intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề tài: Về chương trình và tài liệu dạy - học Ngữ nghĩa học cho sinh viên, giáo viên ngành Giáo dục tiều học

Chia sẻ: Lavie Lavie | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:72

124
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài: Về chương trình và tài liệu dạy - học Ngữ nghĩa học cho sinh viên, giáo viên ngành Giáo dục tiều học được thực hiện nhằm mục đích xây dựng chương trình chi tiết cho học phần Ngữ nghĩa học và ứng dụng vào dạy học tiếng Việt ở tiểu học một cách thiết thực và hiệu quả.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề tài: Về chương trình và tài liệu dạy - học Ngữ nghĩa học cho sinh viên, giáo viên ngành Giáo dục tiều học

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VỀ CHƯƠNG TRÌNH VÀ TÀI LIỆU DẠY - HỌC NGỮ NGHĨA HỌC CHO SINH VIÊN, GIÁO VIÊN NGÀNH GIÁO DỤC TIỀU HỌC Mã số: CS. 2007.19. 15 Chủ nhiệm đề tài: TS. Nguyễn Thị Ly Kha Tham gia thực hiện đề tài: TS. Vũ Thị Ân Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 6 năm 2008
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VỀ CHƯƠNG TRÌNH VÀ TÀI LIỆU DẠY - HỌC NGỮ NGHĨA HỌC CHO SINH VIÊN, GIÁO VIÊN NGÀNH GIÁO DỤC TIỀU HỌC Mã số: CS. 2007.19. 15 Chủ nhiệm đề tài: TS. Nguyễn Thị Ly Kha Tham gia thực hiện đề tài: TS. Vũ Thị Ân Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 6 năm 2008
  3. DANH SÁCH CÁC THÀNH VIÊN THỰC HIỆN VÀ ĐƠN VỊ PHỐI HỢP CHÍNH 1. DANH SÁCH CÁC THÀNH VIÊN THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 1.1. TS. Vũ Thị Ân, Khoa Giáo dục Tiểu học, Trường ĐHSP TP. Hồ Chí Minh 1.2. TS. Nguyễn Thị Ly Kha, Khoa Giáo dục Tiểu học, Trường ĐHSP TP. Hồ Chí Minh 2. ĐƠN VỊ PHỐI HỢP CHÍNH (Đơn vị ứng dụng sản phẩm của đề tài) Tên đơn vị Nội dung phối hợp Họ và tên người đại diện Trung tâm giáo dục Thường Bồi dưỡng nâng chuẩn Nguyễn Thị Bướm, xuyên quận 5, Tp. HCM cho giáo viên tiểu học Hiệu trưởng Trung tâm giáo dục Thường Bồi dưỡng nâng chuẩn Nguyễn Thị Kim Oanh xuyên quận 6, Tp. HCM cho giáo viên tiểu học Hiệu trưởng Trung tâm giáo dục thường Bồi dưỡng nâng chuẩn Huỳnh Đa Thật, xuyên quận 9, Tp. HCM cho giáo viên tiểu học Hiệu trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Bồi dưỡng nâng chuẩn Lê Văn Thu, Bù Đăng tỉnh Bình Phước cho giáo viên tiểu học Trưởng phòng
  4. MỤC LỤC MỤC LỤC .................................................................................................................................4 TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG...................................................................................................................................6 MỞ ĐẦU ...................................................................................................................................8 0.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ..................................................................................8 0.2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU...............................................................................9 0.2.1. Vấn đề ngữ nghĩa học ..............................................................................................9 0.2.2. Vấn đề ngữ nghĩa trong chương trình đào tạo giáo viên tiểu học..........................12 0.3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.........................................................................................14 0.4. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU, GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU.........................14 0.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................................14 0.6. BỐ CỤC CỦA CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU...........................................................15 NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...........................................................................16 CHƯƠNG 1: NGỮ NGHĨA HỌC VỚI HỌC SINH VÀ GIÁO VIÊN TIỂU HỌC ............16 1.1. Ngữ nghĩa học trong chương trình Tiếng Việt ở tiểu học .........................................16 1.2. Ngữ nghĩa học trong SGK môn Tiếng Việt ở tiểu học..............................................17 1.3. Tài liệu hỗ trợ dạy học ngữ nghĩa học ở tiểu học .....................................................18 1.4. Ý kiến của giáo viên tiểu học về sự cần thiết của tài liệu .........................................19 CHƯƠNG 2: CHƯƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH NGỮ NGHĨA HỌC ..............................22 2.1. Ngữ nghĩa học trong chương trình đào tạo GV tiểu học...........................................22 2.1.1. Các chương trình trước năm 2000 .....................................................................22 2.1.2. Chương trình hiện nay .......................................................................................22 2.2. Tài liệu, giáo trình ngữ nghĩa học .............................................................................23 2.2.1. Tài liệu, giáo trình ngữ nghĩa học nói chung .....................................................23 2.2.2. Tài liệu, giáo trình ngữ nghĩa học dùng cho chuyên ngành...............................25 CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH NGỮ NGHĨA HỌC CHO NGÀNH GIÁO DỤC TIỂU HỌC .......................................................................................27 3.1. Xây dựng chương trình chi tiết .................................................................................27 3.2. Biên soạn giáo trình ..................................................................................................31 3.2.1. Bố cục của giáo trình .........................................................................................31 3.2.2. Nội dung của giáo trình......................................................................................32 3.3. Sự kế thừa và những điểm mới của giáo trình ..........................................................36 3.3.1. Những điểm kế thừa...........................................................................................36 3.3.2. Những điểm mới ................................................................................................46 KẾT LUẬN..............................................................................................................................70
  5. TÀI LIỆU TRÍCH DẪN ..........................................................................................................71
  6. TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG 1. Tên đề tài: VỀ CHƯƠNG TRÌNH VÀ TÀI LIỆU DẠY - HỌC "NGỮ NGHĨA HỌC CHO SINH VIÊN, GIÁO VIÊN NGÀNH GIÁO DỤC TIỀU HỌC 2. Mã số: 3. Thực hiện đề tài: 1/ Vũ Thị Ân, TS. Ngữ văn, Khoa Giáo dục Tiểu học, Trường ĐHSP TP. HCM 2/ Nguyễn Thị Ly Kha, TS. Ngữ văn, Khoa Giáo dục Tiểu học, ĐHSP TP. HCM Chủ nhiệm đề tài: TS. Nguyễn Thị Ly Kha, Tel: 0918257296. E-mail: nguyenthilykha@yahoo.com 4. Cơ quan chủ trì đề tài: Khoa Giáo dục Tiểu học Trường Đại học Sư phạm Tp.Hồ Chí Minh. Tên đơn vị Nội dung phối hợp Họ và tên người đại diện Trung tâm giáo dục Thường Bồi dưỡng nâng chuẩn Nguyễn Thị Bướm, Hiệu xuyên quận 5, Tp. HCM cho giáo viên tiểu học trưởng Trung tâm giáo dục Thường Bồi dưỡng nâng chuẩn Nguyễn Thị Kim Oanh xuyên quận 6, Tp. HCM cho giáo viên tiểu học Hiệu trưởng Trung tâm giáo dục Thường Bồi dưỡng nâng chuẩn Huỳnh Đa Thật, Hiệu xuyên quận 9, Tp. HCM cho giáo viên tiểu học trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Bồi dưỡng nâng chuẩn Lê Văn Thu, Trưởng Bù Đăng tỉnh Bình Phước cho giáo viên tiểu học phòng 6. Thời gian thực hiện: 12 tháng (từ tháng 4 năm 2007 đến tháng 4 năm 2008) 7. Mục tiêu: 7.1. Xây dựng chương trình chi tiết học phần "Ngữ nghĩa học" cho các hệ đào tạo giáo viên tiểu học trình độ đại học (chính quy và không chính quy). 7.2. Biên soạn giáo trình "Ngữ nghĩa học" cho sinh viên, giáo viên ngành GDTH. 8. Nội dung chính: 8.1. Nghiên cứu chương trình, tài liệu giảng dạy học "Ngữ nghĩa học", xây dựng chương trình chi tiết học phần, đề cương giáo trình. 6
  7. 8.2. Biên soạn giáo trình 8.3. Dạy thử nghiệm giáo trình; Điều tra kết quả dạy thử nghiệm; 8.4. Sửa chữa và hoàn tất việc biên soạn giáo trình, đưa xuất bản. 8.5. Hướng dẫn sinh viên nghiên cứu khoa học. 9. Kết quả chính đạt được (khoa học, ứng dụng, đào tạo, kinh tế - xã hội): 9.1. Giáo trình Ngữ nghĩa học (dùng cho sinh viên và giáo viên ngành giáo dục tiểu học), 300 trang, NXB Giáo dục 11-2007, tái bản lần thứ nhất 7-2008. 9.2. Hai bài báo Từ xưng hô thuộc hệ thống nào?, Tạp chí Ngôn ngữ & đời sống, số 10, 2007; Sách tham khảo và giáo trình cho HS, SV ngành GDTH (nhìn từ góc độ người sử dụng), Kỉ yếu Hội nghị tác giả NXB GD 12/2007. 9.3. Hai khoá luận tốt nghiệp ĐHSP ngành GDTH (2007 - Nguyễn Thị Thuận: SGK Tiếng Việt 5 với mở rộng vốn từ cho học sinh, loại giỏi; 2008 - Nguyễn Hoàng Phương Trâm: Xây dựng tài nguyên dạy học kiểu bài mở rộng vốn từ Tiếng Việt 4, loại giỏi). 9.4. Một đề tài giải Nhất SV NCKH cấp Trường 2008 đang chuẩn bị dự thi cấp Quốc gia - Phạm Hải Lê, SV khoa Ngữ văn, Đỗ Minh Luân, SV Khoa GDTH: Xây dựng từ điển điện tử giải nghĩa từ khó SGK "Tiếng Việt 2 ", giải nghĩa từ ngữ giáo khoa "Tự nhiên - xã hội 1, 2, 3 ". 7
  8. MỞ ĐẦU 0.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Từ năm 2000, thực tiễn giáo dục bậc tiểu học nói riêng và giáo dục phổ thông nói chung có những thay đổi lớn về nội dung chương trình sách giáo khoa. Và kéo theo sự thay đổi chương trình, sách giáo khoa là sự thay đổi phương pháp, hình thức tổ chức dạy học... Sự đổi mới đó của giáo dục tiểu học và giáo dục phổ thông đã và đang đặt ra những yêu cầu cấp bách đối với đổi mới nội dung chương trình, tài liệu đào tạo và bồi dưỡng giáo viên. Một thực tế mà trong rất nhiều sách báo, tại diễn đàn của rất nhiều hội nghị, các chuyên gia đã đề cập là nội dung chương trình giáo trình đào tạo giáo viên ở các trường sư phạm luôn đi sau sự đổi mới của giáo dục phổ thông. Không phải vô cớ mà có không ít nhà giáo dục cho rằng nhà trường sư phạm - nơi vẫn được mệnh danh là "máy cái" của nền giáo dục - mấy mươi năm nay, nhất là những năm đất nước đổi mới, luôn rơi vào tình trạng "theo đuôi" giáo dục phổ thông. Khác với giáo viên trung học cơ sở và trung học phổ thông, giáo viên tiểu học phải đảm nhận việc dạy học của hầu hết các bộ môn có trong chương trình (trừ môn Ngoại ngữ và các môn năng khiếu). Tiếng Việt là một trong 3 môn cơ bản của nội dung dạy học ở tiểu học. Chương trình và sách giáo khoa Tiếng Việt bậc tiểu học và trung học cơ sở, trung học phổ hiện hành có không ít thay đổi so với thời điểm trước năm 2000. Với giáo viên tiểu học, việc dạy tốt những nội dung kiến thức trong chương