intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Hóa học lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Việt Đức

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

13
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

"Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Hóa học lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Việt Đức" là tài liệu tổng hợp lại kiến thức giữa học kì 2, đồng thời hướng dẫn về cấu trúc đề kiểm tra để các bạn học sinh nắm được cấu trúc đề thi và có kế hoạch ôn tập tốt nhất cho mình. Mời các em cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Hóa học lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Việt Đức

  1. Sở GD – ĐT Hà Nội ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA KÌ II Trường THPT Việt Đức MÔN HÓA HỌC – LỚP 10 Năm học 2022 – 2023 A. LÝ THUYẾT CẦN LƯU Ý Chương 4: Phản ứng oxi hóa khử 1. Khái niệm và quy tắc xác định của số oxi hóa. 2. Khái niệm phản ứng oxi hóa - khử, chất khử, chất oxi hóa, quá trình khử ,quá trình oxi hóa. 3. Lập phương trình hóa học của phản ứng oxi hóa - khử bằng phương pháp thăng bằng e. 4. Một số phản ứng oxi hóa – khử quan trọng trong cuộc sống. Chương 5: Năng lượng hóa học 1. Khái niệm phản ứng tỏa nhiệt, thu nhiệt, điều kiện chuẩn, nhiệt tạo thành và biến thiên enthalpy của phản ứng. 2. Ý nghĩa của biến thiên enthalpy chuẩn. 3. Tính biến thiên enthalpy chuẩn của một số phản ứng theo năng lượng liên kết, nhiệt tạo thành. B. BÀI TẬP * Trọn bộ bài tập trong SGK Hóa học 10. * Một số dạng bài tập tiêu biểu: I. PHẦN TRẮC NGHIỆM 1. Số oxi hóa của S trong SO2 và SO42- lần lượt là A. +2, +4. B. -2, -4. C. +4, +6. D. -4, +6. 2. Cho các chất sau: Cl2; HCl; NaCl; KClO3; HClO4; số oxi hóa của nguyên tử Cl trong phân tử các chất trên lần lượt là A. 0; +1; +1; +5; +7. B. 0; -1; -1; +5; +7. C. 1; -1; -1; -5; -7. D. 0; 1; 1; 5; 7. 3. Dấu hiệu để nhận biết một phản ứng oxi hóa – khử là dựa trên sự thay đổi đại lượng nào sau đây của nguyên tử? A. Số khối. B. Số oxi hóa. C. Số hiệu D. Số mol. 4. Chất khử là chất A. Nhường e, chứa nguyên tố có số oxi hóa tăng sau phản ứng. B. Nhường e, chứa nguyên tố có số oxi hóa giảm sau phản ứng. C. Nhận e, chứa nguyên tố có số oxi hóa tăng sau phản ứng. D. Nhận e, chứa nguyên tố có số oxi hóa giảm sau phản ứng. 5. Quá trình oxi hoá là A. Quá trình nhường electron. B. Quá trình nhận electron. C. Quá trình tăng electron. D. Quá trình giảm số oxi hoá. +5 +2 6. Hãy cho biết N + 3e → N là quá trình nào sau đây? A. Oxi hóa. B. Khử. C. Nhận proton. D. Tự oxi hóa – khử. 7. Trong phản ứng hoá học: Mg + H2SO4 → MgSO4 + H2, mỗi nguyên tử Mg đã A. nhường 2 electron. B. nhận 2 electron. C. nhường 1 electron. D. nhận 1 electron. 8. Cho phản ứng hóa học: Zn + CuSO4 → ZnSO4 + Cu. Trong phản ứng trên xảy ra A. sự khử Zn2+ và sự oxi hóa Cu. B. sự khử Zn2+ và sự khử Cu2+. C. sự oxi hóa Zn và sự oxi hóa Cu. D. sự oxi hóa Zn và sự khử Cu2+. 9. Khi tham gia các phản ứng đốt cháy nhiên liệu, oxygen đóng vai trò là A. chất khử. B. chất oxi hóa. C. acid. D. base. 10. Cho các phương trình phản ứng: (1) 2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3. (2) NaOH + HCl → NaCl + H2O. 1
  2. (3) Fe3O4 + 4CO → 3Fe + 4CO2. (4) AgNO3 + NaCl → AgCl + NaNO3. Trong các phản ứng trên, các phản ứng thuộc loại oxi hóa - khử là A. (1), (2). B. (2), (3) C. (1), (3) D. (2), (4) 11. Cho các phản ứng sau đây: (1) FeS + HCl → FeCl2 + H2S (2) 2KI + H2O + O3 → 2KOH + I2 + O2 (3) 2H2S + SO2 → 3S + 2H2O 𝑡0 (4) 2KClO3 → 2KCl + 3O2 (5) CaO + CO2 → CaCO3 Có bao nhiêu phản ứng thuộc loại phản ứng oxi hoá - khử? A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. 12. Cho phương trình hóa học: 6FeSO4 + K2Cr2O7 + 7H2SO4 →3Fe2(SO4)3 + Cr2(SO4)3 + K2SO4 + 7H2O Trong phản ứng trên, chất oxi hóa và chất khử lần lượt là A. K2Cr2O7 và FeSO4. B. K2Cr2O7 và H2SO4. C. H2SO4 và FeSO4. D. FeSO4 và K2Cr2O7. 13. Chlorine vừa đóng vai trò chất oxi hóa, vừa đóng vai trò chất khử trong phản ứng nào sau đây? 