intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Du, Bắc Trà My

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:7

6
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cùng tham gia thử sức với “Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Du, Bắc Trà My” để nâng cao tư duy, rèn luyện kĩ năng giải đề và củng cố kiến thức môn học nhằm chuẩn bị cho kì thi quan trọng sắp diễn ra. Chúc các em vượt qua kì thi học kì thật dễ dàng nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Du, Bắc Trà My

  1. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I, NĂM HỌC 2023-2024 MÔN NGỮ VĂN, LỚP 8 Mức độ nhận thức Tổng Nội dung/đơn vị % điểm TT Kĩ năng Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao kiến thức TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL 1 Đọc hiểu Văn bản nghị luận Số câu 4 0 3 1 0 1 0 1 10 Tỉ lệ % 20 15 10 0 10 0 5 60 2 Làm văn Viết bài văn phân tích một bài thơ trào phúng Số câu 0 1* 0 1* 0 1* 0 1* 1 Tỉ lệ % 10 15 10 5 40 Tổng 20 10 15 25 0 20 0 10 Tỉ lệ % 30% 40% 20% 10% 100 Tỉ lệ % điểm các mức 70% 30%
  2. BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I, NĂM HỌC 2023-2024 MÔN NGỮ VĂN LỚP 8 - THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT (ĐỀ CHÍNH THỨC) Kĩ Nội dung/ Đơn vị TT Mức độ đánh giá năng kiến thức 1 Đọc Văn bản nghị luận Nhận biết: hiểu - Nhận biết kiểu loại văn bản, trình tự lập luận của văn bản, các luận điểm, quan niệm của tác giả từ văn bản. * Thông hiểu: - Hiểu nghĩa của từ Hán Việt. - Hiểu ý nghĩa câu văn trong văn bản. - Hiểu nội dung câu văn trong văn bản đồng nghĩa với câu nói khác. - Giải nghĩa từ Hán Việt và tìm từ đồng nghĩa với từ Hán Việt đó. * Vận dụng thấp: Nhận xét thái độ và tình cảm của tác giả. * Vận dụng cao: Viết đoạn văn cảm nhận về vấn đề liên quan trong ngữ liệu. 2 Làm Viết bài văn phân Nhận biết: Nhận biết được yêu cầu của đề viết bài văn phân tích bài thơ trào phúng trong chương trình văn tích một bài thơ trào Ngữ văn 8 tập 1. phúng Thông hiểu: Hiểu về kiểu bài; về nội dung, hình thức đề bài. Vận dụng: Viết được bài văn phân tích bài thơ trào phúng trong chương trình Ngữ văn 8 tập 1. Bố cục rõ ràng, đầy đủ; đảm bảo 4 yêu cầu bài văn phân tích bài thơ trào phúng. Vận dụng cao: Viết tốt bài văn phân tích bài thơ trào phúng ở thể thơ Thất ngôn bát cú Đường luật hoặc thể thơ Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật. Biết vận dụng một trong hai phương án: phân tích theo bố cục hoặc phân tích theo phương diện nội dung và nghệ thuật; có sự sáng tạo trong cách dùng từ; hệ thống lập luận trình tự hợp lí, diễn đạt ở câu, đoạn văn mạch lạc, trôi chảy.