trình và sách giáo khoa Tiếng Việt hiện hành không đơn giản. Nhiều bài báo, nhiều ý kiến bàn về sự quá tải của chương trình và sách giáo khoa trong đó có không ít ý kiến của giáo viên. Việc không ít giáo viên cho rằng nội dung chương trình và nội dung sách giáo khoa quá nặng có nhiều nguyên nhân. Song một nguyên nhân quan trọng không thể không tính đến đó là phần lớn giáo viên giảng dạy tiểu học hiện nay đã được đào tạo theo chương trình cũ, thêm vào đó việc tự học, tự bồi dưỡng đối với hầu hết giáo viên tiểu học là một việc không đơn giản nên họ khó có thể nắm bắt một cách đầy đủ những nội dung mới, những thành tựu mới. Nghiên cứu chương trình, tài liệu dạy - học "Ngữ nghĩa học" cho sinh viên, giáo viên bậc tiểu học sẽ góp phần thực hiện các yêu cầu cấp thiết của công cuộc đổi mới hiện nay ở trường sư phạm, góp phần thiết thực vào việc nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo và bồi dưỡng giáo viên ngành giáo dục tiểu học. 8
  9. 0.2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 0.2.1. Vấn đề ngữ nghĩa học Ngữ nghĩa học không phải là vấn đề mới. Trong ngôn ngữ học truyền thống và trong Việt ngữ học trước đây, vấn đề ngữ nghĩa thường chỉ dừng lại bình diện từ và đơn vị tương đương với từ (thành ngữ, quán ngữ). Ở Việt Nam, khoảng 20 năm trở lại nay, bên cạnh những công trình bàn về nghĩa của từ có không ít công trình bàn về nghĩa của câu, của ngôn bản. Trong các chuyên luận Từ vựng - ngữ nghĩa tiếng Việt (NXB GD 1983, Đại học Quốc gia Hà Nội 1997), Cơ sở ngữ nghĩa học từ vựng (NXB Giáo dục 1987), Các bình diện của từ Tiếng Việt (NXB Đại học Quốc gia Hà Nội 1998), GS Đỗ Hữu Châu đều dành nhiều trang cho nghĩa của từ, như các thành tố nghĩa của từ (nghĩa biểu vật, nghĩa biểu niệm, nghĩa biểu thái, nghĩa liên tưởng), cấu trúc nghĩa của từ (cấu trúc nghĩa biểu vật, cấu trúc nghĩa biểu niệm), các kiểu nghĩa của từ (nghĩa đen và nghĩa bóng, nghĩa gốc và nghĩa phái sinh, nghĩa thuật ngữ và nghĩa thường dùng, nghĩa cổ và nghĩa mới, nghĩa từ điển và nghĩa tu từ, nghĩa từ nguyên,...), các chiều hướng biến đổi nghĩa của từ (mở rộng nghĩa, thu hẹp nghĩa), quy luật chuyển đổi nghĩa của từ (ẩn dụ từ vựng, hoán dụ từ vựng), mối quan hệ ngữ nghĩa giữa các từ (đồng nghĩa, trái nghĩa, đồng âm), trường từ vựng ngữ nghĩa (trường nghĩa biểu vật, trường nghĩa biểu niệm, trường nghĩa tuyến tính, trường liên tưởng), v.v.. Có thể nói những luận điểm về nghĩa của từ về trường từ vựng ngữ nghĩa, dạy học từ ngữ trong giờ giảng văn mà GS Đỗ Hữu Châu trình bày trong các chuyên luận của ông là nền tảng lí luận cho các nội dung dạy học về nghĩa của từ trong sách giáo khoa môn Tiếng Việt ở các bậc học từ tiểu học đến trung học phổ thông và cũng là nền tảng cho các tài liệu giáo trình về từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt cho các hệ đào tạo giáo viên ngữ văn và giáo viên tiểu học lâu nay. Người đọc cũng có thể tìm thấy những nội dung tương tự về từ và nghĩa của từ trong những tài liệu như Từ vựng học Tiếng Việt, của GS Nguyễn Thiện Giáp NXB ĐH&THCN 1986, NXB Giáo dục, 2003), Từ vựng - ngữ nghĩa tiếng Việt hiện đại, của TS Lê Hữu Tỉnh (ĐHSP Hà Nội I, 1994)... Các chuyên luận Tiếng Việt - sơ thảo ngữ pháp chức năng (Cao Xuân Hạo 1991, 2004) Tiếng Việt - mấy vấn đề ngữ âm, ngữ pháp, ngữ nghĩa (Cao Xuân Hạo 1998), giáo trình Ngữ pháp chức năng tiếng Việt - Quyển 1 - Câu trong tiếng Việt (cấu trúc - nghĩa - công dụng) (Cao Xuân Hạo chủ biên 1992, 2000), Tiếng Việt 11, Tiếng Việt 12 - sách giáo khoa thí điểm - Ban Khoa học xã hội 1995,... là những tài liệu trình bày một cách hệ thống và 9
  10. rõ ràng về nghĩa của câu, cấu trúc nghĩa của câu, phân loại câu theo nghĩa biểu hiện, tiền giả định, nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn,... Xem xét nghĩa của phát ngôn, ngôn bản, GS Đỗ Hữu Châu đã trình bày những vấn đề liên quan đến nghĩa của phát ngôn, ngôn bản như tiền giả định, nghĩa tường minh, nghĩa hàm ẩn,.. .(Đại cương ngôn ngữ học, tập 2, 2001). Những nội dung về tiền giả định, hàm ý, nghĩa tường minh,... cũng đã được đưa vào chương trình sách giáo khoa môn Tiếng Việt từ những năm 90 của thế kỉ trước (Tiếng Việt 12, sách giáo khoa thí điểm, Ban Khoa học xã hội, Đỗ Hữu Châu - Cao Xuân Hạo, 1995). Ứng dụng những thành tựu của lôgic học, xem xét về ngôn ngữ trong mối quan hệ mật thiết với logic, GS. Hoàng Phê với chuyên luận Logic ngôn ngữ học (NXB Đại học & Trung học chuyên nghiệp, 1983), GS. Nguyễn Đức Dân với chuyên luận Logich và Tiếng Việt, (NXB Giáo dục, 1996) đã cung cấp cho người đọc một bức tranh toàn cảnh về vấn đề logic và ngôn ngữ nói chung và logic và tiếng Việt nói riêng. Những vấn đề về tính chân ngụy của mệnh đề, tính đúng sai của câu, những vấn đề về mối quan hệ logic giữa các câu như quan hệ kéo theo, quan hệ tương phản trên, quan hệ tương phản dưới,... đã được các tác giả trình bày một cách hệ thống và tường minh. Trong các giáo trình dẫn luận ngôn ngữ học ít nhiều đều có đề cập đến nội dung ngữ nghĩa học (Nhập môn Ngôn ngữ học, Bùi Khánh Thế, NXB GD 1983; Dẫn luận ngôn ngữ học, Nguyễn Thiện Giáp - Đoàn Thiện Thuật - Nguyễn Minh Thuyết, NXB GD 1994; Đại cương ngôn ngữ học, tập 1, 2, Đỗ Hữu Châu - Bùi Minh Toán, NXB GD 2001,...). Tuy nhiên các nội dung ngữ nghĩa học trong các giáo trình ngôn ngữ học đại cương đều chủ yếu đề cập đến nghĩa của từ. Trong cuốn Đại cương ngôn ngữ học, tập 2, GS. Đỗ Hữu