intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn KHTN lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Kim Lan, Gia Lâm

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:16

5
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

“Đề thi học kì 1 môn KHTN lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Kim Lan, Gia Lâm” là tài liệu hữu ích giúp các em ôn tập cũng như hệ thống kiến thức môn học, giúp các em tự tin đạt điểm số cao trong kì thi sắp tới. Mời các em cùng tham khảo đề thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn KHTN lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Kim Lan, Gia Lâm

  1. MA TRẬN + BẢN ĐẶC TẢ + ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I KHTN 8 Năm học: 2023 - 2024 I. MA TRẬN MỨC Tổng số Điểm số ĐỘ Nhận Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao biết Chủ đề TL TN TL TN TL TN TL TN TL TN Chủ đề 1. Phản 1 câu 1 câu 2 câu 1 câu 3 câu 1,25 ứng hóa học Chủ đề 1. Phản 1 câu 1 câu 1 câu 1 câu 1,25 ứng hóa học Chủ đề 2. Sinh 1 câu 1 câu 3 câu 1 câu học cơ 2 câu 4 câu 2,5 thể người Chủ đề 2 câu 2 câu 0,5 3. Khối lượng riêng – TH xác định khối
  2. MỨC Tổng số Điểm số ĐỘ Nhận Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao biết Chủ đề TL TN TL TN TL TN TL TN TL TN lượng riêng Chủ đề 2: Áp 1 câu 2 câu 1 câu 2 câu 1 câu 4 câu 2,75 suất Chủ đề 3: Lực 1 câu 1 câu 1 câu 1 câu 2 câu 1,75 đẩy Ác- si-mét 1,5 2,0 1,5 2,0 2,5 0 0,5 0 6,0 điểm 4,0 điểm 10 điểm Tổng số điểm 3,5 3,5 2,5 0,5 10,0 10,0 Tỉ lệ % 35% 35% 25% 5% 100% II. BẢNG ĐẶC TẢ
  3. Số ý TL/số câu hỏi TN Nội dung Mức độ Yêu cầu cần đạt TN (Số câu) Nhận biết Nêu được khái niệm hiệu suất của phản ứng 1 Tính theo – Tính được lượng chất trong phương trình hóa học theo phương trình số mol, khối lượng hoặc thể tích ở điều kiện 1 bar và 25 hoá học Vận dụng 0 C. - Tính được hiệu suất của một phản ứng dựa vào lượng sản phẩm thu được theo lí thuyết và lượng sản phẩm thu được theo thực tế. Tốc độ phản ứng Tiến hành được thí nghiệm và quan sát thực tiễn: và chất xúc tác Vận dụng + So sánh được tốc độ một số phản ứng hoá học; 2 + Nêu được các yếu tố làm thay đổi tốc độ phản ứng. – Nêu được khái niệm acid (tạo ra ion H+). Nhận biết – Trình bày được một số ứng dụng của một số acid thông dụng (HCl, H2SO4, CH3COOH). – Tiến hành được thí nghiệm của hydrochloric acid (làm Acid (axit) 1 đổi màu chất chỉ thị; phản ứng với kim loại), nêu và giải Thông hiểu thích được hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm (viết phương trình hoá học) và rút ra nhận xét về tính chất của acid. – Nêu được chức năng của máu và hệ tuần hoàn. – Nêu được khái niệm nhóm máu.
