intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Hóa học lớp 10 năm 2021-2022 - Trường THPT Sơn Động số 3

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:5

5
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

"Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Hóa học lớp 10 năm 2021-2022 - Trường THPT Sơn Động số 3" là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho giáo viên và học sinh trong quá trình giảng dạy và học tập môn Hóa lớp 10. Để nắm chi tiết nội dung các câu hỏi mời các bạn cùng tham khảo đề cương được chia sẻ sau đây.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Hóa học lớp 10 năm 2021-2022 - Trường THPT Sơn Động số 3

  1. CÂU HỎI ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA KỲ MÔN HÓA HỌC 10 Năm học 2021 ­ 2022 Câu 1: Các hạt cấu tạo nên nguyên tử của hầu hết các nguyên tố là: SA. p, n. B. n, e. C. e, n. D. p, n, e. Câu 2: Hạt nhân nguyên tử chứa các loại hạt là: A. n, e. B. p, n, e. C. p, e. D. p, n. Câu 3: Điện tích của p, n, e trong nguyên tử theo qui ước lần lượt là: A. 1+ ; 1­ ; 0. B. 1+ ; 0 ; 1­. C. 1­ ; 1+ ; 0. D. 1­ ; 0 ; 1+. Câu 4: Tên các lớp e trong nguyên tử từ 1 đến 3 lần lượt là: A. K, L, M. B. K, M, N. C. M, L, N. D. K, L, N. Câu 5: Ký hiệu các phân lớp trong nguyên tử gồm các chữ cái thường là: A. s,p,d. B. s,p,d,f. C. p,d,f,g. D. p, n, e,f. Câu 6: Đặc điểm chung lớp e ngoài cùng của đa số nguyên tố kim loại là: A. có nhiều e: 5; 6;7. B. có 8e. C. có ít e: 1; 2; 3. D. có 4e. Câu 7: Cấu hình e nguyên tử của nguyên tố có Z = 11 là: A. 1s2 2s2 2p6 3s2. B. 1s2 2s2 2p6 3s1. C. 1s2 2s2 2p6 4s1. D. 1s2 2s2 2p7 3s1. Câu 8: Kí hiệu nguyên tử Flo có 9p, 10n là? A. F B. Sc C. K D. Ca Câu 9: Nguyên tử của nguyên tố nào sau đây có hạt nhân chứa 19p và 20n ? A. F B. Sc C. K D. Ca Câu 10: Cho cấu hình e nguyên tử nguyên tố X là 1s2 2s2 2p6 3s23p5. a) Số e lớp ngoài cùng của X là: A. 2. B. 3. C. 5. D. 7. b) X là nguyên tố gì? A. Kim loại. B. Phi kim. C. Khí hiếm. D. Không biết. Câu 11: Nguyên tử của nguyên tố R có 3 lớp e, lớp ngoài cùng có 3e. a) Số hiệu nguyên tử của nguyên tố R là: A. 3 B. 15 C. 14 D. 13 b) Vị trí của X trong bảng tuần hoàn là: A. chu kì 3, nhóm IIIA B. Chu kì 3, nhóm VA. C. Chu kì 3, nhóm IIIB D. Chu kì 3, nhóm VB. c) X là nguyên tố gì?
