intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 8 năm 2020-2021 - Trường THCS Võng Xuyên

Chia sẻ: Tỉnh Bách Nhiên | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:4

22
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn và các em học sinh cùng tham khảo Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 8 năm 2020-2021 - Trường THCS Võng Xuyên để rèn luyện, củng cố kiến thức. Đây còn là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho giáo viên trong quá trình giảng dạy môn Lịch sử 8. Mời quý thầy cô và các bạn cùng tham khảo đề cương.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 8 năm 2020-2021 - Trường THCS Võng Xuyên

  1. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA KÌ II Môn: Lịch sử 8  Năm học: 2020­2021 I. Trắc nghiệm Câu 1: Sự  kiện nào được coi là mốc mở  đầu cho quá trình xâm lược Việt Nam của  thực dân Pháp? A. Tháng 9/1858, liên quân Pháp – tây Ban Nha tấn công Đà Nẵng B. Tháng 2/1859, Pháp nổ súng tấn công Gia Định C. Tháng 8/1883, hạm đội của Pháp tấn công cửa biển Thuận An D. Tháng 4/1882, Pháp nổ súng tấn công và chiếm được Hà Nội Câu 2: Địa điểm đầu tiên Pháp chọn tấn công xâm lược Việt Nam vào giữa thế kỉ XIX  là: A. Đà Nẵng B. Huế C. Gia Định  D. Hà Nội Câu 3: Ba tỉnh miền Tây Nam Kì rơi vào tay Pháp là: A. Gia Định, Định Tường, Biên Hòa B. An Giang, Vĩnh Long, Hà Tiên C. Định Tường, An Giang, Biên Hòa D. Gia Định, Vĩnh Long, Hà Tiên Câu 4:Sự kiện nào đánh dấu Việt Nam chính thức trở thành thuộc địa của Pháp? A. Hiệp ước Hác­măng được kí kết (1883) B. Pháp chiếm được thành Hà Nội (1882) C. Hiệp ước Giáp Tuất được kí kết (1874) D. Hiệp ước Pa­tơ­nốt được kí kết (1884) Câu 5: Thực dân Pháp xâm lược VIệt Nam vào giữa thế kỉ XIX vì: A. Chế độ phong kiến Việt Nam lâm vào khủng hoảng B. người dân Việt Nam chưa được khai hóa văn minh C.đáp ứng nhu cầu phát triển của chủ nghĩa đế quốc D. đạo Thiên Chúa chưa được truyền bá vào Việt Nam Câu 6: Cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược Việt Nam cuối thế  kỉ  XIX thất bại  chủ yếu là do: A. Thực dân Pháp được sự giúp đỡ của chủ nghĩa tư bản B. Triều đính không kiên quyết chống Pháp C. Nhân dân không phối hợp với triều đình chống Pháp D. Triều đình không đứng lên chống Pháp Câu 7: Năm 1873, thực dân Pháp lấy cớ gì đem quân đánh chiếm Bắc Kì? A. Lấy cớ giải quyết vụ Đuy­puy B. Triều đình vi phạm hiệp ước Giáp Tuất C. Triều Nguyễn giao thiệp với nhà Thanh không thông qua Pháp D. Giải quyết mâu thuẫn giữa thực dân Pháp và nhà Thanh Câu 8: Tại thành Hà Nội, chỉ huy quân đội triều đình chống Pháp là:
  2. A. Nguyễn Tri Phương B. Hoàng tá Viêm    C. Lưu Vĩnh Phúc D. Phan Thanh Giản Câu 9: Tháng 7/1860, quân Pháp ở Gia Định trong tình thế: A. Chỉ có khoảng gần 1000 tên dàn mỏng trên chiến tuyến dài hơn 10km B. Chỉ có khoảng 100 tên cố thủ trong thành Gia Định C. bị quân ta tấn công liên tiếp và rút chạy ra biển D. bị bao vây, tiêu diệt chỉ còn khoảng 100 tên và phải cố thủ trên các tàu chiến. Câu 10: Thực dân Pháp chọn Đà Nẵng tấn công là để:  A. Thực hiện kế hoạch “ đánh nhanh thắng nhanh” B. Làm bàn đạp tấn công Gia Định C. Thực hiện kế hoạch “Chinh phục từng gói nhỏ” D. Chiếm lấy kho lương thực của VIệt Nam. Câu 11: Trong suốt thời gian hoạt động, Đề Thám mấy lần giảng hòa với Pháp A.1  B. 2 C.3 D.4 Câu 12: Đặc điểm giai đoạn 1884­1892 của cuộc khởi nghĩa Yên Thế ở Việt Nam là: A. Vừa chiến đấu vừa xây dựng B. Chiến đấu quyết liệt C. Hoạt động lẻ tẻ, tự phát D. Hòa hoãn với thực dân Pháp II. Tự luận Câu 1: Kể  tên các cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào Cần Vương. Trong các cuộc  khởi nghĩa đó, cuộc khởi nghĩa nào là tiêu biểu nhất? Tại sao? Trình bày hiểu biết của  em về cuộc khởi nghĩa đó. Gợi ý: * Kể tên: * Cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất là khởi nghĩa Hương Khê, vì: ­ Thời gian: dài nhất. Diễn ra trong cả 2 giai đoạn của phong trào Cần Vương. ­ Địa bàn: Rộng ( phân tích rõ hơn) ­ Quân đội được tổ chức chặt chẽ, quy củ ( 15 quân thứ) ­ Tạo ra xưởng chế  tạo vũ khí, đặc biệt Cao Thắng chế  tạo ra súng trường theo mẫu của   Pháp ­ Lực lượng đông đảo, bao gồm cả dân tộc thiểu số ­ Lối đánh linh hoạt, sáng tạo, chủ động, gây ra cho Pháp nhiều tổn thất. * Hiểu biết của em về cuộc khởi nghĩa Hương Khê: ­ THời gian: ­ Lãnh đạo: ­ Địa bàn: ­ Diễn biến ­ Kết quả:
  3. Câu 2: Tại sao thực dân Pháp chọn Đà Nẵng làm điểm mở đầu trong cuộc chiến tranh   xâm lược Việt Nam vào giữa thế kỉ XIX? Gợi ý: Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng tấn công Đà Nẵng, mở đầu quá trình xâm lược Việt Nam.   Pháp chọn Đà Nẵng làm điểm mở đầu trong cuộc chiến tranh xâm lược vì: ­ Đà Nẵng có vị trí thuận lợi.  + Đây là cảng nước sâu, kín gió, tàu chiến lớn của Pháp có thể ra vào dễ dàng. + Gần kinh đô Huế, thuận lợi cho Pháp thực hiện kế hoạch “ đánh nhanh thắng nhanh” + Gần đồng bằng Quảng Nam – Quảng Ngãi là vựa lúa của miến Trung.=> Pháp có thể  chiếm vùng này để cung cấp nguồn lương thực tại chỗ. ­ Pháp khó giành thắng lợi khi đánh vào Huế: + Là kinh đô, quân số đông, nhiều công trình phòng thủ kiên cố + Triều Nguyễn sẽ kiên quyết chiến đấu + Cửa Thuận An không thuận lợi cho tàu thuyền Pháp neo đậu. Câu 3: Phân tích nguyên nhân thất bại và ý nghĩa lịch sử của phong trào Cần Vương và   khởi nghĩa Yên Thế cuối thế kỉ XIX ở Việt Nam. Gợi ý: * Nguyên nhân thất bại: ­ Khách quan: + Thực dân Pháp mạnh hơn ( phân tích) + Sự nhu nhược của triều đình thông qua việc kí các hiệp ước đầu hàng ­ Chủ quan: + Thiếu tổ  chức, lãnh đạo thống nhất trong cả  nước. Các cuộc khởi nghĩa mang tính địa  phương, nổ ra lẻ tẻ, chưa có sự liên kết, chưa tập hợp được lực lượng trên quy mô cả nước + Trang bị vũ khí thô sơ + Hình thức đấu tranh chưa phong phú ( đấu tranh vũ trang) + Thiếu giai cấp lãnh đạo và đường lối đúng đắn. * ý nghĩa lịch sử ­ Phong trào Cần Vương là phong trào yêu nước theo hệ tư tưởng phong kiến mang tính tự  giác, có tính dân tộc và nhân dân ­ Làm chậm quá trình bình định của Pháp. Cổ vũ phong trào yêu nước. ­ Sự thất bại của phong trào đánh dấu sự  thất bại hoàn toàn của con đường cứu nước theo  tư tưởng phong kiến. Câu 4: Dựa vào kết quả của trào lưu cải cách duy tân cuói thế  kỉ XIX ở Việt Nam và  cuộc Duy tân Minh Trị   ở Nhật Bản, anh/chị hãy cho biết những yếu tố nào tác động  đến sự thành bại của một cuộc cải cách, duy tân?
  4. Gợi ý: ­ Nửa sau thế kỉ XIX, chế độ phong kiến Việt Nam và Nhật Bản đều lâm vào khủng hoảng  và đứng trước nguy cơ  xâm lược từ  các nước đế  quốc. Trong bối cảnh đó, cả  hai nước đã  xuất hiện các đề nghị cải cách, duy tân nhưng với kết quả khác nhau: Nhật Bản thành công  đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng còn Việt Nam thất bại. ­ Yếu tố tác động đến sự thành bại của cuộc cải cách, duy tân là: + Phải tiến hành sớm để nhanh chóng đưa đất nước thoát ra khỏi khủng hoảng + Vai trò của người lãnh đạo trong cuộc cải cách. Đây là yếu tố  quan trọng quyết định đến  sự thành hay bại của cuộc cải cách + Nội dung cải cách cần toàn diện, phù hợp với đều kiện thực tế của đất nước + Cần có sự ủng hộ của quần chúng nhân dân.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2