intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn GDQP-AN lớp 11 năm 2023-2024 - Trường PTDTNT THCS&THPT Nước Oa

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

8
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cùng tham khảo “Đề thi học kì 1 môn GDQP-AN lớp 11 năm 2023-2024 - Trường PTDTNT THCS&THPT Nước Oa” giúp các em ôn tập lại các kiến thức đã học, đánh giá năng lực làm bài của mình và chuẩn bị cho kì thi được tốt hơn với số điểm cao như mong muốn. Chúc các em thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn GDQP-AN lớp 11 năm 2023-2024 - Trường PTDTNT THCS&THPT Nước Oa

  1. SỞ GD & ĐT QUẢNG NAM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ I – NĂM HỌC 2023 - 2024 TRƯỜNG PTDTNT THCS&THPT MÔN GDQP-AN - LỚP 11 NƯỚC OA Thời gian làm bài : 45 Phút; (Đề có 40 câu) (Đề có 4 trang) Họ tên : ............................................................... Số báo danh : ................... Mã đề 001 ĐIỂM LỜI PHÊ CỦA GIÁO VIÊN Câu 1: Khi bắn phát một, tốc độ bắn của súng tiểu liên AK là? A. 60 phát/ phút. B. 100 phát/ phút. C. 40 phát/ phút. D. 80 phát/ phút. Câu 2: Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống (…..) trong khái niệm sau đây: “……… là tổng thể các yếu tố, các lợi thế về địa hình, lực lượng. bố trí trang thiết bị phòng không để tiến hành các hoạt động tác chiến phòng không, phù hợp với kế hoạch tác chiến của khu vực phòng thủ”? A. Lực lượng phòng không nhân dân. B. Thế trận phòng không nhân dân. C. Hoạt động phòng không nhân dân. D. Địa bàn phòng không nhân dân. Câu 3: Khi tháo súng tiểu liên AK, các bộ phận tháo ra phải đặt theo thứ tự A. từ dưới lên trên. B. từ trái qua phải. C. từ trên xuống dưới. D. từ phải qua trái. Câu 4: Vấn đề nào dưới đây không liên quan đến an ninh môi trường? A. Thiên tai. B. An ninh thông tin. C. An ninh lương thực. D. Dịch bệnh. Câu 5: Trong việc thực hiện nhiệm vụ phòng không nhân dân, lực lượng nào giữ vai trò nòng cốt? A. Bộ đội chủ lực và Bộ đội địa phương. B. Quân đội nhân dân và công an nhân dân. C. Dân quân tự vệ và bộ đội chủ lực. D. Bộ đội địa phương và dân quân tự vệ. Câu 6: Súng trang bị cho cá nhân và phân đội bộ binh được gọi là A. súng thần cơ. B. súng hỏa mai. C. súng thần công. D. súng bộ binh. Câu 7: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng hoạt động phòng không nhân dân trong thời bình? A. Tổ chức huấn luyện, diễn tập phòng không nhân dân. B. Tổ chức trinh sát, quan sát và thông báo, báo động. C. Tổ chức tuyên truyền, giáo dục về phòng không nhân dân. D. Xây dựng công trình phòng không nhân dân. Câu 8: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng về tính năng của thuốc nổ C4? A. Sử dụng trong điều kiện nhiệt độ từ -30 °C đến 50 °C. B. Có dạng tinh thể rắn; màu vàng nhạt, vị đắng. C. Màu trắng đục, mùi hắc, dẻo, nhào nặn dễ dàng, vị hơi ngọt. D. Gồm 80% thuốc nổ mạnh Hexogen bột trộn với 20% chất kết dính. Câu 9: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng trách nhiệm của học sinh trong thực hiện pháp luật về quản lí, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ? A. Thực hiện đúng quy định của pháp luật về quản lí, sử dụng vũ khí,… Trang 1/4 - Mã đề 001
  2. B. Tích cực, chủ động nghiên cứu và thực hiện quy định của pháp luật. C. Che dấu hành vi vi phạm pháp luật của người thân, bạn bè. D. Tố giác và kiên quyết đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật. Câu 10: “Sự thay đổi của khí hậu chủ yếu do hoạt động của con người làm thay đổi thành phần khí quyển toàn cầu và sự thay đổi này làm tăng khả năng biến động tự nhiên của khí hậu” - đó là nội dung của khái niệm nào sau đây? A. Ô nhiễm môi trường. B. An ninh môi trường. C. Bảo vệ môi trường. D. Biến đổi khí hậu. Câu 11: Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống (……) trong khái niệm sau đây: “……… là hệ thống các yếu tố cấu thành môi trường cân bằng để bảo đảm điều kiện sống và phát triển của con người cùng các loài sinh vật trong hệ thống đó”. A. Biến đổi khí hậu. B. Ô nhiễm môi trường. C. Bảo vệ môi trường. D. An ninh môi trường. Câu 12: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng các tác nhân tiêu cực dẫn đến việc di cư tự do? A. Môi trường không khí trong