intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Huỳnh Thúc Kháng, Bắc Trà My

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:6

7
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để hệ thống lại kiến thức cũ, trang bị thêm kiến thức mới, rèn luyện kỹ năng giải đề nhanh và chính xác cũng như thêm tự tin hơn khi bước vào kì kiểm tra sắp đến, mời các bạn học sinh cùng tham khảo "Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Huỳnh Thúc Kháng, Bắc Trà My" làm tài liệu để ôn tập. Chúc các bạn làm bài kiểm tra tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Huỳnh Thúc Kháng, Bắc Trà My

  1. MA TRẬN, BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I MÔN VĂN 6 I. MA TRẬN: Mứ Tổng TT Kĩ Nội c độ % năn dung nhậ điểm g /đơn n vị thứ kiến c thức N Thô Vậ V. kĩ h ng n dụng năng ậ hiể dụn cao n u g b i ế t TN TL TN TL TN TL TN TL 1 Đọc hiểu Thơ Lục bát Số 4 3 1 1 1 10 câu Tỉ lệ 20 15 10 10 5 60 % Viết Viết bài văn tự sự Số 1* 1* 1* 1* 1 câu 2 Tỉ lệ 10 15 10 5 40 % Tỉ lệ % điểm các mức độ 70 30 100 II. BẢNG ĐẶC TẢ: Nội dung/ Đơn vị TT Mức độ đánh giá kiến thức, kĩ năng 1 Đọc hiểu: Nhận biết: - Nhận biết được những dấu hiệu về hình thức để phân biệt các thể thơ: số tiếng trong câu, số câu, cách gieo vần,... - Nhận biết từ láy. Thơ Lục Thông hiểu: bát - Xác định được tác dụng của biện pháp tu từ. - Nêu được thông điệp của bài thơ dựa trên yếu tố hình thức nghệ thuật. - Hiểu/phân tích được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua từ ngữ,
  2. hình ảnh. Vận dụng: - Từ nội dung bài thơ biết cách đặt câu. - Thể hiện được suy nghĩ của bản thân. 2 Viết: Nhận biết: - Nhận biết được yêu cầu của đề về kiểu văn bản là văn kể chuyện Viết bài (Tự sự) văn tự sự Thông hiểu: - Xác định được cách thức trình bày bố cục của bài văn. - Viết đúng về nội dung, về hình thức (Từ ngữ, diễn đạt, bố cục văn bản…) Vận dụng: Vận dụng các kĩ năng dùng từ, viết câu, các phép liên kết, các phương thức biểu đạt, … Vận dụng cao: Viết được bài văn kể lại một trải nghiệm sâu sắc của em. PHÒNG GD&ĐT BẮC TRÀ MY KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS NĂM HỌC 2023-2024 HUỲNH THÚC KHÁNG MÔN: NGỮ VĂN- LỚP 6 THỜI GIAN: 90 phút ĐỀ KIỂM TRA I. ĐỌC- HIỂU (6.0 điểm) Đọc đoạn ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới : Em nghe thầy đọc bao ngày Tiếng thơ đỏ nắng, xanh cây quanh nhà Mái chèo nghiêng mặt sông xa Bâng khuâng nghe vọng tiếng bà năm xưa Nghe trăng thở động tàu dừa Rào rào nghe chuyển cơn mưa giữa trời Đêm nay thầy ở đâu rồi Nhớ thầy, em lại lặng ngồi em nghe… (Trần Đăng Khoa, Góc sân và khoảng trời, NXB Văn hóa dân tộc,1999) Chọn đáp án đúng( từ câu 1-7) ghi vào giấy làm bài: Câu 1. Mỗi cặp câu trong đoạn thơ trên có mấy tiếng? A. 6- 8 B. 7-7 C. 6- 6 D. 8- 8 Câu 2. Đoạn thơ trên được làm theo thể thơ gì? A. Song thất lục bát B. Tự do.
  3. C. Lục bát D. Tám chữ Câu 3. Xác định các từ láy có trong đoạn thơ ? A. Bâng khuâng, sông xa. B. Rào rào, trăng thở. C. Tiếng thơ, rào rào. D. Bâng khuâng, rào rào. Câu 4. Chỉ ra các vần được gieo trong 2 câu thơ cuối A. ngày- cây B. rồi- ngồi C. xa- bà D. thầy- thầy Câu 5. Tiếng thơ của thầy đã khơi gợi trong lòng cậu học trò những tình cảm gì? A. Tình thầy trò, tình bạn, tình yêu quê hương. B. Tình yêu đôi lứa, tình cảm gia đình, tình thầy trò. C. Tình yêu quê hương, tình cảm gia đình, tình thầy