intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Vật lí lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Ngô Gia Tự

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

5
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

“Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Vật lí lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Ngô Gia Tự” sau đây sẽ giúp bạn đọc nắm bắt được cấu trúc đề thi, từ đó có kế hoạch ôn tập và củng cố kiến thức một cách bài bản hơn, chuẩn bị tốt cho kỳ thi sắp. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Vật lí lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Ngô Gia Tự

  1. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA KỲ I NĂM HỌC 2022 – 2023 MÔN VẬT LÍ - LỚP 11 A. NỘI DUNG ÔN TẬP I . Điện tích – Điện trường 1. Định luật Cu-lông - Nêu được các cách nhiễm điện một vật (cọ xát, tiếp xúc và hưởng ứng). - Phát biểu được định luật Cu-lông và chỉ ra đặc điểm của lực điện giữa hai điện tích điểm. - Tính được độ lớn của lực tương tác giữa hai điện tích điểm đứng yên trong chân không bằng biểu thức định luật Cu-lông. - Xác định được khi nào lực tương tác giữa hai điện tích là lực đẩy, khi nào lực tương tác giữa hai điện tích là lực hút. - Tính được độ lớn của lực tương tác giữa hai điện tích điểm đứng yên trong điện môi bằng biểu thức định luật Cu-lông. - Vận dụng được định luật Cu-lông giải được các bài tập đối các hai điện tích điểm. Tính lực tổng hợp tác dụng lên điện tích 2. Thuyết electron – Định luật bảo toàn điện tích - Nêu được các nội dung chính của thuyết êlectron. - Phát biểu được định luật bảo toàn điện tích. - Tính được hiệu giữa số prôtôn và êlectron của một vật nhiễm điện bằng nội dung của thuyết êlectron. - Vận dụng được thuyết êlectron để giải thích các hiện tượng nhiễm điện. 3. Công của lực điện - Hiệu điện thế - Nêu được: công của lực điện trường trong một trường tĩnh điện bất kì không phụ thuộc hình dạng đường đi, chỉ phụ thuộc vị trí điểm đầu và điểm cuối của đường đi. Điện trường tĩnh là một trường thế. - Phát biểu được định nghĩa hiệu điện thế giữa hai điểm của điện trường và nêu được đơn vị đo hiệu điện thế. - Nêu được mối quan hệ giữa cường độ điện trường đều và hiệu điện thế giữa hai điểm của điện trường đó. - Nhận biết được đơn vị đo cường độ điện trường. - Xác định được công của lực điện trường khi điện tích điểm q di chuyển trong điện trường đều E từ điểm M đến điểm N. - Xác định nghĩa của hiệu điện thế giữa hai điểm M, N khi biết công của lực điện tác dụng lên điện tích q di chuyển từ M đến N. - Xác định được lực tác dụng lên điện tích chuyển động vàvận dụng được biểu thức định luật II Niu-tơn cho điện tích chuyển động và các công thức động lực học cho điện tích. - Giải được bài tập về chuyển động của một điện tích dọc theo đường sức của một điện trường đều. 4. Điện trường-cường độ điện trường- đường sức điện - Nêu được điện trường tồn tại ở đâu, có tính chất gì. - Nêu được định nghĩa cường độ điện trường.