  2. A. Kim loại. B. Phi kim. C. Khí hiếm. D. Không biết. Câu 12: Nguyên tố hóa học là những nguyên tử có cùng: A. số p và n. B. số n. C. điện tích hạt nhân. D. số khốiA. Câu 13: Sô electron tôi đa trong cac phân l ́ ́ ́ ớp s; p; d; f lân l ̀ ượt la:̀ A. 2; 6; 10; 14. B. 1; 3; 5; 7. C. 2; 4; 6; 8. D. 2; 8; 8; 18. Câu 14: Tổng số hạt p, n, e trong là: A. 19 B. 29 C. 30 D. 32 Câu 15: Cấu hình e nào sau đây là đúng: A. 1s2 2s2 2p6. B. 1s2 2s1 2p6. C. 1s2 2s2 2p7. D. 1s2 2s2 2p6 4s1. Câu 16: Các nguyên tố trong bảng tuần hoàn được sắp xếp theo mấy nguyên tắc? A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 17: Các nguyên tố nhóm A (từ IA đến VIIIA) thuộc loại nguyên tố nào sau đây? A. Nguyên tố s. B. Nguyên tố p. C. Nguyên tố d và nguyên tố f. D. Nguyên tố s và nguyên tố p Câu 18: Trong BTH các nguyên tố, số chu kì nhỏ và chu kì lớn là A. 3 và 3 B. 4 và 3 C. 3 và 4 D. 4 và 4 Câu 19: Trong BTH các nguyên tố: a) số chu kì là: A. 3. B. 4. C. 7. D. 16. b) số nhóm là: A. 3. B. 4. C. 7. D. 16. c) số nhóm A là: A. 4. B. 7. C. 8. D. 16. Câu 20: Đại lượng đặc trưng cho khả năng hút electron của nguyên tử các nguyên tố khi hình thành  liên kết hoá học là: A. Tính kim loại. B. Tính phi kim. C. Điện tích hạt nhân. D. Độ âm điện. Câu 21: Trong một chu kì, đi từ trái sang phải thì tính kim loại và tính phi kim biến đổi ra sao? A. Tăng dần và giảm dần. B. Giảm dần và tăng dần. C. Cùng tăng dần. D. Cùng giảm dần. Câu 22: Số cặp e chung giữa H và Cl trong phân tử HCl là? A. 1 cặp. B. 2 cặp. C. 3 cặp. D. 4 cặp. Câu 23: Liên kết ion thường được tạo thành giữa hai nguyên tử A. kim loại điển hình. B. phi kim điển hình.
  3. C. kim loại và phi kim. D. kim loại điển hình và phi kim điển hình. Câu 24: Bản chất của liên kết ion là lực hút tĩnh điện giữa A. 2 ion. B. 2 ion dương và âm. C. các hạt mang điện trái dấu. D. nhân và các e hóa trị. Câu 25: Chất nào sau đây có liên kết ion trong phân tử? A. HCl. B. H2S. C. Na2O. D. H2. Câu 26: Cho độ âm điện của các nguyên tố tương ứng: O: 3,44; Na: 0,93; Cl: 3,16; H: 2,2. Phân tử nào  sau có liên kết phân cực cao nhất? A. Na2O B. NaCl C. H2O D. HCl Câu 27: Tính chất của các nguyên tố biến đổi tuần hoàn khi Z tăng là do nguyên nhân nào dưới đây? A. Số p trong nguyên tử. B. Số lớp e biến đổi tuần hoàn.  C. Bản chất nguyên tố tự sinh ra. D. Số e lớp ngoài cùng biến đổi tuần hoàn. Câu 28: Các hạt cấu tạo nên vỏ nguyên tử của hầu hết các nguyên tố là: A. proton, nơtron. B. nơtron, electron. C. electron, proton. D. electron. Câu 29: Hạt nơtron trong nguyên tử được kí hiệu là gì? A. n. B. s. C. p. D. e Câu 30: Các nguyên tố có cùng số lớp e thì được sắp xếp vào cùng một... trong bảng tuần hoàn. A. ô. B. cột. C. hàng. D. nhóm. Câu 31: Một nguyên tố có cấu hình e là: 1s2 2s2 2p6 3s23p1. Vị trí của nó trong bảng tuần hoàn là: A. chu kì 2, nhóm IIIA. B. chu kì 3, nhóm IIA. C. chu kì 2, nhóm IIA. D. chu kì 3, nhóm IIIA. Câu 32: Cho nguyên tử nguyên tố X có 19p, 20n. Em hãy cho biết số khối A của hạt nhân nguyên tử  X? A. 20 B. 39 C. 19 D. 1. Câu 33: Xét phản ứng oxi hóa khử sau: Mg + Cl2MgCl2, chất thực hiện quá trình oxi hóa là: A. Cl2. B. MgCl2. C. Mg. D. O2. Câu 34: Một nguyên tố R có số e lớp ngoài cùng = 1e. Công thức oxit cao nhất của nó có dạng là: A. RO2. B. RO. C. R2O. D. R2O3. Câu 35: Nguyên tố R có 13 proton trong hạt nhân. Cấu hình electron nguyên tử của R là:
