intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề tài thảo luận: Tìm hiểu về phân lân vi sinh

Chia sẻ: Lê Thu Trang | Ngày: | Loại File: PPTX | Số trang:17

205
lượt xem
26
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài thảo luận "Tìm hiểu về phân lân vi sinh" giới thiệu đến người học những nội dung tổng quan về tình hình sản xuất và sử dụng phân vi sinh, các dạng và sự chuyển hóa lân, phân vi sinh phân giải phosphate khó tan, ưu điểm và nhược điểm của phân lân vi sinh trên thị trường hiện nay,...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề tài thảo luận: Tìm hiểu về phân lân vi sinh

  1. BÀI THẢO  LUẬN NHÓM ĐỀ TÀI THẢO LUẬN:  TÌM HIỂU VỀ PHÂN LÂN VI  SINH
  2. MỤC LỤC  PHẦN I: MỞ ĐẦU I. Đặt vấn đề II Tổng quan về tình hình sản xuất và sử dụng phân vi sinh  PHẦN II: NỘI DUNG I. Các dạng và sự chuyển hóa lân II. Phân vi sinh phân giải phosphate khó tan (phân lân vi sinh) 1. Định nghĩa 2. Quá trình sản xuất 2.1 Phân lập và tuyển chọn giống VSV phân giải lân 2.2 Nhân sinh khối, xử lý sinh khối và tạo sản phẩm 3. Ưu điểm và nhược điểm của phân lân VS trên thị trường hiện nay 4. Phương pháp bón phân lân VS 5. Hiệu quả của phân lân VS  PHẦN III: KẾT LUẬN I. Kết luận II. Khuyến nghị
  3. PHẦN I: MỞ ĐẦU I. ĐẶT VẤN ĐỀ  Trong sản xuất nông nghiệp, phân bón có một vai trò quan trọng quyết định  cả về chất lượng và sản lượng thu hoạch. Trên thế giới cũng như ở nước ta  đã có nhiều công trình nghiên cứu giúp cho nông dân biết lựa chọn những  loại phân có ích nhất và cách sử dụng phân . Hiện nay có rất nhiều dạng  phân bón khác nhau đã được sử dụng trong nông nghiệp như: phân hóa học  dưới dạng đa lượng hoặc vi lượng: phân hữu cơ, phân sinh học, phân vi  sinh  Phân bón vi sinh do Noble Hiltner sản xuất đầu tiên tại Đức năm 1896 và  được đặt tên là Nitragin, Sau đó phát triển sản xuất tại một số nước khác  như ở Mỹ (1896), Canada(1905), Nga(1907), Anh (1910) và Thụy Điển  ( 1914). Nitragin là loại phân được chế tạo bởi vi khuẩn Rhizolium do  Beijerink phân lập năm 1888 và được Fred đặt tên năm 1889 dùng để bón  cho các loại cây thích hợp cho họ đậu.   Từ đó cho đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu nhằm ứng dụng  và mở rộng việc sản xuất các loại phân bón vi sinh cố định Nito mà thành 
  4. II. Tổng quan về tình hình sản xuất và sử  dụng phân Vi sinh   Phân bón vi sinh do Noble Hiltner sản xuất đầu tiên tại Đức năm 1896 và được  đặt tên là Nitragin, Sau đó phát triển sản xuất tại một số nước khác như ở  Mỹ(1896), Canada(1905), Nga(1907), Anh(1910) và Thụy Điển(1914). Nitragin  là loại phân được chế tọ bởi vi khuẩn Rhizolium do Beijerink phân lập năm  1888 và được Fred đặt tên năm 1889 dùng để bón cho các loại cây thích hợp  của họ đậu.  Từ đó cho đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu nhằm ứng dụng và mở  rộng việc sản xuất các loại phân bón vi sinh cố định nito mà thành phần còn  được phối hợp thêm một số VSV có ích khác như một số xạ khuẩn cố định  sống tự do, các vi khuẩn cố định nito hoặc một số chủng VSV có khả năng  hóa các nguồn dự trữ phospho và kali dạng khó tan với số lượng lớn có trong  đất mùn, than bùn, trong các quặng apatit, phosphoric..v.v.chuyển chúng thành  dạng dễ hòa tan, cây trồng có thể hấp thụ được  Do đó phân vi sinh đang được sử dụng rộng rãi trong nông nghiệp bởi những  lợi ích của nó
  5. Phân vi sinh đang dần được sử dụng   trong nông nghiệp Người dân sử dụng phân lân  Phân lân vi sinh còn được dùng  đẻ bón cho lạc để bón cho lúa và cây ăn quá
  6. PHẦN II: NỘI DUNG I. Các dạng lân và sự chuyển hóa lân  Lân trong đất gồm hai dạng chính q Lân hữu cơ: Có trong cơ thể động vật, thực vật, vi sinh vật  thường găp ở các hợp chất chủ yếu như: phytin, phospholipit,  axit nucleic. Trong không bào người ta còn thấy phân lân vô cơ  ở dạng octhophosphate làm nhiệm vụ đệm và chất dự trữ. q Lân vô cơ: Thường ở trong các dạng khoáng như apatit,  phosphoric, phosphate sắt, phosphate nhôm
  7. Sự chuyển hóa lân  Sự chuyển hóa lân vô cơ: v VSV phân giải: Vi khuẩn Pseudomonas, Alcaligenes,  Achromobacter, Agrobacterium, Aerobacter,..v.v. Bên cạnh đó  thì nấm cũng có tác dụng trong quá trình hòa ta hợp chất như  Penicillium, Aspergillus.v..v v Cơ chế hòa tan phospho Quá trình phan giải theo phương trình sau: Ca3(PO4)2 + 4CO2  + 4H2O  Ca(H2PO4)2 + 2  Ca(HCO3)2 Ngòai ra phosphat khó tan cũng được chuyển thành dạng dễ  tan dưới tác dụng của axit hữu cơ (cacsbonsilic axit) do VSV tiết  ra. 
