intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Hiền, Phú Ninh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:19

4
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Các bạn hãy tham khảo và tải về “Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Hiền, Phú Ninh” sau đây để biết được cấu trúc đề thi cũng như những nội dung chính được đề cập trong đề thi để từ đó có kế hoạch học tập và ôn thi một cách hiệu quả hơn. Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Hiền, Phú Ninh

  1. KIỂM TRA CUỐI KÌ VĂN 8 I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA - Thu thập thông tin, đánh giá mức độ đạt được của quá trình dạy học (từ tuần 1 đến tuần 15) so với yêu cầu đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình giáo dục. - Nắm bắt khả năng học tập, mức độ phân hóa về học lực của học sinh. Trên cơ sở đó, giáo viên có kế hoạch dạy học phù hợp với đối tượng học sinh nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn. II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA - Hình thức: Tự luận và trắc nghiệm. - Cách thức: Kiểm tra trên lớp III. THIẾT LẬP MA TRẬN Mức độ TT nhận thức Nội dung/ Thôn Vận Kĩ đơn Nhận Vận g dụng năng vị biết dụng hiểu cao kiến thức TNK TNK TNK TNK TL TL TL TL Q Q Q Q 1 Đọc Văn hiểu bản nghị 4 0 3 1 0 1 0 1 60 luận
  2. 2 Viết Viết bài nghị luận về trách nhiệ m của 0 1* 0 1* 0 1* 0 1* 40 con người với nơi mình sinh sống. . Tổng 10 15 15 0 20 0 20 20 100 Tỉ lệ 30% 20% 20% % 30 Tỉ lệ chung 40% 60% IV. BẢNG ĐẶC TẢ TT Kĩ năng Nội Mức độ Số câu hỏi theo mức độ nhận thức đánh giá Nhận Thông Vận Vận dung/Đơ biết hiểu dụng dụng cao n vị kiến
  3. thức 1 Đọc hiểu Văn bản Nhận 4TN 3TN, 1TL 1TL biết: 1TL nghị - Nhận luận biết được phương thức biểu đạt chính - Nhận biết được nội dung văn bản nghị luận. - Nhận biết được các biện pháp tu từ. - Nhận biết được trách nhiệm con người trong xã hội. - Nhận biết được những việc làm cụ thể để có được sự bền bỉ, lối sống thiếu trách nhiệm.
  4. Thông hiểu: - Phân tích được tác hại của lối sống thiếu trách nhiệm, và tác dụng loiis sống bền bỉ - Trình bày được nội dung của văn bản. Vận dụng: - Thể hiện được quan điểm đồng tình, phản đôi với tác giả về vấn đề trong văn bản và lí giải được lí do đồng tình. Trình bày được những việc có
  5. thể làmđể làm cho trái đất, xã hội ngày càng tốt đẹp hơn. 2 Viết Viết bài Nhận 1TL* 1TL* 1TL* biết: văn nghị - Xác luận về định được vấn đề kiểu bài đời sống văn nghị 1TL* luận về vấn đề đời sống. - Xác định được vấn đề nghị luận: trách nhiệm của con người với nơi mình sinh sống. - Sắp xếp đúng bố cục của bài văn nghị luận. Thông hiểu: - Hiểu được thực
  6. trạng/ngu yên nhân/ các mặt của vấn đề đời sống. Vận dụng: - Vận dụng các kĩ năng dùng từ, viết câu, các phép liên kết, các phương thức biểu đạt, các thao tác lập luận phù hợp để triển khai lập luận, bày tỏ quan điểm của bản thân về hiện tượng đời sống. - Trình bày được quan điểm, ý kiến của người viết về ý nghĩa vấn đề. Vận dụng cao:
  7. - Sử dụng ngôn từ linh hoạt, sáng tạo khi lập luận. - Có sáng tạo riêng trong cách diễn đạt, lập luận làm cho lời văn hấp dẫn, giàu sức thuyết phục. Tổng 4TN1 3 TN 2 TL 2 TL TL 2 TL Tỉ lệ % 20 40 30 10 Tỉ lệ chung 60 40 V. ĐỀ PHÒNG GD&ĐT PHÚ NINH KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2023-2024 TRƯỜNG THCS NGUYỄN HIỀN Môn: NGỮ VĂN 8 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề kiểm tra gồm 02 trang) MÃ ĐỀ A I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Đọc văn bản sau: Nhà tâm lí học Angela Lee Duckworth đã bỏ ra nhiều năm tìm hiểu về chìa khoá để thành công. Sau thời gian nghiên cứu, bà chỉ ra rằng: Điều cơ bản làm nên thành công của con người là sự bền bỉ. Bà nói: “Bền bỉ là sự đam mê, tính kiên trì cho những mục tiêu dài hạn. Bền bỉ là có khả năng chịu đựng khó khăn. Bền bỉ là tập trung vào tương lai của mình một cách liên tục, không phải tính theo tuần, theo tháng mà là năm. Bền bỉ là làm việc thật chăm chỉ để biến tương lai thành hiện thực. Bền bỉ là việc sống một cuộc đời như thể nó là một cuộc chạy marathon, chứ không phải là một cuộc đua
  8. nước rút”. Không phải chỉ số IQ, không phải ngoại hình, hay sức mạnh thể chất, hay kỹ năng xã hội. Sự bền bỉ là yếu tố quyết định để thành công. Sân vườn nhà tôi có bày những cái ghế đá, trên một trong những cái ghế ấy có khắc dòng chữ: “Cây kiên nhẫn đắng chát nhưng quả nó rất ngọt.” Nếu không có những giờ ngồi kiên trì từ ngày này qua ngày khác trong phòng suốt nhiều năm liền của những con người bền bỉ cống hiến như thế, chúng ta đã khôngcó Hesman, One Piece, Sherlock Holmes, Tarzan, Doraemon. Không có sự bền bỉ, sẽ không có bất cứ thứ gì vĩ đại được sinh ra trên đời. Bóng đèn điện, định luật bảo toàn năng lượng, thuyết tương đối, máy bay và nhiều phát minh khác. Nếu không có những giờ kiên tâm hy sinh thầm lặng hay nhẫn nại làm việc của con người, nhân loại sẽ tổn thất biết bao. Hôm trước một anh bạn gửi cho tôi câu danh ngôn: “Những người đứng đầu trên thế giới đều là những người bình thường với ý chí phi thường.” Nên ta làm gì không quan trọng. Quan trọng là ta có làm cho đến khi ra được kết quả mong muốn hay không. Người ta thường nhấn mạnh tới việc sống phải có ước mơ, hoài bão nhưng theo tôi cái khó là kiên trì từng ngày vươn tới nó. (Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu, Rosie Nguyễn, NXB Nhã Nam, 2017) Câu 1(0,5 điểm): Văn bản trên thuộc thể loại văn học nào? A. Nghị luận xã hội B. Nghị luận văn học C. Truyện ngắn D. Truyện lịch sử Câu 2(0,5 điểm): Theo Nhà tâm lí học Angela Lee Duckworth điếu cơ bản làm nên sự thành công của con người là gì? A. Do vận may B. Học giỏi C. Siêng năng D. Sự bền bỉ Câu 3(0,5 điểm): Dòng nào nêu lên luận đề của văn bản? A. Sự kiên nhẫn B. Chìa khóa của sự thành công C. Người bình thường với ý chí phi thường D. Sống phải có ước mơ Câu 4(0,5 điểm): Tác giả đề cập đến yếu tố nào được coi là điều cơ bản làm nên thành công của con người? A. Sự tài năng B. Sự giúp đỡ của người khác C. Sự bền bỉ D. Có ước mơ Câu 5(0,5 điểm): Vì sao tác giả cho rằg bền bỉ là sống một cuộc đời như thể nó là một cuộc chạy marathon? A. Vì cuộc chạy marathon là một cuộc chạy dài không cần sự nổ lực .