  4. PHÒNG GD&ĐT GIA LÂM ĐỀ ĐÁNH GIÁ GIỮA HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS KIM LAN MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN 8 --------- Tiết: 66 + 67 (Theo KHDH) Đề thi có 03 trang Năm học: 2023 - 2024 *Lưu ý: Đề thi gồm 3 phân môn Hoá học, Vật lý, Sinh học. Học sinh làm bài mỗi phân môn ra một tờ giấy riêng biệt và nộp bài riêng theo từng phân môn. MÃ ĐỀ: 01 A. TRẮC NGHIỆM (4,0 điểm) Chọn đáp án đúng và ghi lại kết quả vào giấy kiểm tra ( Ví dụ: 1 – A, 2 – B, ….) I. PHẦN VẬT LÝ (2,0 điểm) Câu 1: Hiện tượng nào sau đây xảy ra đối với khối lượng riêng của nước khi đun nước trong một bình thủy tinh? A. Khối lượng riêng của nước tăng. B. Khối lượng riêng của nước giảm. C. Khối lượng riêng của nước không thay đổi. D. Khối lượng riêng của nước lúc đầu giảm sau đó mới tăng. Câu 2: Cụm từ nào còn thiếu trong câu sau: Khối lượng riêng của một chất cho ta biết khối lượng của một …… A. Đơn vị thể tích chất đó. B. Đơn vị khối lượng chất đó. C. Đơn vị trọng lượng chất đó. D. Không có đáp án đúng. Câu 3: Tác dụng của áp lực phụ thuộc vào: A. phương của lực. B. chiều của lực. C. điểm đặt của lực. D. độ lớn của áp lực và diện tích mặt bị ép. Câu 4: Cùng một lực như nhau tác dụng lên hai vật khác nhau. Diện tích tác dụng của lực lên vật A lớn gấp đôi diện tích lực tác dụng lên vật B. A. Áp suất tác dụng lên vật A lớn gấp đôi áp suất tác dụng lên vật B B. Áp suất tác dụng lên vật B lớn gấp đôi áp suất tác dụng lên vật A C. Áp suất tác dụng lên hai vật như nhau
  5. D. Áp suất tác dụng lên vật A lớn gấp bốn lần áp suất tác dụng lên vật B Câu 5: Hút bớt không khí trong một vỏ hộp đựng sữa bằng giấy, ta thấy vỏ hộp giấy bị bẹp lại vì: A. việc hút mạnh đã làm bẹp hộp. B. áp suất bên trong hộp tăng lên làm cho hộp bị biến dạng. C. áp suất bên trong hộp giảm, áp suất khí quyển ở bên ngoài hộp lớn hơn làm nó bẹp. D. khi hút mạnh làm yếu các thành hộp làm hộp bẹp đi. Câu 6: Áp suất khí quyển thay đổi như thế nào khi độ cao càng tăng? A. Càng tăng. B. Càng giảm C. Không thay đổi D. Có thể vừa tăng, vừa giảm Câu 7: Một vật ở trong nước chịu tác dụng của những lực nào? A. Lực đẩy Archimedes B. Lực đẩy Archimedes và lực ma sát C. Trọng lực D. Trọng lực và lực đẩy Archimedes Câu 8: Một thỏi nhôm và một thỏi thép có thể tích bằng nhau cùng được nhúng chìm trong nước. Nhận xét nào sau đây là đúng? A. Thỏi nào nằm sâu hơn thì lực đẩy Archimedes tác dụng lên thỏi đó lớn hơn. B. Thép có trọng lượng riêng lớn hơn nhôm nên thỏi thép chịu tác dụng của lực đẩy Archimedes lớn hơn. C. Hai thỏi nhôm và thép đều chịu tác dụng của lực đẩy Archimedes như nhau vì chúng cùng được nhúng trong nước như nhau. D. Hai thỏi nhôm và thép đều chịu tác dụng của lực đẩy Archimedes như nhau vì chúng chiếm thể tích trong nước như nhau. II. PHẦN HOÁ HỌC (1,0 điểm) Cho biết khối lượng nguyên tử của các nguyên tố: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; P = 31; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Fe = 56; Zn = 65; Ba = 137 Câu 9: Cho các khẳng định sau: (1) Viết phương trình hoá học và cân bằng. (2) Tính số mol từ dữ kiện bài cho. (3) Thực hiện các yêu cầu của bài như tính khối lượng, thể tích, nồng độ mol chất. (4) Suy số mol theo phương trình hoá học. Các bước giải bài toán hoá học được sắp xếp theo thứ tự: A. (1); (2); (3); (4) B. (1); (2); (4); (3)
