intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn KHTN lớp 6 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Chu Văn An, Phú Ninh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:6

2
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn có thêm tài liệu ôn tập, củng cố lại kiến thức đã học và rèn luyện kỹ năng làm bài tập, mời các bạn cùng tham khảo ‘Đề thi học kì 1 môn KHTN lớp 6 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Chu Văn An, Phú Ninh’ dưới đây. Hy vọng sẽ giúp các bạn tự tin hơn trong kỳ thi sắp tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn KHTN lớp 6 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Chu Văn An, Phú Ninh

  1. MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6 (Đã kiểm tra) KIỂM TRA HỌC KỲ I Năm học 2023-2024 Môn: KHTN 6 Thời gian: 60 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ A: I- PHẦN TRẮC NGHIỆM:(5đ). Chọn câu trả lời đúng nhất Câu 1. Khi dùng gỗ để sản xuất giấy thì người ta sẽ gọi gỗ là A. vật liệu. B. nguyên liệu. C. nhiên liệu. D. phế liệu. Câu 2. Loại nguyên liệu nào sau đây hầu như không thể tái sinh? A. Gỗ. B. Bông. C. Dầu thô. D. Nông sản. Câu 3. Đá vôi có trạng thái nào sau đây ? A. Rắn B. Lỏng C. Khí D. Vừa lỏng vừa khí Câu 4. Trong các thực phẩm dưới đây,loại nào chứa nhiều protein (chất đạm) nhất? A. Gạo. B. Rau xanh. C. Thịt. D. Gạo và rau xanh. Câu 5. Quá trình chất biển đổi từ thể rắn sang thể lỏng được gọi là gì? A. Sự đông đặc. B. Sự sôi C. Sự ngưng tụ. D. Sự nóng chảy. Câu 6. Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất của A. hai chất lỏng. B. chất rắn và chất lỏng. C. chất khí và chất lỏng. D. chất tan và dung môi. Câu 7. Khi hoà tan bột đá vôi vào nước, chỉ một lượng chất này tan trong nước; phần còn lại làm cho nước bị đục. Hỗn hợp này được coi là A. dung dịch. B. chất tan. C. nhũ tương. D. huyền phù. Câu 8. Phương pháp nào dưới đây là đơn giản nhất để tách cát lẫn trong nước? A. Lọc. B. Dùng máy li tâm. C. Chiết. D. Cô cạn. Câu 9. Đơn vị đo khối lượng trong hệ đo lường hợp pháp của nước ta là đơn vị nào sau đây? A. Kilôgam. B. Gam C. Tấn D. Lạng Câu 10. Người ta không sử dụng dụng cụ nào để đo thời gian? A. Đồng hồ bấm giây. B. Đồng hồ điện tử. C. Đồng hồ đeo tay. D. Máy tính. Câu 11. Đơn vị nào sau đây không phải là đơn vị đo thời gian? A. Canh. B. Min C. Thế kỉ. D. Mét. Câu 12. Điền vào chỗ trống “…” trong câu sau để được câu phát biểu đúng. Để xác định mức độ (1)….. của vật, người ta dùng khái niệm nhiệt độ. Vật càng (2)… thì nhiệt độ của vật càng cao. • A. (1) nóng – lạnh; (2) nóng. B. (1) nóng – lạnh; (2) thấp. 1
