intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2022-2023 có đáp án - Trường TH&THCS Phước Năng, Phước Sơn

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:4

3
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

“Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2022-2023 có đáp án - Trường TH&THCS Phước Năng, Phước Sơn” được chia sẻ nhằm giúp các bạn học sinh ôn tập, làm quen với cấu trúc đề thi và các dạng bài tập có khả năng ra trong bài thi sắp tới. Cùng tham khảo và tải về đề thi này để ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp diễn ra nhé! Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2022-2023 có đáp án - Trường TH&THCS Phước Năng, Phước Sơn

  1. PHÒNG GDĐT PHƯỚC SƠN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I TRƯỜNG TH&THCS PHƯỚC NĂNG MÔN: GDCD – Khối 6 NĂM HỌC: 2022- 2023 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) Ngày kiểm tra: …….../…../2022 Họ và tên học sinh: Điểm Nhận xét của GV ………………………………… Lớp: ........ I. TRẮC NGHIỆM. (5.0 điểm) Khoanh tròn vào một trong các chữ cái A, B, C, D trước ý trả lời đúng nhất. Câu 1. Trái với tự lập là A. tự tin. B. ích kỉ. C. tự chủ. D. ỷ lại. Câu 2. Câu ca dao: “Dạy con, con nhớ lấy lời/ Trọng cha, kính mẹ, suốt đời chớ quên” nói về truyền thống nào? A. Yêu nước. B. Hiếu thảo. C. Hiếu học. D. Đoàn kết. Câu 3. Trường hợp nào dưới đây không thể hiện sự siêng năng, kiên trì? A. Luôn chăm chỉ và tự giác học tập. B. Chép bài của bạn để đạt điểm cao. C. Đọc thêm tác phẩm văn học. D. Chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp. Câu 4. Việc làm nào dưới đây thể hiện tính tự lập? A. Không tự giác làm bài tập mà chờ bạn làm xong rồi mượn vở chép. B. Gặp bài toán khó, mở ngay phần hướng dẫn giải ra chép. C. Tự dọn dẹp phòng, gấp quần áo mà không cần bố mẹ nhắc nhở. D. Làm việc nhóm nhưng luôn trông chờ, ỷ lại vào các bạn. Câu 5. Lan là học sinh khuyết tật mới chuyển đến lớp. Em thường ngồi một chỗ xem các bạn chơi đùa, chạy nhảy. Thấy vậy, Mai đến vui đùa và trò chuyện với Lan. Qua tình huống trên, em thấy Mai là người thế nào? A. Biết yêu thương con người. B. Tôn trọng sự thật. C. Siêng năng, kiên trì. D. Tự giác, tích cực. Câu 6. Tự lập có ý nghĩa gì đối với bản thân, gia đình và xã hội? A. Làm cho tâm hồn thanh thản. B. Góp phần bảo vệ cuộc sống. C. Được mọi người tôn trọng. D. Luôn bị động trong công việc. Câu 7. Em không tán thành với ý kiến nào dưới đâỵ? A. Tôn trọng sự thật góp phần bảo vệ cho lẽ phải, tránh oan sai. B. Tôn trọng sự thật làm cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn. C. Tôn trọng sự thật giúp mọi người tin tưởng, gắn kết với nhau hơn. D. Tôn trọng sự thật khiến cho các mối quan hệ trở nên xấu đi. Câu 8. Nếu một người bạn thân của em nói xấu, nói sai về một người khác, em sẽ làm thế nào? A. Xa lánh, không chơi với bạn vì bạn nói dối. B. Không nói gì cả, việc đó không liên quan đến mình C. Khuyên bạn nên xin lỗi và luôn nói đúng sự thật. D. Vẫn chơi với bạn, nhưng không tin bạn nữa. Câu 9. Câu thành ngữ nào sau đây nói về tính tự lập? A. Tự lực cánh sinh. B. Qua cầu rút ván.
