intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Sinh học lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Ngô Gia Tự

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:5

5
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới, các em có thể tham khảo và tải về "Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Sinh học lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Ngô Gia Tự" được TaiLieu.VN chia sẻ dưới đây để có thêm tư liệu ôn tập, luyện tập giải đề thi nhanh và chính xác giúp các em tự tin đạt điểm cao trong kì thi này. Chúc các em thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Sinh học lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Ngô Gia Tự

  1. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA KÌ 1 MÔN SINH LỚP 10 Đơn vị kiến thức Chuẩn kiến thức, kĩ năng cần kiểm tra Biết Hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao Phần Mở   ­  Đối tượng nghiên cứu của  ­ Tin sinh học. Vận dụng được  đầu sinh h ọ c. ­ Các ngành ngh ề  liên quan  các kĩ năng trong  ­ Các phương pháp nghiên  đến sinh học. tiến trình nghiên  cứu sinh học. cứu Các cấp độ   ­ Phân biệt được cấp độ tổ  Giải thích được các đặc  tổ chức của   chức sống. điểm chung của các cấp độ  thế giới   tổ chức sống. sống. Các nguyên   ­ Nội dung học thuyết tế  tố hoá học và   bào. nước ­ Nêu các loại liên kết trong  các phân tử nước.   Các phân tử   ­ Nêu được cấu tạo protein,  ­ Nguyên tắc bổ sung trong  Giải thích các  Sinh học nucleic acid.  cấu tạo nucleic acid và hệ  hiện tượng và  ­ Nêu vai trò của  quả của NTBS. ứng dụng trong  carbohydrate, lipid. ­ Sự thay đổi cấu trúc của  thực tiễn protein do ảnh hưởng của  môi trường. Cấu trúc tế   ­ Liệt kê được các thành  ­ Mối liên hệ giữa các bào  bào phần cấu tạo của tế bào  quan trong việc thực hiện  nhân sơ và tế bào nhân thực;  chức năng (sản xuất protein  đặc điểm chung của tế bào  xuất bào) nhân sơ. ­ Các thành phần quyết định  ­ Kể tên các cấu trúc thuộc  đến tính khảm động của  hệ thống màng nội bào. màng sinh chất. ­ Nêu được chức năng của  ­ Cơ chế thực hiện chức  các bào quan trong tế bào  năng của nhân tế bào. (Nhân, khung xương tế bào,  lưới nội chất, chất nền  ngoại bào,bộ máy Golgi, lục  lạp, ti thể, ribosome) ­ Liệt kê các cấu trúc chung  và riêng của tế bào ĐV và  tế bào TV.
  2. TRƯỜNG THPT  ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I NĂM HỌC 2022­2023 NGÔ GIA TỰ Môn: Sinh học. Lớp: 10 TỔ SINH_MĨ  Thời gian làm bài: 45 phút,  THUẬT không tính thời gian phát đề ĐỀ MINH HỌA PHẦN TRẮC NGHIỆM (7 ĐIỂM) Câu 1:Đối tượng nghiên cứu của sinh học là A. các sinh vật cùng cấp đọ tổ chức của thế giới sống. B. cấu trúc, chức năng của sinh vật. C. sinh học phân tử, sinh học tế bào, di truyền học và sinh học tiến hóa. D. công nghệ sinh học. Câu 2:Có bao nhiêu ý sau đây là ứng dụng của Tin sinh học? (1) So sánh hệ gen. (2) So sánh trình tự protein. (3) Xác định họ hàng giữa các loài. (4) Xây dựng ngân hàng gen. A. 1.                                   B. 2.                         C. 4.                  D. 3 Câu 3: Công việc nào dưới đây là công việc chính của một nhà sinh học hoạt động trong lĩnh vực hoá sinh học? A. Nghiên cứu các phản ứng hoá học xảy ra trong tế bào. B. Nghiên cứu các bào quan cấu tạo nên tế bào. C. Nghiên cứu hệ thống phân loại các sinh vật. D. Nghiên cứu sự truyền tin tế bào. Câu 4:Tất cả các tổ chức sống đều là hệ mở vì    A. Thường xuyên có khả năng tự điều chỉnh, tiến hóa, thích nghi    B. Có khả năng sinh sản, cảm ứng và vận động.    C. Thường xuyên biến đổi và liên tục biến hóa.    D. Thường xuyên trao đổi chất và năng lượng với môi trường.  Câu 5:Các số (1) và số (2) trong hình sau tương ứng với cấp độ tổ  chức sống nào? 
