intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT Trường Chinh, Kon Tum

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:4

8
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

TaiLieu.VN giới thiệu đến các bạn “Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT Trường Chinh, Kon Tum” để ôn tập nắm vững kiến thức cũng như giúp các em được làm quen trước với các dạng câu hỏi đề thi giúp các em tự tin hơn khi bước vào kì thi chính thức.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT Trường Chinh, Kon Tum

  1. SỞ GD & ĐT KON TUM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I, NĂM HỌC 2023 - 2024 TRƯỜNG THPT TRƯỜNG CHINH Môn: Lịch sử - Lớp 11 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian: 45 phút (không kể thời gian phát đề) (Đề gồm 04 trang: 28 câu trắc nghiệm, 02 câu tự luận) MÃ ĐỀ: 511 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7.0 điểm) Câu 1. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng những tác động tiêu cực của chế độ thực dân Pháp trong hơn 80 năm cai trị ở Việt Nam? A. Khai hoá văn minh cho người Việt, giúp Việt Nam hội nhập với thế giới. B. Làm phức tạp thêm mối quan hệ vùng miền, tôn giáo, tộc người. C. Nạn mù chữ phổ biến, hủ tục lạc hậu, văn hoá mang yếu tố ngoại lai. D. Kinh tế Việt Nam què quặt, nghèo nàn, lạc hậu, phụ thuộc vào chính quốc. Câu 2. Quốc hiệu Vạn Xuân được ra đời trong bối cảnh nào sau đây ? A. Lý Bí đánh bại nhà Lương, đất nước giải phóng hoàn toàn. B. Đất nước nằm dưới ách thống trị của nhà Triệu. C. Quân Lương đặt ách cai trị lâu dài trên lãnh thổ nước ta. D. Triệu Quang Phục đánh bại nhà Lương lên làm vua. Câu 3. Với việc đánh đổ các tập đoàn phong kiến Lê - Trịnh, Nguyễn, phong trào Tây Sơn đã có đóng góp gì cho lịch sử dân tộc? A. Hoàn thành việc tiêu diệt chế độ phong kiến lạc hậu đã tồn tại hơn 300 năm. B. Hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước và bảo vệ vững chắc độc lập dân tộc. C. Đưa nước ta thoát khỏi ách cai trị các thế lực ngoại xâm hung bạo. D. Xóa bỏ sự chia cắt Đàng Trong - Đàng Ngoài, bước đầu thống nhất đất nước. Câu 4. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng vị trí địa chiến lược của Việt Nam? A. Kiểm soát tuyến đường thương mại “con đường tơ lụa”. B. Là cầu nối giữa Trung Quốc với khu vực Đông Nam Á. C. Nằm trên các trục đường giao thông quốc tế huyết mạch. D. Là cầu nối giữa Đông Nam Á lục địa với Đông Nam Á hải đảo. Câu 5. Sự suy yếu, khủng hoảng của chính quyền phong kiến chúa Nguyễn ở Đàng Trong vào giữa thế kỉ XVIII đã dẫn đến hệ quả gì sau đây? A. Tạo điều kiện cho thực dân Pháp mở rộng xâm lược Việt Nam. B. Tạo điều kiện thuận lợi cho nhà Minh xâm lược lãnh thổ Đại Việt. C. Bùng nổ cuộc khởi nghĩa của Hoàng Công Chất ở vùng Điện Biên. D. Nông dân Đàng Trong vùng lên khởi nghĩa chống lại chính quyền. Câu 6. “Một xin rửa sạch nước thù, Hai xin đem lại nghiệp xưa họ Hùng, Ba kẻo oan ức lòng chồng, Bốn xin vẻn vẹn sở công lênh này”. Cuộc khởi nghĩa nào sau đây được nhắc đến trong những câu thơ trên? A. Khởi nghĩa Phùng Hưng. B. Khởi nghĩa Lí Bí. C. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng. D. Khởi nghĩa Lam Sơn. Câu 7. Sau khi thực hiện chiến lược công nghiệp hoá hướng tới xuất khẩu các nước Đông Nam Á đã tạo bước phát triển mới về kinh tế đặc biệt là Xin-ga-po đã trở thành A. trung tâm kinh tế tài chính của thế giới. B. nền kinh tế đối trọng với Mĩ. C. một trong bốn con rồng kinh tế của châu Á. D. trụ cột của kinh tế châu Á. Trang 1/4 - Mã đề thi 511