Châu có đề cập đến vấn đề nghĩa của phát ngôn trong chương ngữ dụng học. Có thể nói, ở Việt Nam, lần đầu tiên trong một giáo trình ngôn ngữ học đại cương vấn đề ngữ nghĩa không chỉ dừng lại ở bình diện từ mà còn được xét ở bình diện nghĩa của câu và của phát ngôn và được tách thành một chương riêng - chương Ngữ nghĩa học. Đó là cuốn Giáo trình Dẫn luận ngôn ngữ học của hai tác giả Hoàng Dũng - Bùi Mạnh Hùng (NXB Đại học Sư phạm, 2007). Trong cuốn giáo trình này, PGS.TS. Hoàng Dũng đã tách ngữ nghĩa thành một chương riêng với các nội dung chính là Ngữ nghĩa học từ vựng, Ngữ nghĩa học cú pháp, Ngữ dụng nghĩa học pháp nghĩa của câu và nghĩa của phát ngôn. Người đọc có thể tìm thấy trong tài liệu này các vấn đề về nghĩa và vật sở chỉ; nghĩa biểu hiện, nghĩa liên hệ và nghĩa liên tưởng; đa nghĩa và đồng âm, nét nghĩa; quan hệ ngữ nghĩa giữa các từ ngữ (đồng nghĩa, trái nghĩa, bao nghĩa, tổng - phân nghĩa, giao nghĩa); trường từ vựng; ẩn dụ và hoán dụ; nghĩa biểu hiện và nghĩa logic ngôn 10
  11. từ; các kiểu quan hệ ngữ nghĩa giữa các câu (quan hệ phỏng nghĩa, quan hệ tương phản trên, tương phản dưới, quan hệ kéo theo); vai nghĩa; hành động ngôn từ; nghĩa hàm ẩn, tiền giả định và hàm ý. Với chuyên luận Dẫn luận ngữ nghĩa học (NXB GD 2006), PGS.TS. Nguyễn Văn Hiệp đã cung cấp một bức tranh toàn cảnh về các vấn đề ngữ nghĩa từ những vấn đề đại cương đến ngữ nghĩa của các bình diện từ, câu, phát ngôn,... Và gần đây nhất với Ngữ nghĩa học (NXB GD 1-2008), GS. Lê Quang Thiêm giúp người đọc giải đáp hàng loạt vấn đề ngữ nghĩa thiết yếu: Ngữ nghĩa và ngữ nghĩa học, Khuynh hướng và nội dung của ngữ nghĩa học, Ngữ nghĩa học hình thức, ngữ nghĩa học tri nhận có gì khác, Các cách tiếp cận ngữ nghĩa học, các tầng nghĩa và kiểu nghĩa ngôn ngữ (chức năng từ vựng, phạm trù ngữ pháp, thành phần câu, tham tố nghĩa, nghĩa hiển ngôn và hàm ngôn..). Qua Ngữ nghĩa học của GS. Lê Quang Thiêm, người đọc thấy rõ được là "ngữ nghĩa học không chỉ dừng lại ở ngữ nghĩa từ vựng mà cả ngữ nghĩa ngữ pháp và ngữ nghĩa ngữ dụng" (tr.188). Những năm gần đây, có không ít luận án bàn về ngữ nghĩa. Mỗi luận án đề cập đến một phương diện hẹp của vấn đề ngữ nghĩa. Chẳng hạn, luận án Câu điều kiện tiếng Việt của Lê Thị Minh Hằng (2005) tập trung tích ngữ nghĩa điều kiện cùng những phương tiện hình thức biểu hiện điều kiện tiếng Việt. Luận án Một số vấn đề ngữ pháp, ngữ nghĩa của vị từ nói năng tiếng Việt của Nguyễn Vân Phổ (2005) "khảo sát ba thực thể có liên quan đến các cấu trúc có chứa vị từ nói năng: Người nói, Người nghe và Ngôn thể"; "phân tích và phân biệt lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp về mặt ngữ pháp và ngữ nghĩa"... Luận án Khảo sát từ ngữ một số tác phẩm Hán văn Đông Kinh Nghĩa Thục của Đỗ Thúy Nhung (2008) "khảo sát cấu trúc, ngữ nghĩa của các lớp thực từ trong Hán văn Đông Kinh Nghĩa Thục và hệ thống hư từ để phân biệt Văn ngôn với Bạch thoại tìm ra đặc điểm của các văn bản Hán văn Đông Kinh Nghĩa Thục là Văn ngôn truyền thống xen lẫn một số yếu tố; Khảo sát các lớp từ ngữ trong các tác phẩm Hán văn gồm: thành ngữ và tên riêng đưa ra kết luận về nét chung và nét riêng của Hán Văn Đông kinh Nghĩa Thục với Hán văn Trung Quốc",... Bên cạnh những công trình có tính lí thuyết về ngữ nghĩa của từ thì hệ thống các loại từ điển giải nghĩa như Từ điển tiếng Việt, Từ điển thành ngữ, Từ điển tục ngữ, Từ điển giáo khoa, Từ điển từ công cụ,... cũng là những tài liệu công cụ hữu hiệu giúp cho giáo viên khi dạy học về ngữ nghĩa cho học sinh. Đúng như vậy, bởi ngữ nghĩa ở lời không chỉ căn cứ vào bản thân các từ ngữ mà còn phải căn cứ và cơ chế kết hợp của chúng. Chúng ta sẽ hoàn toàn đồng tình và chia sẻ quan điểm này nếu đọc tiếp cuốn Từ điển giải thích hư từ tiếng Việt (300 11
  12. tr.) của GS Hoàng Trọng Phiến. Đây là một cuốn sách tập hợp và giải nghĩa các hư từ - nhóm từ đối lập với thực từ. Theo quan niệm chung, hư từ là "những từ rỗng nghĩa, tức không có ý nghĩa chân thực (không nhằm chỉ các sự vật, hiện tượng)" mà là những từ có giá trị ngữ pháp, ngữ dụng. Hư từ có vai trò như một thứ "nhựa" gắn kết các dạng cấu trúc phát ngôn. Cũng vì thế, mà ở mọi ngôn ngữ, số lượng hư từ không nhiều. Tiếng Việt cũng vậy, loại từ này ít tới mức tưởng có thể "đếm trên đầu ngón tay" (thí dụ, ở từ điển này, 2 mục E, Ê và U,Ư vẻn vẹn có 3 từ, mục Y chỉ có 2, nhiều nhất là mục T: 57, các mục khác thường là một vài chục từ). Nhưng các hư từ này khi vào vai các "tác từ cú pháp" (operators) chúng bỗng trở nên hết sức "lợi hại" về mặt tạo nên các kết hợp ngữ nghĩa, nhiều khi biến ảo khôn lường. GS Hoàng Trọng Phiến dẫn ra một câu thơ của Nguyễn Công Trứ: Cái tình là cái chi/ Dẫu chi chi cũng chi chi với tình, để lí giải rằng, từ chi chi ở 3 vị trí khác nhau có 3 nghĩa khác nhau (cái chi chi: cái gì, dẫu chi chi: dẫu thế nào (đi nữa), cũng chi chi: cũng vẫn thế (không thay đổi)). Hoặc chỉ một từ thì thôi cũng có không biết bao nhiêu khả năng liên kết (Thì thôi thì thế/ Thế thôi thì thôi thế thì thôi). Đây là cái hay và cái khó của ngôn ngữ tiếng Việt mà tác giả cần miêu tả, ngắn gọn nhưng rõ ràng. Bởi nó không phải là cách giải nghĩa từ ngữ đơn thuần như trong các từ điển tường giải khác. Rõ ràng, Hoàng Trọng Phiến đã giải nghĩa hư từ dưới con mắt của một nhà ngữ pháp, tức là đặt các từ công cụ kia vào các kết hợp diễn ngôn để chỉ ra các "vai nghĩa"của chúng. Từ các câu nói