  2. - Nêu được: trong hệ SI, đơn vị đo cường độ điện trường là vôn trên mét (V/m). - Tính được độ lớn của cường độ điện trường tại một điểm khi biết độ lớn lực tác dụng lên điện tích thử đặt tại điểm đó và độ lớn điện tích thử. - Vận dụng công thức giải được các bài tập tổng hợp cường độ điện trường. - Vẽ được vectơ cường độ điện trường. 5. Tụ điện - Nêu được nguyên tắc cấu tạo của tụ điện. - Phát biểu định nghĩa điện dung của tụ điện và nhận biết được đơn vị đo điện dung. - Nêu đượcđơn vị của điện dung. - Nhận dạng được các tụ điện thường dùng. - Xác định được điện tích tụ điện, hoặc hiệu điện thế giữa hai bản tụ, hoặc điện tích của tụ điện khi biết hai đại lượng còn lại. - Hiểu được số liệu ghi trên tụ điện. II. Dòng điện không đổi 1. Dòng điện không đổi – Nguồn điện - Nêu được dòng điện không đổi là gì. - Nêu được đơn vị cường độ dòng điện trong hệ SI. - Nêu được suất điện động của nguồn điện là gì. - Nêu được đơn vị của suất điện động trong hệ SI. q - Tính được cường độ dòng điện của dòng điện không đổi bằng công thức I  . Trong đó, q t là điện lượng chuyển qua tiết diện thẳng của vật dẫn trong khoảng thời gian t. A - Tính được suất điện động E của nguồn điện bằng công thức: E = . Trong đó q là điện tích q dương di chuyển từ cực âm đến cực dương nguồn điện và A là công của lực lạ tác dụng lên điện tích đó. 2. Điện năng – Công suất điện - Nêu được công thức tính công của nguồn điện. - Nêu được công thức tính công suất của nguồn điện : Png = EI. - Nêu được đơn vị của công suất.: - Tính được công của nguồn điện từ công thức: An g = EIt. Với E là suất điện động nguồn, I là cường độ dòng điện qua nguồn và t là thời gian dòng điện chạy qua. - Tính được công suất của nguồn điện từ công thức: Pn g = EI. - Vận dụng được công thức A n g = EIt trong các bài tập. - Vận dụng được công thức Pn g = EI trong các bài tập. B. MINH HOẠ NỘI DUNG I. TRẮC NGHIỆM Câu 1. Cho 2 điện tích có độ lớn không đổi, đặt cách nhau một khoảng không đổi. Lực tương tác giữa chúng sẽ lớn nhất khi đặt trong A. chân không. B. nước nguyên chất. C. dầu hỏa. D. không khí ở điều kiện tiêu chuẩn. Câu 2. Sẽ không có ý nghĩa khi ta nói về hằng số điện môi của A. hắc ín ( nhựa đường). B. nhựa trong. C. thủy tinh. D. nhôm. Câu 3. Hai điện tích điểm q1, q2 khi đặt cách nhau khoảng r trong không khí chúng hút nhau bằng lực F, khi đưa chúng vào trong dầu có hằng số điện môi là 4 và đặt chúng cách nhau khoảng r’ = r/4 thì lực hút giữa chúng là:
  3. A. F’ = 4.F B. F’ = F / 2 C. F’ = 2F D. F’ = F / 4 Câu 4. Hai chất điểm mang điện tích q1, q2 khi đặt gần nhau chúng hút nhau. Kết luận nào sau đây luôn luôn đúng? A. q1 và q2 cùng dấu nhau. B. q1 và q2 đều là điện tích âm. C. q1 và q2 đều là điện tích dương. D. q1 và q2 trái dấu nhau. Câu 5. Hai điện tích q1, q2 khi đặt cách nhau khoảng r trong không khí thì lực tương tác giữa chúng là F. Để độ lớn lực tương tác giữa 2 điện