  2. Câu 8. “Đánh một trận sạch không kình ngạc Đánh hai trận tan tác chim muông Cơn gió to trút sạch lá khô Tổ kiến hổng, sụt toang đê vỡ” (Trích tác phẩm “Bình Ngô Đại Cáo” – Nguyễn Trãi) Đoạn thơ trên nói về sức mạnh của A. nghĩa quân Tây Sơn. B. quân đội nhà Trần. C. quân đội nhà Lý. D. nghĩa quân Lam Sơn. Câu 9. Trong suốt tiến trình lịch sử Việt Nam, chiến tranh bảo vệ Tổ quốc có ý nghĩa A. hình thành và nâng cao lòng tự hào, ý thức tự cường dân tộc. B. khẳng định Việt Nam là cường quốc về quân sự, kinh tế. C. góp phần định hình bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc. D. tạo điều kiện cho Việt Nam hội nhập với quốc tế sâu rộng. Câu 10. Từ những năm 70 của thế kỉ XX, nhóm năm nước sáng lập ASEAN đã thực hiện chiến lược phát triển kinh tế nào sau đây? A. Công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu. B. Công nghiệp hóa, điện khí hóa toàn quốc. C. Công nghiệp hóa hướng tới xuất khẩu. D. Quốc hữu hóa các doanh nghiệp nước ngoài. Câu 11. Cuộc khởi nghĩa nào dưới đây đã mở đầu thời kì đấu tranh giành độc lập, tự chủ của người Việt dưới thời Bắc thuộc? A. Khởi nghĩa Phùng Hưng. B. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng. C. Khởi nghĩa Bà Triệu. D. Khởi nghĩa Mai Thúc Loan. Câu 12. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng tác động tiêu cực từ chính sách cai trị của thực dân phương Tây đối với nền kinh tế các quốc gia Đông Nam Á? A. Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa thay thế phương thức sản xuất phong kiến. B. Góp phần chuyển biến cơ cấu kinh tế và xuất hiện các giai cấp hiện đại. C. Kinh tế lạc hậu, thiếu cân đối giữa các ngành kinh tế, giữa các địa phương. D. Phần lớn các nước Đông Nam Á vẫn là những nước nông nghiệp lạc hậu. Câu 13. Sau cuộc tập kích trên đất Tống, Lý Thường Kiệt nhanh chóng rút quân về nước để A. kêu gọi Chăm-pa cùng đánh Tống. B. kêu gọi nhân dân ta rút lui, sơ tán. C. chuẩn bị lực lượng tiến công tiếp. D. chuẩn bị phòng tuyến chặn giặc. Câu 14. Nguyên nhân chủ quan dẫn đến thắng lợi của các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam là A. các cuộc chiến tranh xâm lược của giặc ngoại bang mang tính phi nghĩa. B. tinh thần yêu nước, đoàn kết, ý chí bất khuất của người Việt. C. quân giặc không quen địa hình và điều kiện tự nhiên nhiên của Đại Việt. D. quân giặc gặp nhiều khó khăn trong quá trình xâm lược. Câu 15. Tinh thần chủ động đối phó với địch của quân dân nhà Lý thể hiện rõ trong kế sách, mưu lược nào sau đây? A. “vườn không nhà trống” B. “tiên phát chế nhân” C. “nhà nhà giết giặc, người người giết giặc” D. “kết hợp 3 thứ quân: cấm quân, ngoại binh, hương binh” Câu 16. Thắng lợi ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông- Nguyên thế kỉ XIII gắn liền với sự lãnh đạo của vương triều phong kiến nào dưới đây? A. Nhà Hồ. B. Nhà Lý. C. Nhà Trần. D. Nhà Tiền Lê. Trang 2/4 - Mã đề thi 511
  3. Câu 17. Trong suốt tiến trình lịch sử Việt Nam, cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc có vai trò nào sau đây? A. Góp phần bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc. B. Góp phần định hình bản sắc văn hóa dân tộc Việt. C. Khẳng định Việt Nam là cường quốc về quân sự. D. Củng cố vị thế cường quốc kinh tế của Việt Nam. Câu 18. “…Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ….” Đoạn trích trên trong tác phẩm Bình Ngô Đại Cáo của Nguyễn Trãi nói lên tội ác của quân xâm lược nào trên đất nước ta vào thế kỷ XV? A. Quân Mông Nguyên B. Quân Tống C. Quân Nam Hán D. Quân Minh Câu 19. Câu nói "Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá kình ở biển khơi, đánh đuổi quân Ngô giành lại giang sơn, cởi ách nô lệ, đâu chịu khom lưng làm tì thiếp cho người" là của A. Bùi Thị Xuân. B. Trưng Trắc. C. Bà Triệu. D. Mai Thúc Loan. Câu 20. Nguyên nhân chủ yếu nào dưới đây dẫn đến sự thất bại của một số cuộc kháng chiến chống ngoại xâm trong lịch sử Việt Nam? A. Không có vũ khí hiện đại, thành lũy kiên cố. B. Không xây dựng được khối đoàn kết toàn dân. C. Nhân dân bị khuất phục trước sức mạnh của giặc. D. Không có tướng lĩnh tài giỏi, quân đội mạnh. Câu 21. Sau khi làm chủ hầu hết vùng Đàng Trong, nghĩa quân Tây Sơn tiến quân ra Bắc năm 1786 nhằm thực hiện nhiệm vụ gì sau đây? A. Hội quân với vua Lê để đánh đổ chúa Trịnh. B. Kháng chiến chống quân Thanh xâm lược. C. Tiêu diệt chúa Trịnh lập nên triều đại mới. D. Đánh đổ chính quyền Lê – Trịnh, thống nhất đất nước. Câu 22. Năm 1418, Lê Lợi tập hợp nghĩa sĩ bốn phương dựng cờ khởi nghĩa tại căn cứ A. Lam Sơn. B. Long Biên. C. Bạch Đằng. D. Ải Nam Quan. Câu 23. Với những chiến thắng lẫy lừng chống quân xâm lược ngoại bang và sự nghiệp thống nhất đất nước cuối thế kỉ XVIII, dân tộc Việt Nam gọi ông là vị “anh hùng áo vải”. Vậy ông là ai? A. Ngô Quyền. B. Lê Lợi. C. Nguyễn Huệ - Quang Trung. D. Trần Hưng Đạo. Câu 24. Trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, cuộc kháng chiến nào sau đây không thành công? A. Kháng chiến chống quân Thanh của Quang Trung. B. Kháng chiến chống quân Mông - Nguyên của nhà Trần. C. Kháng chiến chống quân Minh xâm lược của nhà Hồ. D. Kháng chiến chống quân Nam Hán của Ngô Quyền. Câu 25. Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi có ý nghĩa lịch sử như thế nào? A. Mở ra thời kì xây dựng chế độ phong kiến độc lập tự chủ trên đất nước ta. B. Buộc nhà Minh phải lệ thuộc và thực hiện triều cống với Đại Việt. C. Khôi phục nền độc lập, mở ra thời kì phát triển mới của đất nước. D. Lật đổ ách thống trị của nhà Minh, mở đường cho đất nước thống nhất. Câu 26. Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán năm 938 trên sông Bạch Đằng gắn liền với sự lãnh đạo của vị tướng tài ba nào sau đây? Trang 3/4 - Mã đề thi 511
  4. A. Lý Thường Kiệt. B. Lê Lợi. C. Quang Trung – Nguyễn Huệ. D. Ngô Quyền. Câu 27. Yếu tố tự nhiên nào dưới đây đã được vị tướng tài ba Trần Quốc Tuấn khai thác triệt để trong trận quyết chiến với quân Nguyên tại cửa biển Bạch Đằng (năm 1288)? A. Sự lên xuống của con nước thủy triều. B. Gió phơn Tây Nam khô nóng. C. Mưa nhiều, mực nước sông dâng cao. D. Khí hậu khô, nắng nóng gay gắt. Câu 28. Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn bùng nổ là vì A. hậu quả thiên tai, mất mùa, đói kém xảy ra liên miên. B. nhà Minh thực hiện chính sách bế quan toả cảng. C. nhà Minh thi hành chính sách cai trị hà khắc. D. nhà Minh chú trọng phát triển kinh tế, văn hoá cho dân ta. II. PHẦN TỰ LUẬN (3.0 điểm) Câu 1 (2.0 điểm). Hãy phân tích các bài học lịch sử của các cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng dân tộc, qua đó em hãy rút ra giá trị bài học đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc hiện nay ? Câu 2 (1.0 điểm). Bằng kiến thức đã học về một số cuộc kháng chiến tiêu biểu của dân tộc ta từ thế kỉ X đến thế kỉ XVIII, em hãy cho biết trách nhiệm của bản thân trong việc xây dựng quê hương đất nước hiện nay. ----------------- HẾT --------------- - Học sinh không được sử dụng tài liệu. - Giám thị không được giải thích gì thêm. Trang 4/4 - Mã đề thi 511
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2