được hiện thực hóa, tác giả phát hiện ra giá trị biểu đạt của một loạt các hư từ tiếng Việt. Những công trình trên chính là những chỗ dựa lí thuyết và ứng dụng cho việc biên soạn một giáo trình ngữ nghĩa học dùng cho việc đào tạo và bồi dưỡng giáo viên tiểu học mà chúng tôi hướng tới. 0.2.2. Vấn đề ngữ nghĩa trong chương trình đào tạo giáo viên tiểu học Năm 2001, lần đầu tiên những nội dung kiến thức về ngữ nghĩa cần được đưa vào chương trình và sách giáo khoa Tiếng Việt được trình bày một cách hệ thống và tường minh trong trong đề án xây dựng chương trình và tài liệu dạy học bộ môn Tiếng Việt cho các bậc học phổ thông của Hội Ngôn ngữ học TP. Hồ Chí Minh (Cao Xuân Hạo, Hoàng Dũng, Bùi Mạnh Hùng "Những tri thức và kĩ năng về tiếng Việt cần được dạy và học ở nhà trường phổ thông", trong Tiếng Việt, văn Việt, người Việt, Cao Xuân Hạo. NXB Trẻ, 2001). Việc đào tạo giáo viên tiểu học có trình độ đại học đã trải qua một chặng đường không phải là ngắn. Khoa Giáo dục Tiểu học của Trường ĐHSP Hà Nội I đã có quá trình phát triển trên 20 năm, Khoa Giáo dục Tiểu học của Trường ĐHSP TP Hồ Chí Minh tuy thành lập sau nhưng cũng đã có bề dày 13,14 năm... Song song với quá trình thành lập và triển ấy, chương 12
  13. trình đào tạo ngày một hoàn thiện hơn. Từ chương trình chỉ có các học phần Ngữ âm tiếng Việt hiện đại, Từ vựng tiếng Việt hiện đại, Ngữ pháp tiếng Việt hiện đại, Phong cách học tiếng Việt hiện đại của giai đoạn trước năm 2000, đến nay các nội dung Ngữ nghĩa học, Ngữ dụng học, Ngữ pháp văn bản, Ngữ pháp chức năng đã được cấu tạo thành các chuyên đề trong chương trình khung của Bộ cũng như của các trường đại học sư phạm có khoa đào tạo giáo viên tiểu học. Trong khoảng thời gian 20 năm trở lại đây, có không ít những hội nghị, hội thảo bàn về sự thay đổi nội dung chương trình đào tạo. Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện nay chưa có công trình nào khảo sát về chương trình và tài liệu dạy - học "Ngữ nghĩa học" cho hệ đào tạo giáo viên tiểu học trình độ đại học và giáo viên ngữ văn nói chung và cũng chưa có giáo trình cho việc dạy học học phần học "Ngữ nghĩa học" cho hệ đào tạo giáo viên tiểu học trình độ đại học và giáo viên ngữ văn nói chung. Từ năm 2003, Dự án phát triển giáo viên tiểu học của Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức không ít hội nghị bàn về việc xây dựng các chương trình đào tạo giáo viên tiểu học (trung học sư phạm, cao đẳng sư phạm, đại học sư phạm), xây dựng chương trình liên thông giữa các hệ đào tạo (liên thông từ trung học sư phạm và cao đẳng sư phạm, liên thông cao đẳng sư phạm và đại học sư phạm). Những kiến thức về ngữ nghĩa học được đưa vào trong chương trình với tư cách là một chuyên đề tự chọn rồi chuyên đề bắt buộc, thuộc nhóm các chuyên đề nâng cao dành cho sinh viên năm thứ tư ngành giáo dục tiểu học. Tương tự các học các học phần thuộc bộ môn Tiếng Việt nói riêng và các bộ môn thuộc khối kiến thức cơ bản nói chung, nội dung gắn với tiểu học là một nội dung bắt buộc trong từng học phần, từng chuyên đề của chương trình của các hệ đào tạo và bồi dưỡng giáo viên tiểu học. Trên cơ sở những đổi thay của chương trình, từ năm 2004, Dự án phát triển giáo viên tiểu học đã tổ chức các lớp tập huấn biên soạn giáo trình và tổ chức biên soạn giáo trình theo chương trình mới. Giáo trình Ngữ nghĩa học dùng cho đào tạo giáo viên tiểu học là một trong số các giáo trình cho hệ đào tạo giáo viên tiểu học trình độ đại học được Dự án tổ chức biên soạn. Tình hình trên cũng là một lí do để chúng tôi chọn vấn đề chương trình và tài liệu dạy học học phần "Ngữ nghĩa học " cho sinh viên, giáo viên ngành giáo dục tiểu học làm đề tài nghiên cứu. 13
  14. 0.3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Nghiên cứu về chương trình và tài liệu dạy học học phần "Ngữ nghĩa học " cho sinh viên, giáo viên ngành giảo dục tiểu học, chúng tôi nhằm mục đích xây dựng chương trình chi tiết cho học phần Ngữ nghĩa học và ứng dụng vào dạy học Tiếng Việt ở tiểu học một cách thiết thực và hiệu quả. Đồng thời việc nghiên cứu về chương trình và tài liệu dạy - học học phần "Ngữ nghĩa học" cho sinh viên, giáo viên ngành giảo dục tiểu học của chúng tôi còn hướng tới việc biên soạn một giáo trình Ngữ nghĩa học chuyên ngành để có thể cung cấp cho sinh viên, giáo viên ngành giáo dục tiểu học những kiến thức cơ bản, hệ thống hiện đại về ngữ nghĩa học; cung cấp những hiểu biết về nội dung dạy học ngữ nghĩa trong chương trình và sách giáo khoa Tiếng Việt tiểu học, hình thành và rèn luyện các biện pháp phân tích ngữ nghĩa cơ bản để vận dụng vào dạy học ở tiểu học; góp phần đổi mới phương pháp đào tạo, nâng cao chất lượng đào tạo và bồi dưỡng giáo viên tiểu học. 0.4. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU, GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU Để đạt được mục đích nêu trên, chúng tôi thực các nhiệm vụ sau: - Xây dựng chương trình chi tiết học phần "Ngữ nghĩa học" cho hệ đào tạo giáo viên tiểu học trình độ đại học (chính quy và không chính quy). - Biên soạn giáo trình "Ngữ nghĩa học" cho sinh viên, giáo viên ngành giáo dục tiểu học. Đối tượng hướng tới của đề tài này là giáo viên tiểu học và hoạt động dạy học ở bậc tiểu học nên chương trình các học phần của bộ môn ngôn ngữ mà chúng tôi đề cập là chương trình đào tạo giáo viên tiểu học, không phải là chương trình đào tạo giáo viên ngữ văn; giáo trình ngữ nghĩa mà chúng tôi bàn đến là giáo trình ngữ nghĩa dùng cho giáo viên tiểu học, phục vụ trực tiếp cho hoạt động dạy học ở tiểu học, không phải là giáo trình ngữ nghĩa dùng cho việc đào tạo giáo viên ngữ văn trung học cơ sở và trung học phổ thông và cũng không phải là giáo trình dành cho việc đào tạo ở các ngành chuyên ngữ. 0.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phân tích chương trình, giáo trình để tìm hiểu về nội dung ngữ nghĩa học là phương pháp được chúng tôi chú ý sử dụng. Phương pháp phân tích tài liệu sẽ cho người tìm hiểu những nội dung cần có, những điểm cần phải đảm bảo của một chương trình, một tài liệu dạy học. 14
