp sắc của người Dao Tiền (Phú Thọ);Lễ hội Ada Koonh (Mừng lúa mới) của người Pa Cô. 5
  6. Em hãy phân loại các di sản theo bảng dưới đây: Câu 3 ( 3 điểm) H và N là bạn học cùng lớp và ở gần nhà nhau. H bị ốm và phải nghỉ học nhiều ngày. Để giúp đỡ H, buổi chiều N thường sang nhà đưa vở cho H chép bài và giải thích những chỗ khó hiểu cho bạn. M cùng lớp thấy vậy cho rằng N làm vậy là không đúng, vì học là nhiệm vụ của học sinh nên H phải tự học tập để hoàn thành nhiệm vụ thầy cô giao. 1. Em nhận xét gì về việc làm của N? Theo em ý kiến của M như vậy có đúng không? Tại sao? 2. Liên hệ những việc làm của bản thân em thể hiện sự quan tâm, chia sẻ với mọi người xung quanh em? 3. Em hãy vận dụng kiến thức đã học giải thích ý nghĩa câu “Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ”? 6
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2