intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Công nghệ lớp 9 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Thượng Thanh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

8
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để giúp ích cho việc làm bài kiểm tra, nâng cao kiến thức của bản thân, các bạn học sinh có thể sử dụng tài liệu “Đề thi học kì 1 môn Công nghệ lớp 9 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Thượng Thanh ” bao gồm nhiều dạng câu hỏi bài tập khác nhau giúp bạn nâng cao khả năng tính toán, rèn luyện kỹ năng giải đề hiệu quả để đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Công nghệ lớp 9 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Thượng Thanh

  1. TRƯỜNG THCS THƯỢNG THANH ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I NĂM HỌC: 2021 – 2022 MÔN: CÔNG NGHỆ – KHỐI 9 MÃ ĐỀ: CN904 Ngày thi:…../…../2021 Thời gian: 45 phút Tô vào phiếu trả lời của em chữ cái đứng trước đáp án đúng nhất. Câu 1: Thực đơn nào được sắp xếp hợp lí? A. Món rán - món hấp - món lẩu - món nấu - món tráng miệng. B. Món nộm - món súp - món rán - món nấu - món tráng miệng. C. Món nộm - món lẩu - món súp - món tráng miệng. D. Món lẩu - món nộm - món rán - món nấu - món tráng miệng. Câu 2: Quy trình thực hiện chế biến các món ăn không sử dụng nhiệt nào sau đây là đúng? A. Chuẩn bị, trình bày, chế biến cầu kì. B. Chuẩn bị, chế biến, trình bày. C. Chuẩn bị, chế biến sơ qua, bày biện, chế biến kĩ. D. Trình bày, chế biến, chuẩn bị. Câu 3: Trong khi sử dụng các đồ dùng và thiết bị điện cần lưu ý điều gì? A. Lau chùi cẩn thận. B. Kiểm tra dây dẫn điện. C. Để dính nước. D. Sử dụng đúng quy cách. Câu 4: Để sử dụng và bảo quản các đồ dùng nhà bếp bằng nhựa, ta không được làm việc nào sau đây? A. Sau khi sử dụng xong nên rửa bằng nước rửa bát. B. Sau khi rửa nên để gần lửa cho mau khô ráo. C. Không chứa thức ăn nhiều dầu mỡ. D. Sử dụng xong rửa sạch, phơi cho khô ráo. Câu 5: Khi sử dụng các đồ dùng tráng men trong nhà bếp không nên làm gì? A. Cẩn thận trong khi sử dụng. B. Khi sử dụng xong, nên rửa bằng nước chén, bát thật sạch và phơi cho khô ráo. C. Đun nhỏ lửa. D. Nấu thức ăn trong những đồ dùng tráng men đã bị tróc lớp men. Câu 6: Khi sử dụng dụng cụ bằng gỗ cần chú ý: A. hơ trên lửa cho mau khô. B. không ngâm nước. C. ngâm nước thời gian lâu. D. hạn chế rửa. Câu 7: Chế biến món trộn là: A. trộn nguyên liệu động vật, thực vật và gia vị. B. trộn nguyên liệu thực vật và động vật. C. trộn nguyên liệu thực vật và gia vị. D. trộn nguyên liệu động vật và gia vị. Câu 8: Để thực hiện công việc chuẩn bị, sơ chế thực phẩm cần những dụng cụ nào? A. Bàn để thức ăn. B. Tủ cất giữ thực phẩm. C. Bàn cắt thái, chậu rửa. D. Bếp đun. Câu 9: Công dụng của muối khi trộn với su hào trong món “Nộm su hào” là: A. tạo vị đậm đà cho su hào. B. tạo độ giòn cho su hào. C. tạo màu cho món ăn. D. tạo độ béo cho món ăn. Câu 10: Món nào sau đây là món ăn không sử dụng nhiệt? A. Súp ngô cua. B. Nộm ngó sen. C. Gà nấu đậu. D. Chè hoa cau. Câu 11: Điểm nào sai khi đặt bàn ăn theo phong cách phương Tây? A. Bát đựng nước chấm đặt trước bát ăn cơm. B. Li rượu thường được đặt ở phía trước đĩa. C. Tại mỗi phần ăn thường đặt một hoặc hai đĩa. D. Khi đặt bàn, cần để khăn vào đĩa. Câu 12: Những công việc không cần làm trong nhà bếp là: A. cất giữ thực phẩm. B. bày dọn thức ăn, bàn ăn. C. sửa chữa máy móc thiết bị tiện, hàn. D. chuẩn bị sơ chế thực phẩm. Câu 13: Trong chế biến món ăn, yêu cầu nào dưới đây không bảo vệ môi trường? A. Sắp xếp hợp lí và vệ sinh nơi chế biến. B. Rửa sạch và khử trùng những thực phẩm không chế biến nhiệt. C. Vứt rác bừa bãi. D. Lựa chọn và bảo quản thực phẩm an toàn. Câu 14: Đâu không phải là dụng cụ, thiết bị dùng điện dễ gây tai nạn trong nấu ăn? A. Máy đánh trứng. B. Máy xay thịt. C. Ấm nước sôi. D. Bếp nướng. 1/CN904
