intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Lương Thế Vinh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:8

11
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để hệ thống lại kiến thức cũ, trang bị thêm kiến thức mới, rèn luyện kỹ năng giải đề nhanh và chính xác cũng như thêm tự tin hơn khi bước vào kì kiểm tra sắp đến, mời các bạn học sinh cùng tham khảo "Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Lương Thế Vinh" làm tài liệu để ôn tập. Chúc các bạn làm bài kiểm tra tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Lương Thế Vinh

  1. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I - LỚP 9 Năm học: 2023-2024 MÔN: NGỮ VĂN Vận dụng Nhận biết Cộng Mức độ Thông hiểu Chủ đề Cấp độ Cấp độ thấp cao Đọc hiểu - Phương - Hiểu -Thông điệp Ngữ liệu thức biểu được nội rút ra từ văn Đọc câu đạt. dung của bản được chuyện - Cách dẫn văn bản trích dẫn. trực tiếp, cách dẫn gián tiếp - Hình thức ngôn ngữ và dấu hiệu nhận biết - Biện pháp tu từ Số câu: Số câu: 4 Số câu: 1 Số câu: 1 Số câu: 6 Số điểm: Số điểm: 3 Số điểm: 1 Số điểm: 1 Số điểm:5 Tỉ lệ: % Tỉ lệ: 30 % Tỉ lệ: 10 % Tỉ lệ: 10 % Tỉ lệ: 50% II. Làm văn Tự sự Số câu 1* 1* 1* 1 Số câu: 1 Số điểm 1 2 1 1 Số điểm:5 (tỉ lệ %) 10 20 10 10 Tỉ lệ: 50% Số câu: 4 Số câu: 1 Số câu: 1 Số câu: 1 Số câu: 7 Tổng câu Số điểm: 4 Số điểm: 3 Số điểm: 2 Số điểm:1 Số Tổng điểm Tỉ lệ % Tỉ lệ: 40 % Tỉ lệ: 30 % Tỉ lệ: 20 % Tỉ lệ: điểm:10 10% Tỉ lệ:100% 1
  2. BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I- NGỮ VĂN 9 Mức độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng Tổng Lĩnh vực cao số nội dung I. Đọc hiểu -Câu 1: Xác định Câu 4: Tìm Câu 6: Đọc câu PTBĐ (0,5đ) hiểu nội dung - Thông chuyện - Câu 2: Cách dẫn văn bản (1đ) điệp của trực tiếp, gián văn bản tiếp.(0,5 đ) (1đ) Dấu hiệu nhận biết (0,5 đ) Câu 3: Hình thức ngôn ngữ (1 đ) Câu 5: Biện pháp tu từ và tác dụng (1đ) - Số câu 4 1 1 6 - Số điểm 3.0 1.0 1.0 5.0 - Tỉ lệ 30 % 10% 10 % 50% II. Làm văn Nhận biết được Viết đúng về Viết được Có sự sáng yêu cầu của đề về nội dung, về một bài tạo về dùng Viết bài văn kiểu văn bản tự sự hình thức tự sự văn tự sự từ, cách kể (Từ ngữ, chuyện, diễn đạt, bố Bài viết mạch lạc, diễn đạt, cục văn lựa chọn bản…) vận dụng hợp lí các tình huống hình thức hợp lí tạo 2
  3. ngôn ngữ, hứng thú biết kết cho người hợp yếu tố đọc, người miêu tả, nghe biểu cảm và nghị luận - Số câu 1* 1* 1* 1 1 - Số điểm 1 2 1 1.0 5.0 - Tỉ lệ 10% 20% 10% 10% 50% Tổng số câu 4 1 1 1 7 Số điểm 4.0 3.0 2.0 1.0 10.0 Tỉ lệ 40% 30% 20% 10% 100% 3
  4.   ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I – Năm học 2023-2024 PHẦN I. ĐỌC HIỂU (5.0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: NGỌN GIÓ VÀ CÂY SỒI Một ngọn gió dữ dội băng qua khu rừng già. Nó ngạo nghễ thổi tung tất cả các sinh vật trong rừng, cuốn phăng những đám lá, quật gãy các cành cây. Nó muốn mọi cây cối đều phải ngã rạp trước sức mạnh của mình. Riêng một cây sồi già vẫn đứng hiên ngang, không bị khuất phục trước ngọn gió hung hăng. Như bị thách thức, ngọn gió lồng lộn, điên cuồng lật tung khu rừng một lần nữa. Cây sồi vẫn bám chặt đất, im lặng chịu đựng cơn giận dữ của ngọn gió và không hề gục ngã. Ngọn gió mệt mỏi, đành đầu hàng và hỏi: – Cây sồi kia! Làm sao ngươi có thể đứng vững như thế? Cây sồi già từ tốn trả lời: – Tôi biết sức mạnh của ông có thể bẻ gãy hết các nhánh cây của tôi, cuốn sạch đám lá của tôi và làm thân tôi lay động. Nhưng ông sẽ không bao giờ quật ngã được tôi. Bởi tôi có những nhánh rễ vươn dài, bám sâu vào lòng đất. Đó chính là