  6. C. (2); (1); (3); (4) D. (2); (1); (4); (3) Câu 10: Để xác định được mức độ phản ứng nhanh hay chậm người ta sử dụng khái niệm nào sau đây? A. Tốc độ phản ứng. B. Cân bằng hoá học. C. Phản ứng một chiều. D. Phản ứng thuận nghịch. Câu 11: Sự thay đổi nào dưới đây không làm tăng tốc độ phản ứng xảy ra giữa dây magnesium và dung dịch hydrochloric acid? A. Cuộn dải magnesium thành một quả bóng nhỏ. B. Tăng nồng độ của hydrochloric acid. C. Nghiền mảnh magnesium thành bột. D. Tăng nhiệt độ của hydrochloric acid. Câu 12: Chất nào sau đây là acid? A. NaOH B. CaO C. KHCO3 D. H2SO4 III. PHẦN SINH HỌC (1,0 điểm) Câu 13: Điền từ phù hợp vào chỗ trống: “..... có vai trò duy trì máu ở trạng thái lỏng để dễ dàng lưu thông trong mạch; vận chuyển chất dinh dưỡng, các chất cần thiết khác và chất thải”. A. Tiểu cầu B. Bạch cầu C. Hồng cầu D. Huyết tương Câu 14: Để phòng ngừa các bệnh tim mạch, chúng ta cần lưu ý điều gì ? A. Thường xuyên vận động và nâng cao dần sức chịu đựng B. Nói không với rượu, bia, thuốc lá, mỡ, nội tạng động vật và thực phẩm chế biến sẵn C. Ăn nhiều rau quả tươi, thực phẩm giàu Omega – 3 D. Tất cả các phương án còn lại Câu 15: Nhóm máu mang kháng nguyên A có thể truyền được cho nhóm máu nào dưới đây ? A. AB B. O C. B D. Cả A, B, C Câu 16: Trong hoạt động thông khí ở phổi, khi chúng ta thở ra thì: A. xương ức và xương sườn hạ xuống, cơ hoành dãn ra khiến thể tích lồng ngực tăng. B. xương ức và xương sườn nâng lên, cơ hoành dãn ra khiến thể tích lồng ngực giảm. C. xương ức và xương sườn nâng lên, cơ hoành dẫn ra khiến thể tích lồng ngực tăng. D. xương ức và xương sườn hạ xuống, cơ hoành dãn ra khiến thể tích lồng ngực giảm. B. TỰ LUẬN (6,0 điểm)
  7. I. PHẦN VẬT LÝ (3,0 điểm) Câu 17: (0,5 điểm): Viết công thức tính áp suất lên một bề mặt. Giải thích các kí hiệu và nêu đơn vị của các đại lượng trong công thức. Câu 18: (1 điểm): Hãy nêu nguyên tắc làm giảm áp suất lên một bề mặt. Lấy 1 ví dụ minh hoạ. Câu 19: (0,75 điểm): Một máy đánh ruộng với 2 bánh có khối lượng 1 tấn, để máy chạy được trên nền đất ruộng thì áp suất máy tác dụng lên đất là 8000 Pa. Tính diện tích mỗi bánh của máy đánh phải tiếp xúc với ruộng? Câu 20: (0,75 điểm): Một quả cầu bằng nhôm treo vào 1 lực kế ở ngoài không khí thì lực kế chỉ 1,5N. Thả chìm hoàn toàn quả cầu vào trong nước thì lực kế chỉ 0,9N. a. Lực đẩy Ác si mét tác dụng lên quả cầu có độ lớn là bao nhiêu? b. Tính khối lượng và thể tích của quả cầu nhôm. Cho trọng lượng riêng của nước là 10.000N/m 3. II. PHẦN HÓA HỌC (1,5 điểm) Câu 21: (0,5 điểm): Các quả pháo hoa khi được bắn lên sẽ bốc cháy nhanh và nổ ra thành những chùm ánh sáng đẹp mắt. Theo em, khi sản xuất pháo hoa người ta thường sử dụng các nguyên liệu ở dạng viên nén hay dạng bột? Giải thích? phản ứng thu được Câu 22: (1,0 điểm): Hòa tan hết 16,8 gam kim loại A hóa trị II trong dung dịch hydrochloric acid (HCl), sau 7,437 lít khí H ở đkc. Xác định tên, kí hiệu hoá học của kim loại A 2 III. PHẦN SINH HỌC (1,5 điểm) Câu 23: (1,0 điểm): Trình bày đặc điểm cấu tạo và chức năng của các cơ quan trong hệ hô hấp ở người. Câu 24: (0,5 điểm): Có người cho rằng: “Tiêm vaccine cũng giống như tiêm thuốc kháng sinh giúp cho cơ thể nhanh khỏi bệnh”. Điều đó có đúng không? Vì sao?