tích vẫn là F khi đặt trong nước nguyên chất có hằng số điện môi là 81 thì khoảng cách giữa chúng A. Tăng lên 9 lần. B. Giảm đi 9 lần. C. Tăng lên 81 lần. D. Giảm đi 81 lần. Câu 6. Công thức của định luật Cu lông là: q .q q .q / q .q / / q .q / A. F  k 1 2 2 . B. F  1 2 2 . C. F  k 1 2 2 . D. F  1 22 . r r r k.r Câu 7. Hai điện tích điểm đều bằng +q đặt cách nhau 5cm. Nếu 1 điện tích được thay bằng –q, để lực tương tác giữa chúng không đổi thì khoảng cách giữa chúng bằng: A. 2,5cm. B. 5cm. C. 10cm. D. 20cm. Câu 8. Hai điện tích điểm q1 = 2.10-8C và q2 = -1,8.10-7C đặt tại 2 điểm A và B cách nhau một khoảng 12cm trong kk. Đặt 1 điện tích q3 tại điểm C. Tìm vị trí, dấu và độ lớn của q 3 để hệ 3 điện tích đứng cân bằng. A. q3 = -4,5.10-8C; CA = 6cm; CB = 18cm. B. q3 = 4,5.10-8C; CA = 6cm; CB = 18cm. C. q3 = -4,5.10-8C; CA = 3cm; CB = 9cm. D. q3 = 4,5.10-8C; CA = 3cm; CB = 9cm. Câu 9. Hai điện tích bằng nhau nhưng khác dấu hút nhau bằng một lực 10 -5N. Khi chúng rời xa nhau thêm một khoảng 4mm thì lực tương tác giữa chúng bằng 2,5.10 -6N. Khoảng cách ban đầu của 2 điện tích đó là: A. 1mm. B. 2mm. C. 4mm. D. 8mm. Câu 10. Nếu nguyên tử đang thừa – 1,6.10-19 C điện lượng mà nó nhận được thêm 2 electron thì nó A. sẽ là ion dương. B. vẫn là 1 ion âm. C. trung hoà về điện. D. có điện tích không xác định được. Câu 11. Điều kiện để 1 vật dẫn điện là A. vật phải ở nhiệt độ phòng. B. có chứa các điện tích tự do. C. vật nhất thiết phải làm bằng kim loại. D. vật phải mang điện tích. Câu 12. Vật bị nhiễm điện do cọ xát vì khi cọ xát A. eletron chuyển từ vật này sang vật khác. B. vật bị nóng lên. C. các điện tích tự do được tạo ra trong vật. D. các điện tích bị mất đi. Câu 13. Trong các hiện tượng sau, hiện tượng nhiễm điện do hưởng ứng là hiện tượng A. Đầu thanh kim loại bị nhiễm điện khi đặt gần 1 quả cầu mang điện. B. Thanh thước nhựa sau khi mài lên tóc hút được các vụn giấy. C. Mùa hanh khô, khi mặc quần vải tổng hợp thường thấy vải bị dính vào người. D. Quả cầu kim loại bị nhiễm điện do nó chạm vào thanh nhựa vừa cọ xát vào len dạ. Câu 14. Cho 3 quả cầu kim loại tích điện lần lượt tích điện là + 3 C, - 7 C và – 4 C. Khi cho chúng được tiếp xúc với nhau thì điện tích của hệ là A. – 8 C. B. – 11 C. C. + 14 C. D. + 3 C. Câu 15. Điều nào sau đây là đúng khi nói về sự nhiễm điện của hai vật khi cọ xát: A. Khi cọ xát hai vật bất kì với nhau thì cả hai vật đều nhiễm điện, điện tích của chúng trái dấu nhau. B. Khi cọ xát hai vật khác loại với nhau thì cả hai vật đều nhiễm điện, điện tích của chúng trái dấu nhau. Câu 16. Choïn phaùt bieåu sai. Cho 4 vaät A, B, C vaø D coù kích thöôùc nhoû, nhieãm ñieän. Bieát raèng vaät A huùt vaät B nhöng laïi đẩy vaät C. Vaät C huùt vaät D. A. Ñieän tích cuûa vaät A vaø D traùi daáu. B. Ñieän tích cuûa vaät A vaø D cuøng daáu. C. Ñieän tích cuûa vaät B vaø D cuøng daáu. D. Ñieän tích cuûa vaät A vaø C cuøng daáu.