𝑡0 𝑎𝑠 A. Na + Cl2 → NaCl B. H2 + Cl2 → HCl 𝑡0 𝑡0 C. FeCl2 + Cl2 → FeCl3 D. KOH + Cl2 → KCl + KClO3 + H2O 14. Cho phương trình hóa học: aFe + bH2SO4 → cFe2(SO4)3 + dSO2 ↑ + eH2O. Tỉ lệ a : b là A. 1: 3. B. 1: 2. C. 2: 3. D. 2: 9 15. Cho các phát biểu sau: (a) Chất khử (chất bị oxi hóa) là chất nhường electron và chất bị oxi hóa (chất bị khử) là chất nhận electron. (b) Quá trình nhường electron là quá trình khử và quá trình nhận electron là quá trình oxi hóa. (c) Trong quá trình oxi hóa, chất oxi hóa bị oxi hóa lên số oxi hóa cao hơn. (d) Trong quá trình khử, chất khử bị khử xuống số oxi hóa thấp hơn. (e) Phản ứng trong đó có sự trao đổi (nhường – nhận) electron là phản ứng oxi hóa - khử. (f) Trong phản ứng oxi hóa - khử, sự oxi hóa và sự khử luôn xảy đồng thời. Số phát biểu không đúng là A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. 16. Cảnh sát giao thông sử dụng các dụng cụ phân tích rượu etylic có chứa CrO3. Khi tài xế hà hơi thở vào dụng cụ phân tích trên, nếu trong hơi thở có chứa hơi rượu thì hơi rượu sẽ tác dụng với CrO3 có màu da cam và biến thành Cr2O3 có màu xanh đen theo phản ứng hóa học sau: CrO3 + C2H5OH → CO2↑ + Cr2O3 + H2O Tỉ lệ số mol chất khử và chất oxi ở phương trình hóa học trên là A. 1: 1 B. 1: 2 C. 2: 1 D. 1: 3. o 17. Cho phản ứng hóa học: Cl2 + KOH ⎯⎯ t → KCl + KClO3 + H2O Tỉ lệ giữa số nguyên tử chlorine đóng vai trò chất oxi hóa và số nguyên tử chlorine đóng vai trò chất khử trong phương trình hóa học của phản ứng đã cho tương ứng là A. 1: 5. B. 5: 1. C. 3: 1. D. 1: 3. 18. Tổng hệ số cân bằng (nguyên, tối giản) của các chất trong phản ứng dưới đây là: Fe3O4 + HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + H2O A. 55. B. 20. C. 25. D. 50. 19. Phản ứng tỏa nhiệt là phản ứng trong đó A. hỗn hợp phản ứng truyền nhiệt cho môi trường B. chất phản ứng truyền nhiệt cho sản phẩm. C. chất phản ứng thu nhiệt từ môi trường D. các chất sản phẩm thu nhiệt từ môi trường. 2
  3. 20. Điều kiện nào sau đây là điều kiện chuẩn đối với chất khí? A. Áp suất 1 bar và nhiệt độ 250C hay 298K. B. Áp suất 1 bar và nồng độ 1 mol/L. C. Áp suất 1 bar và nhiệt độ 0 C. 0 D. Áp suất 1 bar và nhiệt độ 25K. 21. Kí hiệu biến thiên enthalpy (nhiệt phản ứng) của phản ứng ở điều kiện chuẩn là 0 0 A. ∆rH298 B. ∆fH298 C. ∆rH D. ∆fH 22. Nhiệt tạo thành chuẩn của một chất là nhiệt lượng tạo thành 1 mol chất đó từ chất nào ở điều kiện chuẩn? A. những hợp chất bền vững nhất. B. những đơn chất bền vững nhất. C. những oxide có hóa trị cao nhất. D. những dạng tồn tại bền nhất trong tự nhiên. 23. Quy ước về dấu của nhiệt phản ứng (  r H 298 ) nào sau đây là đúng? o 0 0 A. Phản ứng tỏa nhiệt có ∆rH298 > 0. B. Phản ứng thu nhiệt có ∆rH298 < 0. 0 0 C. Phản ứng tỏa nhiệt có ∆rH298 < 0. D. Phản ứng thu nhiệt có ∆rH298 = 0. 24. Nung KNO3 lên 550 C xảy ra: KNO3(s) ⎯⎯ 0 → KNO2(s) + 1/2O2 (g); ∆rH298 0 =? Phản ứng nhiệt phân KNO3 là phản ứng 0 0 A. toả nhiệt, có ∆rH298 < 0. B. thu nhiệt, có ∆rH298 > 0. 0 0 C. toả nhiệt, có ∆rH298 > 0. D. thu nhiệt, có ∆rH298 < 0. 25. Cho phản ứng hoá học xảy ra ở điều kiện chuẩn sau: 2NO2(g) (đỏ nâu) ⎯⎯→ N2O4(g) (không màu) 0 Biết NO2 và N2O4 có ∆fH298 tương ứng là 33,18 kJ/mol và 9,16 kJ/mol. Điều này chứng tỏ phản ứng A. toả nhiệt, NO2 bền vững hơn N2O4. B. thu nhiệt, NO2 bền vững hơn N2O4. C. toả nhiệt, N2O4 bền vững hơn NO2. D. thu nhiệt, N2O4 bền vững hơn NO2. 26. Biến thiên enthalpy của một p/ư được ghi ở sơ đồ. Kết luận nào sau đây là đúng? A. Phản ứng tỏa nhiệt. B. Năng lượng chất tham gia phản ứng nhỏ hơn năng lượng sản phẩm. C. Biến thiên enthalpy của phản ứng là a kJ/mol. D. Phản ứng thu nhiệt. 27. Cho phương trình phản ứng sau: 2H2(g) + O2(g) ⎯⎯ → 2H2O(l)  r H 298 o = -572 kJ Khi cho 2 g khí H2 tác dụng hoàn toàn với 32 g khí O2 thì phản ứng A. toả ra nhiệt lượng 286 kJ. B. thu vào nhiệt lượng 286 kJ. C. toả ra nhiệt lượng 572 kJ. D. thu vào nhiệt lượng 572 kJ. 28. Cho phản ứng sau: 2SO2 (g) + O2 (g) → 2SO3 (g) 0 Biết ∆fH298 (kJ.mol-1) của SO2 và SO3 lần lượt là –296,83 và –395,72. Biến thiên enthalpy của phản ứng trên ở điều kiện chuẩn có giá trị là A. –98,89 kJ. B. –197,78 kJ. C. 98,89 kJ. D. 197,78 kJ. 29. Giá trị trung bình của các năng lượng liên kết ở điều kiện chuẩn như sau: Liên kết C-H C-C C=C Eb (kJ/mol) 418 346 612 Biến thiên enthalpy của phản ứng C3H8 (g) ⎯⎯ → CH4 (g) + C2H4 (g) có giá trị là A. +103 kJ. B. -103 kJ. C. +80 kJ. D. -80 kJ. 30. Cho các phát biểu: 3