  2. • C. (1) nhiệt độ; (2) cao. D. (1) nhiệt độ; (2) thấp. • Câu 13. Nguyên tắc hoạt động của nhiệt kế là dựa trên hiện tượng dãn nở vì nhiệt của • A. chất lỏng. B. chất rắn. • C. các chất . D. chất khí. Câu 14: Khi dùng nhiệt kế thủy ngân để đo nhiệt độ cơ thể, thao tác nào sau đây là đúng? • A. Cầm vào bầu nhiệt kế. • B. Đặt bầu nhiệt kế vào nách và lấy ra ngay. • C. Vẩy mạnh nhiệt kế để thủy ngân tụt xuống mức 00C. • D. Sau khi lấy nhiệt kế ra khỏi môi trường cần đọc kết quả đo luôn. • Câu 15. Mèo con lớn lên nhờ quá trình A. sinh trưởng của tế bào. B. sinh sản của tế bào. C. sinh trưởng và sinh sản của tế bào. D. sinh trưởng và thay mới của tế bào. Câu 16. Khi tế bào lớn lên đến một kích thước nhất định sẽ tiến hành quá trình nào? A. Sinh trưởng. B. Sinh sản. C. Thay thế. D. Chết. Câu 17. Tập hợp các mô thực hiện cùng một chức năng là A. tế bào. B. mô. C. cơ quan. D. hệ cơ quan. Câu 18. Cấp độ thấp nhất trong cơ thể đa bào là A. hệ cơ quan. B. cơ quan . C. mô. D. tế bào. Câu 19. Việc phân loại thế giới sống có ý nghĩa giúp ta (1) gọi đúng tên sinh vật (2) đưa sinh vật vào đúng nhóm phân loại (3) thấy được vai trò của sinh vật trong tự nhiên và trong thực tiễn (4) nhận ra sự đa dạng của sinh giới A. (1), (2), (3). B. (2), (3), (4). C. (1), (2), (4). D. (1), (3), (4). Câu20. Tên phổ thông của các loài được hiểu là A. tên loài + tên giống + (tên tác giả, năm công bố). 2
  3. B. tên giống + tên loài + (Tên tác giả, năm công bố). C. cách gọi phổ biến của loài có trong danh mục tra cứu. D. cách gọi truyền thống của người dân bản địa theo vùng miền, quốc gia. II. PHẦN TỰ LUẬN: (5,0đ) Câu 1. ( 2 điểm). a) Trong các vật liệu sau: Nhựa, gỗ, thuỷ tinh, kim loại. Người ta dùng vật liệu nào để làm xoong nồi nấu thức ăn? Giải thích? b) Nêu tính chất vật lý của oxygen . Câu 2. ( 1 điểm). Xác định giới hạn đo (GHĐ) và độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của thước trong hình a) b) Câu 3( 1 điểm). Áp dụng nguyên tắc xây dựng khóa lưỡng phân để phân loại các sinh vật sau: con lươn, con ốc, con bò, con chim sẻ. Câu 4. ( 1 điểm). Giải thích vì sao chúng ta nên ăn đa dạng các loại thức ăn mà không nên chỉ ăn một loại thức ăn dù loại thức ăn đó rất bổ dưỡng. BÀI LÀM KIỂM TRA HỌC KỲ I (Đã kiểm tra) 3
  4. Năm học 2023-2024 Môn: KHTN 6 Thời gian: 60 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ B: I- PHẦN TRẮC NGHIỆM:(5đ) Câu 1. Người ta khai thác than đá để cung cấp cho các nhà máy nhiệt điện sản xuất điện. Lúc này, than đá được gọi là A. vật liệu. B. nhiên liệu. C. nguyên liệu. D. vật liệu hoặc nguyên liệu. Câu 2. Loại nguyên liệu nào sau đây hầu như không thể tái sinh? A. Gỗ. B. Bông. C. Quặng D. Nông sản. Câu 3. Nước biển có trạng thái nào sau đây? A. Rắn. B. Lỏng. C. Khí. D. Rắn và lỏng. Câu 4. Gạo sẽ cung cấp chất dinh dưỡng nào nhiều nhất cho cơ thể? A. Carbohydrate (chất đường, bột). B. Protein (chất đạm). C. Lipid (chất béo). D. Vitamin. Câu 5. Quá trình chất biển đổi từ thể lỏng sang thể rắn được gọi là gì? A. Sự đông đặc. B. Sự sôi C. Sự ngưng tụ. D. Sự nóng chảy. Câu 6. Chất tinh khiết là A. chỉ có một loại chất. B. chỉ có hai loại chất duy nhất. C. từ hai hay nhiều chất trở lên D.chứa một chất chính và nhiều chất phụ. Câu 