intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường PTDTBT THCS Lý Tự Trọng, Bắc Trà My

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:6

12
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cùng tham khảo “Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường PTDTBT THCS Lý Tự Trọng, Bắc Trà My” giúp các em ôn tập lại các kiến thức đã học, đánh giá năng lực làm bài của mình và chuẩn bị cho kì thi được tốt hơn với số điểm cao như mong muốn. Chúc các em thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường PTDTBT THCS Lý Tự Trọng, Bắc Trà My

  1. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I – NĂM HỌC 2023-2024 MÔN NGỮ VĂN, LỚP 9 CHÍNH THỨC Nội Mức độ Tổng TT dung/đ nhận % điểm ơn vị thức Kĩ năng kiến Nhận Thông Vận Vận thức kĩ biết hiểu dụng dụng năng1 cao Văn bản ngữ liệu Đọc hiểu ngoài SGK Số câu1 4 1 1 0 5 Tỉ lệ % 30 10 10 50 điểm Viết Viết bài văn tự sự Số câu 1* 1* 1* 1* 1 2 Tỉ lệ % 10 20 10 10 50 điểm Tỉ lệ % điểm các mức độ 70 30 100 1
  2. BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I –NĂM HỌC 2023-2024 MÔN: NGỮ VĂN LỚP 9; THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT Nội dung/Đơn vị kiến TT Kĩ năng Mức độ đánh giá thức 1. Đọc Văn bản ngữ liệu ngoài Nhận biết: hiểu SGK -Nhận diện phương thức biểu đạt. - Nhận biết lời dẫn gián tiếp, dẫn trực tiếp , BPTT. - Nhận biết ý nghĩa hình ảnh sự vật. Thông hiểu: - Hiểu ý nghĩa đoạn trích. Vận dụng: Trình bày quan điểm, suy nghĩ của bản thân từ vấn đề đặt ra trong đoạn trích. 2 Viết Viết bài văn tự sự . Nhận biết: Nhận biết được yêu cầu của đề về kiểu văn tự sự. Thông hiểu: Viết đúng về nội dung, về hình thức (từ ngữ, diễn đạt, bố cục văn bản) Vận dụng: Viết được bài văn tự sự. phải biết kết hợp tự sự với miêu tả nội tâm, nghị luận, đối thoại, độc thoại… Vận dụng cao: Có sự sáng tạo về dùng từ, diễn đạt, lựa chọn từ ngữ gây ấn tượng.
  3. PHÒNG GD VÀ ĐT BẮC TRÀ MY KIỂM TRA CUỐI KÌ I TRƯỜNG PTDTBT THCS NĂM HỌC 2023 - 2024 LÝ TỰ TRỌNG MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 9 Thời gian: 90 phút ĐỀ CHÍNH THỨC (Không kể thời gian giao đề) I. ĐỌC – HIỂU (5,0 điểm) Đọc ngữ liệu sau và thực hiện yêu cầu bên dưới: Có hai hạt lúa nọ được giữ lại để làm hạt giống cho vụ sau vì cả hai đều là những hạt lúa tốt, đều to khỏe và chắc mẩy. Một hôm, người chủ định đem chúng gieo trên cánh đồng gần đó. Hạt thứ nhất nhủ thầm: “Dại gì ta phải theo ông chủ ra đồng. Ta không muốn cả thân mình phải nát tan trong đất. Tốt nhất ta hãy giữ lại tất cả chất dinh dưỡng trong lớp vỏ này và tìm một nơi lý tưởng để trú ngụ”. Thế là nó chọn một góc khuất trong kho lúa để lăn vào đó. Còn hạt lúa thứ hai thì ngày đêm mong được ông chủ mang gieo xuống đất. Nó thật sự sung sướng khi được bắt đầu một cuộc đời mới. Thời gian trôi qua, hạt lúa thứ nhất bị héo khô nơi góc nhà bởi vì nó chẳng nhận được nước và ánh sáng. Lúc này chất dinh dưỡng chẳng giúp ích được gì – nó chết dần chết mòn. Trong khi đó, hạt lúa thứ hai dù nát tan trong đất nhưng từ thân nó lại mọc lên cây lúa vàng óng, trĩu hạt. Nó lại mang đến cho đời những hạt lúa mới… (Trích Hạt giống tâm hồn, Hai hạt lúa) Câu 1 (0,5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên. Câu 2 (0,5 điểm): Câu “Dại gì ta phải theo ông chủ ra đồng. Ta không muốn cả thân mình phải nát tan trong đất. Tốt nhất ta hãy giữ lại tất cả chất dinh dưỡng trong lớp vỏ này và tìm một nơi lý tưởng để trú ngụ” là