  3. A. (1) quần thể, (2) bào quan. B. (1) quần xã, (2) cơ thể. C. (1) quần xã, (2) cơ quan. D. (1) cơ thể, (2) phân tử. Câu 6:Khi nói về học thuyết tế bào, phát biểu nào sau đây không đúng?  A. Tất cả các loại tế bào đều có khả năng sinh sản. B. Tất cả các sinh vật đều được cấu tạo bởi một hoặc nhiều tế bào. C. Tế bào là đơn vị cơ bản của sự sống.  D. Các tế bào được sinh ra từ các tế bào có trước. Câu 7:Đặc điểm cấu tạo nào sau đây của phân tử nước quyết định tính chất phân cực của nó? A. Liên kết giữa 2 nguyên tử H và 1 nguyên tử O bằng liên kết cộng hoá trị. B. Liên kết giữa các phân tử nước là liên kết hydrogen. C. Liên kết giữa H và O trong phân tử nước là liên kết ion. D. 2 nguyên tử O và nguyên tử H tạo thành góc liên kết 180o. Câu 8:Thành phần cấu tạo một amino acid gồm    (1) Nhóm amino (­NH2).    (2) Nhóm carboxyl (­COOH).    (3) Gốc –R.    (4) Nhóm phosphate. A. (1), (2), (4). B. (1), (3), (4).C. (1), (2), (3).               D. (2), (3), Câu 9:Lipid có vai trò nào sau đây? A. Cấu tạo nên thành tế bào thực vật. B. Cấu tạo nên màng sinh chất. C. Cấu tạo nên hầu hết các enzyme trong tế bào. D. Cấu tạo nên vật chất di truyền của tế bào. Câu 10:Tinh bột và glycogen là hai polysaccharide khác nhau về chức năng, trong đó tinh bột là ..... (1) ....., còn glycogen là ..... (2) ..... A. (1) thành phần chính duy trì hình dạng tế bào thực vật; (2) nguồn năng lượng cho tế bào động vật. B. (1) vật liệu cấu trúc được tìm thấy trong tế bào thực vật và động vật; (2) hình thành bộ xương bên ngoài ở côn trùng C. (1) carbohydrate dự trữ năng lượng chính của tế bào động vật; (2) carbohydrate dự trữ tạm thời glucose của tế bào động vật D. (1) carbohydrate dự trữ năng lượng của tế bào thực vật; (2) carbohydrate dự trữ năng lượng của tế bào động vật. Câu 11:Trình tự nucleotid trên mạch 1 của DNA : 3’ TAC TTC AAA    5’. Xác định cấu trúc mạch bổ sung? A. 3’ TAC TTC AAA  5’. B. 5’ TAC TTC AAA 3’. C. 5’ ATG AAG TTT  3’. D. 3’ ATG AAG TTT 5’. Câu 12:Một đoạn phân tử DNA có số cặp nucleotide loại A­T là 33 cặp và số cặp G­C là 25 cặp.  Số liên kết hidro trên đoạn phân tử  DNA này là bao nhiêu? A. 120                   B. 249  C. 149 D. 141
  4. Câu 13:Khi cho lòng trắng trứng sống vào nước sôi, hiện tượng nào sẽ xảy ra, vì sao? A. Lòng trắng trứng sẽ chuyển thành những khối trắng đục do protein bị biến tính bởi nhiệt độ cao. B. Lòng trắng trứng sẽ chuyển thành những khối trắng đục do protein hòa tan trong nước ở nhiệt độ cao. C. Không có hiện tượng gì xảy ra do trong lòng trắng trứng chỉ chứa nước. D. Lòng trắng trứng sẽ thành khối trong suốt do protein thủy phân trong nước nóng. Câu 14:Cấu trúc nào dưới đây thuộc hệ thống màng