7. Khi cho bột mì vào nước và khuấy đều, ta thu được A. nhũ tương. B. huyền phù. C. dung dịch. D. dung môi. Câu 8. Nếu không may làm đổ dầu ăn vào nước, ta dùng phương pháp nào để tách riêng dấu ăn ra khỏi nước? A. Lọc. B. Dùng máy li tâm. C. Chiết. D. Cô cạn Câu 9. Trong các đơn vị khối lượng sau đây: tấn, tạ, lạng, gam đơn vị nào là đơn vị đo lớn nhất? A. Tấn B. Tạ C. Lạng D. Gam Câu 10: Người ta sử dụng dụng cụ nào để đo thời gian? A. Cân đồng hồ. B. Đồng hồ. C. Điện thoại. D. Máy tính. Câu 11 Đơn vị cơ bản đo thời gian trong hệ đo lường hợp pháp của nước ta là A. giờ B. giây C. phút D. ngày Câu 12. Điền vào chỗ trống “…” trong câu sau để được câu phát biểu đúng. Để xác định mức độ nóng, lạnh của vật, người ta dùng khái niệm (1)….Vật càng nóng thì nhiệt độ của vật càng (2)… . • A. (1) nóng – lạnh; (2) cao. • B. (1) nóng – lạnh; (2) thấp. 4
  5. • C. (1) nhiệt độ; (2) cao. • D. (1) nhiệt độ; (2) thấp. Câu 13. Nguyên tắc hoạt động của nhiệt kế là dựa trên hiện tượng dãn nở vì nhiệt của • A. chất khí. B. chất rắn. C. các chất. D. chất lỏng. Câu 14. Khi dùng nhiệt kế thủy ngân để đo nhiệt độ cơ thể, thao tác nào sau đây là sai? • A. Không cầm vào bầu nhiệt kế. • B. Đặt bầu nhiệt kế vào nách và lấy ra ngay. • C. Vẩy mạnh nhiệt kế để thủy ngân tụt xuống mức 350C. • D. Sau khi lấy nhiệt kế ra khỏi môi trường cần đọc kết quả đo luôn. Câu 15. Cây tre lớn lên nhờ quá trình A. sinh trưởng của tế bào. B. sinh trưởng và sinh sản của tế bào. C. sinh sản của tế bào. D. sinh trưởng và thay mới của tế bào. Câu 16. Khi tế bào lớn lên đến một kích thước nhất định sẽ tiến hành quá trình A. sinh trưởng. B. chết. C. thay thế. D. sinh sản. Câu 17 Tập hợp các tế bào thực hiện cùng một chức năng là A. tế bào. B. mô. C. cơ quan. D. hệ cơ quan. Câu 18. Trong các cấp độ sau, cấp độ cao nhất là A. hệ cơ quan B. cơ quan C. mô D.tế bào Câu 19 Việc phân loại thế giới sống không có ý nghĩa nào sau đây? A. Gọi đúng tên sinh vật. B. Nhận ra sự đa dạng của sinh giới. C. Đưa sinh vật vào đúng nhóm phân loại. D. Thấy được vai trò của sinh vật trong tự nhiên. Câu 20. Thông thường, mỗi loài sinh vật có các cách gọi tên là A. tên lớp và tên loài. B. tên giống và tên loài. C. tên chi và tên loài. D. tên địa phương và tên khoa học. II. PHẦN TỰ LUẬN: (5,0đ) Câu 1. (2 điểm) a) Trong các vật liệu sau: Nhựa, gỗ, thuỷ tinh, kim loại. Người ta dùng vật liệu nào để làm ống dẫn nước? Giải thích? b) Nêu thành phần của không khí 5
  6. Câu 2 (1 điểm)Xác định giới hạn đo (GHĐ) và độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của thước trong hình a) b) Câu 3 (1 điểm)Áp dụng nguyên tắc xây dựng khóa lưỡng phân để phân loại các sinh vật sau: con rắn, con chim sẻ, con rùa, con khỉ. Câu 4. (1 điểm)Giải thích vì sao chúng ta nên ăn đa dạng các loại thức ăn mà không nên chỉ ăn một loại thức ăn dù loại thức ăn đó rất bổ dưỡng. BÀI LÀM 6
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2