intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Hóa học lớp 9 năm 2021-2022 - Trường THCS Phước Hưng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

10
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

"Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Hóa học lớp 9 năm 2021-2022 - Trường THCS Phước Hưng" hỗ trợ các em học sinh hệ thống kiến thức cho học sinh, giúp các em vận dụng kiến thức đã được học để giải các bài tập được ra. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Hóa học lớp 9 năm 2021-2022 - Trường THCS Phước Hưng

  1. TRƯỜNG THCS PHƯỚC HƯNG TỔ: KHTN – CN ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I NĂM HỌC: 2021-2022 MÔN: HÓA HỌC 9 I. TRẮC NGHIỆM: Câu 1. Hãy chọn dãy chất chỉ có oxit bazơ: A. NO, K2O, Na2O, BaO, Fe2O3. B. CuO, ZnO, SO3, Na2O, CaO. C. ZnO, CaO, FeO, MgO, Fe2O3. D. SO2, CO2, P2O5, SiO2. Câu 2. Hãy chọn dãy chât chỉ có oxit axit: A. SO2, CO2, P2O5, SO3, N2O5. B. SO3, P2O5, SO2, Na2O, CuO. C. SO2, CO, P2O5, SO3, SiO2. D. CuO, Na2O, CaO, K2O, Al2O3. Câu 3. Có những chất sau đây: H2O, NaOH, CO2, Na2O. Các cặp chất có thể phản ứng với nhau là: A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 4. Cho PTHH sau: Na2SO3 + H2SO4 → Na2SO4 + X + H2O Vậy X là: A. CO2. B. SO2. C. H2S. D. H2. Câu 5. Để pha loãng H2SO4 đặc người ta thực hiện: A. Rót từ từ nước vào cốc đựng H2SO4 đặc và khuấy đều. B. Rót từ từ H2SO4 đặc vào cốc đựng nước và khuấy đều. C. Rót từ từ H2SO4 đặc vào cốc đựng H2SO4 loãng và khuấy đều. D. Rót nhanh cả H2SO4 đặc và nước vào cốc sạch không đựng gì và khuấy đều. Câu 6. Hiện nay đồng (II) sunfat được người ta cho vào hồ bơi đề “nhuộm xanh nước”, và hạn chế rong rêu, việc làm này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của người đi bơi. Muối này có thể được tạo ra khi cho dung dịch H2SO4 loãng tác dụng vơi chất nào sau đây: A. Cu(NO3)2. B. CuCl2. C. CuO. D. Na2SO3. Câu 7. Nước thải công nghiệp thường chứa các dung dịch axit như H2SO4, HCl..., theo em hóa chất nào sau đây được sử dụng để xử lí các chất thải này? A. NaCl. B. Ca(OH)2. C. Zn. D. BaO. Câu 8. Có thể phân biệt 2 chất rắn CaO, P2O5 bằng cách hòa tan từng chất vào nước, rồi thử dung dịch sau phản ứng bằng: A. dung dịch HCl. B. dung dịch NaOH. C. khi CO. D. quỳ tím. Câu 9. Có khí CO lẫn với khí SO2, CO2. Có thể loại bỏ SO2, CO2 bằng cách cho hỗn hợp qua: A. lượng dư dd Ca(OH)2. B. dung dịch NaCl. C. H2O. D. CuO. Câu 10. Không khí nếu bị ô nhiễm bởi những chất này sẽ gây mưa axit, theo em đó là những chất nào? A. O2, H2, N2. B. CaO, K2O, SiO2. C. N2O5, SO3, SO2. D. SiO2, NO, CO. Câu 11. Oxit bazơ nào sau đây được dùng để làm khô nhiều nhất? A. CuO B. FeO C. CaO D. ZnO Câu 12. Có 5 chất đựng riêng biệt trong 5 ống nghiệm như sau: P2O5, Fe2O3, Al, KOH, Ag. Thêm vào mỗi ống một lượng dung dịch HCl. Các chất có phản ứng là: A. P2O5, Fe2O3, Ag, Al. B. Fe2O3, Al, KOH. -1-