  8. PHÒNG GD&ĐT GIA LÂM ĐỀ ĐÁNH GIÁ GIỮA HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS KIM LAN MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN 8 ---------- Tiết: 66 + 67 (Theo KHDH) Đề thi có 03 trang Năm học: 2023 - 2024 *Lưu ý: Đề thi gồm 3 phân môn Hoá học, Vật lý, Sinh học. Học sinh làm bài mỗi phân môn ra một tờ giấy riêng biệt và nộp bài riêng theo từng phân môn. MÃ ĐỀ: 02 A. TRẮC NGHIỆM (4,0 điểm) Chọn đáp án đúng và ghi lại kết quả vào giấy kiểm tra ( Ví dụ: 1 – A, 2 – B, ….) I. PHẦN VẬT LÝ (2,0 điểm) Câu 1: Cho m, V lần lượt là khối lượng và thể tích của một vật. Biểu thức xác định khối lượng riêng của chất tạo thành vật đó có dạng nào sao đây? A. D = m . V B. C. D. D = mV Câu 2: Phát biểu nào sau đây về khối lượng riêng là đúng? A. Khối lượng riêng của một chất là khối lượng của một đơn vị thể tích chất đó. B. Nói khối lượng riêng của sắt là 7800 kg/m3 có nghĩa là 1 cm3 sắt có khối lượng 7800 kg. C. Công thức tính khối lượng riêng là D = m.V. D. Khối lượng riêng bằng trọng lượng riêng. Câu 3: Niu tơn (N) là đơn vị của: A. Áp suất. B. Áp lực. C. Năng lượng. D. Quãng đường. Câu 4: Áp lực là: A. Lực ép có phương trùng với mặt bị ép. B. Lực ép có phương song song với mặt bị ép.
  9. C. Lực ép có phương tạo với mặt bị ép một góc bất kì. D. Lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép. Câu 5: Điều nào sau đây đúng khi nói về áp suất chất lỏng? A. Chất lỏng gây áp suất theo mọi phương. B. Áp suất tác dụng lên thành bình không phụ thuộc diện tích bị ép. C. Áp suất gây ra do trọng lượng của chất lỏng tác dụng lên một điểm tỉ lệ nghịch với độ sâu. D. Nếu cùng độ sâu thì áp suất như nhau trong mọi chất lỏng khác nhau Câu 6: Trong một bình chứa chất lỏng (hình vẽ), áp suất tại điểm nào lớn nhất? Áp suất tại điểm nào nhỏ nhất? A. Áp suất tại H lớn nhất, áp suất tại R nhỏ nhất. B. Áp suất tại K lớn nhất, áp suất tại H nhỏ nhất. C. Áp suất tại R lớn nhất, áp suất tại H nhỏ nhất. D. Áp suất tại R lớn nhất, áp suất tại I nhỏ nhất. Câu 7: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về chiều của lực đẩy Archimedes? A. Hướng thẳng đứng lên trên. B. Hướng thẳng đứng xuống dưới C. Theo mọi hướng D. Một hướng khác. Câu 8: Hai thỏi đồng có thể tích bằng nhau, một thỏi được nhúng vào nước, một thỏi được nhúng vào dầu. Thỏi nào chịu lực đẩy Archimedes lớn hơn? Vì sao? A. Thỏi đồng ở trong dầu chịu lực đẩy Archimedes lớn hơn vì trọng lượng riêng của dầu lớn hơn trọng lượng riêng của nước. B. Thỏi đồng ở trong nước chịu lực đẩy Archimedes nhỏ hơn vì trọng lượng riêng của nước lớn hơn trọng lượng riêng của dầu. C. Thỏi đồng ở trong nước chịu lực đẩy Archimedes lớn hơn vì trọng lượng riêng của nước lớn hơn trọng lượng riêng của dầu. D. Lực đẩy Archimedes tác dụng lên hai thỏi như nhau vì cả hai thỏi cùng chiếm trong chất lỏng một thể tích như nhau. II. PHẦN HOÁ HỌC (1,0 điểm) Cho biết khối lượng nguyên tử của các nguyên tố: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; P = 31; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Fe = 56; Zn = 65; Ba = 137 Câu 9: Cho phương trình hóa học : N2 + 3H2 → 2NH3. Nếu có 1,5 mol N2 phản ứng thì số mol H2 và NH3 lần lượt sẽ là: A. 1,5 mol và 1,5 mol. B. 4,5 mol và 3 mol. C. 3 mol và 2 mol. D. 3 mol và 4 mol.