  15. Song song với việc phân tích tài liệu, việc so sánh đối chiếu (so sánh đối chiếu nội dung ngữ nghĩa học các chương trình đào tạo giáo viên tiểu học, trong chương trình và sách giáo khoa Tiếng Việt, trong các tài liệu, các giáo trình) được chúng tôi chú trọng. Sử dụng song song phương pháp phân tích và phương pháp so sánh đối chiếu sẽ giúp chúng tôi lựa chọn và kế thừa khi xâydựng chương trình chi tiết và biên soạn giáo trình ngữ nghĩa học cho việc đào tạo và bồi dưỡng giáo viên tiểu học. Lấy ý kiến chuyên gia và ý kiến sinh viên về giáo trình (bằng hình thức phỏng vấn trực tiếp, bằng bảng hỏi), dạy thử nghiệm giáo trình cho sinh viên chính quy và ngoài chính quy cũng là nhóm phương pháp được chúng tôi sử dụng để giúp cho việc điều chỉnh bổ sung chương trình, giáo trình. Mục đích của đề tài là biên soạn giáo trình ngữ nghĩa học, thành thử phương pháp phân tích ngôn ngữ cũng là một phương pháp được chú ý và thường xuyên sử dụng khi biên soạn và sửa chữa các nội dung biên soạn. 0.6. BỐ CỤC CỦA CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU Để đạt được mục đích xây dựng được chương trình chi tiết và biên soạn được giáo trình làm tài liệu dạy học, người thực hiện phải xuất phát từ việc tìm hiểu về thực trạng nội dung chương trình, giáo trình đào tạo giáo viên, thực trạng nội dung chương trình, sách giáo khoa. Thành thử ngoài phần Mở đầu và Kết luận, báo cáo của chúng tôi gồm ba chương. Từ những khảo sát về nội dung ngữ nghĩa học trong chương trình và sách giáo khoa Tiếng Việt tiểu học, khảo sát về tài liệu hỗ trợ cho dạy học các nội dung ngữ nghĩa học ở tiểu học được thực hiện ở chương một - Ngữ nghĩa học với giáo viên và học sinh tiểu học -, chúng tôi trình bày kết quả khảo sát về chương trình, giáo trình ngữ nghĩa học trong chương trình đào tạo giáo viên tiểu học các hệ, ở chương hai. Chương ba là chương trình bày về kết quả xây dựng chương trình chi tiết và trình bày về bố cục, nội dung giáo trình, những điểm kế thừa và những điểm mới của giáo trình Ngữ nghĩa học (dùng cho sinh viên và giáo viên ngành giáo dục tiểu học). Do mục đích và tầm quan trọng của vấn đề mà dung lượng trang cho từng chương mục sẽ không tương đương nhau. Chương ba là chương chính, thành thử số trang dành cho chương này cũng nhiều nhất. 15
  16. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: NGỮ NGHĨA HỌC VỚI HỌC SINH VÀ GIÁO VIÊN TIỂU HỌC Nội dung về ngữ nghĩa là một nội dung hoàn toàn quen thuộc với giáo viên và học sinh tiểu học lâu nay. Điểm khác biệt nếu có về nội dung ngữ nghĩa trong bộ môn Tiếng Việt ở nhà trường tiểu học trong những giai đoạn khác nhau của nền giáo dục Việt Nam những năm qua, xét cho cùng chỉ là những khác biệt về tính nông sâu về phương diện rộng hẹp của vấn đề mà thôi. 1.1. Ngữ nghĩa học trong chương trình Tiếng Việt ở tiểu học Do tầm quan trọng của vấn đề ngữ nghĩa, chương trình môn Tiếng Việt ở trường tiểu học ở các giai đoạn trước cải cách giáo dục, trong những năm cải cách và giai đoạn hiện nay đều có những nội dung về ngữ nghĩa. Những nội dung về ngữ nghĩa được bố trí dạy cho học sinh từ lớp 2 đến lớp 5, tích hợp trong các nội dung dạy học các phân môn từ ngữ, ngữ pháp, tập đọc, tập làm văn, kể chuyện, chính tả. Đó là các nội dung về nghĩa của từ được trình bày trong các bài học về từ ngữ, như nghĩa đen, nghĩa bóng, nghĩa của từ láy, nghĩa của từ ghép (chương trình cải cách và trước cải cách giáo dục). Trong chương trình hiện hành, nghĩa của từ láy và từ ghép không được tách thành đơn vị kiến thức - bài học riêng như chương trình cải cách và trước cải cách, mà được trình bày trong các bài học về sử dụng từ, viết câu. Đó là các kiến thức về quan hệ ngữ nghĩa giữa các từ được trình bày qua các bài học về từ cùng nghĩa, từ gần nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm, từ nhiều nghĩa trong các chương trình trước đây. Việc nắm khái niệm từ cùng nghĩa, từ gần nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm, từ nhiều nghĩa được chương trình và sách giáo khoa trước đây đặc biệt chú trọng. Chương trình hiện hành khác với các chương trình trước đây ở mục đích chú trọng tính hành dụng nên không chú ý dạy phân loại mà chú trọng dạy sử dụng, thành thử ở chương trình này số tiết lí thuyết về từ đồng nghĩa, trái nghĩa, đồng âm được bớt đi so với chương trình cũ và thay vào đó là các tiết cho luyện tập sử dụng từ đồng nghĩa, trái nghĩa, đồng âm, chơi chữ bằng từ đồng âm (Tiếng Việt 5, tập 1). Và cũng khác với sách giáo khoa trước đây, nội dung mở rộng vốn từ theo các loại trường từ vựng ngữ nghĩa của sách Tiếng Việt 2, 3, 4, 5 được chú trọng hơn và được tích hợp với việc dạy câu nên có nhiều cơ sở để việc dạy học có hiệu quả hơn. 16
