intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Lịch sử và Địa lí lớp 6 năm 2022-2023 - Trường THCS Thành Công

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

10
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

"Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Lịch sử và Địa lí lớp 6 năm 2022-2023 - Trường THCS Thành Công" dành cho các em học sinh lớp 6 tham khảo, để hệ thống kiến thức học tập cũng như trau dồi kinh nghiệm làm bài thi. Hi vọng sẽ giúp các bạn đạt kết quả tốt trong kì thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Lịch sử và Địa lí lớp 6 năm 2022-2023 - Trường THCS Thành Công

  1. Trường THCS Thành Công Năm học 2022-2023 HƯỚNG DẪN ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I MÔN LỊCH SỬ-ĐỊA LÍ 6. I. Phân môn Lịch sử a. Trắc nghiệm Câu 1: Lịch sử là? A. Những gì sẽ diễn ra trong tương lai. B. Những gì đã diễn ra trong quá khứ. C. Những hoạt động của con người trong tương lai. D. Những hoạt động của con người đang diễn ra. Câu 2: Môn Lịch sử là môn học tìm hiểu về: A. Lịch sử loài người và những hoạt động chính của con người trong quá khứ. B. Những hoạt động chính của con người sắp diễn ra. C. Quá trình phát triển của con người. D. Những hoạt động của con người ở thời điểm hiện tại. Câu 3: Lịch sử loài người mà chúng ta nghiên cứu, học tập có nội dung gì? A. Là quá khứ của loài người. B. Là toàn bộ những hoạt động của con người trong quá khứ. C. Là những gì đã xảy ra và đang xảy ra của loài người. D. Là những gì xảy ra và sẽ xảy ra của loài người. Câu 4: Ở Việt Nam, các nhà khảo cổ học đã tìm thấy những dấu tích nào của Người tối cổ? A. Bộ xương hóa thạch. B. Bộ xương và các công cụ đá mài lưỡi. C. Răng và công cụ đá ghè đẽo. D. Hộp sọ và các công cụ kim khí. Câu 5: Ở Việt Nam, răng hóa thạch của Người tối cổ được tìm thấy tại di chỉ khảo cổ nào? A. Thẩm Khuyên, Thẩm Hai (Lạng Sơn). B. Núi Đọ (Thanh Hóa). C. Xuân Lộc (Đồng Nai). D. Quỳnh Văn (Nghệ An). Câu 6: Ở Việt Nam, công cụ bằng đá ghè đẽo thô sơ của Người tối cổ (có niên đại khoảng 400 000 năm trước) đã được phát hiện ở? A. An Khê (Gia Lai). B. Núi Đọ (Thanh Hóa). C. Thẩm Khuyên (Lạng Sơn). D. Xuân Lộc (Đồng Nai). Câu 7: Dấu tích của Người tối cổ ở Việt Nam được phát hiện có niên đại sớm nhất từ khoảng A. 600.000 năm trước. B. 700.000 năm trước. C. 800.000 năm trước. D. 900.000 năm trước. Câu 8: Tại Việt Nam, những dấu tích của Người tối cổ được phát hiện có niên đại sớm nhất từ khoảng 800.000 năm trước tại: A. Thẩm Khuyên, Thẩm Hai (Lạng Sơn). B. Núi Đọ (Thanh Hóa). C. Xuân Lộc (Đồng Nai). D. An Khê (Gia Lai). Câu 9: Tại Xuân Lộc (Đồng Nai) các nhà khảo cổ đã phát hiện dấu tích nào của Người