  2. C. Gieo gió gặt bão. D. Há miệng chờ sung. Câu 10. Ý nào dưới đây không phải là biểu hiện của người có tính tự lập? A. Đương đầu với khó khăn, thử thách. B. Nổ lực vươn lên trong cuộc sống C. Luôn tự tin, đầy bản lĩnh . D. Dựa dẫm, phụ thuộc vào người khác. Câu 11. Biểu hiện nào là tôn trọng sự thật? A. Không biết giữ bí mật. B. Luôn nói đúng sự thật. C. Luôn tìm cách nói dối. D. Không bảo vệ sự thật. Câu 12. Luôn nói thật với người thân, thầy cô, bạn bè… bằng thái độ như thế nào? A. Dũng cảm B. Tiêu cực. C. Dửng dưng D. Bất mãn. Câu 13. Sự thật là A. không phản ánh đúng hiện thực cuộc sống. B. những gì có thật trong cuộc sống hiện thực. C. niềm tin của mọi người dành cho nhau. D. quan tâm, giúp đỡ, yêu thương mọi người. Câu 14. Ý nào dưới đây là biểu hiện không tôn trọng sự thật: A. Không nói sai sự thật. B. Không che giấu sự thật. C. Sẵn sàng bảo vệ sự thật. D. Nói một phần sự thật. Câu 15. Câu tục ngữ nào nói về tôn trọng sự thật? A. Ăn mặn nói ngay còn hơn ăn chay nói dối. B. Lời nói đáng giá nghìn vàng. C. Thương người như thể thương thân. D. Có công mài sắt, có ngày nên kim. II. TỰ LUẬN (5 điểm) Câu 1. (2 điểm) Bình là một lớp trưởng luôn thẳng thắn, gương mẫu. Trong lớp bạn nào mắc khuyết điểm lần đầu Bình đều nhắc nhở nhẹ nhàng. Bạn nào vi phạm nhiều lần, Bình ghi vào sổ và báo với cô chủ nhiệm để kiểm điểm trong buổi sinh hoạt lớp. Vì vậy một số bạn tỏ ra không đồng tình với A và đã đề nghị thay lớp trưởng. a. Em hãy nhận xét về việc làm của Bình trong tình huống trên? b. Chứng kiến một số bạn có ý kiến đề nghị thay đổi lớp trưởng, em sẽ làm gì? Câu 2. (2 điểm) Bố của Hưng mất sớm, mẹ vất vả lao động nuôi hai anh em ăn học. Hưng luôn ý thức phải làm tốt các việc cá nhân của mình đồng thời giúp đỡ mẹ mọi việc trong gia đình. Khi mẹ ốm phải nằm viện, Hưng lo toan hết việc nhà, chăm sóc mẹ và em chu đáo. Năm học nào Hưng cũng đạt danh hiệu học sinh Giỏi. a. Hưng đã thể hiện tính tự lập như thế nào? b. Em nên làm gì để trở thành người có tính tự lập ? Câu 3. (1 điểm) Viết đoạn văn ngắn (3 - 5 câu) nói lên cảm nhận của em về câu ca dao dưới đây: “Những người tính nết thật thà Đi đâu cũng được người ta tin dùng” -Hết-
  3. ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM I. TRẮC NGHIỆM (5.0 điểm) Mỗi lựa chọn đúng ghi 0,33 điểm. 3 câu đúng được ghi 1,0 điểm. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Đáp án D B B C A C D C A D B A B D A II. TỰ LUẬN (5.0 điểm) CÂU NỘI DUNG CẦN ĐẠT BIỂU ĐIỂM a. Nhận xét về việc làm của Bình trong tình huống trên: - Bình là người luôn tôn trọng sự thật. 0,5 Câu 1. - Bình làm việc với tinh thần trách nhiệm cao, thái độ khéo léo và hợp 0,5 (2 điểm) lý trong giải quyết công việc. b. Chứng kiến một số bạn có ý kiến đề nghị thay đổi lớp trưởng, em sẽ: + Không đồng ý với ý kiến của một số bạn trong lớp. 0,5 + Có ý kiến bảo vệ việc làm đúng của Bình và giải thích để cả lớp 0,5
  4. hiểu. a. Những biểu hiện của tính tự lập ở Hưng: - Hưng tự làm tốt các công việc cá nhân. 0.5 - Giúp mẹ trong mọi việc nhà, chăm em chu đáo. 0.5 b. Để trở thành người có tính tự lập thì học sinh cần rèn luyện: Câu 2 + Luôn tự tin, nỗ lực phấn đấu, vươn lên trong học tập, công việc và 0.25 (2 điểm) cuộc sống. + Không trông chờ, dựa dẫm, ỷ lại vào người khác. 0.25 + Tự học bài, làm các việc nhà sau giờ học tập như: nấu cơm, rửa bát, 0.25 dọn dẹp nhà cửa. + Tự giác tham gia các công việc ở trường như: trực nhật lớp, hoạt 0.25 động tập thể. Học sinh có thể viết cảm nhận của mình theo nhiều cách khác nhau Câu 3 nhưng đảm bảo được nội dung câu ca dao: (1 - Những người trung thực thật thà đi đâu cũng được mọi người yêu quí, 0,33 điểm) tin tưởng, tâm hồn luôn thanh thản, bình an. - Ngược lại nếu ai đó sống giả dối, thì sẽ bị mọi người ghét bỏ, xa lánh và không tin tưởng nữa. 0,33 - Trong xã hội, nếu tất cả mọi người đều trung thực thì xã hội trở nên 0,33 tốt đẹp hơn. * Lưu ý: Giáo viên có thể linh hoạt khi chấm bài với những cách giải thích khác phù hợp.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2