  4. Câu 17. Có 2 quả cầu giống nhau mang điện tích có độ lớn như nhau ( q1  q2 ), khi đưa chúng lại gần thì chúng hút nhau. Cho chúng tiếp xúc nhau, sau đó tách chúng ra một khoảng nhỏ thì chúng A. Đẩy nhau B. Hút nhau C. Có thể hút hoặc đẩy nhau D. Không tương tác nhau Câu 18. Tại một điểm xác định trong điện trường tĩnh, nếu độ lớn của điện tích thử tăng 2 lần thì độ lớn cường độ điện trường A. tăng 2 lần. B. giảm 2 lần. C. không đổi. D. giảm 4 lần. Câu 19. Véc tơ cường độ điện trường tại mỗi điểm có chiều A. cùng chiều với lực điện tác dụng lên điện tích thử dương tại điểm đó. B. cùng chiều với lực điện tác dụng lên điện tích thử tại điểm đó. C. phụ thuộc độ lớn điện tích thử. D. phụ thuộc nhiệt độ của môi trường. Câu 20. Trong các đơn vị sau, đơn vị của cường độ điện trường là: A. V/m2. B. V.m. C. V/m. D. V.m2. Câu 21. Cho một điện tích điểm –Q; điện trường tại một điểm mà nó gây ra có chiều A. hướng về phía nó. B. hướng ra xa nó. C. phụ thuộc độ lớn của nó. D. phụ thuộc vào điện môi xung quanh. Câu 22. Một điểm cách một điện tích một khoảng cố định trong không khí có cường độ điện trường 4000 V/m theo chiều từ trái sang phải. Khi đổ một chất điện môi có hằng số điện môi bằng 2 bao chùm điện tích điểm và điểm đang xét thì cường độ điện trường tại điểm đó có độ lớn và hướng là A. 8000 V/m, hướng từ trái sang phải. B. 8000 V/m, hướng từ phải sang trái. C. 2000 V/m, hướng từ phải sang trái. D. 2000 V/m hướng từ trái sang phải. Câu 23. Một điện tích điểm q đặt trong môi trường đồng tính có hằng số điện môi 2,5. Tại điểm M cách q một đoạn 4cm vec tơ cường độ điện trường do điện tích đó gây ra có độ lớn 9.10 5V/m và hướng về phía q. Ta có: A. q = -4  C . B. q = 4  C . C. q = -0,4  C . D. q = 0,4  C . Câu 24. Đặt một điện tích thử - 1μC tại một điểm, nó chịu một lực điện 1mN có hướng từ trái sang phải. Cường độ điện trường có độ lớn và hướng là: A. 1000 V/m, từ trái sang phải. B. 1000 V/m, từ phải sang trái. C. 1V/m, từ trái sang phải. D. 1 V/m, từ phải sang trái. Câu 25. Trong không khí, người ta bố trí 2 điện tích có cùng độ lớn 0,5 μC nhưng trái dấu cách nhau 2 m. Tại trung điểm của 2 điện tích, cường độ điện trường là: A. 9000 V/m hướng về phía điện tích dương. B. 9000 V/m hướng về phía điện tích âm. C. bằng 0. D. 9000 V/m hướng vuông góc với đường nối hai điện tích. Câu 26. Công của lực điện không phụ thuộc vào A. vị trí điểm đầu và điểm cuối đường đi. B. cường độ của điện trường. C. hình dạng của đường đi. D. độ lớn điện tích bị dịch chuyển. Câu 27. Thế năng của điện tích trong điện trường đặc trưng cho A. khả năng tác dụng lực của điện trường. B. phương chiều của cường độ điện trường. C. khả năng sinh công của điện trường. D. độ lớn nhỏ của vùng không gian có điện trường. Câu 28. Mối liên hệ giữa hiệu điện thế UMN và hiệu điện thế UNM là: A. UMN = UNM. B. UMN = - UNM C. UMN = 1/UNM D. UMN = -1/UNM. Câu 29. Hai điểm M và N nằm trên cùng một đường sức của một điện trường đều có cường độ E, hiệu điện thế giữa M và N là UMN, khoảng cách MN = d. Công thức nào sau đây không đúng? A. UMN = VM – VN. B. AMN = q.UMN C. UMN = E.d D. E = UMN.d Câu 30. Trong các nhận định dưới đây về hiệu điện thế, nhận định không đúng là: A. Hiệu điện thế đặc trưng cho khả năng sinh công khi dịch chuyển điện tích giữa hai điểm trong điện trường. B. Đơn vị của hiệu điện thế là V/C.