  2. tối cổ? A. Răng hóa thạch. B. Công cụ bằng đá ghè đẽo thô sơ. C. Di chỉ đồ sắt. D. Di chỉ đồ đồng. Câu 10: Bầy người nguyên thủy là hình thức tổ chức xã hội của? A. Người tối cổ. B. Người tinh khôn. C. Người hiện đại. D. Người vượn. Câu 11. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng khái niệm Bộ lạc? A. Gồm nhiều thị tộc cư trú trên cùng địa bàn. B. Các thị tộc trong bộ lạc có quan hệ họ hàng với nhau. C. Người đứng đầu bộ lạc là Tù trưởng. D. Không có người đứng đầu, không có sự phân công lao động. Câu 12. Công cụ lao động của Người tối cổ được chế tác từ nguyên liệu nào dưới đây? A. Đồng Đỏ. B. Sắt. C. Đá. D. Đồng thau. Câu 13: Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng đời sống vật chất của Người tinh khôn? A. Sống theo bầy, trong các hang động, mái đá. B. Ghè đẽo thô sơ các hòn đá để làm công cụ lao động. C. Phát minh ra lửa, cung tên, mũi phóng lao. D. Biết trồng trọt và chăn nuôi. Câu 14: Nét đặc trưng trong đời sống tâm linh của người nguyên thủy là: A. Làm đồ trang sức bằng vỏ sò. B. Chôn cất người chết với ý niệm “kết nối với thế giới bên kia”. C. Quan niệm mọi vật đều có linh hồn và sùng bái vật tổ. D. Sáng tạo ra lửa để nướng chín thức ăn. Câu 15: Dấu tích của nền nông nghiệp sơ khai xuất hiện đầu tiên ở Việt Nam gắn liền với nền văn hóa: A. Đông Sơn. B. Hòa Bình. C. Bắc Sơn. D. Quỳnh Văn. Câu 16: Đặc điểm nào không đúng khi nói về Người tinh khôn ở Việt Nam: A. Biết trồng trọt và chăn nuôi gia súc. B. Sống quần tụ thành các thị tộc, bộ lạc. C. Địa bàn cư trú ổn định, mở rộng hơn. D. Chế tạo các công cụ lao động bằng đá. b. Tự luận Câu 1: Căn cứ vào đâu để biết và dựng lại lịch sử? Em hãy nêu ý nghĩa của các nguồn tư liệu lịch sử? Câu 2: Tết Nguyên đán của Việt Nam tính theo lịch gì? Lấy thêm ví dụ về việc sử dụng âm lịch và Dương lịch ở Việt Nam hiện nay? Câu 3: Tính từ năm 40 (khởi nghĩa Hai Bà Trưng) cho đến năm hiện tại là bao nhiêu năm, bao nhiêu thập kỉ, bao nhiêu thế kỉ? Câu 4: Em hãy tóm tắt quá trình tiến hóa từ vượn người thành người trên Trái Đất? Câu 5: Kể lại những việc tốt mà em đã làm trong dịp hè vừa qua, những việc đó có phải là lịch sử không? Vì sao?
  3. II. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN ĐỊA LÍ LỚP 6 PHẦN I: NỘI DUNG KIẾN THỨC TRỌNG TÂM Nội dung kiến thức từ bài 1,2,3,4,6. Một số công thức tính toán cần lưu ý * Các bước đo tính khoảng cách trên bản * Cách tính giờ: Tm = To + m đồ dựa vào tỉ lệ bản đồ số Trong đó: To là giờ ở múi số 0 m là múi giờ của địa phương cần B1: Xác định 2 điểm cần đo trên bản đồ tính giờ B2: Dùng thước kẻ đo khoảng cách hai Ví dụ : (To) Giờ của thủ đô Luân đôn (Anh) là điểm cần đo tính. 1h ngày 16/10/2022. Hỏi lúc đó, ở Việt Nam là B3: Lấy kết quả vừa đo được chia cho tỉ mấy giờ (Tm). lệ bản đồ (hoặc nhân với mẫu số của tỉ lệ Biết Việt Nam nằm trong múi giờ +7 (m) bản đồ). Ta có: Giờ Việt Nam (Tm) = (To) 1+ (m) 7 = B4: Quy đổi về đơn vị m hoặc km. 8h ngày 16/10/2022 PHẦN II: CÂU HỎI ÔN TẬP a) Trắc nghiệm Câu 1: Hiện tượng nào sau đây là hiện tượng tự nhiên? A. Công nhân xây nhà B. Xẻ núi làm đường C. Động đất làm nhà đổ D. Đổ đất lấp bãi biển Câu 2: Lược đồ trí nhớ là một phương tiện đặc biệt để: A. Xác định tọa độ địa lí trên bản đồ B. Hệ thống hóa kiến thức của bài học C. Mô tả hiểu biế của cá nhân về một địa