  4. (a) Biến thiên enthalpy chuẩn của một phản ứng hóa học là lượng nhiệt kèm theo phản ứng đó ở áp suất 1 atm và 25o C. (b) Nhiệt (tỏa ra hay thu vào) kèm theo một phản ứng được thực hiện ở 1 bar và 298 K là biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng đó. (c) Một số phản ứng khi xảy ra làm môi trường xung quanh nóng lên là phản ứng thu nhiệt. (d) Một số phản ứng khi xảy ra làm môi trường xung quanh lạnh đi là do các phản ứng này thu nhiệt và lấy nhiệt từ môi trường. Số phát biểu đúng là A. 2. B. 3. C. 4. D. 1. II. PHẦN TỰ LUẬN Câu 1. Hoàn thành các phương trình hóa học sau theo phương pháp thăng bằng electron. Chỉ rõ chất khử, chất oxi hóa. a. NH3 + CuO → Cu + N2 + H2O. b. P + H2SO4đ → H3PO4 + SO2 + H2O c. KMnO4 + HClđ → KCl + MnCl2 + Cl2 + H2O d. Al + HNO3 → Al(NO3)3 + N2O + H2O. e. Cl2 + NaOH → NaCl + NaClO3 + H2O Câu 2. Các quá trình sau thu nhiệt hay tỏa nhiệt? Giải thích ngắn gọn? a. Quá trình pháo hoa cháy sáng trong không khí. b. Quá trình quang hợp của thực vật vào ban ngày. c. Quá trình oxi hóa carbohydrate trong cơ thể con người. d. Nhiệt phân magnesium nitrate. e. Hòa tan muối NH4Cl vào nước thấy cốc nước trở nên mát. f. Giọt nước đọng lại trên lá cây vào ban đêm. Câu 3. Một số loại xe ôtô được trang bị một thiết bị an toàn là túi chứa môt lượng nhất định hợp chất ion sodium azide (NaN3), được gọi là túi khí. Khi có va cham xảy ra mạnh sodium azide bị phân hủy rất nhanh, giải phóng khí N2 và nguyên tố Na, làm túi phồng lên, bảo vệ được người trong xe tránh khỏi thương tích. Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra và xác định đây có phải phản ứng oxi hóa - khử không? Vì sao? Xác định số oxi hóa của mỗi nguyên tử trong NaN3. Câu 4. Hàm lượng iron (II) sulfate được xác định qua phản ứng oxi hóa – khử với potassium permanganate: FeSO4 + KMnO4 + H2SO4 → Fe2 (SO4 )3 + K 2SO4 + MnSO4 + H2O a. Hoàn thành phương trình phản ứng theo phương pháp thăng bằng electron. Chỉ rõ chất khử, chất oxi hóa. b. Tính thể tích dung dịch KMnO4 0,02M để phản ứng vừa đủ 20 mL dung dịch FeSO4 0,1M. Câu 5. Cho 2,34 g kim loại M (hóa trị n) tác dụng với dung dịch H2SO4 (đặc nóng, dư) thu được muối sulfate của M, 3,2227 lít SO2 (đk chuẩn), và nước. Xác định kim loại M. Câu 6: Viết phương trình nhiệt hóa học của các quá trình tạo thành những chất sau từ đơn chất. a. Nước ở trạng thái khí biết rằng khi tạo thành 1 mol hơi nước từ các đơn chất ở trạng thái bền vững nhất trong điều kiện thường giải phóng 214,6 kJ nhiệt. b. Ammonia (NH3) ở trạng thái khí biết để tạo thành 2,5 gam ammonia từ các đơn chất ở trạng thái bền vững nhất trong điều kiện thường giải phóng 22,99 kJ nhiệt. 4
  5. Câu 7: Thạch cao nung (CaSO4.0,5H2O) là hóa chất được sử dụng để đúc tượng, bó bột trong y học. Có thể thu được thạch cao nung bằng cách nung thạch cao sống (CaSO4.2H2O) ở nhiệt độ khoảng 150°C. Phương trình nhiệt hóa học xảy ra 3 như sau: CaSO4.2H2O (s) → CaSO4.0,5H2O (s) + H2O (g) 2 a. Tính biến thiên enthanpy chuẩn cho phản ứng nung thạch cao sống. Nhiệt tạo thành chuẩn của các chất được cho trong bảng sau. Chất CaSO4.2H2O(s) CaSO4.0,5H2O(s) H2O(g) 0 –2021 –1575 –241,82 ∆fH298 (kJ/mol) b. Tính lượng nhiệt cần cung cấp để chuyển 10 kg thạch cao sống thành thạch cao nung ở điều kiện chuẩn. Câu 8. Tính biến thiên enthalpy chuẩn cho phản ứng sau theo năng lượng liên kết CH3COCH3 (l) + 4O2 (g) → 3CO2 (g) + 3H2O (l) Biết propane (CH3COCH3) là chất lỏng, có cấu trúc như sau: Biết năng lượng liên kết được cho trong bảng sau: Liên kết Năng lượng liên kết (kJ/mol) C-C 347 C-H 413 O-H 464 C=O 736 C=O (CO2) 799 O=O 498 Câu 9. Khí thiên nhiên chứa chủ yếu các thành phần chính: methane ( CH 4 ), ethane (C2H6) và một số thành phần khác. Cho các phương trình nhiệt hóa học sau: CH4 (g) + 2O2 (g) → CO2 (g) + 2H 2O(l)  r H o298 = −890,36 kJ 7 C2 H6 (g) + O2 (g) → 2CO2 (g) + 3H 2O(l)  r H o298 = −1559, 7kJ 2 Giả sử, một hộ gia đình cần 10000kJ nhiệt mỗi ngày, sau bao nhiêu ngày sẽ dùng hết bình gas 13 kg khí thiên nhiên với tỉ lệ thể tích của methane : ethane là 85 : 15 (thành phần khác không đáng kể) với hiệu suất hấp thụ nhiệt khoảng 60%) Câu 10*. Ion Ca2+ cần thiết cho máu của người hoạt động bình thường. Nồng độ ion calcium không bình thường là dấu hiệu của bệnh. Để xác định nồng độ ion calcium, người ta lấy mẫu máu, sau đó kết tủa ion calcium dưới dạng calcium oxalate (CaC2O4) rồi cho calcium oxalate tác dụng với dung dịch potassium penmanganate (KMnO4) trong môi trường acid theo phản ứng sau: CaC2O4 + KMnO4 + H2SO4 → CaSO4 + K2SO4 + MnSO4 + CO2↑ + H2O a. Cân bằng phương trình hóa học của phản ứng trên. b. Giả sử calcium oxalate kết tủa từ 1 mL máu một người tác dụng vừa hết với 2,05 mL dung dịch KMnO4 4,88.10-4 M. Xác định nồng độ ion calcium trong máu người đó bằng đơn vị mg Ca2+/100 mL máu. 5