  17. Nghĩa mục đích phát ngôn (tường thuật, nghi vấn, cầu khiến, cảm thán) đều được các chương trình trước đây và hiện nay đề cập, được sắp xếp gắn liền với nội dung dạy học về câu (thường được gọi là phân loại câu theo mục đích phát ngôn, được sắp xếp sau các bài phân loại câu theo cấu trúc cú pháp). Điểm khác của chương trình mới hiện nay là đưa nội dung dạy nghĩa biểu hiện của câu và chức năng của nó qua các bài học về các kiểu câu Ai (con gì, cái gì) là gì, Ai (con gì, cái gì) làm gì, Ai (con gì, cái gì) thế nào. Nội dung này được bố trí theo kiểu đồng tâm từ lớp 2 đến lớp 5. Có thể nói nếu giáo viên làm chủ được chương trình và sách giáo khoa mới thì việc đưa vào chương trình nội dung mới này sẽ có một hiệu quả đáng kể trong việc dạy học viết câu, hiểu câu cho học sinh tiểu học. Nghĩa của đoạn văn, văn bản được dạy học lồng ghép trong nội dung dạy học các loại đoạn văn (xét theo chức năng: đoạn mở bài, đoạn thân bài, đoạn kết luận; xét theo cấu trúc: đoạn diễn dịch, đoạn quy nạp, đoạn song hành, đoạn tổng phân hợp) ở chương trình hiện hành. Chương trình mới chú trọng kĩ năng viết đoạn nên đã dành thời lượng đáng kể cho dạy học nhận biết đoạn văn và luyện viết đoạn văn Nghĩa của văn bản được lồng ghép trong nội dung chương trình các phân môn Tập đọc, Kể chuyện, Tập làm văn (các chương trình trước đây cũng như chương trình hiện hành). Ngoài ra, nghĩa tu từ cũng được đưa vào chương trình dạy học môn Tiếng Việt ở tiểu học qua các bài học so sánh, nhân hóa,... Việc tích hợp các nội dung ngữ nghĩa như nghĩa tu tò, nghĩa của các loại văn bản trong chương trình các phân môn khác của bộ môn Tiếng Việt của các chương trình trước đây cũng như chương trình hiện hành là điều có tính mặc nhiên. Sự tích hợp đó góp phần làm cho nội dung dạy học, tài liệu dạy học đỡ cồng kềnh đồng thời phù hợp với đặc điểm hoạt động nhận thức của học sinh tiểu học. 1.2. Ngữ nghĩa học trong SGK môn Tiếng Việt ở tiểu học Có thể nói như việc trình bày các đơn vị kiến thức thuộc các phân môn khác, sách giáo khoa Tiếng Việt các lớp tiểu học trình bày các đơn vị kiến thức ngữ nghĩa học cần cung cấp cho học sinh hoàn toàn tương ứng với chương trình đã thiết kế theo nguyên tắc tương ứng 1 đối 1. Trong sách giáo khoa Tiếng Việt tiểu học trước đây, các nội dung dạy học về từ ngữ được sắp xếp tách rời với các nội dung dạy học về ngữ pháp. Thành thử những nội dung về nghĩa của từ, từ đồng nghĩa, trái nghĩa, đồng âm, từ đa nghĩa cũng được bố trí ở những bài 17
  18. học riêng biệt. Song song với sự tách biệt ấy là sự chú trọng vào việc nắm khái niệm, nắm được sự khác biệt giữa các tiểu loại, tiểu nhóm. Hệ thống bài tập rèn luyện cũng như bài kiểm tra mà giáo viên và cán bộ chuyên trách ra cũng theo đường hướng chung vừa nêu. Sách giáo khoa cải cách có những bài tương ứng với nội dung dạy nghĩa của từ láy (tăng nghĩa, giảm nghĩa), nghĩa của từ ghép (hợp nghĩa, trái nghĩa, lặp nghĩa; tổng hợp nghĩa và phân nghĩa). Dạy nghĩa của từ láy mà chỉ dạy hai loại tăng nghĩa và giảm nghĩa như chương trình và sách giáo khoa cũng sẽ dẫn đến hệ quả học sinh hiểu sai về nghĩa của từ láy và sẽ ảnh hưởng đến việc sử dụng từ. Bởi lẽ nghĩa của từ láy không thể xếp vào cái khuôn chung là tăng hay giảm (so với nghĩa gốc) như sách giáo khoa Tiếng Việt trước đây đã dạy cho học sinh trong hàng chục năm trời. Ví dụ, khó có thể xem nghĩa của đỏ đắn, đứng đắn, chín chắn, bối rối, co ro, hồng hào,... là tăng hay giảm so với nghĩa của hình vị gốc đỏ, đứng, chín, rối, co, hồng,... Chú trọng tính hành dụng, triệt để sử dụng quan điểm tích hợp và quan điểm giao tiếp trong dạy học Tiếng Việt ở tiểu học, các vấn đề về nghĩa của từ được dạy lồng ghép với dạy sử dụng từ, dạy viết câu. Thành thử sách giáo khoa cũng được biên soạn, được trình bày để phục vụ cho mục đích này. Hệ thống bài tập vận dụng, bài tập sáng tạo được coi trọng và được dành một số lượng khá thỏa đáng trong giới hạn có thể cho phép. Chẳng hạn, chương trình và sách dành hẳn 2 tiết 2 bài cho luyện tập về từ đồng nghĩa và từ đồng âm (Tiếng Việt 5, tập 1). Hoặc những vấn đề về nghĩa được lồng ghép trong các bài mở rộng vốn từ. Tính tích hợp cũng được thể hiện ở điểm trong phần ngữ liệu của phân môn Tập đọc, Chính tả, Tập làm văn,... nhất là ở phân môn Tập đọc thường có mục giải nghĩa từ khó (1) . Ngữ liệu cho các nội dung luyện tập chính tả, đọc hiểu văn bản, nắm được nội dung văn bản và kể lại,... của các phân môn Chính tả, Tập đọc, Kể chuyện đều nằm phục vụ cho một chủ điểm nhất định. Việc hướng tới chủ điểm, cung cấp vốn từ theo chủ điểm của tất cả các phân môn xét cho cùng cũng phải xuất phát từ việc nắm ngữ nghĩa để đạt tới mục đích hiểu và sử dụng các đơn vị ngữ nghĩa. 1.3. Tài liệu hỗ trợ dạy học ngữ nghĩa học ở tiểu học Nội dung về ngữ nghĩa được dạy học ở tiểu học tích hợp trong nội dung dạy học các phân môn của bộ môn Tiếng Việt, nên tài liệu hỗ trợ dạy học ngữ nghĩa cũng được trình bày lồng ghép trong tài liệu dạy học các phân môn. (1) Có thể nói tất cả các bài Tập đọc đều có mục giải nghĩa từ khó (theo kết quả thống kê của Phạm Hải Lê và Đỗ Minh Luân, 93/93 bài Tập đọc trong Tiếng Việt 2 tập 1 , 2 đều có mục giải nghĩa từ khó - Xây dựng từ điển điện tử từ khó Tiếng Việt 2 và từ điển điện tử từ ngữ giáo khoa Tự nhiên – Xã hội 2, Kỷ yếu Hội nghị SV NCKH 2008, ĐHSP TP HCM). 18