sức mạnh sâu thẳm nhất của tôi. Càng ngày chúng sẽ phát triển càng mạnh mẽ, giúp tôi vững vàng hơn trước mọi sức mạnh của kẻ thù. Nhưng tôi phải cảm ơn ông, ngọn gió ạ! Chính những cơn điên cuồng của ông đã giúp tôi chứng tỏ được khả năng chịu đựng và sức mạnh của mình. (Theo: Hạt giống tâm hồn - Đừng bao giờ từ bỏ ước mơ, NXB Tổng hợp TP.Hồ Chí Minh, 2011) Câu 1. (0.5 điểm) Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là gì? Câu 2. (0.5 điểm) Tìm một câu văn sử dụng cách dẫn trực tiếp trong văn bản ? Câu 3. (1.0 điểm) Văn bản trên sử dụng hình thức ngôn ngữ nào? Dấu hiệu nhận biết hình thức ngôn ngữ đó. Câu 4. (1.0 điểm) Nêu ngắn gọn nội dung của văn bản trên? Câu 5. (1.0 điểm) Câu văn: “Cây sồi vẫn bám chặt đất, im lặng chịu đựng sự giận dữ của cơn gió và không hề gục ngã” đã sử dụng những biện pháp tu từ gi? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó? Câu 6.(1.0 điểm) Qua câu chuyện trên tác giả muốn gửi đến chúng ta thông điệp gì? PHẦN II. LÀM VĂN (5.0 điểm). 4
  5. Cuộc sống quanh chúng ta luôn có những mẩu chuyện cảm động về lòng nhân ái. Hãy kể lại một câu chuyện mà em chứng kiến hoặc trải qua. HƯỚNG DẪN CHẤM 1.PHẦN ĐỌC HIỂU: (5.0 đ) CÂ NỘI DUNG Biểu U điểm I PHẦN ĐỌC – HIỂU 5.0 1 Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là gì? 0.5 PTBĐ đạt chính của văn bản: Tự sự 0.5 2 Tìm một câu văn sử dụng cách dẫn trực tiếp trong văn bản ? 0.5 HS có thể chọn một trong các câu văn sau: 0.5 – Cây sồi kia! Làm sao ngươi có thể đứng vững như thế? – Tôi biết sức mạnh của ông có thể bẻ gãy hết các nhánh cây của tôi, cuốn sạch đám lá của tôi và làm thân tôi lay động. Nhưng ông sẽ không bao giờ quật ngã được tôi. Bởi tôi có những nhánh rễ vươn dài, bám sâu vào lòng đất. Đó chính là sức mạnh sâu thẳm nhất của tôi. Càng ngày chúng sẽ phát triển càng mạnh mẽ, giúp tôi vững vàng hơn trước mọi sức mạnh của kẻ thù. Nhưng tôi phải cảm ơn ông, ngọn gió ạ! Chính những cơn điên cuồng của ông đã giúp tôi chứng tỏ được khả năng chịu đựng và sức mạnh của mình 3 Văn bản trên sử dụng hình thức ngôn ngữ nào? Dấu hiệu nhận 1.0 biết hình thức ngôn ngữ đó. - Văn bản trên sử dụng hình thức ngôn ngữ : Đối thoại 0.5 - Dấu hiệu nhận biết: Có dấu gạch đầu dòng ở mỗi lời trao và lời 0.25 đáp. 0.25 Có lời trao (hỏi): – Cây sồi kia! Làm sao ngươi có thể đứng vững như thế? Lời đáp (trả lời): – Tôi biết sức mạnh của ông có thể bẻ gãy hết các nhánh cây của tôi, cuốn sạch đám lá của tôi và làm thân tôi lay động. Nhưng ông sẽ không bao giờ quật ngã được tôi. Bởi tôi có những nhánh rễ vươn dài, bám sâu vào lòng đất. Đó chính là sức mạnh sâu thẳm nhất của tôi. Càng ngày chúng sẽ phát triển càng mạnh mẽ, giúp tôi vững vàng hơn trước mọi sức mạnh của kẻ thù. Nhưng tôi phải cảm ơn ông, ngọn gió ạ! Chính những 5
  6. cơn điên cuồng của ông đã giúp tôi chứng tỏ được khả năng chịu đựng và sức mạnh của mình 4 Nêu ngắn gọn nội dung của văn bản trên 1.0 Nội dung của văn bản: Qua câu chuyện về cây sồi vẫn vững vàng trước 1.0 ngọn gió ngạo nghễ, tác giả đề cao lòng dũng cảm, sự tự tin, không gục ngã trước những khó khăn của cuộc sống. 5 Câu văn: “Cây sồi vẫn bám chặt đất, im lặng chịu đựng sự giận dữ 1.0 của cơn gió và không hề gục ngã” đã sử dụng biện pháp tu từ gi? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó – Nhân hóa: Cây sồi (bám chặt, im lặng chịu đựng sự giận dữ, không 0.25 hề gục ngã) có đặc điểm tính cách như con người. – Ẩn dụ: 0.25 + Cây sồi: Tượng trưng cho những người luôn tự tin, dũng cảm, bản lĩnh trước khó khăn. + Ngọn gió: Tượng trưng cho những khó khăn, thử thách, gian nan, nghịch cảnh. -Tác dụng: + Làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho câu văn, tăng sức hấp dẫn cho 0.25 người đọc. + Làm sự vật hiện lên gần gũi, sống động như người. 