intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn KHTN lớp 8 năm 2023-2024 - Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi, Phú Ninh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

9
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Việc ôn thi sẽ trở nên dễ dàng hơn khi các em có trong tay “Đề thi học kì 1 môn KHTN lớp 8 năm 2023-2024 - Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi, Phú Ninh” được chia sẻ trên đây. Tham gia giải đề thi để rút ra kinh nghiệm học tập tốt nhất cho bản thân cũng như củng cố thêm kiến thức để tự tin bước vào kì thi chính thức các em nhé! Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn KHTN lớp 8 năm 2023-2024 - Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi, Phú Ninh

  1. PHÒNG GD&ĐT PHÚ NINH KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I, NĂM HỌC 2023-2024 TRƯỜNG THCS NGUYỄN VĂN TRỖI Môn: KHTN – LỚP 8 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC M Đ A I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4,0 điểm) Chọn chữ cái đứng trước câu có ý đúng nhất rồi ghi vào phần bài làm. Câu 1: Khối lượng riêng của một chất được xác định bằng A. khối lượng của một đơn vị thể tích chất đó. B. thể tích của toàn bộ chất lỏng. C. khối lượng của chất rắn. D. thể tích của toàn bộ chất khí có trong vật chứa. Câu 2: Hiện tượng nào sau đây không do áp suất khí quyển gây ra? A. Lấy thuốc vào xi lanh để tiêm. B. Quả bóng bàn bị bẹp thả vào nước nóng lại phồng lên như cũ. C. Hút xăng từ bình chứa của xe bằng vòi. D. Uống nước trong cốc bằng ống hút. Câu 3: Điều nào sau đây là đúng khi nói về áp suất của chất lỏng? A. Chất lỏng chỉ gây ra áp suất tại những điểm ở đáy bình chứa. B. Chất lỏng gây ra áp suất theo phương ngang. C. Chất lỏng gây ra áp suất theo phương thẳng đứng, hướng từ dưới lên trên. D. Chất lỏng gây ra áp suất theo mọi phương . Câu 4: Chỉ ra kết luận sai trong các kết luận sau: A. Áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép. B. Đơn vị của áp suất là N/m2. C. Áp suất là độ lớn của áp lực trên một diện tích bị ép. D. Đơn vị của áp lực là đơn vị của lực. Câu 5: Chọn từ còn thiếu vào chỗ trống: « Trong quá trình phản ứng, lượng chất phản ứng ...., lượng sản phẩm ...” A. Giảm dần, tăng dần. B. Tăng dần, giảm dần. C. Tăng dần, tăng dần. D. Giảm dần, giảm dần. Câu 6: Chất được tạo thành sau phản ứng hóa học là A. chất lỏng. B. chất sản phẩm . C. chất phản ứng. D. chất khí. Câu 7: Bản chất của phản ứng hóa học là sự thay đổi về A. số lượng nguyên tử mỗi nguyên tố. B. số lượng các nguyên tố. C. liên kết giữa các nguyên tử. D. số lượng các phân tử. Câu 8: Cho các quá trình biến đổi hóa học sau: (1) Đốt cháy củi, than đá, than cốc. (2) Phân hủy đá vôi ở nhiệt độ cao (900 oC - 1000 oC) thành vôi sống. Phát biểu nào sau đây đúng? A. Cả (1) và (2) đều là phản ứng thu nhiệt. B. (1) là phản ứng thu nhiệt; (2) là phản ứng tỏa nhiệt. C. Cả (1) và (2) đều là phản ứng tỏa nhiệt.