  6. Trường THPT Việt Đức ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II Năm học 2022 – 2023 MÔN: HÓA HỌC 11 A. LÝ THUYẾT 1. Chương 4: Đại cương về hợp chất hữu cơ - Khái niệm hoá học hữu cơ và hợp chất hữu cơ, đặc điểm chung của các hợp chất hữu cơ. - Phân loại hợp chất hữu cơ theo thành phần nguyên tố (hiđrocacbon và dẫn xuất). - Các loại công thức của hợp chất hữu cơ: công thức chung, công thức đơn giản nhất, công thức phân tử. - Nội dung thuyết cấu tạo hoá học, khái niệm đồng đẳng, đồng phân, liên kết đơn, đôi, ba. 2. Chương 5: hidrocacbon no - Định nghĩa hiđrocacbon, hiđrocacbon no và đặc điểm cấu tạo phân tử của chúng. - Viết công thức chung, đồng phân, đọc tên một số ankan đầu dãy đồng đẳng. - Tính chất vật lí, hóa học đặc trưng của ankan. - Phương pháp điều chế metan trong phòng thí nghiệm và khai thác các ankan trong công nghiệp. ứng dụng của ankan. B. BÀI TẬP: *Toàn bộ bài tập trong SGK I. PHẦN TRẮC NGHIỆM Câu 1: Cho những chất sau: NaHCO3 (1); CH3COONa (2); CaC2 (3); CCl4 (4); C2H5OH (5); C2H5Cl (6). Những chất hữu cơ là A. (2), (3), (4), (5). B. (1), (4), (5), (6). C. (1), (3), (5), (6) . D. (2), (4), (5), (6). Câu 2: Chất nào sau đây là dẫn xuất của hiđrocacbon ? A. CH4. B. CaC2. C. CCl4. D. CaCO3. Câu 3: Cho các phát biểu sau: 1. Trong thành phần hợp chất hữu cơ nhất thiết phải có cacbon. 2. Liên kết hóa học chủ yếu trong hợp chất hữu cơ là liên kết cộng hóa trị. 3. Những hợp chất hữu cơ khác nhau có cùng phân tử khối là đồng phân của nhau. 4. Phản ứng hữu cơ thường xảy ra nhanh và không theo một hướng nhất định. Số phát biểu đúng là A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 4: Để xác định sự có mặt của cacbon và hidro trong hợp chất hữu cơ, người ta chuyển hợp chất hữu cơ thành CO2 và H2O, rồi dùng các chất nào sau đây để nhận biết lần lượt CO2 và H2O? A. Ca(OH)2 khan, dung dịch CuSO4. B. Dung dịch Ca(OH)2, CuSO4 khan. C. Dung dịch Ca(OH)2, dung dịch CuSO4. D. Ca(OH)2 khan, CuCl2 khan Câu 5: Công thức đơn giản nhất của hợp chất hữu cơ là A. công thức biểu thị số nguyên tử của mỗi nguyên tố trong phân tử. B. là công thức biểu thị tỉ lệ tối giản về số nguyên tử của các nguyên tố trong phân tử. C. là công thức biểu thị tỉ lệ phần trăm số mol của mỗi nguyên tố trong phân tử. D. là công thức biểu thị tỉ lệ số nguyên tử C và H có trong phân tử. Câu 6: Cho chất X có công thức phân tử là C8H16. Công thức đơn giản nhất của X là A. C4H8 B. C2H4 C. CH2 D. C8H16 Câu 7: Nung một hợp chất hữu cơ X với lượng dư chất oxi hóa CuO người ta thấy thoát ra khí CO2, hơi H2O và khí N2. Chọn kết luận chính xác nhất trong các kết luận sau : A. X có chứa C, H, N và có thể có hoặc không có oxi. B. X là hợp chất của 3 nguyên tố C, H, N. C. Chất X chắc chắn có chứa C, H, có thể có N. D. X là hợp chất của 4 nguyên tố C, H, N, O. 1
  7. Câu 8: Đốt cháy hoàn toàn 1,68 gam một hidrocacbon X có M=84 thu được 5,28 gam CO2. Số nguyên tử cacbon trong phân tử X là A. 6 B. 5 C. 4 D. 7 Câu 9: Thành phần % của C, H, O trong hợp chất Z lần lượt là 54,6% ; 9,1% ; 36,3%. Công thức đơn giản nhất của Z là A. C3H6O B. C2H4O C. C5H9O D. C4H8O2 Câu 10: Chất hữu cơ X có CTĐGN là CH2O, tỉ khối của X so với khí H2 là 30. Công thức phân tử của X là A. (CH2O)n B. CH2O C. C2H4O D. (CH2O)2 Câu 11: Đốt cháy hoàn toàn 3 gam hợp chất hữu cơ X thu được 4,4 gam CO2 và 1,8 gam H2O. Biết tỉ khối của X so với He (MHe = 4) là 15. Công thức phân tử của X là A. CH2O2. B. C2H6O2. C. C2H4O2. D. CH2O. Câu 12: Cấu tạo hoá học là A. số lượng liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử. B. các loại liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử. C. thứ tự liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử. D. bản chất liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử. Câu 13: Các chất có cấu tạo và tính chất hoá học tương tự nhau, thành phần hơn kém nhau một hay nhiều nhóm metylen (-CH2-) được gọi là A. đồng phân. B. đồng vị. C. đồng đẳng. D. đồng khối. Câu 14: Cho các chất có công thức cấu tạo sau: (I) CH2 = CH – CH = CH2 (II) (CH3)2C = CH – CH3 (III) CH2 = CH – CH2 – CH = CH2 (IV) CH2 = CH – CH = CH – CH3 Các chất