  2. Câu 15: Thiết bị trong nhà bếp được chia làm mấy loại? A. 4 loại. B. 2 loại. C. 3 loại. D. 5 loại. Câu 16: Các nhóm chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể là: A. nhóm chất đạm, nhóm chất béo, nhóm vitamin, chất xơ. B. nhóm chất đạm, nhóm vitamin, nước, chất xơ. C. nhóm chất đạm, nhóm chất béo, chất đường bột, nước. D. nhóm chất đạm, chất đường bột, chất béo, nhóm vitamin và khoáng chất. Câu 17: Những thiết bị chuyên dùng hiện đại trong nghề nấu ăn là: A. bếp từ, bếp than, nồi điện. B. bếp gas, bếp từ, bếp than. C. bếp củi, bếp từ, bếp ga. D. bếp gas, nồi hấp, bếp điện. Câu 18: Trong sắp xếp nhà bếp, ta nên đặt bồn rửa như thế nào cho hợp lí? A. Đặt giữa bếp đun và bàn ăn. B. Đặt giữa tủ cất thực phẩm và bếp đun. C. Đặt gần cửa ra vào. D. Đặt gần khu vực nấu. Câu 19: Khăn ăn thường được đặt ở đâu? A. Dưới lọ hoa. B. Dưới bát đựng nước chấm. C. Đặt lên đĩa kê, úp bát lên trên khăn ăn. D. Trên miệng cốc. Câu 20: Nếu đặt bàn ăn theo phong cách Việt Nam thì mỗi phần ăn gồm: A. bát ăn cơm, đũa, cốc nước, bát nước chấm. B. bát ăn cơm, đĩa kê, đũa, thìa canh, khăn ăn, cốc nước, bát đựng nước chấm. C. băn cơm, thìa, đũa, bát nước chấm. D. bát ăn cơm, đĩa kê, thìa canh, khăn ăn, bát nước chấm. Câu 21: Cách cắm hoa nào đúng trong trang trí bàn tiệc? A. Chọn hoa nhỏ, màu sắc hài hòa và cắm ở bình cao, tỏa đều. B. Chọn hoa có màu sắc hài hòa, nhã nhặn và cắm ở bình thấp, tỏa đều. C. Chọn hoa to, dài, màu sắc nổi bật và cắm ở bình thấp. D. Chọn hoa to, có màu sắc sặc sỡ và cắm ở bình cao. Câu 22: Khó khăn trong điều kiện lao động của nghề nấu ăn là: A. ngồi nhiều một chỗ. B. không thoải mái. C. thường xuyên phải di chuyển ngoài đường. D. ít khi được ngồi, môi trường làm việc nóng nực, mùi thực phẩm. Câu 23: Bàn ăn được thiết kế dạng nào? A. Bàn dài hoặc tròn. B. Chỉ có bàn dài. C. Chỉ có bàn tròn. D. Bàn dài hoặc vuông. Câu 24: Dựa vào đâu mà mỗi dụng cụ và thiết bị nhà bếp được bảo quản khác nhau? A. Do cấu tạo và chất liệu khác nhau. B. Do hạn sử dụng khác nhau. C. Do các hãng sản xuất có chất lượng khác nhau. D. Do cách sử dụng khác nhau. Câu 25: Khi pha nước trộn nộm của món “Nộm ngó sen” em có thể thay thế “giấm” bằng nguyên liệu nào? A. Nước cốt chanh. B. Nước cốt me. C. Nước cốt dừa. D. Nước cốt sấu. Câu 26: Đâu không phải là dụng cụ, thiết bị cầm tay dễ gây tai nạn trong nấu ăn? A. Các loại dao nhọn. B. Nồi cơm điện. C. Chảo có tay cầm bị hỏng. D. Ấm nước sôi. Câu 27: Biện pháp nào sau đây không bảo đảm an toàn lao động trong nấu ăn? A. Khi sử dụng dao xong cất không đúng vị trí thích hợp. B. Cần phải chú ý sử dụng cẩn thận, chu đáo, đúng quy cách. C. Khi đun nước, đặt vòi ấm ở vị trí thích hợp. D. Khi bị rơi thức ăn trên nền nhà cần quét và lau ngay tránh trơn trượt. Câu 28: Nguyên nhân gây ra tai nạn trong nấu ăn là: A. sử dụng nồi, xoong, chảo có tay cầm siết chặt. B. để vật dụng trên cao đúng tầm với. C. khi đun nước, đặt vòi ấm ở vị trí thích hợp. D. để thức ăn rơi vãi làm trơn trượt. Câu 29: Yêu cầu nào sau đây không phải yêu cầu của nghề nấu ăn? A. Biết tính toán lựa chọn thực phẩm. B. Biết chế biến món ăn hợp khẩu vị. C. Không có kỹ năng thực hành. D. Có đạo đức nghề nghiệp. 2/CN904