  2. C. P2O5, Ag, Fe2O3, KOH. D. Fe2O3, Al, KOH, P2O5. Câu 13. Trong nọc độc của một số côn trùng như kiến, ong... có một số loại axit. Vì vậy khi bị côn trùng cắn theo em chúng ta nên dùng chất gì sau đây đề bôi vào vết cắn: A. HCl. B. H2O. C. Ca(OH)2. D. CaCO3. Câu 14. Dd màu vàng nâu FeCl3 10% có thể sử dụng để làm cầm máu vết thương. Chất này có thể được tao ra khi cho HCl tác dụng với chất nào sau đây: A. FeO. B. Fe. C. Fe2O3. D. FeSO4. Câu 15. Dãy gồm các kim loại tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng? A. Ag, Fe, Mg. B. Fe, Cu, Al. C. Al, Mg, Zn. D. Zn, Cu, Mg. Câu 16. Trong quá trình nung vôi, tạo ra rất nhiều khí CO2, SO2. Đây là những khí thải độc hại đối với môi trường. Theo em chất nào sau đây được dùng đề xử lí các khí thải trên? A. H2SO4. B. Ca(OH)2. C. Cu(OH)2. D. Na2O. Câu 17. Cặp chất nào sau đây tác dụng được với CO2, HCl ? A. NaOH, Cu(OH)2. B. Zn(OH)2, Fe(OH)3. C. NaOH, KOH. D. Ba(OH)2, Mg(OH)2. Câu 18. Nhỏ từ từ dung dịch H2SO4 vào ống nghiệm đựng Cu(OH)2 thấy Cu(OH)2 A. không tan B. tan dần, dung dịch không màu. C. tan dần, dung dịch màu xanh lam và có khí bay ra D. tan dần, dung dịch có màu xanh lam. Câu 29. Chất nào sau đây không được phép có trong công nghiệp thực phẩm vì tính độc hại của nó A. Pb(NO3)2 B. Ca(OH)2 C. NaCl. D. NaHCO3 Câu 20. Dung dich NaOH phản ứng được với: A. Fe; K2SO4; SO2; CuO B. H2SO4; SO2; CuSO4 C. SO2; CuSO4; Cu(OH)2; CuO D. H2SO4; Fe; CuSO4; K2SO4 Câu 21. Đê sản xuất dung dịch NaOH người ta điện phân A. có màng ngăn dung dịch bão hòa NaCl. B. dung dịch bão hòa NaCl. C. dung dịch bão hòa NaNO3 D. dung dịch bão hòa Na2CO3 Câu 22. Có những bazơ sau: Fe(OH)3, KOH, Ca(OH)2 Hãy cho biết bazơ nào tác dụng được với dd CO2. A. Fe(OH)3, KOH, Ca(OH)2 B. KOH, Ca(OH)2 C. Fe(OH)3, KOH. D. Fe(OH)3, Ca(OH)2. Câu 23. Nước chanh ép có pH = 2. Ta nói nước chanh ép là dung dịch A. trung tính. B. có tính bazơ. C. có tính axit. D. không xác định được độ axit hoặc độ bazơ của dd Câu 24. Dãy chất gồm bazơ bị nhiệt phân hủy là? A. NaOH, Ca(OH)2, KOH, Cu(OH)2 B. KOH, Fe(OH)2, Ba(OH)2, Mg(OH)2 C. Fe(OH)3, Cu(OH)2, Mg(OH)2, Zn(OH)2 D. NaOH, Ca(OH)2, Ba(OH)2, KOH Câu 25. Dãy gồm bazơ tan trong nước là: A. NaOH, Ca(OH)2, KOH, Cu(OH)2 B. NaOH, Ca(OH)2, Cu(OH)2, Zn(OH)2 C. NaOH, Mg(OH)2, Ba(OH)2, KOH D. NaOH, KOH, Ca(OH)2, Ba(OH)2 -2-
  3. Câu 26. Để chứng minh trong thành phần muối đồng(II) sunfat có nguyên tố đồng và gốc sunfat người ta có thể dùng: A. dung dịch NaOH và Fe. B. Ag và dung dịch BaCl2 C. Sắt và dung dịch BaCl2 D. Sắt và BaCO3 Câu 27. Trong nước thải công nghiệp có nhiều muối của kim loại năng: FeSO4, HgCl2, Pb(NO3)2, … Chất nào sau đây có thể sử dụng để loại bỏ các kim loại nặng ra khỏi nước thải? A. NaCl B. Cu(OH)2 C. NaOH D. BaCl2 Câu 28. Bột Baking soda (muối nở) có CTHH là NaHCO3 thường sử dụng đề làm nở, xốp các loại bánh do chất này có thể bị: A. nhiệt phân tạo ra chất rắn. B. nhiệt phân tạo ra chất khí. C. nở