  3. PHÒNG GD&ĐT BẮC TRÀ MY ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS NGUYỄN DU MÔN: NGỮ VĂN 8 Họ tên:………………………………………. Năm học: 2023 – 2024 Lớp: 8/……… Thời gian: 90 phút (không kể giao đề) (ĐỀ CHÍNH THỨC) I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu BÀN LUẬN VỀ PHÉP HỌC (Luận học pháp) “Ngọc không mài, không thành đồ vật; người không học, không biết rõ đạo”. Đạo là lẽ đối xử hằng ngày giữa mọi người. Kẻ đi học là học điều ấy. Nước Việt ta, từ khi lập quốc đến giờ, nền chính học đã bị thất truyền. Người ta đua nhau lối học hình thức hòng cầu danh lợi, không còn biết đến tam cương, ngũ thường. Chúa tầm thường, thần nịnh hót. Nước mất, nhà tan đều do những điều tệ hại ấy. Cúi xin từ nay ban chiếu thư cho thầy trò trường học của phủ, huyện, các trường tư, con cháu các nhà văn võ, thuộc lại ở các trấn cựu triều, đều tuỳ đâu tiện đấy mà đi học. Phép dạy, nhất định theo Chu Tử. Lúc đầu học tiểu học để bồi lấy gốc. Tuần tự tiến lên học đến tứ thư, ngũ kinh, chư sử. Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm. Hoạ may kẻ nhân tài mới lập được công, nhà nước nhờ thế mà vững yên. Đó mới thực là cái đạo ngày nay có quan hệ tới lòng người. Xin chớ bỏ qua. Đạo học thành thì người tốt nhiều; người tốt nhiều thì triều đình ngay ngắn mà thiên hạ thịnh trị. Đó là mấy điều, thành thật xin dâng. Chẳng quản lời nói vu vơ, cúi mong Hoàng thượng soi xét. Kẻ hèn thần cung kính tấu trình. (Tác giả Nguyễn Thiếp, sách giáo khoa lớp 8 tập 2, chương trình 2006, trang 76) 1. Trắc nghiệm khách quan (3.5 điểm): Chọn đáp án đúng và ghi vào giấy làm bài. Câu 1. Văn bản trên thuộc kiểu loại văn bản nào? A. Kể chuyện. C. Thông tin. B. Nghị luận. D. Miêu tả. Câu 2. Xáᴄ định trình tự lập luận ᴄủa văn bản trên? A. Mục đích, phương pháp, lợi ích học tập. C. Phương pháp, lợi ích, mục đích học tập. B. Lợi ích, mục đích, phương pháp học tập. D. Mục đích, lợi ích, phương pháp học tập. Câu 3. Văn bản trên được tác giả triển khai mấy luận điểm? A. Hai luận điểm. C. Một luận điểm. B. Ba luận điểm. D. Bốn luận điểm. Câu 4. Theo em đáp án nào sau đây không phải quan niệm của Nguyễn Thiếp về mục đích chân chính của việc học? A. Học để làm người có đạo đức. C. Học góp phần làm hưng thịnh đất nước. B. Học để làm người có tri thức. D. Học để thăng quan, tiến chức, có tiền tài. Câu 5. Em hiểu từ Hán Việt “thịnh trị” trong vế câu “ người tốt nhiều thì triều đình ngay ngắn mà thiên hạ thịnh trị” có nghĩa là gì? A. Ở trạng thái yên ổn, vững vàng. B. Ở trạng thái nhiều người ưa chuộng. C. Ở trạng thái nhiều người biết đến. D. Ở trạng thái phát đạt, giàu có lên. Câu 6. Nhận định nào đúng nhất ý nghĩa của câu : “Người ta đua nhau lối học hình thức hòng cầu danh lợi, không còn biết đến tam cương, ngũ thường.” ? A. Phê phán lối học sách vở, không gắn với thực tiễn.