lành. B. Hệ sinh bị phá hủy. C. Đất canh tác bị ô nhiễm, suy thoái. D. Tài nguyên suy giảm, cạn kiệt. Câu 13: Loại vũ khí nào được đề cập đến trong khái niệm sau đây: “….. là súng được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, được sử dụng để săn bắn”? A. Súng ngắn K54. B. Súng trường CKC. C. Súng tiểu liên AK. D. Súng săn. Câu 14: Hoạt động phòng không nhân dân không bao gồm lực lượng chuyên môn nào sau đây? A. Lực lượng phục vụ chiến đấu. B. Lực lượng công an. C. Lực lượng đánh địch. D. Lực lượng khắc phục hậu quả. Câu 15: Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống (…..) trong khái niệm sau đây: “…… là chế phẩm của chất nổ mà khi chịu tác động của những xung kích thích từ bên ngoài đủ mạnh thì thường nổ (mà ít cháy)”? A. Vật cản. B. Vũ khí tự tạo. C. Súng bộ binh. D. Thuốc nổ. Câu 16: Trong thời chiến, việc sơ tán, phân tán đến khi tình hình ổn định được áp dụng đối với A. lực lượng bám trụ ở những địa bàn trọng điểm về phòng không nhân dân. B. học sinh, sinh viên ở những vùng có nguy cơ địch tập trung bắn phá. C. các khu vực có nguy cơ kẻ địch tập trung lực lượng đánh phá. D. Trẻ em, người già yếu, phụ nữ mang thai ở vùng trọng điểm phòng không. Câu 17: Các loại vũ khí như: súng bắn đĩa bay, súng ngắn hơi, kiếm 3 cạnh diện, cung 3 dây… được xếp vào nhóm nào sau đây? A. Vũ khí hạng nhẹ. B. Vũ khí thể thao. C. Vũ khí quân dụng. D. Vũ khí thô sơ. Câu 18: Hành vi nào sau đây không vi phạm pháp luật về quản lí, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ? A. Sở hữu vũ khí thô sơ là đồ gia bảo, hiện vật để trưng bày, triển lãm. B. Đào bới và thu gom trái phép vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ. C. Mua bán, tàng trữ, vận chuyển vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ D. Nghiên cứu, chế tạo trái phép vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ. Câu 19: So với súng trường CKC, súng tiểu liên AK có điểm gì khác biệt? A. Có thể dùng lê và báng súng để đánh gần. B. Loại súng bán tự động, chỉ bắn được phát một. C. Súng bắn được liên thanh và phát một. Trang 2/4 - Mã đề 001
  3. D. Là súng bộ binh, được trang bị cho từng người. Câu 20: Yếu tố vật chất nào dưới đây không phải là thành phần của môi trường tự nhiên? A. Ánh sáng. B. Sinh vật. C. Dân cư. D. Không khí. Câu 21: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng về nguyên tắc tổ chức, hoạt động phòng không nhân dân? A. Lực lượng nòng cốt là bộ đội chủ lực và bộ đội địa phương. B. Tổ chức và điều hành tập trung thống nhất từ trung ương đến địa phương. C. Chuẩn bị từ thời bình và triển khai khi có biểu hiện, hành động xâm nhập của địch. D. Do hệ thống chính trị, toàn dân và lực lượng vũ trang thực hiện. Câu 22: Khi lắp đủ 30 viện đạn, khối lượng của súng tiểu liên AK là A. 5.3 kg. B. 4.3 kg. C. 6.3 kg. D. 7.3 kg. Câu 23: Hành vi: chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua, bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng… sẽ bị xử phạt theo hình thức nào sau đây? A. Thu hồi giấy phép sử dụng. B. Xử phạt vi phạm hành chính. C. Xử lí hình sự. D. Cảnh cáo và phạt tiền. Câu 24: Hành vi: chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua, bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ…. sẽ bị xử phạt theo hình thức nào sau đây? A. Cảnh cáo và phạt tiềnp B. Xử phạt vi phạm hành chính. C. Xử lí hình sự D. Thu hồi giấy phép sử dụng. Câu 25: Bảo vệ môi trường không bao gồm hoạt động nào sau đây? A. Ứng phó với các sự cố môi trường. B. Khai thác cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên. C. Cải thiện chất lượng môi trường. D. Khắc phục ô nhiễm, suy thoái môi trường. Câu 26: “……… là các huyện, quận, thành phố, thị xã thuộc tỉnh hoặc những vị trí trọng yếu nằm trong hệ thống phòng thủ của cấp tỉnh và quân khu” – đó là nội dung của khái niệm nào sau đây? A. Hoạt động phòng không nhân dân. B. Thế trận phòng không nhân dân. C. Địa bàn phòng không nhân dân. D. Lực lượng phòng không nhân dân. Câu 27: Các loại vũ khí như: dao găm, kiếm, giáo, mác, thương, lưỡi lê, đao, mã tấu, côn, quả đấm, quả chuỳ, cung, nỏ, phi tiêu… được xếp vào nhóm nào? A. Vũ khí thô sơ. B. Vũ khí hạng nặng. C. Vũ khí quân dụng. D. Vũ khí thể thao. Câu 