  2. D. (1) là phản ứng tỏa nhiệt; (2) là phản ứng thu nhiệt. Câu 9: CH3COOH có tên gọi là A. acetic acid. B. nitric acid. C. hydrochloric acid. D. sulfuric acid. Câu 10: Để xác định được mức độ phản ứng nhanh hay chậm người ta sử dụng khái niệm nào sau đây? A.Phản ứng một chiều. B. Tốc độ phản ứng. C. Cân bằng hoá học. D. Phản ứng thuận nghịch. Câu 11: Chất nào sau đây là acid? A. CaO. B. NaOH. C. H2SO4. D. KHCO3. Câu 12: Ứng dụng của acetic acid là A. sản xuất giấy, tơ sợi. B. sản xuất chất dẻo. C. sản xuất phân bón. D. sản xuất dược phẩm. Câu 13: Hệ cơ ở người có bao nhiêu cơ? A. 400. B. 500. C. 600. D. 700. Câu 14: Loại tế bào máu nào đóng vai trò chủ chốt trong quá trình đông máu ? A. Hồng cầu. B. Bạch cầu. C. Tiểu cầu. D. Huyết tương. Câu 15: Một lần thông khí ở phổi diễn ra nhờ: A. hai lần hít vào và một lần thở ra. B. một lần hít vào và một lần thở ra. C. một lần hít vào hoặc một lần thở ra. D. một lần hít vào và hai lần thở ra. Câu 16: Ở người bình thường, mỗi quả thận chứa khoảng bao nhiêu đơn vị chức năng ? A. Một tỉ B. Một nghìn C. Một triệu D. Một trăm II. PHẦN TỰ LUẬN (6,0 điểm) Câu 17: (1 đ) Giải thích vì sao khi đẩy nhẹ cửa, tay ta đặt xa các bản lề của cánh cửa thì mở cửa sẽ dễ dàng hơn khi đặt tay gần bản lề ? Câu 18:(0,5 đ)Thể tích của một niếng sắt là 2dm3. Tính lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên miếng sắt khi nó được nhúng chìm hoàn toàn trong nước biển, biết trọng lượng riêng của nước biển là 10 300 N/ m3. Nếu miếng sắt được nhúng chìm ở độ sâu nhỏ hơn ban đầu, thì áp suất chất lỏng tác dụng lên miếng sắt sẽ như thế nào ? Tại sao ? Câu 19 (1,0đ): Cân bằng các phương trình hóa học sau: a. CuCl2 + NaOH → Cu(OH)2 + NaCl b. Al + HCl → AlCl3 + H2 c. Fe + Cl2 → FeCl3 d. Na + H2O → NaOH + H2 Câu 20 (1,5 đ): Cho 3,25 gam Zinc vào 12,2 gam dung dịch hydrochloric acid. Phản ứng xảy ra hoàn toàn. a. Viết phương trình hóa học xảy ra? b. Tính nồng độ phần trăm dung dịch HCl? Câu 21: (1,0đ) Kể tên và nêu chức năng của mỗi cơ quan của hệ hô hấp. Câu 22: (1,0đ) Em hãy cho biết nguyên nhân và cách phòng các bệnh về hệ bài tiết nước tiểu?
  3. ( Cho biết: H = 1, Cl = 35,5, Zn = 65) ----------- HẾT ----------
  4. PHÒNG GD&ĐT PHÚ NINH KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I, NĂM HỌC 2023-2024 TRƯỜNG THCS NGUYỄN VĂN TRỖI Môn: KHTN – LỚP 8 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC M Đ B I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (5.0 điểm) Chọn đáp án trả lời đúng nhất trong mỗi câu sau: Câu 1: Đơn vị của khối lượng riêng thường dùng là A.g/cm3 và kg/cm3 C. g/m3 và g/l B.kg/m3 và g/ml D. g/cm3 và g/ m3 Câu 2: Hiện tượng nào sau đây do áp suất khí quyển gây ra? A. Quả bóng bàn bị bẹp thả vào nước nóng sẽ phồng lên như cũ. B. Săm xe đạp bơm căng để ngoài nắng có thể bị nổ. C. Thổi hơi vào quả bóng bay, quả bóng bay phồng lên. D. Dùng một ống nhựa nhỏ có thể hút nước từ cốc nước vào miệng. Câu 3: Điều nào sau đây là đúng khi nói về áp suất của chất lỏng? A. Chất lỏng gây ra áp suất theo phương thẳng đứng, hướng từ dưới lên trên. B. Chất lỏng gây ra áp suất theo phương ngang. C. Chất lỏng gây ra áp suất theo mọi phương D. Chất lỏng chỉ gây ra áp suất tại những điểm ở đáy bình chứa. Câu 4: Chỉ ra kết luận sai trong các kết luận sau: A. Áp suất là độ lớn của áp lực trên một diện tích bị ép. B. Đơn vị của áp suất là N/m2. C. Áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép. D. Đơn vị của áp lực là đơn vị của lực. Câu 5: Chọn từ còn thiếu vào chỗ trống: “Trong một phản ứng hóa học, …(1) … khối lượng của các sản phẩm bằng …(2)… khối lượng của các chất phản ứng.” A. (1) tổng, (2) tích B. (1) tích, (2) tổng C. (1) tích, (2) tích D. (1) tổng, (2) tổng Câu 6: Chất được tạo thành sau phản ứng hóa học là A. chất phản ứng. B. chất lỏng. C. chất sản phẩm. D. chất khí. Câu 7: Khí nào nhẹ nhất trong tất cả các khí? A. Khí methan (CH4) B. Khí hyđrogen (H2) C. Khí Helium (He) D. Khí carbon oxide (CO) Câu 8: Cho các quá trình biến đổi hóa học sau: (1) Đốt cháy củi, than đá, than cốc. (2) Phân hủy đá vôi ở nhiệt độ cao (900 oC - 1000 oC) thành vôi sống. Phát biểu nào sau đây đúng? A. (1) là phản ứng tỏa nhiệt; (2) là phản ứng thu nhiệt. B. (1) là phản ứng thu nhiệt; (2) là phản ứng tỏa nhiệt. C. Cả (1) và (2) đều là phản ứng tỏa nhiệt. D. Cả (1) và (2) đều là phản ứng thu nhiệt.