  5. C. Hiệu điện thế giữa hai điểm không phụ thuộc điện tích dịch chuyển giữa hai điểm đó. D. Hiệu điện thế giữa hai điểm phụ thuộc vị trí của hai điểm đó. Câu 31. Quan hệ giữa cường độ điện trường E và hiệu điện thế U giữa hai điểm mà hình chiếu đường nối hai điểm đó lên đường sức là d thì cho bởi biểu thức A. U = E.d. B. U = E/d. C. U = q.E.d. D. U = q.E/q. Câu 32. Dưới tác dụng của lực điện trường, một điện tích q > 0 di chuyển được một đoạn đường S trong điện trường đều theo phương hợp với E góc  . Trong trường hợp nào sau đây, công của điện trường lớn nhất? A.  = 00. B.  = 450. C.  = 600. D.  = 900. Câu 33. Công của lực điện khi dịch chuyển một điện tích 1μC ngược chiều một đường sức trong một điện trường đều 1000 V/m trên quãng đường dài 1 m là : A. 1000 J. B. -1mJ. C. 1 mJ. D. 1 μJ. Câu 34. Công của lực điện trường dịch chuyển một điện tích 10 mC song song với các đường sức trong một điện trường đều với quãng đường 10 cm là 1 J. Độ lớn cường độ điện trường đó là: A. 1000 V/m. B. 1 V/m. C. 100 V/m. D. 10000 V/m. Câu 35. Trong trường hợp nào sau đây ta có một tụ điện? A. hai tấm gỗ khô đặt cách nhau một khoảng trong không khí. B. hai tấm nhôm đặt cách nhau một khoảng trong nước nguyên chất. C. hai tấm kẽm ngâm trong dung dịch axit. D. hai tấm nhựa phủ ngoài một lá nhôm. Câu 36. Để tích điện cho tụ điện, ta phải: A. mắc vào hai đầu tụ một hiệu điện thế. B. cọ xát các bản tụ với nhau. C. đặt tụ gần vật nhiễm điện. D. đặt tụ gần nguồn điện. Câu 37. Trong các nhận xét về tụ điện dưới đây, nhận xét nào sau đây là không đúng: A. Điện dung đặc trưng cho khả năng tích điện của tụ. B. Điện dung của tụ có đơn vị là Fara (F). C. Điện dung của tụ càng lớn thì tích được điện lượng càng lớn. D. Hiệu điện thế càng lớn thì điện dung của tụ càng lớn. Câu 38. Fara là điện dung của một tụ điện mà: A. giữa hai bản tụ có hiệu điện thế 1V thì nó tích được điện tích 1 C. B. giữa hai bản tụ có một hiệu điện thế không đổi thì nó được tích điện 1C. C. giữa hai bản tụ có điện môi với hằng số điện môi bằng 1. D. khoảng cách giữa hai bản tụ là 1mm. Câu 39. 1nF bằng: A. 10-9 F. B. 10-12 F. C. 10-6 F. D. 10-3 F. Câu 40. Một tụ phẳng được tích điện bởi nguồn điện. Tụ điện có điện dung C, điện tích Q và hđt U. Mạch điện có biến trở nên sau đó người ta tăng hđt của tụ thành 2U thì điện tích của tụ thay đổi ra sao? A. Không đổi. B. Tăng gấp đôi. C. Giảm một nửa. D. Tăng gấp 4. Câu 41. Một dòng điện không đổi, sau 2 phút có một điện lượng 24C chuyển qua một tiết diện thẳng. Cường độ của dòng điện đó là: A. 12A. B. 1/12A. C. 0,2A. D. 48A. Câu 42. Một dòng điện không đổi có cường độ 3A thì sau một khoảng thời gian có một điện lượng 4C chuyển qua một tiết diện thẳng. Cùng thời gian đó, với dòng điện 4,5A thì có một điện lượng chuyển qua tiết diện thẳng là: A. 4C. B. 8C. C. 4,5C. D. 6C. Câu 43. Trong dây dẫn kim loại có một dòng điện không đổi chạy qua có cường độ là 1,6 mA chạy qua. Trong một phút số lượng electron chuyển qua một tiết diện thẳng là: A. 6.1020 electron. B. 6.1019 electron. C. 6.1018 electron. D. 6.1017 electron. Câu 44. Một nguồn điện có suất điện động 2V thì khi thực hiện một công 10 J, lự lạ đã dịch chuyển một lượng điện tích : A 50 C. B. 20 C. C. 10 C. D. 5 C. Câu 45. Nguồn điện tạo ra hiệu điện thế giữa hai cực bằng cách A. tách electron ra khỏi nguyên tử và chuyển electron và ion về các cực của nguồn. B. sinh ra electron ở cực âm. C. sinh ra ion dương ở cực dương.
