intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2023-2024 có đáp án - Trường TH&THCS Lý Thường Kiệt, Hiệp Đức

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:9

13
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

“Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2023-2024 có đáp án - Trường TH&THCS Lý Thường Kiệt, Hiệp Đức” là tài liệu hữu ích giúp các em ôn tập cũng như hệ thống kiến thức môn học, giúp các em tự tin đạt điểm số cao trong kì thi sắp tới. Mời các em cùng tham khảo đề thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2023-2024 có đáp án - Trường TH&THCS Lý Thường Kiệt, Hiệp Đức

  1. PHÒNG GD&ĐT HIỆP ĐỨC MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I TRƯỜNG TH&THCS LÝ THƯỜNG KIỆT MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 5 NĂM HỌC 2023-2024 Thời gian: 80 phút (không kể thời gian giao đề) Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Tổng T TT Chủ đề L TL TN TL TN TL TN TL TN TL TN % Đọc hiểu văn bản: Câu 1, 1,2, 8,9 4 8 9 - Xác định, nhận xét số 2, 3 3,4 được hình ảnh chi tiết có ý nghĩa trong bài Số 3 1 1 1 4 2 đọc. câu 1 - Giải thích được chi tiết trong bài bằng suy luận trực tiếp hoặc rút Số 40 ra thông tin từ bài đọc. 1,5 1 0,5 1 2,5 1,5 điểm % - Hiểu nội dung của bài đã đọc. Liên hệ rút ra bài học cho bản thân. Câu 5,6, Kiến thức tiếng Việt: 5 6 7 10 10 số 7 - Xác định được từ đồng nghĩa, quan hệ từ, Số 2 1 1 1 1 3 1 30 đại từ. câu % - Vận dụng đặt câu có Số sử dụng cặp quan hệ từ. điểm 0,5 1 0.5 1 2 1 Tổng số câu 4 2 0,5 1,5 1 7 3 Tổng số điểm 2 2 2 1 4,5 2,5 Tỉ lệ 28,6% 28,6% 28,6% 14,2% 100% Ngày…..tháng…...năm 2024
  2. TRƯỜNG TH&THCS LÝ THƯỜNG KIỆT KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I (2023-2024) Họ và tên:……………………..…………….. MÔN: TIẾNG VIỆT – LỚP 5 Lớp: ………………………………………… Thời gian: 80 phút (KKTGGĐ) Điểm Nhận xét: Chữ kí Chữ kí Bằng số Bằng chữ ……………………………………………………………………….. GT GK …….……………….. ………………………………………………………. ………………………………………..………………………… A. BÀI KIỂM TRA ĐỌC 1. Đọc thành tiếng Bốc thăm, đọc thành tiếng một đoạn văn thuộc chủ đề đã học từ tuần 1 đến tuần 17, sách giáo khoa Tiếng Việt 5, tập 1 (khoảng 100 tiếng/1 phút) và trả lời câu hỏi về nội dung đoạn vừa đọc. 2. Đọc thầm và làm bài tập (Thời gian 35 phút) Đọc bài văn sau: Học đàn - Hãy học im lặng Bét-tô-ven (1770 – 1825) là nhạc sĩ thiên tài người Đức. Ngay từ khi còn rất nhỏ, ông đã trải qua những năm tháng khổ luyện cùng âm nhạc. Mỗi ngày, Bét-tô-ven phải học 12 tiếng với đủ các loại đàn. Sau 12 tiếng âm nhạc, cậu bắt đầu học thêm tiếng La tinh và các kiến thức phổ thông khác. Cậu đàn mải miết, ngón tay tê đi thì ngâm vào nước lạnh, mắt mỏi thì vã nước vào… Bét-tô-ven đã thực sự bỏ mọi trò chơi trẻ nhỏ để học đàn. Người thầy đầu tiên của cậu là một nghệ sĩ trong dàn nhạc. Trong tuần học đầu tiên, thầy giáo dạy cậu tính kiên nhẫn. Suốt cả tuần, thầy chỉ dạy cậu đúng một nốt nhạc. Bét-tô-ven đánh nốt nhạc, âm thanh vang lên. Thầy hỏi: - Con thấy âm thanh