  19. Bộ sách có tính chất công cụ cho thầy trò tiểu học là sách giáo khoa, sách bài tập cho học sinh; sách giáo khoa, sách bài tập, sách giáo viên, sách thiết kế bài dạy cho giáo viên. Các loại sách như sách giáo viên, sách thiết kế bài dạy, giúp dạy tốt,... như một "giáo án" có sẵn giúp giáo viên giảng dạy các bài học trong sách giáo khoa. Giáo viên không chỉ tìm thấy trong sách giáo viên những chỉ dẫn về cách thức tổ chức giờ học, tiến trình lên lớp, các đơn vị kiến thức cần hình thành, phương pháp hình thành các đơn vị kiến thức đó mà còn tìm thấy ở đấy các đáp án cho câu hỏi và bài tập trong sách giáo khoa. Tuy nhiên do giới hạn của số trang, do mục đích và hình thức trình bày, nên nếu giáo viên muốn tìm hiểu sâu hơn rộng hơn một vấn đề nào đó cho bài dạy thì những loại sách này khó có thể cung cấp được. Thành thử, muốn tra cứu thêm về nghĩa thì sách hỗ trợ tốt cho họ là các loại từ điển. Phần lớn giáo viên chỉ sử dụng các bài tập trong sách giáo khoa và sách bài tập, rất hiếm giáo viên tự ra bài tập mới. Hiện tượng này có nguyên do từ nội dung mà nhiều người vẫn gọi là "quá tải" còn có một nguyên do khác, có lẽ quan trọng hơn, đó là không ít giáo viên tiểu học không đủ "tự tin" để tự thiết kế bài tập cho học sinh rèn luyện thêm ngoài các bài tập có sẵn ương sách giáo khoa, có sẵn lời giải trong sách giáo viên (1) . Các loại sách về phương pháp dạy học bộ môn cũng là một loại tài liệu tốt hỗ trợ cho giáo viên khi dạy học. Song điều đáng tiếc là hình như giáo viên chỉ sử dụng những tài liệu này khi họ đi học nâng cao hoặc bồi dưỡng hay chuẩn hóa. 1.4. Ý kiến của giáo viên tiểu học về sự cần thiết của tài liệu Khảo sát ý kiến của 150 GV tiểu học ở các quận huyện TP HCM và ý kiến của 10 giáo viên tiểu học kiêm phụ trách chuyên môn (khối trưởng, hiệu phó chuyên môn) của một số tỉnh phía Nam, về STK của NXB GD chúng tôi thu được các kết quả sau : Trên 95% GV cho rằng STK là cần thiết, 3% cho rằng rất cần thiết, 2% cho rằng có hay không đều được. Không có ý kiến nào cho rằng STK là không cần thiết. Khảo sát ý kiến của 112 GV tiểu học ở các quận huyện TP HCM và ý kiến của 93 SV năm thứ 4 ngành GDTH Trường ĐHSP TP HCM, chúng tôi thu được các kết quả sau : 57% GV, 86% SV cho rằng giáo trình là rất cần thiết, 43% GV, 14%SV cho rằng cần thiết, không có ý kiến nào cho rằng không có giáo trình cũng được. 62% GV, 59% SV cho rằng giáo trình của NXB GD thiết thực. Và 33% GV, 32% SV lại nhận xét giáo trình còn mang tính hàn lâm chưa thật thiết thực. Số còn lại thì cho rằng giáo trình còn đơn giản. 67% GV và 78% SV cho (1) Không phải ngẫu nhiên mà sách bài tập, sách thực hành kèm theo sách giáo khoa thường có phần đáp án ở cuối sách. Và các nhà xuất bản, kể cả Nhà xuất bản Giáo dục khi đặt hàng cho các tác giả viết loại sách bài tập cho học sinh đều yêu cầu tác giả phải soạn thêm phần đáp án. 19
  20. biết họ rất cần giáo trình thực hành hoặc phần bài tập thực hành cùng gợi ý giải bài tập kèm theo phần cung cấp kiến thức lí thuyết. Mong muốn có những cuốn giáo trình viết theo hướng tích hợp phần khoa học cơ bản và phần khoa học về phương pháp dạy học bộ môn là mong muốn chung của phần đông SV (71% SV). Giáo trình là mảng sách được họ quan tâm sử dụng nhiều khi học tập cũng như giảng dạy so với các tài liệu khác (như báo ngành, tạp chí chuyên ngành, sách thiết kế bài dạy). Điều này là đương nhiên. Bởi vì họ có thể tìm thấy ở giáo trình những kiến thức cần thiết và hữu dụng không chỉ cho việc học tập mà còn cả cho việc giảng dạy của họ. Đồng thời sự tích hợp giữa lí thuyết và thực hành, giữa khoa học cơ bản và khoa học phương pháp sẽ giúp SV nắm chắc hơn các khái niệm, ứng dụng cho phần nghiệp vụ hiệu quả hơn và tiết kiệm được thời gian. Trả lời câu hỏi tài liệu sẽ mang theo sau khi tốt nghiệp ĐH, 93% SV xếp giáo trình cơ bản và giáo trình phương pháp vào vị trí số 1 và vị trí số 2. 67% GV, 55% SV xếp giáo trình môn chung và vở ghi vào vị trí số 1 và số 2 trong số các loại tài liệu mà họ thường xuyên sử dụng khi học tập nâng cao trình độ, 33% GV và 45% sv xếp giáo trình cơ bản và giáo trình phương pháp vào vị trí số 1 và số 2. Hiện tượng này có nguyên nhân từ nguồn tài liệu và từ giá cả (giá tài liệu môn chung, nhất là tài liệu thuộc bộ môn Lí luận chính trị thường rẻ hơn so với các tài liệu chuyên ngành, do được trợ giá và số đầu sách, lượng sách nhiều hơn. Còn giáo trình chuyên ngành, nhất là ngành GDTH hiện nay chưa nhiều, phần lớn GV và SV phải sử dụng giáo trình của các khoa cơ bản, như ngữ văn, toán, lí, hóa,...). về giáo trình chuyên ngành, có 25% GV, 32% SV cho rằng giáo trình còn thiếu, 5% GV và 7% SV cho rằng quá thiếu. 96% GV, 98% SV cho rằng giá giáo trình cao và quá cao so với túi tiền của họ. Qua khảo sát thực tế, chúng tôi được biết không ít giáo viên cho rằng họ rất cần đến những tài liệu thuộc nhóm khoa học cơ bản khi cần tra cứu mở rộng hoặc đi sâu một đơn vị kiến thức nào đó hoặc khi họ bị "bí" và họ không tìm được câu trả lời đủ tin cậy từ đồng nghiệp về một nội dung nào đó. Cũng không ít sinh viên, giáo viên (đi học) bày tỏ nguyện vọng muốn có những cuốn giáo trình phương pháp được viết theo kiểu tích hợp (không chỉ dừng lại ở việc nói về phương pháp giảng dạy mà còn cần có những chỉ dẫn về việc xử lí các đơn vị kiến thức) (1) . (1) Nguyễn Thị Ly Kha "Sách tham khảo và giáo trình cho HS, sv ngành GDTH (nhìn từ góc độ người sử dụng)", Kỉ yếu Hội nghị tác giả NXB GD, Hà Nội 12/2007. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0