  4. B. Phê phán lối học vẹt, thuộc lòng không hiểu ý nghĩa. C. Phê phán lối học thực dụng, mưu cầu danh lợi. D. Phê phán lối học thụ động, bắt chước làm theo. Câu 7. Câu nào dưới đây có ý nghĩa tương đương với vế câu “theo điều học mà làm”? A. Ăn vóc học hay. B. Có học có khôn. C. Học đi đôi với hành. D. Học một biết mười. 2. Trắc nghiệm tự luận (2.5 điểm): Trả lời câu hỏi vào giấy làm bài. Câu 8. (1.0 điểm) Giải nghĩa hai từ Hán Việt sau và tìm hai từ đồng nghĩa với hai từ đó: tấu trình, thiên hạ.? Câu 9. (1.0 điểm) Nhận xét thái độ, tình cảm của tác giả ở văn bản trên. ? Câu 10. (0.5 điểm) Từ văn bản, viết một đoạn văn khoảng 3-5 câu phân tích sự cần thiết và tác dụng của phương pháp Học đi đôi với hành. II. Viết: (4.0 điểm) Phân tích bài thơ trào phúng Tiến sĩ giấy của Nguyễn Khuyến. TIẾN SĨ GIẤY (Nguyễn Khuyến) Cũng cờ, cũng biển1, cũng cân đai. Cũng gọi ông nghè2 có kém ai. Mảnh giấy làm nên thân giáp bảng3, Nét son điểm rõ mặt văn khôi4. Tấm thân xiêm5 áo sao mà nhẹ? Cái giá khoa danh6 ấy mới hời! Ghế tréo7, lọng xanh8 ngồi bảnh choẹ9, Nghĩ rằng đồ thật, hoá đồ chơi! -------- Hết ----- Chú giải: (1) Biển: tấm gỗ sơn son thếp vàng có khắc chữ “ân tứ vinh quy”. Cân đai: cân là cái khăn, đai cái vòng đeo ngang lưng ở ngoài áo chầu. Cờ, biển, cân, đai là những thứ vua ban cho người đỗ tiến sĩ để “vinh quy bái tổ” (vẻ vang trở về lễ bái tổ tiên). (2) Nghè: tiến sĩ (theo cách gọi của dân gian) (3) Giáp bảng: bảng công bố kết quả thi cử ngày xưa có chia làm hai loại giáp bảng và ất bảng. Giáp bảng cao hơn ất bảng. (4) Văn khôi: người đứng đầu làng văn (khôi: trội nhất). (5) Xiêm: áo che nửa thân trước trong y phục của người quyền quý thời xưa. (6) Khoa danh: danh vọng có được do đỗ đạt trong thi cử. (7) Ghế tréo: loại ghế tựa thường dành cho người được kính trọng hoặc có danh phận. (8) Lọng xanh: thứ đồ dùng để che đầu, có tán hình tròn, có diềm bằng vải màu xanh thường được dùng trong các lễ rước long trọng. (9) Bảnh choẹ: chỉ dáng vẻ oai vệ cùng lối ăn mặt đầy tính trưng diện.
  5. HƯỚNG DẪN CHẤM (ĐỀ CHÍNH THỨC NĂM HỌC 2023-2024) A. HƯỚNG DẪN CHUNG - Giám khảo cần chủ động nắm bắt nội dung trình bày của thí sinh để đánh giá tổng quát bài làm, tránh đếm ý cho điểm. Chú ý vận dụng linh hoạt và hợp lý hướng dẫn chấm. - Đặc biệt trân trọng, khuyến khích những bài viết có nhiều sáng tạo, độc đáo trong nội dung và hình thức. - Điểm lẻ toàn bài tính đến 0.25 điểm, sau đó làm tròn theo quy định. B. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ Phần I. Nội dung ĐỌC HIỂU 1. Trắc nghiệm khách quan: 3.5 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 Phương án trả lời B A B D A C C Điểm 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 2. Trắc nghiệm tự luận: 2,5 điểm Phần Câu Nội dung Điểm I. ĐỌC Câu 8 - Thiên hạ: Mọi người trên trái đất nói chung. Từ đồng 0.5 HIỂU (1.0 nghĩa: Thế gian, nhân gian... điểm) - Tấu trình: Bài viết hay tờ trình dâng vua. Từ đồng 0.5 nghĩa: Trình bày, kiến nghị, đề nghị... (HS diễn đạt theo cách hiểu của bản thân phù hợp 2 ý trên) Câu 9 - Nhận xét thái độ, tình cảm của tác giả ở văn bản trên. (1.0 HS trả lời được các ý sau: điểm) + Thái độ: Tin điều mình tấu là đúng, tin sự chấp nhận 0.5 của vua vẫn giữ đạo vua, tôi. + Tình cảm: Lòng yêu nước chân thành, lo lắng cho nền 0.5 giáo dục của nước nhà. Mức 2: Trả lời được 1 trong 2 ý trên 0.5 Mức 3: Trả lời sai, không trả lời 0.0 (Tuỳ cách diễn đạt GV linh hoạt chấm điểm) Câu 10 - HS viết được đoạn văn đảm bảo các yêu cầu sau: 0.5 (0.5 + Hình thức: Đủ 3-5 câu điểm) + Nội