  6. D. làm biến mất electron ở cực dương. Câu 46. Điện năng tiêu thụ của một đoạn mạch trong 1 giờ là bao nhiêu? . Biết dòng điện qua mạch có cường độ 2A và hđt giữa 2 đầu đoạn mạch là 6V. A. 12J. B. 1200J. C. 10800J. D. 43200J. Câu 47. Cho đoạn mạch điện trở 10Ω, hđthế 2 đầu mạch là 20V. Trong 1 phút điện năng tiêu thụ của mạch là A. 2,4 kJ. B. 40 J. C. 24 kJ. D. 120 J. Câu 48. Công thức tính điện năng tiêu thụ của đoạn mạch là: A. A = U.I/t B. A = Ut/I C. A = UIt D. A = It/U Câu 49. Cho đoạn mạch có hiệu điện thế hai đầu không đổi, khi điện trở trong mạch được điều chỉnh tăng 2 lần thì trong cùng khoảng thời gian, năng lượng tiêu thụ của mạch A. giảm 2 lần. B. giảm 4 lần. C. tăng 2 lần. D. không đổi. Câu 50. Cho một đoạn mạch có điện trở không đổi. Nếu hiệu điện thế hai đầu mạch tăng 2 lần thì trong cùng khoảng thời gian năng lượng tiêu thụ của mạch A. tăng 4 lần. B. tăng 2 lần. C. không đổi. D. giảm 2 lần. II. TỰ LUẬN Bài 1. Hai điện tích điểm q1 = 10-8 C, q2 = 4. 10-8 C đặt tại A và B cách nhau 9 cm trong chân không. a. Xác định lực tương tác giữa hai điện tích? b. Xác định vecto lực tác dụng lên điện tích q0 = 3. 10-6 C đặt tại trung điểm AB. c. Phải đặt điện tích q3 = 2. 10-6 C tại đâu để điện tích q3 nằm cân bằng? Bài 2. Hai điện tích q1=8.10-8C, q2= -8.10-8 C đặt tại A, B trong không khí., AB=4cm. Tìm véctơ cường độ điện trường tại C với: a. CA = CB = 2cm. b) CA = 8cm; CB = 4cm. b. C trên trung trực AB, cách AB 2cm. Bài 3. Ba ñieåm A, B, C taïo thaønh moät tam giaùc vuoâng taïi C. AC = 4 cm, BC = 3 cm vaø naèm  trong moät ñieän tröôøng ñeàu. Vectô cöôøng ñoä ñieän tröôøng E song song vôùi AC, höôùng töø A C vaø coù ñoä lôùn E = 5000V/m. Tính: a. UAC, UCB, UAB. b. Coâng cuûa ñieän tröôøng khi moät electron (e) di chuyeån töø A ñeán B ? Bài 4. Một dòng điện không đổi trong thời gian 10 s có một điện lượng 1,6 C chạy qua. a. Tính cường độ dòng điện đó. b. Tính số eletron chuyển qua tiết diện thẳng của dây dẫn trong thời gian 10 phút. Bài 5. Tính điện năng tiêu thụ và công suất điện khi dòng điện có cường độ 1 A chạy qua dây dẫn trong 1 giờ, biết hiệu điện thế giữ hai đầu dây dẫn này là 5V
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2