là đồng phân của nhau là A. II, III B. II, III, IV C. III, IV D. I, II, IV Câu 15: Dãy bao gồm những chất là đồng đẳng của nhau là A. CH4, C3H6, C4H8, C5H10 B. C2H4, C3H6, C4H8, C5H10 C. C2H2, C3H4, C4H6, C5H10 D. CH4, C3H6, C4H8, C5H12 Câu 16: Liên kết đôi giữa hai nguyên tử cacbon gồm A. hai liên kết ϭ. B. một liên kết ϭ và một liên kết . C. hai liên kết . D. một liên kết ϭ và hai liên kết . Câu 17: Số liên kết 𝜎 và 𝜋 có trong chất hữu cơ CH2=CH-C≡CH lần lượt là A. 7; 3 B. 3; 3 C. 3; 2 D. 6; 1 Câu 18: Khi clo hóa metan thu được một sản phẩm thế chứa 89,12% clo về khối lượng. Công thức của sản phẩm là A. CH3Cl. B. CH2Cl2. C. CHCl3. D. CCl4. Câu 19: Công thức chung của ankan là A. CnH2n B. CnH2n-2 C. CnH2n+2 D. CnHn Câu 20: Ankan X có công thức đơn giản nhất là C2H5. Công thức phân tử của X là A. C2H5 B. C4H10 C. C6H14 D. C8H18 Câu 21: Ứng với công thức C5H12 có bao nhiêu ankan đồng phân cấu tạo A. 3 B. 5 C. 4 D. 6 Câu 22: Công thức cấu tạo CH 3 - CH - CH - CH2 - CH3 ứng với tên gọi nào sau đây ? CH3 CH3 A. 2,3-đimetylpentan B. neoheptan C. 2-metylpentan D. 2,2-đimetylpentan 2
  8. Câu 23: Khi cho propan tác dụng với clo theo tỉ lệ mol 1:1 sản phẩm chính thu được là A. 2-clopropan B. 1-clopropan C. 1,2-điclopropan D. 1,1-điclopropan Câu 24: Ankan X có phần trăm khối lượng cacbon bằng 82,76%. Công thức phân tử của X là A. C3H8 B. C4H10 C. C5H12 D. C6H14 Câu 25: Đốt cháy hoàn toàn 3 gam ankan X thu được 4,48 lít CO2 ( đktc). Công thức phân tử của X là A. C3H8 B. C2H6 C. C5H12 D. C4H10 Câu 26: Một hỗn hợp gồm hai chất chất đồng đẳng ankan kế tiếp nhau có khối lượng 24,8 gam. Thể tích tương ứng là 11,2 lít (đktc). Công thức phân tử của hai ankan là A. C2H6, C3H8 B. C3H8, C4H10 C. C4H10, C5H12 D. CH4, C2H6 Câu 27: Cho ankan A có tên gọi: 2-metylpropan. CTPT của A là A. C4H10 B. C3H8 C. C3H6 D. C4H8 Câu 28: Ankan X có công thức phân tử C5H12, khi tác dụng với clo tạo 4 dẫn xuất monoclo. Tên của X là A. pentan. B. isopentan. C. neopentan. D. 2,2-đimetylpropan. Câu 29: Cracking n-Pentan thu được bao nhiêu sản phẩm? A. 4 B. 5 C. 6 D. 7 Câu 30: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm CH4, C2H6 và C4H10 thu được 3,3 gam CO2 và 4,5 gam H2O. Giá trị của m là A. 1,0 B. 1,4 C. 2,0 D. 1,8 II. PHẦN TỰ LUẬN Câu 1: Từ ơgenol (trong tinh dầu hương nhu) điều chế được metylơgenol (M = 178 g/mol) là chất dẫn dụ côn trùng. Kết quả phân tích nguyên tố của metylơgenol cho thấy thành phần % khối lượng các nguyên tố: %C = 74,16%; %H = 7,86%, còn lại là oxi. Lập CTĐGN, CTPT của metylơgenol. Câu 2: Đốt cháy hoàn toàn 5,6 gam hợp chất hữu cơ A thu được 13,2 gam CO2 và 3,6 gam H2O. Tỉ khối của A so với H2 là 28. Xác định CTPT của A. Câu 3: Đốt cháy hoàn toàn 0,30 gam chất A (chứa C, H, O) thu được 0,44 gam CO2 và 0,18 gam H2O. Thể tích hơi của của 0,30 gam chất A bằng thể tích của 0,16 gam khí oxi (ở cùng đk về nhiệt độ và áp suất). Xác định công thức phân tử của chất A. Câu 4: Đốt cháy hoàn toàn 9,2 gam hợp chất hữu cơ X và cho sản phẩm sinh ra lần lượt đi qua bình (1) đựng H2SO4 đặc và bình (2) đựng dung dịch nước vôi trong dư thì thấy khối lượng bình (1) tăng thêm 10,8 gam, còn bình (2) có 40 gam kết tủa. Tìm CTPT của X biết phân tử X chỉ chứa 1 nguyên tử oxi. Câu 5: Ankan A có 14 nguyên tử H. Viết CTCT và gọi tên các đồng phân của ankan A Câu 6: Viết PTHH của các phản ứng sau, xác định sản phẩm chính, sản phẩm phụ (nếu có): a) Cho 1 mol isobutan tác dụng với 1 mol Cl2 chiếu sáng. b) Đốt 2,2-đimetylpropan trong không khí. c) Tách 1 phân tử hidro từ propan. Câu 7: Một ankan A tác dụng với hơi brom cho dẫn xuất brom B. Biết tỉ khối hơi của B đối với không khí bằng 5,207. Tìm CTPT của A, B? Câu 8: Đốt cháy hoàn toàn một hidrocacbon X thu 22,0 gam CO2 và 10,8 gam nước. a) Tìm CTPT hidrocacbon. b) Tìm CTCT và gọi tên X biết khi X tác dụng Cl2 (1:1) cho một sản phẩm monoclo duy nhất. Câu 9: Đốt cháy hoàn toàn 4,6 gam hỗn hợp 2 ankan đồng đẳng kế tiếp thu được 6,72 lít khí CO2 (đktc). Tìm CTPT của 2 ankan. Câu 10: Cracking hoàn toàn 1 ankan không phân nhánh X thu đc hỗn hợp khí Y có tỉ khối hơi đối với H2 là 18. Tìm CTPT của X. 3