28: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng quy tắc tháo, lắp súng tiểu liên AK? A. Chọn nơi khô ráo, sạch sẽ để tháo, lắp súng. B. Người tháo, lắp phải nắm vững cấu tạo súng. C. Không cần khám súng trước khi tháo, lắp. D. Dùng đúng phụ tùng, làm đúng thứ tự động tác. Câu 29: Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống (…..) trong khái niệm sau đây: “…..là thiết bị, phương tiện hoặc tổ hợp những phương tiện được chế tạo, sản xuất có khả năng gây sát thương, nguy hại cho tính mạng, sức khoẻ của con người, phá huỷ kết cấu vật chất…”. A. Bom, mìn. B. Công cụ hỗ trợ. C. Vật liệu nổ. D. Vũ khí. Câu 30: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng trách nhiệm của học sinh trong việc thực hiện phòng không nhân dân? A. Mặc trang phục sáng màu, đội mũ vải,… để tránh máy bay địch phát hiện. B. Tham gia xây dựng các công trình phòng không nhân dân: hầm, hào trú ẩn. C. Sơ tán, phân tán đến nơi quy định để bảo đảm an toàn tuyệt đối về người. D. Học tập đầy đủ chương trình, kế hoạch giáo dục ở trường phổ thông. Câu 31: Động tác lắp súng tiểu liên AK bao gồm bao nhiêu bước? A. 9 bước. B. 7 bước. C. 8 bước. D. 10 bước. Trang 3/4 - Mã đề 001
  4. Câu 32: Hoạt động phòng không nhân dân trong thời bình, không bao gồm hoạt động nào sau đây? A. Tổ chức tuyên truyền, giáo dục về phòng không nhân dân. B. Tổ chức huấn luyện, diễn tập phòng không nhân dân. C. Xây dựng công trình phòng không nhân dân. D. Tổ chức trinh sát, quan sát và thông báo, báo động. Câu 33: “Sự biến đổi tính chất vật lí, hoá học, sinh học của thành phần môi trường không phù hợp với quy chuẩn kĩ thuật môi trường, tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, sinh vật và tự nhiên” - đó là nội dung của khái niệm nào sau đây? A. Ô nhiễm môi trường. B. Biến đổi khí hậu. C. An ninh môi trường. D. Bảo vệ môi trường. Câu 34: Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống (….) trong khái niệm sau đây: “…… là những vật thể, phương tiện do con người làm ra hoặc cải tạo để làm chậm hoặc ngăn cản cơ động, gây khó khăn cho các hoạt động khác và gây thiệt hại cho đối phương”? A. Thuốc nổ. B. Vật cản. C. Vũ khí tự tạo. D. Súng bộ binh. Câu 35: Tầm bắn thẳng đối với mục tiêu người nằm của súng tiểu liên AK là A. 400 m. B. 800 m. C. 350 m. D. 500 m. Câu 36: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa của môi trường? A. Chứa đựng các chất phế thải do con người tạo ra trong sản xuất và cuộc sống. B. Là nơi lưu giữ lịch sử tiến hoá của con người, các loài sinh vật và Trái Đất. C. Là không gian sống và là nơi cung cấp, lưu trữ thông tin của riêng loài người. D. Cung cấp tài nguyên cần thiết cho cuộc sống và sản xuất của con người Câu 37: Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống (……) trong khái niệm sau đây: “……….. bao gồm các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, kinh tế, xã hội, sự tồn tại, phát triển của con người, sinh vật và tự nhiên”. A. Hệ sinh thái. B. Không khí. C. Sinh vật. D. Môi trường. Câu 38: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng mục tiêu đánh phá của kẻ địch khi tiến công đường không vào lãnh thổ Việt Nam? A. Đài phát thanh, truyền hình, trung tâm thông tin viễn thông. B. Bộ chỉ huy tác chiến chiến lược, chiến dịch. C. Những địa phương vùng sâu, vùng xa, thưa thớt dân cư. D. Trụ sở các cơ quan lãnh đạo của Đảng, Nhà nước và Chính phủ. Câu 39: Hành vi nào dưới đây vi phạm pháp luật về quản lí, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ? A. Cô K khuyên mọi người không rà phá bom. B. Anh M tố cáo việc ông K chế tạo súng hoa cải để bán. C. Ông V tự giác giao nộp súng săn cho cơ quan công an. D. Anh T sử dụng các loại mìn, thuốc nổ để đánh bắt cá. Câu 40: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng chức năng của hoạt động phòng không nhân dân? A. Khắc phục hậu quả các hành động xâm nhập, tiến công đường không của địch. B. Góp phần bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. C. Bảo vệ tài sản của Nhà nước, tính mạng và tài sản của nhân dân. D. Là một bộ phận của thế trận quốc phòng toàn dân trên mặt trận đối không. ------ HẾT ------ Trang 4/4 - Mã đề 001
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2