ra khi nướng bánh. D. phân hủy ra nhiều chất làm nở. Câu 29. Diệu kiện để phản ứng trao đổi trong dung dịch thực hiện được là: A. sản phâm phải có chất không tan. B. sản phẩm tạo thành phải có chất không tan hoặc chất khí. C. chât tham gia phản ứng phải không tan. D. sản phẩm tạo thành phải có chất khí. +A +H Câu 30. Cho dãy chuyển đổi Sau: CuCl2 ⎯⎯ → Cu (OH ) 2 ⎯⎯ → B ⎯⎯⎯ → Cu o t 2 A và có thê B lần lượt là những cặp chất nào sau đây: A. H2O, CuO. B. Mg(OH)2, CuCl2. C. NaOH, CuO. D. Fe(OH)2, CuSO4. Câu 31. Cho các chất CaCO3, AgCl, NaOH, HNO3. Dung dịch HCl tác dụng được với những chất nào trong số các chât trên: A. CaCO3, AgCl B. AgCl, NaOH C. NaOH, HNO3 D. CaCO3 NaOH Câu 32. Cho PTHH: BaCO3 + 2HCl  BaCl2 + X + Y Vậy X, Y lân lượt là chất nào trong số các chất sau: A. BaO và H2O. B. H2CO3 và H2O. C. CO2 và H2. D. H2O và CO2. Câu 33. Cho các cặp chất sau: 1) Ba(OH)2 + K2SO4 2) NaNO3 + BaCl2 3) H2SO4 + CaCO3. 4) NaOH + K2SO4. Hãy cho biết những cặp chất nào có thể tác dụng được với nhau? A. 1;2. B. 2;4. C. 3;4. D. 1; 3 Câu 34. Loại phân nào sau đây là phân đạm: A. CO(NH2)2. B. Ca3(PO4)2. C. KCl. Ca(H2PO4)2. Câu 35. Cặp chất tác dụng với nhau sẽ tạo ra khí lưu huỳnh đioxit là: A. CaCO3 và HCl B. Na2SO3 và H2SO4 C. Na2SO3 và KOH D. K2CO3 và HNO3 Câu 36. Chất khí nào sau đây là nguyên nhân chính gây ra hiện tượng “hiệu ứng nhà kính”? A . CO2 B. SO2 C. N2 D. O3 Câu 37. Cặp chất tác dụng với nhau tạo ra muối natrisunfit là: A. NaOH và CO2 B. Na2O và SO3 C. NaOH và SO3 D. NaOH và SO2 Câu 38. Thuốc thử dùng để nhận biết dung dịch HCl và dung dịch H2SO4 là: A. K2SO4 B. BaCl2 C. CuCl2 D. NaNO3 Câu 39. Cho một mẫu giấy quỳ tím vào dung dịch NaOH. Thêm từ từ dung dịch HCl vào cho đến dư ta thấy màu giấy quỳ: A. Màu đỏ không thay đổi B. Màu đỏ chuyển dần sang xanh. C. Màu xanh không thay đổi D. Màu xanh chuyển dần sang đỏ. Câu 40. Cho phản ứng: BaCO3 + 2X → Y + H2O + CO2 X và Y lần lượt là: A. H2SO4 và BaSO4 B. HCl và BaCl2 C. H3PO4 và Ba3(PO4)2 D. H2SO4 và BaCl2 -3-
  4. II. TỰ LUẬN: Bài 1: Em hãy cho biết tính chất vật lý, ứng dụng và phương pháp sản xuất: CaO, SO2, H2SO4, NaOH Bài 2: Bằng phương pháp hóa học, hãy nhận biết: a) Ba chất rắn màu trắng: CaCO3, P2O5, CaO b) Dung dịch không màu: HCl, H2SO4, Na2SO4. c) Ba chất khí không màu: SO2; O2; H2. Viết PTHH (nếu có). Bài 3: Viết các PTHH hoàn thành dãy chuyển hoá sau a) K2SO3 ⎯⎯→ (1) SO2 ⎯⎯→ ( 2) SO3 ⎯⎯→ ( 3) H2SO4 ⎯⎯→ ( 4) CuSO4 ⎯⎯→( 5) BaSO4 b) CaCO3 ⎯⎯→ CaO ⎯⎯→ Ca(OH)2 ⎯⎯→ CaCO3 ⎯⎯→ CaCl2 ⎯⎯→ (1) ( 2) ( 3) ( 4) ( 5) CaSO4 c) Na2O ⎯⎯→ NaOH ⎯⎯→ Na2CO3 ⎯⎯→ Na2SO4 ⎯⎯→ NaCl ⎯⎯→ NaOH (1) ( 2) ( 3) ( 4) ( 5) Bài 4: Hòa tan hoàn toàn 19,6g đồng(II) hiđroxit cần vừa đủ 146g dung dịch axit clohidric. Tính: a) nồng độ % của dung dịch axit dùng. b) nồng độ % của dung dịch muối thu được sau phản ứng. Bài 5: Cho FeO tác dụng tác dụng hoàn toàn với 98g dung dịch H2SO4 20%. Tính: a) khối lượng FeO đã tham