  4. A. 1s2 2s2 2p6 3s23p2 B. 1s2 2s1 2p63s23p1 C. 1s2 2s2 2p6 3s2 D. 1s2 2s2 2p73s1 Câu 36: Tính phi kim biến đổi như thế nào trong mỗi chu kì khi Z tăng? A. Tăng dần. B. Giảm dần. C. Lúc tăng, lúc giảm. D. Không xác định được; Câu 37: Chất nào dưới đây chứa liên kết Cộng hóa trị không cực? A. O2. B. NaCl. C. NH3. D. H2O. Câu 38: Điện tích dương trong hạt nhân nguyên tử là: A. 18+. B. 17. C. 35+. D. 17+. Câu 39: Chất nào dưới đây chứa liên kết ion? A. NaCl. B. H2O. C. O2. D. NH3. Câu 40: Nguyên tố R có 12 proton trong hạt nhân. Hãy cho biết số e ở lớp ngoài cùng của R? A. 4e. B. 3e. C. 1e. D. 2e. Câu 41: Nguyên tố M có cấu hình e lớp ngoài cùng là: 3s2. Tính chất cơ bản của M là: A. khí hiếm. B. kim loại. C. phi kim. D. có thể là KL, có thể là PK. Câu 42: Tổng số hạt p, n, e trong là: A. 24 B. 16 C. 32 D. 48 Câu 43: Trong phản ứng oxi hóa khử, chất khử là chất... A. cho e. B. nhận e. C. góp chung e. D. thu e. Câu 44: Cho phản ứng oxi hóa khử sau: Mg + Cl2MgCl2, đóng vai trò chất oxi hóa là: A. Mg. B. Cl2. C. MgCl2. D. O2. Câu 45: Tính chất nào sau đây của các nguyên tố không biến đổi tuần hoàn? A. Độ âm điện. B. Tính phi kim. C. Tính kim loại. D. Tính tan. Câu 46: Số nguyên tắc để sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn là: A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. II. PHẦN TỰ LUẬN. Bài 1. Viết cấu hình e nguyên tử của các nguyên tố có Z = 7, 9, 11, 12, 13,17, 19. 
  5. ­ Cho biết số e lớp ngoài cùng và loại nguyên tố gì (kim loại, phi kim hay khí hiếm). ­ Xác định vị trí của chúng trong bảng tuần hoàn (ô, chu kì, nhóm). Bài 2. So sánh tính chất giữa các nhóm nguyên tố sau: a) Na, Mg, Al có Z lần lượt = 11, 12, 13. b) F, Cl, Br có Z lần lượt = 9, 17, 35. Bài 3. Cho nguyên tử nguyên tố X có tổng ba loại hạt (p,n,e) = 40. Trong đó số hạt mang điện nhiều  hơn số hạt không mang điện là 12 hạt. a) Xác định số hiệu nguyên tử Z, số khối A của X. b) Viết cấu hình e của X, cho biết tính chất hóa học cơ bản của X là gì (tính kim loại hay tính phi  kim)? c) Cho biết vị trí của X trong bảng tuần hoàn. (ô, chu kì, nhóm). Bài 4. Liên kết hóa học. a)Viết công thức e, công thức cấu tạo và xác định cộng hóa trị các nguyên tố trong các hợp chất  sau:  H2O; NH3; CH4. Cho biết liên kết nào phân cực mạnh nhất trong các chất trên. b)Xác định điện hóa trị của các nguyên tố trong các hợp chất ion sau: NaCl; Na2O; MgCl2; Al2O3. Bài 5.  a) Cho nguyên tử nguyên tố X có tổng số hạt p,n,e là 34. Trong đó số hạt mang điện  nhiều hơn số hạt không mang điện là 10 hạt. Bằng kiến thức đã học em hãy  ­ Xác định số Z, N và số khối A của X. ­ Cho biết tên gọi, kí hiệu hóa học của X. ­ Xác định vị trí (ô, nhóm, chu kì) của X trong bảng tuần hoàn. b) Nêu tính chất hóa học cơ bản của X và giải thích tại sao? Bài 6. a) Em hãy lập PTHH của phản ứng oxi hóa khử sau theo phương pháp thăng bằng  electron: Al  +  O2 Al2O3. b) Tính số mol e mà oxi nhận được khi cho 5,4 gam Al tham gia phản ứng!
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2