phương D. Giải thích sự phân bố của đối tượng địa lí trên bản đồ. Câu 3: Trong hệ Mặt Trời hành tinh nào xa Mặt Trời nhất? A. Kim tinh B. Hải Vương Tinh C. Thủy Tinh D. Thiên Vương Tinh Câu 4: Trong hệ Mặt Trời hành tinh nào gần Mặt Trời nhất? A. Mộc Tinh B. Thủy Tinh C. Kim Tinh D. Thổ Tinh Câu 5: Do Trái Đất có dạng hình cầu nên ánh sáng Mặt Trời? A. Chỉ chiếu sáng được một nửa B. Có thể chiếu sáng được gần hết bề mặt D. Chỉ chiếu sáng được nửa cầu Bắc Câu 6: Trái Đất có dạng hình cầu và tự quay nên: A. Ngày dài hơn đêm B. Có hiện tượng ngày và đêm C. Có hiện tượng ngày và đêm luân phiên nhau. D. Đêm dài hơn ngày
  4. Câu 7: Trái Đất tự quay quanh trục theo hướng: A. Từ Bắc xuống Nam B. Từ Tây sang Đông C. Từ Đông sang Tây D. Từ Nam lên Bắc Câu 8: Kí hiệu bản đồ có mấy loại? A. 3 B. 4 C. 5 D. 6 Câu 9: Để thể hiện ranh giới quốc giữa, người ta dùng kí hiệu? A. Điểm B. Đường C. Diện tích D. Hình học Câu 10: Khi đọc hiểu nội dung bản đồ, bước đầu tiền là: A. Xem tỉ lệ bản đồ B. Đọc độ cao trên đường đồng mức C. Tìm phương hướng D. Đọc bảng chú giải Câu 11: Trái Đất nằm vị trí thứ mấy theo vị trí xa dần Mặt Trời? A. 6 B. 5 C. 3 D. 2 Câu 12: Nhìn xuôi theo chiều chuyển động, ở nửa Cầu Bắc, vật chuyển động bị lệch về: A. Bên phải B. Bên Trái C. Phía Tây D. Phía Đông Câu 13: Trái Đất có dạng hình cầu và tự quay quanh trục nên: A. Ngày dài hơn đêm B. Có hiện tượng ngày và đêm C. Có hiện tượng ngày đêm luân phiên D. Đêm dài hơn ngày Câu 14: Giả sử Trái Đất không tự quay quanh trục thì điều gì sẽ xảy ra? A. Sẽ không có sự sống trên bề mặt Trái Đất B. Vẫn có sự sống trên Trái Đất. C. Sự sống sẽ tồn tại ở phần được chiếu sáng D. Sự sống sẽ tồn tại ở phần không được chiếu sáng. Câu 15. Đặc điểm nào sau đây không đúng khi nói về mục đích sử dụng lược đồ trí nhớ trong học tập Địa lí? A. Giúp cho quá trình học tập thú vị B. Có kiến thức địa lí vững chắc C. Tăng khả năng vận dụng kiến thức vào cuộc sống D. Sử dụng để luyện tập các bài học. Câu 16: Nhìn xuôi theo chiều chuyển động, ở nửa Cầu Nam, vật chuyển động bị lệch về: A. Bên phải B. Bên Trái C. Phía Tây D. Phía Đông b) Tự luận Câu 1: “Trận bóng đá giữa Man-che-xtơ Xi-ti và Li-vơ-pun nằm trong khuôn khổ vòng 32 giải Ngoại hạng anh sẽ diễn ra tại sân vận động E-ti-had (Anh) vào lúc 2 giờ ngày 3-7-2020. Mời các bạn đón xem” Hãy lập bảng thời gian sau:
  5. Địa điểm Múi giờ Giờ Ngày Anh 0 2h Hà Nội +7 Bắc Kinh +8 Tô-ky-ô +9 Pa-ri +1 Niu Y-ooc -5 Câu 2: Đặt cụm từ sau đây vào các vị trí tương ứng được đánh số trong hình 1.1 sao cho đúng: Bán cầu Bắc, Bán cầu Nam, kinh tuyến, vĩ tuyến, kinh tuyến gốc, vĩ tuyến gốc. Câu 3: Dựa vào bản đồ một khu vực của thành phố Hà Nội hãy H4.1 sgk trang 118 a) Tính khoảng cách ngoài thực tế: - Từ Cung thể tháo Quần Ngựa tới Lăng chủ tịch Hồ Chí Minh - Từ Hồ Hữu Tiệp tới vườn Bách Thảo b) Xác định phương hướng: - Hồ Hữu Tiệp đến Cung thể thao Quần Ngựa - Hồ Hữu Tiệp đến Cung thể thao Quần ngựa
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2