  9. B. Vì cuộc chạy marathon là một cuộc chạy dài, cần sự nổ lực C. Bền bỉ cần cố gắng liên tục không ngừng. D. Vì cuộc chạy marathon là một cuộc chạy dài, cần sự nổ lực, bền bỉ cũng cần cố gắng liên tục. Câu 6(0,5 điểm): Việc tác giả liệt kê các nhân vật văn học nổi tiếng: “Hesman, One Piece, Sherlock Holmes, Tarzan,Doraemon” có tác dụng gì? A. Các nhân vật văn học đều rất nổi tiếng, rất quen thuộc. B. Các nhân vật văn học đều gần gũi với người đọc. C. Cácnhân vật ấy đều là kết quả của sự bền bỉ, nỗ lực. D. Nhấn mạnh vào dẫn chứng lập luận, tăng sức thuyết phục bởi cácnhân vật ấy đều nổi tiếng là nhờ kết quả của sự bền bỉ, nỗ lực. Câu 7(0,5 điểm): Nghĩa của từ “kiên trì” trong văn bản là gì? A. Không thay đổi ý định, ý chí để làm việc gì đó đến cùng, mặc dù gặp khó khăn. B. Khả năng tiếp tục làm việc đã định một cách không nản lòng. C. Quyết và cố gắng thực hiện bằng được điều đã định. D. Bỏ công sức ra nhiều hơn mức bình thường để làm việc gì. Câu 8(1,0 điểm): Vấn đề chính của văn bản mà tác giả đặt ra là gì? Câu 9(1,0 điểm): Văn bản trên gửi cho em bức thông điệp nào? Câu 10 (0,5 điểm): Hãy nêu những việc làm cụ thể mà em và mọi người có thể làm được để thành công trong cuộc sống. II. VIẾT (4.0 điểm) Viết bài nghị luận về trách nhiệm của con người với nơi mình sinh sống. ------------------------------- HẾT----------------------------- PHÒNG GD&ĐT PHÚ NINH KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2023-2024 TRƯỜNG THCS NGUYỄN HIỀN Môn: NGỮ VĂN 7 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề kiểm tra gồm 02 trang) MÃ ĐỀ B Phần I. Đọc hiểu (6,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thự c hiện yêu cầu bên dưới: Giả sử nếu một ngày đẹp trời nào đó, tinh thần trách nhiệm của loài người bị mất đi, hãy hình dung một viễn cảnh của xã hội: Con người không biết mình sống để làm gì. Sống lang thang, bơ vơ, vô định. Tất nhiên lúc đó không còn là sống mà chỉ là tồn tại. Con người sẽ vui chơi ăn uống vô độ, hủy hoại sức khỏe bản thân. Con người sẽ chây lười, chẳng làm gì để giữ gìn bản thân. Thiếu tính trách nhiệm, con người đánh mất chính mình. […] Vì sao ta thiếu trách nhiệm?
  10. Trách nhiệm đồng nghĩa với nguy cơ mình bị tổn thất một điều gì đó. Nếu nói dối, làm sai, gây hại… thì khi nhận trách nhiệm về mình, bạn sẽ bị tổn thất danh dự, tổn thất thời gian khắc phục, tổn thất niềm tin, mất chức, phải bồi thường hoặc chịu một hình phạt nào đó. Không ai muốn mình phải tổn thất, vì thế nhu cầu an toàn trong mỗi con người khiến họ tìm cách trốn tránh trách nhiệm cá nhân và đùn đẩy nó cho người khác mà tốt nhất là cho tập thể. Vì tập thể sai thì có nghĩa là không ai sai cả, hoặc cái sai đó sẽ được chan đều và tất nhiên trách nhiệm của mình sẽ nhẹ đi đáng kể. Tôi phạm luật vì ai cũng làm như thế cả, tôi không làm thì sẽ bị thua thiệt. Tôi không có mục đích sống vì chẳng ai cho tôi mục đích. Tôi bị cám dỗ vì xã hội có quá nhiều thứ xấu xa. Tôi học tệ vì thầy cô, vì tôi không đủ điều kiện. Tôi vượt đèn đỏ vì hoàn cảnh bắt buộc. Tôi xấu xa thế này là bởi gia đình… Hãy đánh thức trách nhiệm với bản thân mình – với gia đình – với xã hội bắt đầu bằng cảm xúc xấu hổ và hành động tự nhận lỗi về mình trước khi đùn đẩy. Hiện tại, điều gì đang khiến chúng ta xấu hổ với chính mình? Điều gì khiến chúng ta hổ thẹn với gia đình và xã hội? (Trích Sống trách nhiệm - Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu) Câu 1(0,5 điểm). Tại sao văn bản trên được coi là văn nghị luận? A. Vì nêu lên được thực trạng vấn đề lối sống trách nhiệm. B. Vì nêu lên vấn đề đánh thức lối sống trách nhiệm và tài năng bản thân. C. Vì nêu thực trạng lối sống thiếu trách nhiệm,đánh thức lối sống trách nhiệm. D. Vì nêu được ý kiến và làm sáng tỏ bởi lí lẽ và bằng chứng. Câu 2(0,5 điểm). Theo văn bản, thiếu tính trách nhiệm, con người sẽ như thế nào? A. Đánh mất chính mình B. Bị mọi người xa lánh C. Không thể đạt được thành công D. Không biết giữ gìn bản thân Câu 3(0,5 điểm). Để không phải chịu tổn thất, con người đã làm gì? A. Nhận lỗi và tìm cách khắc phục tổn thất. B. Tìm cách trốn tránh và đùn đẩy nó cho người khác. C. Tìm cách đùn đẩy trách nhiệm cho cá nhân hoặc tập thể. D. Tìm cách trốn trách những tổn thất mà mình gây ra. Câu 4(0,5 điểm).Dòng nào nêu lên chủ đề của văn bản? A. Tính trách nhiệm B. Tính trung thực C. Hiện tượng đổ lỗi D. Sự cám dỗ Câu 5 (0,5 điểm) Theo tác giả, nguyên nhân nào khiến con người hay thiếu trách nhiệm? A. Không có mục đích sống. B. Không biết mình sống để làm gì. C. Không ai muốn mình phải tổn thất. D. Bị cám dỗ vì xã hội có quá nhiều thứ xấu xa. Câu 6 (0,5 điểm):Theo văn bản, thiếu tính trách nhiệm sẽ gây ra hậu quả như thế nào? A. Con người đánh mất chính mình. B. Gây ra nhiều đau đớn cho bản thân.
  11. C. Bị mọi người chê bai. D. Không trốn những thử thách. Câu 7 (0,5 điểm): Từ “hổ thẹn” trong câu “Điều gì khiến chúng ta hổ thẹn với gia đình và xã hội?” nghĩa là gì? A. Cảm thấy mình được thấu hiểu B. Cảm thấy mình bị mất mát C. Sự hi sinh, chịu đựng D. Cảm thấy mình không xứng đáng Câu 8(1,0 điểm):Vấn đề chính của văn bản mà tác giả đặt ra là gì? Câu 9(1,0 điểm):Văn bản trên gửi cho em bức thông điệp nào? Câu 10 (0,5 điểm) Từ quan điểm của tác giả: “Thiếu tính trách nhiệm, con người sẽ đánh mất chính mình”, em rút ra bài học gì cho bản thân? Phần II. Viết (4,0 điểm) Viết bài nghị luận về trách nhiệm của con người với nơi mình sinh sống. --------------------------------------- HẾT------------------------------------------- VI. HƯỚNG DẪN CHẤM Phầ Câu Nội dung Điểm n I ĐỌC HIỂU 6,0 1 A 0.5 2 D 0.5 3 B 0.5 4 C 0.5 5 D 0.5 6 D 0.5 7 A 0.5
  12. 8 HS trả lời những nội dung 1.0 Vai trò của sự bền bỉ, nghị lực trong cuộc sống. HStrả lời những nội dung: 9 Sự bền bỉ, nghị lực phi thường giúp con người đó mơ để 0.5 có thể vượt qua mọi khó khăn, thử thách để đi đến thành 0.5 công. HS kể tên được 2 việc có thể làm câu trả lời có thể có các ý như sau: 10 - Cố gắng làm tốt công việc 0,5 - Vận dụng hết khả năng để học tập và rèn luyện. … II VIẾT 4.0 a. Đảm bảo cấu trúc bài văn:nghị luận . 0.25 b. Xác định đúng yêu cầu của đề: nghị luận về trách 0.25 nhiệm của con người với nơi mình sinh sống c. Yêu cầu nội dung HS có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau: 2,5 - Mở bài: Nêu vấn đề: -Trong cuộc sống có trách nhiệm với nơi mình sinh sống là trách nhiệm và nghĩa vụ của tất cả mọi người. - Nêu ý kiến, quan điểm của người viết về vấn đề Thân bài: 1. Giải thích: Con người với bản thân sinh sống: - Nơi con người sinh sống ở mỗi giai đoạn lại có sự khác nhau: + Quê hương - nơi mà một người được sinh ra, lớn lên và có mối liên kết tình cảm mạnh mẽ + Nơi trú ngụ của bản thân – nơi chúng ta sinh sống, học tập, làm việc trong một khoảng