  9. SỞ GD – ĐT HÀ NỘI ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GỮA HỌC KỲ II TRƯỜNG THPT VIỆT ĐỨC MÔN HÓA HỌC 12 Năm học : 2022 – 2023 A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM 1. Nêu tính chất vật lí, tính chất hoá học chung của kim loại; 2. nguyên tắc, các phương pháp điều chế kim loại. Viết phương trình hóa học chứng minh. 3. Thế nào là ăn mòn kim loại? So sánh ăn mòn hoá học và ăn mòn điện hoá. Nêu điều kiện xảy ra ăn mòn điện hoá. 4. Sự điện phân là gì? Viết công thức tính khối lượng chất thoát ra trên bề mặt điện cực. B. MỘT SỐ CÂU HỎI THAM KHẢO Câu 1. Kim loại có những tính chất vật lý chung là A. Tính dẻo, tính dẫn điện, nhiệt độ nóng chảy cao. B. Tính dẻo, tính dẫn điện, dẫn nhiệt, có ánh kim. C. Tính dẫn điện và nhiệt, có khối lượng riêng lớn, có ánh kim. D. Tính dẻo, có ánh kim, độ cứng cao. Câu 2. Nguyên nhân của những tính chất vật lí chung của kim loại là do A. Trong tinh thể kim loại có nhiều electron độc thân. B. Trong tinh thể kim loại có các ion dương chuyển động tự do. C. Trong tinh thể kim loại có các electron chuyển động tự do. D. Trong tinh thể có nhiều ion dương kim loại Câu 3. Nguyên tố nào là kim loại trong các nguyên tố có cấu hình e như sau: X1 : [Ar]3d34s2 ; X2 : [Ne]3s23p5 ; X3 : [Ar]4s1 ; X4: [Kr]4d105s25p5 X5: [Ar]3d84s2 A. Cả 5 nguyên tố B. X1, X4, X3 C. X1, X3, X5 D. X3 Câu 4. Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại là A. tính bazơ. B. tính oxi hóa. C. tính axit. D. tính khử. Câu 5. Nhúng một lá Fe nhỏ vào dung dịch dư chứa một trong những chất sau FeCl3, AlCl3, CuSO4, Pb(NO3)2, NaCl, HNO3, H2SO4 (đặc, nóng), NH4NO3. Số trường hợp phản ứng chỉ tạo ra muối Fe(II) là A. 3 B. 4 C. 5 D. 6 Câu 6. Ngâm 1 lá kim loại Ni trong những dung dịch muối sau: MgSO4, NaCl, CuSO4, AlCl3, ZnCl2, Pb(NO3)2, AgNO3. Các muối có phản ứng với Ni là A. MgSO4, Pb(NO3)2, AgNO3 B. MgSO4, NaCl, CuSO4 C. CuSO4, Pb(NO3)2, AgNO3 D. CuSO4, AlCl3, AgNO3 Câu 7. Cho phản ứng: aAl + bHNO3 ⎯⎯ → cAl(NO3)3 + dNO + eH2O. Hệ số a, b, c, d, e là các số nguyên, tối giản. Tổng (d+e) bằng A. 3. B. 4. C. 5. D. 6. Câu 8. Cho một miếng Na vào dung dịch CuCl2 hiện tượng quan sát được A. Có khí thoát ra B. Có khí thoát ra và xuất hiện kết tủa xanh và sau đó tan ra C. Có khí thoát ra và xuất hiện kết tủa xanh D. Có kết tủa màu đỏ của đồng Câu 9. Dãy gồm các kim loại được xếp theo thứ tự tính khử tăng dần từ trái sang phải là A. Mg, Fe, Al. B. Fe, Mg, Al. C. Fe, Al, Mg. D. Al, Mg, Fe. Câu 10. Cho các ion sau: Fe , Fe , Cu . Dãy các ion được sắp xếp theo chiều tính oxi hoá tăng dần từ trái 3+ 2+ 2+ sang phải là A. Fe3+, Cu2+, Fe2+. B. Fe2+, Fe3+, Cu2+. C. Fe2+, Cu2+, Fe3+. D. Cu2+, Fe2+, Fe3+. Câu 11. Cho phản ứng hóa học: Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu. Trong phản ứng trên xảy ra A. sự khử Fe2+ và sự oxi hóa Cu. B. sự khử Fe2+ và sự khử Cu2+. C. sự oxi hóa Fe và sự oxi hóa Cu. D. sự oxi hóa Fe và sự khử Cu2+. Câu 12. X là kim loại phản ứng được với dung dịch H2SO4 loãng, Y là kim loại tác dụng được với dung dịch Fe(NO3)3 nhưng không tác dụng được với dung dịch Fe(NO3)2. Hai kim loại X, Y lần lượt là 1
  10. A. Mg, Ag. B. Ag, Mg. C. Cu, Fe. D. Fe, Cu. Câu 13. Cho hỗn hợp kim loại Mg, Zn, Fe vào dung dịch chứa AgNO3 và Cu(NO3)2. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch X gồm 3 muối và chất rắn Y gồm 3 kim loại. Ba muối trong X là A. Mg(NO3)2, Fe(NO3)3, AgNO3. B. Mg(NO3)2, Zn(NO3)2, Cu(NO3)2. C. Mg(NO3)2, Zn(NO3)2, Fe(NO3)3. D. Mg(NO3)2, Zn(NO3)2, Fe(NO3)2. Câu 14. Cho hỗn hợp bột Al, Fe vào dung dịch chứa Cu(NO3)2 và AgNO3. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp rắn gồm ba kim loại là A. Al, Cu, Ag. B. Fe, Cu, Ag. C. Al, Fe, Ag. D. Al, Fe, Cu. Câu 15. Khi điều chế kim loại, các ion kim loại đóng vai trò là chất A. bị khử. B. nhận proton. C. bị oxi hoá. D. cho proton. Câu 16. Phương trình hóa học nào sau đây biểu diễn cách điều chế Ag từ AgNO3 theo phương pháp thuỷ luyện? A. 2AgNO3 + Zn → 2Ag + Zn(NO3)2 B. 2AgNO3 → 2Ag + 2NO2 + O2 C. 4AgNO3 + 2H2O → 4Ag + 4HNO3 + O2 D. Ag2O + CO → 2Ag + CO2. Câu 17. Hai kim loại có thể điều chế bằng phương pháp nhiệt luyện là A. Na và Cu. B. Fe và Cu. C. Mg và Zn. D. Ca và Fe. Câu 18. Cho khí CO dư đi qua hỗn hợp gồm CuO, Al2O3, MgO (nung nóng). Khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn gồm A. Cu, Al, MgO. B. Cu, Al, Mg. C. Cu, Al2O3, MgO. D. Cu, Al2O3, Mg. Câu 19. Để loại bỏ kim loại Cu ra khỏi hỗn hợp bột gồm Ag và Cu, người ta ngâm hỗn hợp kim loại trên vào lượng dư dung dịch A. AgNO3. B. HNO3. C. Cu(NO3)2. D. Fe(NO3)2. Câu 