nội bào? A. Lục lạp. B.Ti thể. C.Khung xương tế bào. D. Màng nhân. Câu 15:Lưới nội chất hạt trong tế bào nhân thực có chức năng nào sau đây? A. Bao gói các sản phẩm được tổng hợp trong tế bào. B. Tổng hợp protein tiết ra ngoài và protein cấu tạo nên màng tế bào. C. Sản xuất enzim tham gia vào quá trình tổng hợp lipit. D. Chuyển hóa đường và phân hủy chất độc hại đối với cơ thể. Câu 16: Những bộ phận nào của tế bào tham gia việc vận chuyển một protein ra khỏi tế bào? A. Lưới nội chất hạt, bộ máy Gôngi, túi tiết, màng tế bào. B. Lưới nội chất trơn, bộ máy Gôngi, túi tiết, màng tế bào. C. bộ máy Gôngi, túi tiết, màng tế bào. D. riboxom, bộ máy Gôngi, túi tiết, màng tế bào. Câu 17: Khung xương trong tế bào không làm nhiệm vụ A. Giúp tế bào di chuyển. B. Nơi neo đậu của các bào quan. C. Duy trì hình dạng tế bào. D. Vận chuyển nội bào. Câu 18:Màng sinh chất có cấu trúc động là nhờ A. các phân tử phospholipid và protein thường xuyên dịch chuyển. B. màng thường xuyên chuyển động xung quanh tế bào. C. tế bào thường xuyên chuyển động nên màng có cấu trúc động. D. các phân tử protein và cholesteron thường xuyên chuyển động. Câu 19:Cho các ý sau: (1) Không có thành tế bào bao bọc bên ngoài. (2) Có màng nhân bao bọc vật chất di truyền. (3) Trong tế bào chất có hệ thống các bào quan. (4) Có hệ thống nội màng chia tế bào chất thành các xoang nhỏ. (5) Nhân chứa các nhiễm sắc thể (NST), NST lại gồm DNA và protein. Trong các ý trên, có mấy ý là đặc điểm của tế bào nhân thực?
  5. A. 2     B. 4     C. 3     D. 5 Câu 20:Cấu trúc thể hiện sự khác nhau giữa tế bào động vật và tế bào thực vật là: A. Lạp thể, thể Golgi, không bào. B. Trung thể, lạp thể, màng cellullose, không bào. C. Không bào, màng cellullose, trung thể, ty thể. D. Trung thể, lạp thể, màng cellulose. PHẦN TỰ LUẬN (3 ĐIỂM) Câu 21: Người ta làm thí nghiệm ở vườn cam 6 tuổi với 3 công thức. Các công thức được bố trí theo khối ngẫu nhiên, 3 lần nhắc, mỗi  lần 5 cây, lượng phân bón/cây là:  ­ Công thức 1: 500 g N + 350 g P2 O5 + 600 g K2O.  ­ Công thức 2: 500 g N + 350 g P2 O5 + 500 g K2O.  ­ Công thức 3: 500 g N + 350 g P2 O5 + 400 g K2O. a. Thí nghiệm trên đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sinh học nào? b. Kết quả thí nghiệm cho thấy: không có sự sai khác nhiều về thời gian từ nở hoa đến kết thúc nở hoa ở các công thức thí nghiệm. Từ   kết quả thí nghiệm đó, hãy rút ra nhận xét. Câu 22: Nêu các đặc điểm chung của tế bào nhân sơ. Vì sao loại tế bào này được gọi là tế bào nhân sơ? Câu 23: Tại sao khi tiêu hoá thức ăn chứa thành phần như tinh bột, protein và các loại nucleic acid lại cần sử dụng nước?
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2