dung: Biết viết một đoạn nghị luận để phân tích được sự cần thiết giữa học và hành. Tuỳ cách diễn đạt nhưng đảm bảo các ý trên. - Lưu ý: + HS viết thừa hoặc thiếu số câu trừ 0.25 điểm. + HS viết không đúng trọng tâm yêu cầu về nội dung và hình thức thì không ghi điểm… Phần II. LÀM VĂN (4.0 điểm) II LÀM VĂN 4.0 điểm a. Đảm bảo bố cục bài văn phân tích bài thơ trào phúng ở thể thơ 0.25 thất ngôn bát cú Đường luật hoặc thất ngôn tứ tuyệt Đường luật gồm 3 phần MB, TB, KB. b. Xác định đúng yêu cầu của đề 0.25 Phân tích bài thơ trào phúng ở thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật
  6. hoặc thất ngôn tứ tuyệt Đường luật trong chương trình đang học. c. Phân tích bài thơ trào phúng Tiến sĩ giấy 3.0 Học sinh có thể chọn một trong bài thơ trên để phân tích. * Mở bài: Giới thiệu tác giả Nguyễn Khuyến, tên bài thơ Tiến sĩ 0.5 giấy và hoàn cảnh ra đời của bài thơ (nếu có). * Thân bài: Phân tích đề nhan đề bài thơ sau đó phân tích bài thơ theo hai phương án sau: - Phương án 1: Phân tích theo bố cục bài thơ cặp câu đề, cặp thực, 2.0 cặp luận, cặp kết. + Ý 1. Cặp câu đề: Nêu đối tượng của tiếng cười trào phúng là tiến 0.5 sĩ làm bằng giấy giống như hình ảnh tiến sĩ thật ở ngoài đời, phân tích điệp ngữ cũng, phép tu từ so sánh được sử dụng trong cặp câu đề để tạo ra tiếng cười trào phúng khéo léo. + Ý 2. Cặp câu thực: Nêu đối tượng của tiếng cười trào phúng 0.5 mảnh giấy có tính vật chất của ông tiến sĩ đồ chơi: mấy mảnh giấy được khéo léo cắt, tỉa, bồi, dán, một chút phẩm đỏ, tô mặt đã tạo được một ông tiến sĩ, phân tích nghệ thuật đối: mảnh giấy >< thân giáp bảng, nét son >< mặt văn khôi… được sử dụng trong cặp câu để tạo ra tiếng cười trào phúng mỉa mai. + Ý 3. Cặp câu luận: Nêu đối tượng của tiếng cười trào phúng tấm 0.5 thân xiêm áo và cái giá danh khoa được xếp ngang hàng nhau , phân tích nghệ thuật đối: Xiêm áo >< nhẹ, danh khoa >< hời, phân tích cách dùng từ nhẹ, hời, câu hỏi tù từ: Tấm thân xiêm áo sao mà nhẹ?... được sử dụng trong cặp câu để tạo ra tiếng cười trào phúng nhẹ nhàng, thâm thuý. + Ý 4. Cặp câu kết: Nêu đối tượng của tiếng cười trào phúng dáng ngồi của tiến sĩ giấy khi phân tích từ bảnh choẹ nhưng là đồ chơi 0.5 đồ giả, mà đồ giả tưởng là đồ thật để tạo ra tiếng cười trào phúng mỉa mai, thâm thuý lột trần bản chất của ông tiến sĩ thật ở xã hội lúc bấy giờ: mua tước, mua quan… - Phương án 2: Phân tích theo phương diện nội dung và nghệ thuật + Ý 1. Phân tích nội dung bài thơ (chỉ rõ đối tượng trào phúng của bài thơ, phân tích rõ lí do đối tượng bị phê phán) + Ý 2. Phân tích nét đặc sắc về nghệ thuật (hình ảnh, biện pháp tu từ, ngôn từ, cách gieo vần…) đã được sử dụng để tạo tiếng cười + Ý... * Kết bài: Khái quát ý nghĩa của tiếng cười trào phúng và giá trị nghệ thuật của tác phẩm Tiến sĩ giấy. 0.5 d. Chính tả, ngữ pháp 0.25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. e. Sáng tạo 0.25 Bài viết phân tích trôi chảy, lôi cuốn, có ấn tượng sâu sắc, sáng tạo khi dùng từ để nhận xét, đánh giá tác phẩm khi phân tích. ----------HẾT--------- NGƯỜI PHẢN BIỆN ĐỀ NGƯỜI RA ĐỀ Nguyễn Thị Hồng Châu Nguyễn Thị Kiều Oanh
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2