  8.  Sự chuyển hóa lân hữu cơ: Ø Vi sinh vật phân giải:  Giống Bacillus, B. Megaterium,  B.subillis, B. Malaberensis Ø Cơ chế phân giải:    Nhiều VSV đất có men dephotphoryasa phân giải  phytin theo phản ứng sau: Nucleprotit  axit nucleic  nucleotit  H3PO4
  9. II. Phân vi sinh phân giải phosphate  khó tan 1. Định nghĩa: Phân vi sinh phân giải  phosphate khó tiêu: là sản  phẩm chứa một hay nhiều  chủng vi sinh vật sống, đã  được tuyển chọn với mật độ  đạt theo tiêu chuẩn hiện hành  có khả năng chuyển hoá hợp  chất photpho khó tan thành  VK phân giải lân: Nấm phân giải lân: Pseudomonas penicillium dạng dễ tiêu cung cấp cho đất  và cây trồng, 
  10. 2. Quá trình sản xuất 2.1 Phân lập và tuyển chọn giống VSV phân giải lân  Cây chỉ có thể hút được lân từ đất dưới dạng hoà tan trong dung dịch đất. Vì vậy,  cây chỉ có thể hút được lân ở dạng dễ tiêu trong đất. Lân ở dạng khó tan trong đất cây không  hút được. Vì vậy, có nhiều loại đất như đất đỏ bazan, đất đen, v.v.. hàm lượng lân trong đất  khá cao, nhưng cây không hút được vì lân ở dưới dạng khó hoà tan.               Trong đất thường tồn tại một nhóm vi sinh vật có khả năng hoà tan lân. Nhóm vi sinh  vật này được các nhà khoa học đặt tên cho là nhóm HTL (hoà tan lân, các nước nói tiếng Anh  đặt tên cho nhóm này là PSM – phosphate solubilizing microorganisms).               Nhóm hoà tan lân bao gồm: Aspergillus niger, một số loài thuộc các chi vi khuẩn  Pseudomonas, Bacillus, Micrococens. Nhóm vi sinh vật này dễ dàng nuôi cấy trên môi trường  nhân tạo. Nhiều nơi người ta đã đưa trộn sinh khối hoặc bào tử các loại vi sinh vật hoà tan lân  sau khi nuôi cấy và nhân lên trong phòng thí nghiệm, với bột phosphorit hoặc apatit rồi bón cho  cây. Sử dụng các chế phẩm vi sinh vật HTL đem lại hiệu quả cao ở những vùng đất cây bị  thiếu lân.               Một số loài vi sinh vật sống cộng sinh trên rễ cây có khả năng hút lân để cung cấp cho  cây. Trong số này, đáng kể là loài VA mycorrhiza. Loài này có thể hoà tan phosphat sắt trong đất  để cung cấp lân cho cây. Ngoài ra loài này còn có khả năng huy động các nguyên tố Cu, Zn,  Fe… cho cây trồng. Nhiều nơi người ta sử dụng VA mycorrhiza đã làm tăng năng suất cam,  chanh, táo, cà phê… Nuôi cấy VA mycorrhiza trên môi trường nhân tạo rất khó. Vì vậy hiện nay  các chế phẩm có chưa VA mycorrhiza chỉ có bán rất hạn chế trên thị trường phân bón Mỹ.              
  11. 2.2 Nhân sinh khối, xử lý sinh khối và tạo sản phẩm Trong quá trình sản xuất phân lân vi sinh hiện nay  người ta sử dụng chủng giống vi sinh được lựa chọn  (chủng gốc), người ta tiến hành nhân sinh khối, xử lý  sinh khối và tạo sản phẩm phân lân vi sinh. Thông  thường để sản xuất phân lân vi sinh từ vi khuẩn, người  ta sử dụng phương pháp lên men chìm(Submerged  culture) trong các nồi lên men xốp. Sản phẩm tạo ra của  phương pháp lên men xốp là chế phẩm dạng sợi hoặc  chế phẩm bào tử.