gia phản ứng. b) khối lượng của muối thu được sau phản ứng. Bài 6: Cho 15,5g Natri oxit tác dụng với nước, thu được 500 ml dung dịch bazơ. a) Việt phương trình hóa học và tính nông độ mol của dung dịch bazơ thu được b) Tính thê tích dung dịch H2SO4 20%, có khối lượng riêng 1,14g/ml cần dùng để trung hòa hết dung dịch bazơ nói trên. Bài 7: Hòa tan 10g hỗn hợp hai kim loại Cu và Mg trong 100ml dung dịch axit clohidric, thu được 4,48 lít khí ở đktc. a) Viết phương trình hóa học xảy ra. b) Tính khối lượng mỗi kim loại có trong hỗn hợp ban đầu. c) Tính nồng độ mol của dung dịch axit HCl đã dùng. Bài 8: Cho 17,85 gam hỗn hợp gồm Zn và ZnO tác dụng với dung dịch HCl (dư) thu được 3,36 lít khí (đktc). a) Tính % theo khối lượng của mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu. b) Phải dùng bao nhiêu ml dung dịch HCl 1M đủ để hoà tan 17,85 gam hỗn hợp trên. Bài 9: Cho 10,4g hỗn hợp hai kim loại Fe và Mg tác dụng hoàn toàn với 200 ml dung dịch axit sunfuric loãng. Sau phản ứng thu được 6,72 lít khí hiđro (ở đktc). Tính: a) khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu. b) nồng độ mol của dung dịch axit đã dùng. ---Hết--- -4-
  5. A. MỘT SỐ CÔNG THỨC CẦN NHỚ 1) Công thức chuyển đổi giữa m, n: 2) Công thức chuyển đổi giữa V, n: m V n= (mol ) n= (mol ) M 22, 4 * Trong đó : + m là khối lượng chất (g) + n lượng chất (là số mol) (mol) + V là thể thích chất khí ở đktc (l) + M là khối lượng mol (g/mol) 3) Công thức tính nồng độ dung dịch: a) Nồng độ mol dung dịch: n CM = (M ) * Trong đó: CM : là nồng độ mol dung dịch (M) hoặc (mol/l) V n : là số mol chất tan (mol) V là thể tích dung dịch (l) b) Nồng độ phần trăm dung dich: mct C% = .100% (%) * Trong đó: C% : là nồng độ phần trăm dung dịch (%) mdd mct: là khối lượng chất tan (g) mdd : là khối lượng dung dịch (g) c) Khối lượng riêng của dung dich: mdd D= ( g / ml ) * Trong đó: D: là khối lượng riêng của dung dich (g/ml) Vdd mdd : là khối lượng dung dịch (g) Vdd :là thể tích dung dịch (l) B. Hóa trị một số nguyên tố và nhóm nguyên tử Nguyên tố kim loại Hóa trị Nguyên tố phi kim Hóa trị K, Na, Ag I H, F, Cl, Br I Al III O II Fe II, III Si IV Cu ( thường hóa trị II) I, II Ca , Mg, Zn, Ba II Tên gốc axit Kí hiệu Hóa trị Tên gốc bazơ Kí hiệu Hóa trị Nitrat (−NO3) I Hiđroxit (−OH) I Sunfat (=SO4) II sunfit (=SO3) II Cacbonat (=CO3) II Photphat ( PO4) III C.Tính tan trong nước của một số axit- bazơ- muối + Bazơ: Đa số không tan, trừ hợp chất bazơ của kim loại K, Na, Ba, Ca, Li + Axit: Đa số tan, trừ axitsilixic (H2SiO3) + Muối: - Muối của kim loại K, Na: tan hết - Muối nitrat ( − NO3): tan hết - Muối clorua(− Cl): đa số tan (trừ muối AgCl, PbCl2 ) - Muối sunfat( = SO4): đa số tan, (trừ muối BaSO4, PbSO4 ) - Muối của các gốc axit (=S), (=SO3), (=CO3), ( =SiO3), ( PO4): đa số không tan (trừ muối của kim loại K, Na.) Chúc các em ôn tập tốt! -5-
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2