thời gian. Những nơi đó đều có mối liên hệ chặt chẽ đối với chúng ta ở một thời điểm nhất định, đó là nơi chúng ta hay lui tới và đảm bảo sự sống ở đó. 2. Nơi sinh sống có ý nghĩa như thế nào đối với con người? - Nơi có những người thân của chúng ta, có bạn bè và những mối quan hệ khác. Con người sẽ khó có thể sống tốt nếu như không có những mối quan hệ xung quanh mình, đặc biệt là nơi có gia đình. - Nơi con người xây dựng và phát triển các mối quan hệ xã hội, gắn kết với bạn bè và cộng đồng. - Nơi sinh sống cũng cung cấp cho con người những yếu tố cơ bản của cuộc sống như nơi ở, thực phẩm,
  13. nước uống, y tế, giáo dục và cơ hội việc làm. - Nơi lưu giữ những kí ức tươi đẹp của con người. 3. Tại sao học sinh lại cần có trách nhiệm với nơi mình sinh sống? - Bằng cách chăm sóc và giữ gìn nơi sinh sống, học sinh đóng góp vào việc tạo ra một môi trường sạch sẽ, an lành và đáng sống , phát triển cho mình lòng tự hào về môi trường xung quanh ,ảnh hưởng tích cực đến quá trình học tập.,sức khỏe của mọi người. - Người có phẩm chất đạo đức tốt, sống có trách nhiệm. + Là tiền đề cho sự phát triển sau này của họ, họ sẽ trở thành một công dân có ích cho xã hội. - Ngược lại, học sinh không có trách nhiệm với nơi mình sinh sống nghĩa là họ thiếu ý thức về bảo vệ môi trường 4. Thực tế vấn đề trách nhiệm của HS với nơi mình sinh sống hiện nay? - Thực tế hiện nay, một bộ phận số đông học sinh đã thể hiện vai trò và trách nhiệm đối với nơi mình sinh sống qua các hành động cụ thể. (Dẫn chứng) - Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều bạn học sinh chưa có ý thức được tầm quan trọng của việc có trách nhiệm với nơi mình sinh sống (Dẫn chứng) 5. Xác định trách nhiệm của học sinh với nơi mình sinh sống - Về nhận thức: - Về hành động: dọn dẹp vệ sinh khu vực mình sinh sống, tiết kiệm tài nguyên, tôn trọng và đối xử hoà thuận với mọi người sinh sống xung quanh mình. 6. Mở rộng vấn đề - Với cha mẹ: trách nhiệm tạo điều kiện và môi trường thuận lợi để con cái phát triển ý thức và nhận thức về trách nhiệm của mình đối với nơi mình sinh sống. - Với nhà trường: trách nhiệm xây dựng chương trình giáo dục nhằm tăng cường ý thức trách nhiệm của học sinh đối với nơi mình sinh sống. Kết bài: - Khẳng định lại vấn đề: học sinh nói riêng và mọi người nói chung cần tự nâng cao ý thức, có những việc làm cụ thể góp phần giúp môi trường xung quanh mình trở nên tốt đẹp, văn minh và đáng sống hơn. - Liên hệ bản thân d. Chính tả, ngữ pháp: 0.5
  14. Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. e. Sáng tạo: có sự tinh tế, sắc sảo trong lựa chọn chi tiết 0.5 và kĩ năng lập luận, phân tích dẫn chứng. ĐỀ 2 Phần I. Đọc hiểu (6,0 điểm) Câu Nội dung cần đạt Điểm Câu 1 C 0,5 Câu 2 A. 0,5 Câu 3 B. 0,5 Câu 4 A. 0,5 Câu 5 C 0,5 Câu 6 A 0,5 Câu 7 D 0,5 HS trả lời những nội dung: 0,5 Câu 8 - Lối sống thiếu trách nhiệm. 0,5 -Đánh thức lối sống trách nhiệm. HS trả lời những : -Nêu thái độ sống không có trách nhiệm, luôn đổ lỗi cho người 0,5 Câu 9 khác, đổ lỗi cho hoàn cảnh. 0,5 -Giáo dục lối sống trách nhiệm - Khi thiếu trách nhiệm, con người sẽ không biết mình sống để làm gì, thiếu mục đích sống, con người sống buông thả, không Câu 10 giữ gìn bản thân. 0,5 - Dám nhận trách nhiệm về mình, dám nhận sai và sửa sai. Phần II. VIẾT VIẾT 4.0 a. Đảm bảo cấu 0.25 trúc bài văn:nghị luận. b. Xác định đúng 0.25 yêu cầu của đề: nghị luận về trách nhiệm của con người với nơi mình sinh sống