  10. Câu 10: Điền và hoàn thiện khái niệm về chất xúc tác sau: "Chất xúc tác là chất làm .....(1)..... tốc độ phản ứng nhưng .....(2)..... trong quá trình phản ứng" A. (1) thay đổi, (2) không bị tiêu hao. B. (1) tăng, (2) không bị tiêu hao. C. (1) tăng, (2) không bị thay đổi. D. (1) thay, (2) bị tiêu hao không nhiều. Câu 11: Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng hoá học là: A. Nồng độ, nhiệt độ và chất xúc tác. B. Nồng độ, nhiệt độ và áp suất. C. Nồng độ, nhiệt độ, diện tích tiếp xúc và chất xúc tác. D. Áp suất, nhiệt độ và chất xúc tác. Câu 12: Trong số những chất có công thức hoá học dưới đây, chất nào quỳ tím đổi từ màu tím sang màu đỏ? A. HNO3 B. NaOH C. Ca(OH)2 D. NaCl III. PHẦN SINH HỌC (1,0 điểm) Câu 13: Điền từ phù hợp vào chỗ trống: “...... là những tế bào có chức năng chống lại sự xâm nhập của các tác nhân lạ giúp bảo vệ cơ thể”. A. Tiểu cầu B. Bạch cầu C. Hồng cầu D. Huyết tương Câu 14: Để phòng ngừa các bệnh tim mạch, chúng ta cần lưu ý điều gì? A. Thường xuyên vận động và nâng cao dần sức chịu đựng B. Nói không với rượu, bia, thuốc lá, mỡ, nội tạng động vật và thực phẩm chế biến sẵn C. Ăn nhiều rau quả tươi, thực phẩm giàu Omega – 3 D. Tất cả các phương án còn lại Câu 15: Nhóm máu không mang kháng thể anpha và bêta có thể truyền được cho nhóm máu nào dưới đây? A. O B. B C. A D. AB Câu 16: Trong hoạt động thông khí ở phổi, khi chúng ta hít vào thì: A. xương ức và xương sườn hạ xuống, cơ hoành co khiến thể tích lồng ngực tăng. B. xương ức và xương sườn nâng lên, cơ hoành co khiến thể tích lồng ngực giảm. C. xương ức và xương sườn nâng lên, cơ hoành co khiến thể tích lồng ngực tăng. D. xương ức và xương sườn hạ xuống, cơ hoành co lại khiến thể tích lồng ngực giảm. B. TỰ LUẬN (6,0 điểm)
  11. I. PHẦN VẬT LÝ (3,0 điểm) Câu 17: (0,5 điểm): Viết công thức tính độ lớn lực đẩy Ác si mét. Giải thích các kí hiệu và nêu đơn vị của các đại lượng trong công thức. Câu 18: (1 điểm): Hãy nêu nguyên tắc làm tăng áp suất lên một bề mặt. Lấy 1 ví dụ minh hoạ. Câu 19: (0,75 điểm): Chiếc tủ lạnh gây ra một áp suất 1200 Pa lên sàn nhà. Biết diện tích tiếp xúc của tủ và sàn nhà là 40 dm2. Tính khối lượng của chiếc tủ lạnh. Câu 20: (0,75 điểm): Một quả cầu bằng thép treo vào 1 lực kế ở ngoài không khí lực kế chỉ 1,4N. Thả chìm hoàn toàn quả cầu vào trong nước thì lực kế chỉ 0,6N. a. Lực đẩy Ác si mét tác dụng lên quả cầu có độ lớn là bao nhiêu? b. Tính khối lượng và thể tích của quả cầu thép. Cho trọng lượng riêng của nước là 10.000N/m 3. II. PHẦN HÓA HỌC (1,5 điểm) Câu 21: (0,5 điểm): Vào năm 1991, các nhà khoa học