  3. Câu 30: Đối với bữa ăn có người phục vụ thì: A. người phục vụ dọn món theo yêu cầu của khách. B. thực đơn gồm nhiều món được sẵn trên bàn lớn. C. thực khách tự chọn món ăn mình thích. D. thực đơn được ấn định trước. Câu 31: Nguyên tắc thay thế thực phẩm là: A. không nên thay thế. B. chỉ thay thế thực phẩm cùng nhóm. C. có thể thay thế các nhóm lẫn nhau. D. chỉ thay thế được nhóm chất đạm với chất béo. Câu 32: Cách luộc tôm để tôm chín mà vẫn giữ được độ ngọt là: A. cho tôm vào nồi, hấp tôm nửa tiếng với sả. B. cho tôm vào xoong cùng 1 bát nước con, đậy nắp nấu trong 10 phút. C. cho tôm vào xoong cùng 1 thìa cà phê muối, đậy nắp nấu trong 10 phút. D. cho tôm vào lò vi sóng để nướng trong 10 phút. Câu 33: Nhận định nào đúng về sự sắp xếp và trang trí nhà bếp? A. Chỉ có nhà xây đẹp mới có thể sắp xếp và trang trí nhà bếp. B. Việc sắp xếp nhà bếp có thuận lợi hay không là điều không quan trọng. C. Trong nhà bếp các khu vực làm việc được nối liền bởi các ngăn và kệ tủ. D. Tủ lạnh không nên để trong khu vực nhà bếp. Câu 34: Làm thế nào để su hào vẫn giữ được độ giòn khi trộn nộm? A. Trộn su hào với một nửa quả chanh khoảng 5 phút, rửa lại, vắt ráo rồi trộn với 2 thìa đường. B. Trộn su hào với 1 thìa cafe nước mắm khoảng 5 phút, rửa lại, vắt ráo rồi trộn với 2 thìa đường. C. Trộn su hào với 1 thìa súp muối khoảng 5 phút, rửa lại, vắt ráo rồi trộn với 2 thìa đường. D. Trộn su hào với 1 thìa súp đường khoảng 5 phút, rửa lại, vắt ráo rồi trộn với 2 thìa muối. Câu 35: Khi trang trí bàn ăn để tạo vẻ trang nhã thường dùng khăn bàn như thế nào? A. Có họa tiết rằn ri. B. Có họa tiết hoa to. C. Màu đen. D. Màu trơn phù hợp với màu sắc của phòng. Câu 36: Trường hợp nào sử dụng thực phẩm không đảm bảo an toàn? A. Lựa chọn và bảo quản thực phẩm an toàn. B. Rửa sạch và khử trùng những thực phẩm không chế biến nhiệt. C. Sử dụng thực phẩm, nguyên liệu không rõ nguồn gốc. D. Giữ vệ sinh thực phẩm khi chế biến. Câu 37: Mỗi khẩu phần ăn theo phong cách phương Tây có dụng cụ nào mà phong cách Việt Nam không có? A. Thìa, đĩa. B. Khăn ăn. C. Dao, dĩa. D. Cốc nước. Câu 38: Đối tượng lao động của nghề nấu ăn là: A. lương thực, thực phẩm, phụ liệu. B. nồi, chảo, bát, đũa. C. bếp ga, bếp từ. D. dao, kéo, thớt. Câu 39: Làm thế nào để giữ độ giòn cho món “Nộm ngó sen”? A. Trộn ngó sen với đường. B. Trộn ngó sen với muối. C. Trộn ngó sen với phèn. D. Trộn ngó sen với bột canh. Câu 40: Sản phẩm nào không phải là sản phẩm lao động của nghề nấu ăn? A. Các loại bánh mặn và ngọt. B. Các món trộn – cuốn hỗn hợp. C. Các loại món ăn và bánh bông lan (gatô). D. Các loại nước ngọt có ga. ----- HẾT ----- 3/CN904
  4. TRƯỜNG THCS THƯỢNG THANH HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM NĂM HỌC: 2021 - 2022 ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I MÃ ĐỀ: CN904 MÔN: CÔNG NGHỆ - KHỐI 9 Thời gian: 45 phút Mỗi câu chọn đúng được 0,25 điểm. 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 B B D B D B A C A B 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 A C C C B D D B C B 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 B D A A A B A D C D 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 B C C C D C C A A D Ban Giám Hiệu Tổ chuyên môn Nhóm chuyên môn Đỗ Thị Thu Hoài Nguyễn Thị Nguyệt Đỗ Thị Minh Xuân 4/CN904
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2