lan xa tới đâu? - Con không thấy ạ! - Con đánh lại đi và cố gắng nghe xem âm thanh này lan tỏa tới đâu. Cậu làm lại và chú ý lắng nghe. Cậu cảm thấy âm thanh dường như lan xa ra tận ô cửa sổ, điều mà xưa nay cậu chưa từng thấy. Điều mới mẻ này khiến cậu phấn chấn. Cậu đánh tiếp nốt nhạc, lần này dường như nó lan tỏa xa hơn ô cửa sổ, nó hòa với bầu trời ngoài kia. Thầy giáo gật đầu: - Âm thanh của con đã tìm được sự tự do rồi ! Hãy ghi nhớ: Mọi bản nhạc đều được sáng tạo ra trong sự tĩnh lặng sâu nhất của tâm hồn. Hãy học sự im lặng đầu tiên. Năm 8 tuổi, sau hàng trăm đêm miệt mài tập đàn. Bét-tô-ven đã có buổi biểu diễn trước công chúng. Sau buổi biểu diễn, khán giả đã phải trầm trồ: Đúng là cậu bé có nghị lực tập luyện. Không lâu sau, ông đã trở thành thần đồng âm nhạc thế giới. Uyên Khuê
  3. Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng. (Câu 1, 2, 3) Câu 1: (0,5 điểm) Câu chuyện kể về ai? A. Người thầy đầu tiên của nhạc sĩ thiên tàiBét-tô-ven. B. Người cha của nhạc sĩ thiên tài Bét-tô-ven. C. Bét-tô-ven - nhạc sĩ thiên tài người Pháp. D. Bét-tô-ven - nhạc sĩ thiên tài người Đức. Câu 2: (0,5 điểm) Người thầy đầu tiên của Bét-tô-ven là ai? A. Một người hàng xóm của cậu bé B. Thầy giáo chủ nhiệm ở lớp cậu bé. C. Một người bạn của cha cậu bé. D. Một nghệ sĩ trong dàn nhạc. Câu 3: (0,5 điểm) Cậu bé Bé-tô-ven trong câu chuyện đã phải khổ luyện như thế nào mới thành tài? A. Đàn mải miết, ngón tay tê đi thì ngâm vào nước lạnh, mắt mỏi thì vã nước vào. B. Đàn suốt ngày suốt đêm không được ngủ. C. Đàn đến mức ngất xỉu. D. Đến mức cảm thấy chán nản Câu 4: (1 điểm) Nối từ đúng với câu hỏi: kiên nhẫn lễ phép Trong tuần học đầu hiếu thảo tiên, thầy đã dạy cho cẩn thận Bét-tô-ven đức tính khiêm tốn gì ? thật thà Câu 5: (0,5 điểm) Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống: Từ đồng nghĩa với từ im lặng là: a) huyên náo c) êm ái b) tĩnh lặng d) lặng im Câu 6: (1 điểm) Gạch một gạch dưới quan hệ từ trong câu dưới đây: Cậu làm lại và chú ý lắng nghe. Câu 7: (0,5 điểm) Tìm đại từ trong đoạn văn sau và cho biết đại từ đó được thay thế cho từ nào? “Cậu đánh tiếp nốt nhạc, lần này dường như nó lan tỏa xa hơn ô cửa sổ, nó hòa với bầu trời ngoài kia.” a) Đại từ có trong đoạn văn trên là từ:……………………………….................... b) Đại từ đó được thay thế cho từ: …………………………………..................... Câu 8: (0,5 điểm) Vì sao thầy giáo lại chỉ dạy cậu một nốt nhạc trong suốt tuần học đầu tiên? Hãy viết câu trả lời của em:
  4. Câu 9: (1 điểm) Qua câu chuyện trên, nhờ kiên trì luyện tập, Bét-tô-ven đã đạt được kết quả đáng khen ngợi như thế nào? Em rút ra được bài học gì từ câu chuyện trên? Câu 10: (1 điểm) Em hãy đặt một câu văn có cặp quan hệ từ Vì .... nên và cho biết cặp quan hệ từ này biểu thị quan hệ gì? B. BÀI KIỂM TRA VIẾT 1. Chính tả: (2 điểm – Thời gian: 15 phút) Nghe – viết:
  5. 2. Tập làm văn: (8 điểm – Thời gian: 35 phút) Đề: Em hãy tả một người thân (ông, bà, cha, mẹ ...) của em hoặc người mà em yêu quý.