đã phát hiện ra xác ướp Otzi (Ốt – tờ - zi) còn được gọi là Người băng– xác ướp tự nhiên được tìm thấy trong tuyết lạnh có niên đại cách đây 5300 năm trên dãy núi Alpes (An – pơ) gần biên giới giữa Áo và Italy. Em hãy giải thích vì sao xác ướp này không cần đến hoá chất mà vẫn giữ nguyên vẹn hình thể? Câu 22: (1,0 điểm): Cho 9,75 g kẽm (zinc) tác dụng vừa đủ với dung dịch hydochloric acid (HCl) a) Viết phương trình hoá học. b) Tính thể tích khí sinh ra ở đkc và khối lượng HCl cần dùng. III. PHẦN SINH HỌC (1,5 điểm) Câu 23: (0,5 điểm): Có người cho rằng: “Tiêm vaccine cũng giống như tiêm thuốc kháng sinh giúp cho cơ thể nhanh khỏi bệnh”. Điều đó có đúng không? Vì sao? Câu 24: (1,0 điểm): Trình bày đặc điểm cấu tạo và chức năng của các cơ quan trong hệ hô hấp ở người.
  12. ĐÁP ÁN + THANG ĐIỂM MÃ ĐỀ: 01 A. TRẮC NGHIỆM (4,0 điểm) (Mỗi đáp án đúng 0,25 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Phần Vật lý Đáp án B A D B C B D D Câu 9 10 11 12 Phần Hóa học Đáp án D A A D Câu 13 14 15 16 Phần Sinh học Đáp án D D A D B. TỰ LUẬN (6,0 điểm) Câu Nội dung Điểm PHẦN VẬT LÝ * Công thức tính áp suất: p = F/S 17 Trong đó: 0,25 (0,5 p: áp suất (Pa) điểm) F: áp lực (N) 0,25 S: diện tích bị ép (m2) 18 * Nguyên tắc làm tăng áp suất: (1,0 - Tăng áp lực, giữ nguyên diện tích bị ép 0,25 điểm) - Giảm diện tích bị ép, giữ nguyên áp lực 0,25 - Vừa tăng áp lực vừa giảm diện tích bị ép 0,25 * Lấy 1 ví dụ minh hoạ 0,25 19 m = 1 tấn = 1000kg * Áp lực của máy lên mặt ruộng: 0,25 (0,75 p = 8000 Pa F = 10.m = 10.1000 = 10.000 (N) điểm) S1b = ? m2 * Diện tích 2 bánh: S = F/p = 10.000/8000 = 1,25 (m2) 0,25 * Diện tích 1 bánh: S1b = S/2 = 0,625 (m2) 0,25
  13. 20 * Lực đẩy Ác si mét tác dụng lên quả cầu: (0,75 FA= 1,5 – 0,9 = 0,6 (N) 0,25 điểm) * Khối lượng quả cầu m = P/10 = 1,5/10 = 0,15 (kg) 0,25 * Thể tích của quả cầu: V = FA /d = 0,6/10.000 = 0,00006 (m3) 0,25 PHẦN HÓA HỌC Khi sản xuất pháo hoa người ta thường sử dụng các nguyên liệu ở dạng dạng bột 0,25 21 Vì nguyên liệu ở dạng bột sẽ làm tăng diện tích tiếp xúc giữa các chất phản ứng, giúp 0,25 (0,5 phản ứng diễn ra nhanh hơn. điểm) nH2 = 0,3 mol 0,25 PTHH: A + 2HCl → ACl2 + H2 0,25 22 0,3 0,3 (1điểm) Khối lượng mol của kim loại A là: 0,25 MA = m/n = 16,8 : 0,3 = 56 (g/mol) Vậy A là sắt (iron), Kí hiệu Fe 0,25 PHẦN SINH HỌC 23 1,0 (1,0 điểm) 24 - Ý kiến đó là sai vì tiêm vaccine và tiêm kháng sinh có bản chất khác nhau. 0,25 (0,5 + Tiêm vaccine là tiêm các loại kháng nguyên đã bị làm yếu để kích thích cơ thể tạo ra điểm) kháng thể chống lại bệnh do kháng nguyên có thể gây ra (chủ động).