  15. c. Yêu cầu nội dung HS có thể trình 2,5 bày theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau: - Mở bài: Nêu vấn đề: -Trong cuộc sống có trách nhiệm với nơi mình sinh sống là trách nhiệm và nghĩa vụ của tất cả mọi người. - Nêu ý kiến, quan điểm của người viết về vấn đề Thân bài: 1. Giải thích: Con người với bản thân sinh sống: - Nơi con người sinh sống ở mỗi giai đoạn lại có sự khác nhau: + Quê hương - nơi mà một người được sinh ra, lớn lên và có mối liên kết tình cảm mạnh mẽ + Nơi trú ngụ của bản thân – nơi chúng ta sinh sống, học tập, làm việc trong một khoảng thời gian. Những nơi đó đều có mối liên hệ chặt chẽ đối với chúng ta ở một thời điểm nhất định, đó là nơi
  16. chúng ta hay lui tới và đảm bảo sự sống ở đó. 2. Nơi sinh sống có ý nghĩa như thế nào đối với con người? - Nơi có những người thân của chúng ta, có bạn bè và những mối quan hệ khác. Con người sẽ khó có thể sống tốt nếu như không có những mối quan hệ xung quanh mình, đặc biệt là nơi có gia đình. - Nơi con người xây dựng và phát triển các mối quan hệ xã hội, gắn kết với bạn bè và cộng đồng. - Nơi sinh sống cũng cung cấp cho con người những yếu tố cơ bản của cuộc sống như nơi ở, thực phẩm, nước uống, y tế, giáo dục và cơ hội việc làm. - Nơi lưu giữ những kí ức tươi đẹp của con người. 3. Tại sao học sinh lại cần có trách nhiệm với nơi mình sinh sống? - Bằng cách chăm
  17. sóc và giữ gìn nơi sinh sống, học sinh đóng góp vào việc tạo ra một môi trường sạch sẽ, an lành và đáng sống , phát triển cho mình lòng tự hào về môi trường xung quanh ,ảnh hưởng tích cực đến quá trình học tập.,sức khỏe của mọi người. - Người có phẩm chất đạo đức tốt, sống có trách nhiệm. + Là tiền đề cho sự phát triển sau này của họ, họ sẽ trở thành một công dân có ích cho xã hội. - Ngược lại, học sinh không có trách nhiệm với nơi mình sinh sống nghĩa là họ thiếu ý thức về bảo vệ môi trường 4. Thực tế vấn đề trách nhiệm của HS với nơi mình sinh sống hiện nay? - Thực tế hiện nay, một bộ phận số đông học sinh đã thể hiện vai trò và trách nhiệm đối với nơi mình sinh sống qua các hành động cụ thể. (Dẫn
  18. chứng) - Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều bạn học sinh chưa có ý thức được tầm quan trọng của việc có trách nhiệm với nơi mình sinh sống (Dẫn chứng) 5. Xác định trách nhiệm của học sinh với nơi mình sinh sống - Về nhận thức: - Về hành động: dọn dẹp vệ sinh khu vực mình sinh sống, tiết kiệm tài nguyên, tôn trọng và đối xử hoà thuận với mọi người sinh sống xung quanh mình. 6. Mở rộng vấn đề - Với cha mẹ: trách nhiệm tạo điều kiện và môi trường thuận lợi để con cái phát triển ý thức và nhận thức về trách nhiệm của mình đối với nơi mình sinh sống. - Với nhà trường: trách nhiệm xây dựng chương trình giáo dục nhằm tăng cường ý thức trách nhiệm của học sinh đối với nơi mình sinh sống.
  19. Kết bài: - Khẳng định lại vấn đề: học sinh nói riêng và mọi người nói chung cần tự nâng cao ý thức, có những việc làm cụ thể góp phần giúp môi trường xung quanh mình trở nên tốt đẹp, văn minh và đáng sống hơn. - Liên hệ bản thân d. Chính tả, ngữ pháp: 0.5 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. e. Sáng tạo: có sự tinh tế, sắc sảo trong lựa chọn chi tiết 0.5 và kĩ năng lập luận, phân tích dẫn chứng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2