lời dẫn trực tiếp hay gián tiếp? Câu 3 (1,0 điểm): Câu văn “Còn hạt lúa thứ hai thì ngày đêm mong được ông chủ mang gieo xuống đất. Nó thật sự sung sướng khi được bắt đầu một cuộc đời mới” sử dụng biện pháp tu từ gì? Câu 4 (1,0 điểm): Hình ảnh hai hạt lúa có ý nghĩa tượng trưng cho những kiểu người nào trong cuộc sống? Câu 5 (1,0 điểm): Nêu ý nghĩa của văn bản trên. Câu 6 (1,0 điểm): Nếu được lựa chọn, em sẽ chọn cách sống như hạt lúa thứ nhất hay hạt lúa thứ hai? Vì sao? II. TẠO LẬP VĂN BẢN (5,0 điểm) Kể lại một lần em mắc lỗi làm ba mẹ buồn. ……..Hết……
  4. PHÒNG GD VÀ ĐT BẮC TRÀ MY HƯỚNG DẪN CHẤM TRƯỜNG PTDTBT THCS ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I LÝ TỰ TRỌNG NĂM HỌC 2022 - 2023 Môn: NGỮ VĂN - LỚP 9 Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề) I. ĐỌC – HIỂU (5,0 điểm) Câu Tiêu chí đánh giá Điểm 1 Phương thức biểu đạt chính: Tự sự 0,5 2 Là lời dẫn trực tiếp. 0,5 3 Biện pháp tu từ nhân hoá. 1,0 4 - Hình ảnh hai hạt lúa thứ nhất tượng trưng cho những kiểu 0,5 người hèn nhát, sợ khó khăn, thử thách, luôn muốn mình được an toàn trong cuộc sống. - Hình ảnh hai hạt lúa thứ hai tượng trưng cho những kiểu 0,5 người bản lĩnh, có ý chí muốn bay cao, bay xa, phát triển bản thân mình và thành công trong cuộc sống. 5 Ý nghĩa của văn bản trên: Thông qua hình ảnh hai hạt lúa, tác 1,0 giả muốn gửi đến chúng ta những lẽ sống ở đời và cách ta chọn cách sống sẽ quyết định cuộc đời của ta. 6 * Mức 1: HS trả lời: 1,0 - Nếu được lựa chọn, em sẽ chọn cách sống như hạt lúa thứ hai. - Vì đó là một lẽ sống tốt đẹp ở đời mà ai cũng muốn. Một cách sống mới sẽ trở thành một cuộc đời mới nếu ta biết đặt vào trong đó mọi hy vọng và mơ ước rồi cố gắng thực hiện nó. 0,5 * Mức 2 HS trả lời nhưng không giải thích vì sao 0,0 * Mức 3: HS không trả lời hoặc trả lời không phù hợp. II. TẠO LẬP VĂN BẢN (5,0 điểm) Tiêu chí đánh giá Điểm 1. Yêu cầu chung: - Thể loại: Tự sự. - Đối tượng: Một một lần em mắc lỗi làm ba mẹ buồn.
  5. - Yêu cầu: phải biết kết hợp tự sự với miêu tả nội tâm, nghị luận, đối thoại, độc thoại… 2. Yêu cầu cụ thể: a. Đảm bảo cấu trúc bài tự sự: Trình bày đầy đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Phần mở bài: giới thiệu khái quát về câu chuyện; phần thân 0,5 bài: tình huống xảy ra câu chuyện; phần kết bài: thái độ, suy nghĩ của em về sự việc đó. b. Xác định đúng nội dung: Một lần em mắc lỗi làm ba mẹ buồn. 0,25 c. Triển khai vấn đề thuyết minh thành các đoạn văn phù hợp: Vận dụng tốt bài văn tự sự, phải biết kết hợp tự sự với miêu tả nội tâm, nghị luận, đối thoại, độc thoại…. Học sinh có thể trình bày nhiều cách khác nhau, sau đây một số gợi ý. c1.Giới thiệu khái quát về hoàn cảnh xảy ra câu chuyện 0,5 c2. Diễn biến câu chuyện - Thời gian xảy ra câu chuyện - Diễn biến câu chuyện xảy ra như thế nào? 0,5 - Em đã làm việc gì mắc lỗi. 0,5 + Lỗi của em đã gây ra hậu quả gì? + Thái độ của ba mẹ em khi xảy ra sự viêc. Cảm xúc của ba mẹ khi em 1,0 mắc lỗi nhưng đã nhận ra lỗi… - Tâm trạng và suy nghĩ của em khi xảy ra sự việc đó, những ước mong, 0,5 dự định. c3. Thái độ, tình cảm của em về sự việc đó. 0,5 d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, phải biết kết hợp tự sự với miêu tả 0,5 nội tâm, nghị luận, đối thoại, độc thoại… e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. 0,25 Người duyệt đề Người ra đề Nguyễn Minh Dũng Trần Thị Phụng
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2