  14. + Tiêm kháng sinh là tiêm trực tiếp kháng thể kháng bệnh vào cơ thể giúp cơ thể khỏi 0,25 bệnh (bị động).
  15. MÃ ĐỀ: 02 C. TRẮC NGHIỆM (4,0 điểm) (Mỗi đáp án đúng 0,25 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Phần Vật lý Đáp án B A B D A C A C Câu 9 10 11 12 Phần Hóa học Đáp án B B C A Câu 13 14 15 16 Phần Sinh học Đáp án B D D C D. TỰ LUẬN (6,0 điểm) Câu Nội dung Điểm PHẦN VẬT LÝ * Công thức tính độ lớn lực đẩy Ác – si - mét: FA= d.V 17 Trong đó: 0,25 (0,5 FA: lực đẩy Ác si mét (N) điểm) d: trọng lượng riêng của chất lỏng (N/m3) 0,25 V: thể tích phần chất lỏng bị chiếm chỗ (m 3) * Nguyên tắc làm giảm áp suất: 18 - Giảm áp lực, giữ nguyên diện tích bị ép 0,25 (1,0 - Tăng diện tích bị ép, giữ nguyên áp lực 0,25 điểm) - Vừa giảm áp lực vừa tăng diện tích bị ép 0,25 * Lấy 1 ví dụ minh hoạ 0,25 19 (0,75 p = 1200 Pa * Áp lực của tủ lạnh lên sàn nhà: 0,5 điểm) S = 40 dm2 = 0,4 m2 F = p.S = 1200.0,4 =480 (N) m =? kg * Khối lượng của tủ lạnh: m = F/10 = 480/10 = 48(kg) 0,25 20 * Lực đẩy Ác si mét tác dụng lên quả cầu: (0,75 FA= 1,4 – 0,6 = 0,8 (N) 0,25 điểm) * Khối lượng quả cầu
  16. m = P/10 = 1,4/10 = 0,14 (kg) 0,25 * Thể tích của quả cầu: V = FA /d = 0,8/10.000 = 0,00008 (m3) 0,25 PHẦN HÓA HỌC Xác ướp này không cần đến hoá chất mà vẫn giữ nguyên vẹn hình thể vì tuyết lạnh có 21 nhiệt độ rất thấp, nhiệt độ này gây ức chế sự phát triển của các vi sinh vật phân hủy (0,5 0,5 xác ướp. Vì vậy tốc độ phân huỷ xác cũng bị ức chế nên xác ướp không cần đến hoá điểm) chất mà vẫn giữ nguyên vẹn hình thể. n = 0,15 mol Zn PTHH: Zn + 2HCl → ZnCl + H 0,25 2 2 22 0,15 0,3 0,15 (mol) 0,25 (1điểm) 0,25 Khối lượng HCl cần dùng: m = 0,3 . 36,5 = 10,95g 0,25 HCl Thể tích khí H (đkc) thu được:V = 0,1 . 24,79 = 2,479(L) 2 H2 PHẦN SINH HỌC - Ý kiến đó là sai vì tiêm vaccine và tiêm kháng sinh có bản chất khác nhau. 0,25 + Tiêm vaccine là tiêm các loại kháng nguyên đã bị làm yếu để kích thích cơ thể tạo ra 23 kháng thể chống lại bệnh do kháng nguyên có thể gây ra (chủ động). (0,5 điểm) + Tiêm kháng sinh là tiêm trực tiếp kháng thể kháng bệnh vào cơ thể giúp cơ thể khỏi bệnh (bị động). 0,25 24 (1,0 1,0 điểm)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0