20. Cho các phương trình điện phân sau, phương trình viết sai là A. 4AgNO3 + 2H2O (đpdd) → 4Ag + O2 + 4HNO3 B. Na2SO4+ 2H2O (đpdd) → 2Na + O2 + H2SO4 C. 2NaCl (đpnc) → 2Na + Cl2 D. CuBr2 (đpdd) → Cu + Br2 Câu 21. Khi điện phân NaCl nóng chảy (điện cực trơ), tại catôt xảy ra A. sự khử ion Cl-. B. sự oxi hoá ion Cl-. C. sự oxi hoá ion Na+. D. sự khử ion Na+. Câu 22. Trong quá trình điện phân dung dịch CuSO4 với điện cực graphit xảy ra A. sự khử nước tại catot và sự oxi hóa nước tại anot. B. sự khử Cu2+ tại catot và sự oxi hóa nước tại anot. C. sự khử Cu2+ tại catot và sự oxi hóa SO42− tại anot. D. sự khử nước tại catot và sự oxi hóa SO42− tại anot. Câu 23. Cho các hợp kim sau: Cu-Fe (I); Zn-Fe (II); Fe-C (III); Sn-Fe (IV). Khi tiếp xúc với dung dịch chất điện li thì các hợp kim mà trong đó Fe đều bị ăn mòn trước là: A. I, II và III. B. I, II và IV. C. I, III và IV. D. II, III và IV. Câu 24. Để bảo vệ vỏ tàu biển làm bằng thép người ta thường gắn vào vỏ tàu (phần ngâm dưới nước) những tấm kim loại A. Cu. B. Zn. C. Sn. D. Pb. Câu 25. Tiến hành các thí nghiệm sau: (a) Cho Hợp kim Fe-C tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng. (b) Cho Fe tác dụng với dung dịch Fe(NO3)3. (c) Cho Al tác dụng với dung dịch hỗn hợp gồm HCl và CuSO4. (d) Cho Fe tác dụng với dung dịch Cu(NO3)2. (e) Cho Al và Fe tác dụng với khí Cl2 khô. Trong các thí nghiệm trên, số thí nghiệm có hiện tượng ăn mòn điện hóa học là A. 5. B. 2. C. 4. D. 3. Câu 26. Trường hợp nào sao đây thu được sản phẩm là kim loại ? A. Dẫn khí H2 qua ống sứ chứa MgO nung nóng. B. Trộn hai dung dịch Fe(NO3)2 và AgNO3. C. Cho kim loại Cu vào dung dịch Fe2(SO4)3. 2
  11. D. Cho kim loại Na vào dung dịch CuSO4. Câu 27. Phát biểu nào dưới đây không đúng ? A. Nguyên tắc chung để điều chế kim loại là khử ion kim loại thành nguyên tử kim loại. B. Bản chất của ăn mòn kim loại là quá trình oxi hóa - khử. C. Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại là tính khử. D. Các kim loại Mg, Na và Fe đều khử được ion Cu2+ trong dung dịch thành Cu. Câu 28. Thực hiện các thí nghiệm sau (a) Sục khí CO2 vào dung dịch NaOH dư (b) Cho Fe3O4 vào dung dịch H2SO4 loãng (dư). (c) Cho Fe3O4 vào dung dịch HNO3 loãng (dư). (d) Hòa tan hết hỗn hợp Cu và Fe2O3 (có số mol bằng nhau) vào dung dịch HCl loãng (dư). (e) Cho Cu tác dụng với dung dịch Fe2(SO4)3 (tỉ lệ mol 1 : 1). Trong các thí nghiệm trên, sau phản ứng, số thí nghiệm tạo ra hai muối là A. 4. B. 3. C. 2. D. 1. Câu 29. Cho các phát biểu sau: (a) Điện phân dung dịch NaCl (điện cực trơ), thu được khí H2 ở catot. (b) Cho CO dư qua hỗn hợp Al2O3 và CuO đun nóng, thu được Al và Cu. (c) Nhúng thanh Zn vào dung dịch chứa CuSO4 và H2SO4, có xuất hiện ăn mòn điện hóa. (d) Kim loại có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất là Hg, kim loại dẫn điện tốt nhất là Ag. (e) Cho dung dịch AgNO3 dư vào dung dịch FeCl2, thu được chất rắn gồm Ag và AgCl. Số phát biểu đúng là A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 30. Cho các phát biểu: (a) Các nguyên tố ở nhóm IA đều là kim loại. (b) Tính dẫn điện của kim loại giảm dần theo thứ tự: Ag, Cu, Au, Al, Fe. (c) Kim loại Na khử được ion Cu2+ trong dung dịch thành Cu. (d) Nhôm bị ăn mòn điện hóa khi cho vào dung dịch chứa Na2SO4 và H2SO4. (e) Cho Fe vào dung dịch AgNO3 dư, sau phản ứng thu được dung dịch chứa hai muối. (g) Cho Mg vào dung dịch FeCl3 dư, sau phản ứng thu được Fe. Số phát biểu đúng là A. 3. B. 2. C. 1. D. 4. Câu 31. Bao nhiêu gam Clo tác dụng vừa đủ kim loại nhôm tạo ra 26,7 gam AlCl3? A. 21,3 gam B. 12,3 gam. C. 13,2 gam. D. 23,1 gam. Câu 32. Cho 5 gam hỗn hợp X gồm Ag và Al vào dung dịch HCl dư. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 3,36 lít khí H2 (đktc). Phần trăm khối lượng của Al trong X là A. 54,0%. B. 49,6%. C. 27,0%. D. 48,6%. Câu 33. Hoà tan hoàn toàn 7,8 gam hỗn hợp gồm Mg, Al trong dung dịch HCl dư thấy tạo ra 8,96 lít khí H2 (đkc). Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam muối khan. Giá trị của m là A. 18,1 gam. B. 36,2 gam. C. 54,3 gam. D. 63,2 gam. Câu 34. Ngâm một lá Fe trong dung dịch CuSO4. Sau một thời gian phản ứng lấy lá Fe ra rửa nhẹ làm khô, đem cân thấy khối lượng tăng thêm 1,6 gam. Khối lượng Cu bám trên lá Fe là bao nhiêu gam? A. 12,8 gam. B. 8,2 gam. C. 6,4 gam. D. 9,6 gam. Câu 35. Ngâm lá kẽm trong dung dịch chứa 0,1 mol CuSO4. Phản ứng xong thấy khối lượng lá kẽm: A. tăng 0,1 gam. B. tăng 0,01 gam. C. giảm 0,1 gam. D. tăng 6,4g. Câu 36. Cho V lít hỗn hợp khí (ở đktc) gồm CO và H2 phản ứng với một lượng dư hỗn hợp rắn gồm CuO và Fe3O4 nung nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng hỗn hợp rắn giảm 0,32 gam. Giá trị của V là A. 0,448. B. 0,112. C. 0,224. D. 0,560. Câu 37. Để khử hoàn toàn 30 gam hỗn hợp CuO, FeO, Fe2O3, Fe3O4, MgO cần dùng 5,6 lít khí CO (ở đktc). Khối lượng chất rắn sau phản ứng là A. 28 gam. B. 26 gam. C. 22 gam. D. 24 gam. 3