  6. PHÒNG GD&ĐT HIỆP ĐỨC HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA CUỐI KÌ I
  7. TRƯỜNG TH&THCS LÝ THƯỜNG KIỆT MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 5 NĂM HỌC 2023-2024 A. KIỂM TRA ĐỌC: 10 điểm. 1. Hướng dẫn kiểm tra đọc thành tiếng (3 điểm) - GV kiểm tra đọc đối với từng học sinh qua các bài tập đọc từ tuần 1 đến tuần 17 - Mỗi HS đọc 1 đoạn văn khoảng 100 tiếng, sau đó trả lời câu hỏi về nội dung bài. - Cách cho điểm như sau: . Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng, tốc độ đọc đạt yêu cầu, giọng đọc có biểu cảm: 1 điểm . Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa, đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm . Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm . Trả lời chưa đầy đủ hoặc diễn đạt chưa rõ ràng: 0,5 điểm . Trả lời sai hoặc không trả lời được: 0 điểm 2. Đọc hiểu: (7 điểm) Câu số 1 2 3 4 5 Đáp án D D A kiên nhẫn, cẩn thận a) S c) S b) Đ d) Đ Số điểm 0,5 đ 0,5 đ 0,5 đ 1đ 0,5 đ Câu 6: (1 điểm) Cậu làm lại và chú ý lắng nghe. Câu 7: (0,5 điểm) (Mỗi ý đúng 0,25đ) a) nó b) nốt nhạc Câu 8: (0,5 điểm) Vì thầy giáo muốn cậu cảm nhận được sự lan tỏa của âm thanh. Câu 9: (1 điểm) Qua câu chuyện trên, nhờ kiên trì luyện tập, Bét-tô-ven đã đạt được kết quả đáng khen ngợi là đã trở thành thần đồng âm nhạc thế giới. (0.5đ) Em rút ra được bài học từ câu chuyện là: làm việc gì cũng cần sự kiên trì và cẩn thận. Nếu đủ kiên trì, cố gắng khổ luyện, ta có thể đạt được thành công. (0.5 điểm) Tùy câu trả lời của HS mà GV ghi điểm cho phù hợp Câu 10: (1 điểm) - HS đặt một câu phù hợp với yêu cầu đề (0,5đ) - Cặp quan hệ từ “Vì ......nên biểu thị quan hệ: nguyên nhân – kết quả (0,5đ) B. BÀI KIỂM TRA VIẾT 1. Chính tả (2 điểm) (Thời gian 15 phút) - Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng hình thức bài chính tả, sạch đẹp: 2 điểm. Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai-lẫn phụ âm đầu, hoặc vần, thanh; không viết hoa đúng quy định), trừ 0,2 điểm từ lỗi thứ 6 trở đi. . Lưu ý: Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn, ... bị trừ 1 điểm toàn bài.
  8. 2. Tập làm văn (8 điểm) (35 phút) - Học sinh viết đủ bố cục, đúng thể loại, tả 1 người thân hoặc người mà em yêu quý, đủ 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài) + Mở bài (1 điểm): Giới thiệu người định tả. + Thân bài (6 điểm): Tả được chi tiết về hình dáng, đặc điểm, hoạt động của người được tả. (Bao gồm cả điểm sáng tạo, mang tình cảm của mình vào khi tả) + Kết bài (1 điểm): Nêu cảm nghĩ của mình về người được tả theo cách kết bài đã học. - Dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả; chữ viết rõ ràng, trình bày bài viết sạch sẽ. Tùy theo mức độ làm bài của học sinh mà giáo viên ghi điểm cho phù hợp. PHÒNG GD&ĐT HIỆP ĐỨC ĐỀ KIỂM TRA CHÍNH TẢ CUỐI HỌC KÌ I TRƯỜNG TH&THCS LÝ THƯỜNG KIỆT MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 5
  9. NĂM HỌC 2023-2024 Hương làng Ngày mùa, mùi thơm từ đồng thơm vào, thơm trên đường làng, thơm ngoài sân đình, sân hợp tác, thơm trên các ngõ, đó là hương cốm, hương lúa, hương rơm rạ, cứ muốn căng lồng ngực ra mà hít thở đến no nê, giống như hương thơm từ nồi cơm gạo mới, mẹ nấu và gọi cả nhà ngồi vào quanh mâm. Mùa xuân, ngắt một cái lá chanh, lá bưởi, một lá xương sông, một chiếc lá lốt, một nhánh hương nhu, nhánh bạc hà…..hai tay mình cũng như biến thành lá, đượm mùi thơm mãi không thôi. (Theo Băng Sơn)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0