0.25 6 Qua câu chuyện trên tác giả muốn gửi đến chúng ta thông điệp gì? 1.0 Học sinh chỉ cần trả lời đúng một trong các ý sau: 1.0 Thông điệp tác giả muốn gửi đến chúng ta – Cuộc sống luôn ẩn chứa muôn vàn trở ngại, khó khăn và thách thức. Nếu con người không có lòng dũng cảm, tự tin để đối mặt thì sẽ dễ thất bại. – Trong cuộc sống, con người thường phải đối mặt với khó khăn, chông gai, nghịch cảnh nên rất cần có lòng dũng cảm, tự tin, nghị lực và bản lĩnh vững vàng trước những khó khăn, trở ngại để đạt được thành công. – Sống trong hoàn cảnh bình yên con người có thể bình thường nhưng khi gặp tình huống bức bách, khó khăn, trở ngại con người cần phải có bản lĩnh, tự tin và cần phải thay đổi để thích nghi với cuộc sống mới. -Không nên tuyệt vọng, bi quan hay yếu đuối trước hoàn cảnh. Phải luôn tự tin, bình tĩnh để tìm ra gải pháp cần thiết nhằm vượt qua khó khăn, thử thách trong cuộc sống. …………………….. PHẦN LÀM VĂN 5.0 II 6
  7. Cuộc sống xung quanh chúng ta luôn có những mẩu chuyện cảm động về lòng nhân ái. Hãy kể lại một câu chuyện mà em chứng kiến hoặc trải qua. Yêu cầu chung: - Học sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng để viết bài văn tự sự. - Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng, diễn đạt mạch lạc, lập luận chặt chẽ; hạn chế mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. - Kết hợp nhuần nhuyễn giữa tự sự với việc sử dụng yếu tố miêu tả và miêu tả nội tâm, biểu cảm, nghị luận, đối thoại độc thoại, độc thoại nội tâm... - Biết tạo tình huống và cốt truyện hấp dẫn; đưa dẫn và trình bày được diễn biến, kết thúc một cách tự nhiên Yêu cầu cụ thể: 0.5 a. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự: Trình bày đầy đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Phần mở bài: biết dẫn dắt hợp lí và giới thiệu được câu chuyện; phần thân bài: biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau nhằm kể lại được diễn biến sự việc; phần kết bài: ý nghĩa câu chuyện và bài học cho bản thân b. Xác định đúng nội dung sẽ kể : Kể lại câu chuyện về lòng nhân ái 0.5 - Chuyện kể sâu sắc, mang ý nghĩa giáo dục tích cực. - Câu chuyện kể có tính chân thực, thể hiện được tấm lòng nhân ái.... c. Triển khai bài văn tự sự: Vận dụng tốt kĩ năng tự sự kết hợp với 3.0 việc sử dụng yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận, đối thoại độc thoại, độc thoại nội tâm và học sinh có thể trình bày nhiều cách khác nhau, sau đây là một số gợi ý: * Mở bài: - Giới thiệu câu chuyện hay một nhân vật có tấm lòng nhân ái mà em định kể. 0.5 - Em được đọc, được nghe, được tham gia hay được chứng kiến câu chuyện đó. * Thân bài Trình bày theo trình tự diễn biến câu chuyện. 2.0 - Câu chuyện đó là câu chuyện gì? Diễn ra giữa ai với ai? Vào thời gian nào? - Việc làm, hành động hay cách cư xử giữa những người ấy như thế nào? 7
  8. - Điều gì để lại cho em sự cảm kích, ấn tượng về người ấy? - Qua câu chuyện cảm động đó em có suy nghĩ gì về giá trị của cuộc sống hiện nay. 0.5 Kết hợp được các yếu tố miêu tả, nghị luận, độc thoai….phù hợp để thể hiện sâu sắc nội dung ý nghĩa câu chuyện. * Kết bài: Khái quát lại câu chuyện và đưa ra bài học cho mọi người. d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn 0.5 đề nghị luận. e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt 0.5 câu. 8
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2