  12. Câu 38. Điện phân bằng điện cực trơ dung dịch muối sunfat của kim loại hoá trị II với dòng điện có cường độ 6A. Sau 29 phút điện phân thấy khối lượng catot tăng lên 3,45 gam. Kim loại đó là: A. Zn. B. Cu. C. Ni. D. Sn. Câu 39. Hoà tan 6,4 gam Cu bằng axit H2SO4 đặc, nóng (dư), sinh ra V lít khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của V là A. 4,48. B. 6,72. C. 3,36. D. 2,24. Câu 40. Hòa tan hoàn toàn 5,85 gam bột kim loại M vào dung dịch HCl, thu được 7,28 lít khí H 2 (đktc). Kim loại M là A. Mg. B. Al. C. Zn. D. Fe. Câu 41. Điện phân NaCl nóng chảy với cường độ dòng điện 9,65A, trong thời gian 1000 giây, thu được 1,61 gam Na. Hiệu suất quá trình điện phân là: A. 60% B. 90% C. 80% D. 70% Câu 42. Cho 1,35 gam hỗn hợp A gồm Cu, Mg, Al tác dụng với dung dịch HNO3 dư thu được 1,12 lít khí NO và NO2 (đktc) có khối lượng trung bình là 42,8. Tổng khối lượng muối nitrat sinh ra là: A. 9,65 gam. B. 5,69 gam. C. 4,24 gam. D. 7,28 gam. Câu 43: Cho 2,7 gam bột Al tác dụng với 150 ml dung dịch X chứa Fe(NO3)3 0,5 M và Cu(NO3)2 0,5 M. Sau khi kết thúc phản ứng thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là: A. 6,9 gam. B. 18,0 gam. C. 13,8 gam. D. 9,0 gam. Câu 44. Cho hỗn hợp gồm 0,81 gam bột Al và 0,84 gam Fe vào 800 ml dung dịch gồm AgNO3 0,12 M và Cu(NO3)2 0,75M. Sau khi kết thúc phản ứng thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là A. 11,136 B. 10,638 C. 10,836 D. 10,368 Câu 45. Cho hỗn hợp gồm Ba và Na vào nước thu được 4,48 lít khí (đktc) và và dung dịch X. Cho dung dịch X tác dụng với 200 ml dung dịch hỗn hợp HCl 0,5M và CuCl2 1 M thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là A. 29,4 B. 9,8 C. 19,6 D. 14,7 Câu 46: Cho hỗn hợp X gồm 0,3 mol Mg; x mol Zn tác dụng với dung dịch Y chứa 0,1 mol Fe2(SO4)3; 0,2 mol CuSO4. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 24 gam chất rắn và dung dịch A. Cô cạn dung dịch A thu được m gam muối khan. Giá trị của x và m lần lượt là: A. 0,2 mol và 62,8 gam B. 0,2 mol và 68,2 gam C. 0,4 mol và 62,8 gam D. 0,4 mol và 68,2 gam Câu 47: Cho 29,8 gam hỗn hợp bột gồm Zn và Fe vào 600 ml dung dịch CuSO4 0,5M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X và 30,4 gam hỗn hợp kim loại. Phần trăm về khối lượng của Fe trong hỗn hợp ban đầu là A. 56,37%. B. 64,42%. C. 43,62%. D. 37,58%. Câu 48. Hòa tan hết m gam hỗn hợp Z gồm Mg, Al, MgO trong dung dịch chứa KHSO4 và 1,02 mol HNO3. Sau phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y chỉ chứa muối và 24,192 lít hỗn hợp khí X gồm H 2, NO2 và NO có tỉ lệ mol tương ứng là 5:3:10. Cho NaOH dư vào Y thấy có 6,84 mol NaOH phản ứng đồng thời xuất hiện 52,2 gam kết tủa. Phần trăm khối lượng của MgO trong hỗn hợp Z là A. 29,41% B. 28,26% C. 32,14% D. 28,36% Câu 49: Để m gam hỗn hợp E gồm Al, Fe và Cu trong không khí một thời gian thu được 34,36 gam hỗn hợp X gồm các kim loại và oxit. Cho 8,96 lít khí CO qua X nung nóng, thu được hỗn hợp rắn Y và hỗn hợp khí Z có tỉ khối so với H2 là 18. Hòa tan hoàn toàn Y trong dung dịch chứa 1,92 mol HNO3, thu được dung dịch chỉ chứa 129,4 gam muối và 4,48 lít hỗn hợp khí T gồm NO và N2. Tỉ khối của T so với H2 là 14,5. Các khí đo ở đktc. Giá trị của m là A. 28,2. B. 31,2. C. 29,4. D. 30,2. Câu 50. Điện phân dung dịch gồm CuSO4 0,16M và NaCl 0,08M ( điện cực trơ, màng ngăn xốp) với cường độ dòng điện 1,34A. Sau thời gian t giờ thu được dung dịch Y chứa hai chất tan có khối lượng giảm 3,84 gam so với dung dịch ban đầu. Cho bột nhôm dư vào Y thu được 672 ml khí H2 (đktc). Giải thiết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, hiệu suất điện phân 100%. Giá trị của t là A. 1,2 B. 1,8 C. 2,4 D. 1,6 ------ HẾT ------ 4
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2