trò. D. Tình cảm với cha mẹ, tình yêu quê hương, tình thầy trò Câu 6. Hình ảnh quê hương hiện lên như thế nào khi thầy đọc thơ? A. Hùng vĩ, giàu đẹp. B. Rực rỡ, tráng lệ. C. Tươi đẹp, gần gũi, bình dị. D. Rực rỡ, tươi tắn, hùng vĩ. Câu 7 : Thông điệp mà tác giả gửi gắm đến bạn đọc là gì? A. Giọng thơ của người thầy đưa học trò đi xa hơn không gian lớp học, vượt qua không gian và thời gian, trở thành một dấu ấn trong lòng tác giả. B. Ca ngợi công ơn của những người thầy, người cô và là lời nhắc nhở những người học sinh cách tôn sư trọng đạo. C.Thầy cho ta tri thức qua dòng thơ, cho ta bài học qua câu chuyện, cho ta con chữ trong những lần khuyên răn. D. Ngày ngày nghe thầy đọc thơ, nghe thầy giảng bài, tác giả nhớ về kỷ niệm tuổi thơ trong quá khứ. Trả lời câu hỏi : Câu 8. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ ẩn dụ trong hai câu thơ đầu . Câu 9. Sau khi đọc bài thơ, em hãy đặt 01 câu văn bày tỏ tình cảm của em với thầy/cô giáo. Câu 10. Qua bài thơ, bản thân em sẽ làm gì để thể hiện lòng biết ơn đối với thầy cô giáo? II. VIẾT (4.0 điểm) Viết bài văn kể lại một lần em giúp đỡ người khác hoặc được người khác giúp đỡ. -----------Hết------------
  4. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I Môn: Ngữ văn lớp 6 Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 6,0 1 A 0,5 2 C 0,5
  5. 3 D 0,5 4 B 0,5 5 C 0,5 6 C 0,5 7 B 0,5 8 Tác dụng : Làm cho bức tranh thiên nhiên quanh nhà trở 1,0 nên sinh động khi nghe tiếng thơ của thầy. 9 - Hình thức: viết câu đúng ngữ pháp 1,0 - Nội dung: thể hiện được tình cảm yêu quý/biết ơn/ kính trọng,… 10 HS có thể nêu những việc làm như sau: 0,5 * Mức 1. HS trả lời đảm bảo các ý sau: - Cố gắng, chăm chỉ học tập để không phụ lòng thầy cô. - Ngoan ngoãn, vâng lời thầy cô, làm bài tập đầy đủ. - Tặng hoa cho thầy cô giáo nhân ngày 20/11,… *Mức 2. Học sinh nêu được 01 ý trên. 0,25 *Mức 3: Học sinh không trả lời được hoặc trả lời không 0 phù hợp Lưu ý: HS có thể trình bày cách khác nhưng hợp lí vẫn tính điểm. HS trình bày được 2 ý GV ghi điểm tối đa. II VIẾT
  6. a. Đảm bảo cấu trúc bài văn kể chuyện 0,25 Viết được bài văn kể lại một trải nghiệm một lần em giúp đỡ người khác hoặc được người khác giúp đỡ. b. Xác định đúng yêu cầu của đề. 0,25 HS có thể triển khai cốt truyện theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau: - Sử dụng ngôi kể phù hợp. - Giới thiệu được một trải nghiệm của em. - Ý nghĩa của trải nghiệm đó. 1. Mở bài: 3,0 - Giới thiệu về việc em giúp đỡ người khác (được người khác giúp đỡ). 2. Thân bài: * Hoàn cảnh diễn ra câu chuyện: - Nêu lên đối tượng em đã giúp đỡ (đã giúp đỡ em). - Thời gian, địa điểm diễn ra câu chuyện. * Kể diễn biến câu chuyện: - Nêu lên những điều em làm để giúp đỡ người đó (người đó giúp đỡ em). 3. Kết bài: - Kết thúc câu chuyện và nêu cảm xúc của em khi giúp đỡ người khác (được người khác giúp đỡ). c. Sáng tạo: Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo 0,25 (Viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu tố biểu cảm...) thể hiện được quan điểm và thái độ riêng, sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, 0,25 ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt. Tôi cam kết tính bảo mật, tính khách quan và tính chính xác của đề kiểm tra. Người duyệt đề Người ra đề Trần Thị Sen
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2