  5. Câu 9: H2SO4 có tên gọi là A. Hydrochloric acid. B. Nitric acid. C. Acetic acid. D. Sulfuric acid. Câu 10: Để xác định được mức độ phản ứng nhanh hay chậm người ta sử dụng khái niệm nào sau đây? A. Phản ứng thuận nghịch. B. Phản ứng một chiều C. Tốc độ phản ứng. D. Cân bằng hoá học. Câu 11: Dung dịch acid làm quì tím chuyển đổi thành màu A. Xanh B. Đỏ C.Tím D.Vàng Câu 12: Ứng dụng của acetic acid là A. Sản xuất dược phẩm. B. Sản xuất chất dẻo. C. Sản xuất phân bón. D. Sản xuất giấy, tơ sợi. Câu 13: Bộ xương ở người trưởng thành có khoảng bao nhiêu xương? A. 106. B. 206. C. 306. D. 406. Câu 14: Loại tế bào máu nào đóng vai trò vận chuyển O2 và CO2 ? A. Hồng cầu B. Bạch cầu C. Tiểu cầu D. Huyết tương. Câu 15: Ở người, một cử động hô hấp được tính bằng A. hai lần hít vào và một lần thở ra. B. một lần hít vào và một lần thở ra. C. một lần hít vào hoặc một lần thở ra. D. một lần hít vào và hai lần thở ra. Câu 16: Một đơn vị chức năng thận được cấu tạo từ: A. ống góp và cầu thận. B. ống thận và cầu thận. C. ống thận và bể thận. D. ống góp và bể thận. II. PHẦN TỰ LUẬN (6,0 điểm) Câu 17:(1,0 đ) Giải thích vì sao người ta thường sử dụng cờ lê để vặn ốc khi chiếc ốc rất chặt, khó thể có dùng tay không để vặnHọc khá, cần cố gắng hơn? Câu 18:(0,5 đ)Thể tích của một niếng sắt là 200cm3. Tính lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên miếng sắt khi nó được nhúng chìm trong nước biết trọng lượng riêng của nước là 10 000 N/ m3. Nếu miếng sắt được nhúng chìm sâu thêm 5 dm, thì áp suất chất lỏng tác dụng lên miếng sắt sẽ như thế nào ? Tại sao ? Câu 19 (1,0 đ): Cân bằng các phương trình hóa học sau: a. MgCl2 + KOH → Mg(OH)2 + KCl b. Fe + HCl → FeCl2 + H2 c. Al + Cl2 → AlCl3 d. K + H2O → KOH + H2 Câu 20 (1,5 đ) : Cho 1,12 gam Iron vào 12,2 gam dung dịch hydrochloric acid. Phản ứng xảy ra hoàn toàn. a. Viết phương trình hóa học xảy ra? b. Tính nồng độ phần trăm dung dịch HCl? Câu 21: (1,0đ) Trình bày cơ chế miễn dịch trong cơ thể người? Câu 22: (1,0đ) Em hãy cho biết nguyên nhân và cách phòng các bệnh về đường hô hấp? ( Cho biết: H = 1, Cl = 35,5, Mg = 24)
  6. ----------- HẾT ---------- TỔ CHUYÊN MÔN PHÊ DUYỆT CỦA NHÀ TRƯỜNG Nguyễn Duy Khánh
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2