  12. 3. Ưu điểm và nhược điểm của phân lân Vi sinh trên thị  trường hiện nay.  Ưu điểm q Phân lân vi sinh và các chủng vi sinh vật này không ảnh  hưởng xấu đến người, động thực vật, môi trường sinh thái  và chất lượng nông sản  q Trên thị trường hiện nay dòng phân lân vi sinh thuần túy  rất ít, chủ yếu là dạng phân vi sinh tổng hợp kết hợp giữa  các dòng vi sinh vật có khả năng phân giải nito, phospho,  kali...
  13.  Nhược điểm Bên cạnh những ưu điểm của phân lân vi sinh còn có những  nhược điểm như: 1. Không ổn định về chất lượng, bởi vì yếu tố đảm bảo chất  lượng của phân là hàm lượng vi sinh vật và chủng vi sinh vật  trong phân, nếu phân không đảm bảo được hàm lượng vi sinh  vật và chủng vi sinh vật sẽ dẫn đến phân kém chất lượng 2. Nếu ta sử dụng không đúng hay chủng vi sinh vật không phù  hợp sẽ ảnh hương đến hệ sinh vật trong đất đồng thời gây ô  nhiễm môi trường... 3. Hiện nay trên thị trường chủ yếu là phân vi sinh hỗn hợp do đó  tác dụng chuyên hóa và hiệu quả không cao, tác dụng chậm,  chủ yếu dùng để bón lót, chưa được nhà nông sử dụng rộng rãi  như phân vô cơ
  14. 4. Phương pháp bón phân lân vi sinh  Phân lân thường được dùng bón trực tiếp vào đất, người ta ít  dùng loại phân này để trộn vào hạt. Có nhiều cách bón khác  nhau: 1. Có thể trộn đều chế phẩm với đất nhỏ tơi, sau đó đem rắc đều  vào luống trước khi gieo hạt (nếu là ruộng cạn), rắc đều ra  mặt ruộng (nếu là ruộng nước). 2. Có thể đem chế phẩm ủ hoặc trộn với phân chuồn hoai, sau đó  bón đều vào luống rồi gieo hạt (nếu là ruộng cạn), rắc đều mặt  ruộng (nếu là ruộng nước) 3. Có thể trộn chế phẩm VSV với đất hoặc với phân chuồng hoai  sau đó bón thúc sơm cho cây ( càng sớm càng tốt),
  15. PHẦN III: TỔNG KẾT  Kết luận: Nhu cầu sử dụng phân bón hữu cơ ngày càng tăng. Sử dụng phân bón hữu cơ sẽ thay thế dần việc bón phân hóa học trên đồng ruộng,  trồng trọt mà vẫn đảm bảo nâng cao năng suất thu hoạch. Sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh về lâu dài sẽ dần dần trả lại độ phì nhiêu cho đất  như làm tăng lượng phospho và kali dễ tan trong đất canh tác, cải tạo, giữ độ bền của  đất đối với cây trồng nhờ khả năng  cung cấp hàng loạt các chuyển hóa chất khác khau  liên tục do nhiều quần thể vi sinh vật khác nhau tạo ra. Việc sử dụng phân bón hữu có vi sinh còn có ý nghĩa lớn là tăng cường bảo vệ môi  trường sống, giảm tính độc hại do hóa chất trong các loại nông sản thực phẩm do lạm  dụng phân bón hóa học Giá thành hạ, nông dân dễ chấp nhận, có thể sản xuất được tại địa phương và giải  quyết được việc làm cho một số lao động, ngoài ra còn giảm chi phí ngoại tệ nhập  khẩu phân hóa học  Phân bón mang lại lợi nhuận cho người nông dân
  16.  Khuyến nghị Cần khuyến khích và hướng dẫn nông dân sử dụng phân vi  sinh trong sản xuất để tăng năng suất nông sản và tránh làm thoái  hóa đất Đẩy mạnh ngành sản xuất phán vi sinh để tạo môi trường  trong sạch trong sản xuất ổn định thị trường phân bón phát triển  nông nghiệp bền vững Đẩy mạnh công tác ngiên cứu tìm ra những chủng VSV có  hiệu quả phân giải cao, thân thiện với môi trường Tăng cường công tác đầu tư co sở hạ tầng thành lập các trung  tâm nghiên cứu khảo sát, ứng dụng và chuyển sang công nghệ, tạo  điều kiện thúc đẩy phát triển ngành phân vi sinh
  17. XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN CÔ  VÀ CÁC BẠN ĐàTHEO DÕI 
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2